Ke hoach năm học 2010-2011

20 250 0
Ke hoach năm học 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------ KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010 – 2011 Căn cứ chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/08/2010 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011 của Sở GD&ĐT Hà Giang. Căn cứ vào kết luận của hội nghị ngành giáo dục và đào tạo huyện Bắc Quang về triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011. Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác giáo dục ở địa phương và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của nhà trường. Ban giám hiệu trường THCS Đồng Yên xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 như sau: A. BIÊN CHẾ, TỔ CHỨC LỚP: 1. Tổng số cán bộ giáo viên: 47 Trong đó: - Đại học: 07. - Cao đẳng: 30. - Trung cấp: 00. - Nhân viên, phục vụ: 10. Giáo viên chia theo bộ môn giảng dạy: TSGV Giáo viên cơ cấu theo môn học Trình độ Trong biên chế Toán Lí Hoá Sinh Văn Sử Địa CM khác Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới chuẩn 37 37 5 3 2 4 7 2 2 12 30 7 0 2. Phân công chủ nhiệm và biên chế lớp: Stt Họ và tên Lớp Số học sinh Công tác khác 1 Nông Thị Nậm 6A1 26 2 Nguyễn Văn Chuẩn 6A2 27 3 Hoàng Thị Hoa 6A3 26 4 Đỗ Mạnh Việt 7A1 26 5 Đinh Văn Thành 7A2 25 6 Nguyễn Thị Út Liên 7A3 24 7 Nguyễn Thị Thuyên 7A4 25 8 Mai Văn Tình 7A5 25 Tổ phó tổ Văn - Sử 9 Mai Hoàng Duy 8A1 24 10 Nguyễn Đức Hậu 8A2 24 Tổ trưởng tổ Anh - Thể dục 11 Hoàng Thị Nhiên 8A3 24 12 Trương Thị Hiền 8A4 24 13 Đỗ Thị Thu Trang 8A5 23 14 Đỗ Hồng Hà 9A1 22 15 Nguyễn Hữu Thành 9A2 23 Tổ phó tổ Sinh - Hoá 16 Nguyễn Thị Bình 9A3 23 Tổ trưởng tổ Văn - Sử 17 Phạm Thị Ngọc Mai 9A4 22 18 Linh Văn Hoàng 9A5 22 19 Nguyễn Thị Tâm 9A6 24 3) Phân công trách nhiệm ban chuyên môn: a) Trưởng ban: Nguyễn Ngọc Thuyết - Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng dạy và học của nhà trường. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, chủ trì các cuộc hội thảo chuyên môn. Phân công chuyên môn giảng dạy của giáo viên, xếp thời khoá biểu. Tổ chức dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên. Phụ trách quản lý giảng dạy chủ đề tự chọn. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh khá giỏi, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Kiểm tra ký sổ đầu bài, sổ điểm lớn hàng tháng. Kiểm tra, ký học bạ. Phụ trách công tác văn thể, công tác phổ cập. b) Uỷ viên: -Đ/c Nguyễn Minh Hồng - Tổ trưởng tổ Sinh – Hoá. -Đ/c Nguyễn Thị Bình - Tổ trưởng tổ Văn - Sử. -Đ/c Nguyễn Thị Diệp - Tổ trưởng tổ Toán – Lí. -Đ/c Nguyễn Đức Hậu - Tổ trưởng tổ Anh - Thể dục. Làm công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị cho các thành viên trong tổ. Xây dựng kế hoạch chuyên môn tổ, chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, giảng dạy mà tổ mình phụ trách, kiểm duyệt các loại hồ sơ sổ sách của các thành viên trong tổ. Tham mưu cố vấn giúp trưởng ban chuyên môn phân công chuyên môn, xây dựng chương trình hoạt động sao cho thật sự khoa học và sát đối tượng. Tỏ chức hội thảo chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. * Thư ký hội đồng: Đ/c Hoàng Ngọc Chung có trách nhiệm ghi chép đầy đủ nội dung các phiên họp hội đồng sư phạm và hội đồng giáo dục. - Thu tập các số liệu, thiết lập các biểu mẫu báo cáo. - Giúp đồng chí trưởng ban xếp thời khoá biểu. - Thực hiện báo cáo nhanh hàng tháng. - Nhận và triển khai công văn đi - đến. - Quản lý phòng máy tính, máy chiếu, máy photo. * Tổng phụ trách: Hoàng Thuý Nga. * Bí thư chi đoàn: Mai Văn Tình. * Hội đồng thi đua khen thưởng, nâng bậc, xét biên chế gồm: - Hiệu trưởng - Chủ tịch. - Chủ tịch công đoàn – Phó ban thường trực. - Các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách đội, Đoàn, thư ký hội đồng làm uỷ viên. * Hội đồng kỷ luật (đối với học sinh). - Hiệu trưởng - Chủ tịch. - Các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách đội, Đoàn, thư ký hội đồng làm uỷ viên. - Giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, 02 giáo viên có kinh nghiệm, trưởng đại diện cha mẹ học sinh. * Ban lao động: - Trưởng ban đồng chí: Đỗ Sơn Hải. - Phó ban đồng chí: Đỗ Sơn Thủy. - Uỷ viên: Các giáo viên chủ nhiệm. *Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 1 Nguyễn Thị Diệp Tổ Trưởng Toán - Lí 2 Hoàng Ngọc Chung Tổ Phó Toán - Lí 3 Nguyễn Thị Bình Tổ Trưởng Văn - Sử 4 Mai Văn Tình Tổ Phó Văn - Sử 5 Nguyễn Đức Hậu Tổ Trưởng Anh -Thể dục 6 Lê Văn Quý Tổ Phó Anh - Thể dục 7 Nguyễn Thị Minh Hồng Tổ Trưởng Hoá - Sinh 8 Nguyễn Hữu Thành Tổ Phó Hoá - Sinh * Tổ tài vụ: - Chủ tài khoản: Đ/c Đỗ Sơn Hải. - Kế toán: Đ/c Lương Ngọc Thoạn. - Thủ quỹ: Đ/c Hoàng Thị Bắc. - Cán bộ y tế: Đ/c Hoàng Thị Bắc. * Hội trưởng hội phụ huynh: . . . B. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của phòng GD&ĐT Bắc Quang. Đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn, hiểu và quen với nề nếp làm việc, phần lớn các đồng chí giáo viên có năng lực, có ý thức trách nhiệm với công việc được giao. Trình độ dân trí khá phát triển, điều kiện kinh tế tương đối ổn định, nhân dân thường xuyên quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để phát triển giáo dục. Cơ sở vật chất của nhà trường khá tốt, khuôn viên nhà trường rộng rãi, yên tĩnh, thoáng mát, đáp ứng điều kiện dạy và học của nhà trường. 2. Khó khăn: Trình đọ dân trí không đồng đều, một bộ phậ nhỏ người dân chưa quan tâm đến giáo dục vì vậy khiến cho việc xã hội hoá giáo dục gặp nhiều khó khăn. Trình độ nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên chưa tích cực, năng lực chuyên môn yếu, thiếu năng động, sáng tạo, tinh thần cầu thị tiến bộ chưa cao. Điều kiện đi lại của một số học sinh còn khá khó khăn như cách xa trường, đường đi lại còn khó khăn như thôn Thượng An. C. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 I. Công tác chính trị: 1. Đối với cán bộ giáo viên: * Yêu cầu: Cán bộ giáo viên có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác giáo dục trong thời kỳ hiện nay, yên tâm công tác. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, yêu thương tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh. Thực hiện tốt chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gắn với cuộc vận động hai không với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp, ngồi nhầm lớp” của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. Hưởng ứng cuộc vận động “ Mỗi thày giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Tổ chức ký cam kết trách nhiệm và nâng cao chất lượng giữa nhà trường với phòng giáo dục, giữa nhà trường với các tổ chuyên môn. Đổi mới có hiệu quả công tác đánh giá chất lượng học sinh đảm bảo sự công bằng trong kiểm tra và thi cử, không chạy theo thành tích. 2. Đối với học sinh: a. Yêu cầu: Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong nhà trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện điều lệ, nội quy của nhà trường, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông, trật tự xã hội… Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. Tham gia các công tác đoàn thể (Đội thiếu niên, đoàn thanh niên), bảo vệ tài sản của nhà trường, giúp đỡ gia đình, tham gia lao động côn ích và công tác xã hội b. Chỉ tiêu: 100% học sinh các khối, lớp thực hiện tốt nội quy nhà trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, thực hiện những quy định cũng như nội quy nhà trường, của lớp. Bảo vệ cảnh quan môi trường, tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể. Phấn đấu 360/459 học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. c) Biện pháp thực hiện: Thông qua các môn học các thầy giáo, cô giáo phải gắn liền công tác truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh, giáo dục tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh. Thông qua các tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện các phương pháp giáo dục tác động đến học sinh, cần nắm vững đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh mà có biện pháp giáo dục các em phù hợp. Thông qua các tổ chức đoàn thể : Đoàn, Đội và gia đình tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp. Xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng tháng, kết hợp đa dạng các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, động viên, khích lệ học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt phấn đấu vươn lên. Ký cam kết trách nhiệm giữa học sinh – gia đình – nhà trường. II. C ÔNG T ÁC THI ĐUA HAI TỐT 1. Dạy tốt: a.Yêu cầu: Giáo viên phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định (Giáo án, sổ dự giờ, kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớn, sổ chủ nhiệm, sổ công tác .) Quá trình thực hiện phải khoa học rõ ràng, không tẩy xoá. Bồi dưỡng, tạo nguồn đội ngũ giáo viên giỏi các cấp. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, các tiết dạy phải có đồ dùng dạy học, chống tình trạng dạy chay, học chạy. Chấm dứt tình trạng dạy học theo lối “đọc – chép”, duy trì tốt sĩ số học sinh, khắc phục tình trạng học sinh br học giữa chừng. Đổi mới có hiệu quả công tác đánh giá kiểm tra chất lượng học sinh, đảm bảo công bằng trong kiểm tra, thi cử. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn về chuyên đề đổi mới phương pháp cho phù hợp với đối tượng, đặc trưng môn học, vùng miền. Hội thảo chuyên đề về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học . Quan tâm hơn đến công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các khối, học sinh yếu kém, môn tự chọn, chủ đề tự chọn. Chú ý chỉ đạo dạy tích hợp với môi trường ở các môn học như: Ngữ văn, Công nghệ, Sinh học, GDCD. b) Chỉ tiêu: 100% CBGV thực hiện đủ các loại hồ sơ theo quy định, thực hiện khoa học, rõ ràng đúng, đủ theo quy chế chuyên môn. Bồi dưỡng tạo nguồn từ 5 đến 8 giáo viên cho các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp. 100% giáo viên tham gia các buổi hội thảo chuyên môn, các buổi hội thảo theo chuyên đề. Xây dựng kế hoạch dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng cấp THCS. Phấn đấu 60% giáo viên soạn giáo án thành thạo trên máy vi tính, mỗi giáo viên dạy ít nhất 3 tiết trên máy chiếu. c) Biện pháp thực hiện: Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ, bằng cách giao chỉ tiêu cho các tổ đăng ký bồi dưỡng giáo viên tạo nguồn cho kỳ thi GVG các cấp, mỗi tháng giáo viên hạt giống được tổ và Ban chuyên môndự 01 tiết để rút kinh nghiệm. Đối với giáo viên giỏi cấp trường mỗi năm dự 3 tiết, viết sáng kiến kinh nghiệm, nhà trường thành lập Hội đồng thẩm định dự giờ và đánh giá giờ dạy, thẩm định sáng kiến kinh nghiệm. Đối với giáo viên thường mỗi năm học được dự 03 tiết (Có sự tham gia của Ban giám hiệu); Kết quả các tiết dự là cơ sở đánh giá, xếp loại công chức, ngoài ra các tổ chuuyên môn tổ chức thăm lớp dự giờ để nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên lên lớp không có đồ dùng giảng dạy đã được trang cấp hoặc đồ dùng tự tạo đã được hội đồng thẩm định công nhận sẽ bị xử phạt theo quy chế chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường tiến hành dự giờ, kiểm tra hồ sơ không báo trước, bình quân mỗi tuần dự 01 tiết/01 GV. Các tổ chuyên môn đi sâu kiểm tra chất lượng giáo án (Cả hình thức đến nội dung), đặc biệt là giáo án soạn trên máy vi tính, kiểm tra chặt chẽ sổ điểm cá nhân (Lưu hồ sơ hàng năm). Các giáo viên được dạy thay theo chuyên môn đào tạo phải nghiên cứu SGK và phương pháp dạy học toàn khối. Tổ chức giao lưu chuyên môn với trường THCS Đông Thành, ngoài ra tăng cường giao lưu chuyên môn với các trường có bề dày về thành tích như: THCS Nguyễn Huệ, THCS Nguyễn Trãi, THCS Hùng An. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn về phương pháp dạy học để rút ra những thuận lợi và khó khăn, từ đó có biện pháp dạy học phù hợp tại địa phương. Tăng cường đổi mới hình thức ra đề kiểm tra, các đề kiểm tra phải đa dạng các loại hình trắc nghiệm, đảm bảo tỷ lệ 20% trắc nghiệm, 80% tự luận đối với bài kiểm tra 45 phút, bài 15 phút không có trắc nghiệm, đề được BCM kiểm duyệt. Liên kết tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBGV trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, quản lý thông tin trong nhà trường, thực hiện thí điểm dạy bằng giáo án điện tử, có kỹ năng thao tác kết nối thông tin, khai thác thông tin trên Internet. 2. Học tốt: a) Yêu cầu: Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp xung phong phát biểu xây dựng bài. Phải có năng lực hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Chuẩn bị đầy đủ SGK, vở ghi và các dụng cụ cần thiết phục vụ cho từng đối tượng môn học. Xây dựng đội ngũ học sinh giỏi, hàng năm tham gia thi HSG các cấp. Tham gia bồi dưỡng lớp tạo nguồn (2 buổi/ngày), tham gia đủ các buổi bồi dưỡng học sinh yếu, kém, có ý thức trong hoạt động phong trào, tuyên truyền tự giác bảo vệ môi trường. b) Chỉ tiêu phấn đấu: 100% học sinh có đủ các loại đồ dùng học tập, góc học tập theo quy định, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực tìm tòi nghiên cứu, phát biểu xây dựng bài. Phấn đấu có từ 5 đến 8 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện; 05 học sinh tham gia thi HSG cấp tỉnh; 07 học sinh đạt danh hiệu HSG toàn diện cấp trường. c) Biện pháp thực hiện: Giáo viên lên lớp phải thực sự tạo hứng thú cho cho học sinh học tập. Tăng cường kiểm tra bài cũ (mỗi học sinh phải được kiểm tra 1-2 lần/môn học trong một học kỳ). Kiểm tra sự chuẩn bị bài, kiểm tra đồ dụng học tập của học sinh. Tổ chức ôn luyện cho học sinh khối 9 tham dự thi học sinh giỏi cấp huyện. Tiến hành mở lớp ôn luyện HSG các khối 6, 7, 8 làm nòng cốt và tạo chiều sâu về kiến thức. Giáo viên bộ môn phải hướng dẫn học sinh phương pháp tự học. Phát động phong trào: Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp. Hàng kỳ GVCN theo dõi, có hình thức khen thưởng động viên khích lệ, những học sinh nghèo nhà trường có chủ trương cho mướnGK và hỗ trợ giấy vở. GVCN phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc hướng dẫn học sinh học tập tại nhà, có thời gian biểu hợp lý, xây dựng góc học tập. Đội cờ đỏ, GVCN, GV bộ môn và các đoàn thể nhắc nhở học sinh thực hiện đúng giờ giấc, nề nếp học tập. 3. Công tác chủ nhiệm: Tìm hiểu nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp, quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh đặ biệt khó khăn đề xuất với BGH để có biện pháp giúp đỡ. Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, giảm bớt tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Nhận xét cuổi tháng, cuối kỳ, cuối năm học, đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh. Đặc biệt quan tâm giáo dục học sinh cá biệt. Đôn đốc học sinh đóng góp các khoản quỹ trong năm học theo quy định. Hàng kỳ BGH căn cứ vào thành tích hoạt động của lớp về mọi mặt tiến hành khen thưởng “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”. III. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ 1. Hoạt động Công đoàn: [...]... lượng cuối năm - Tiếp tục thăm lớp dự giờ 04/2011 Đỗ Sơn Hải Nguyễn Ngọc thuyết - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh yếu kém - Xây dựng kế hoạch ôn tập học kỳ II - Kiểm tra tiến độ điểm và hồ sơ giáo viên - Hoàn thành chương trình các môn học Nguyễn Ngọc Thuyết - Tổ chức thi học kỳ II, hoàn thành đánh BGH 05/2011 giá xếp loại học sinh - Kiện toàn hồ sơ xét TN THCS BGH - Báo cáo công tác phụ đạo học sinh yếu... Nguyễn Ngọc Thuyết viên giỏi - Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém - Kiện toàn Hội đồng trường 10/2010 Đỗ Sơn Hải - Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học Nguyễn Ngọc Thuyết - Thi sử dụng đồ dùng dạy học cấp trường - Tổng hợp kết quả điều tra văn hoá tại Nguyễn Ngọc Thuyết 10/2010 PGD - Tập huấn công tác y tế trường học Hoàng Thị Bắc - Thi học sinh giỏi khối 9 cấp trường Nguyễn Ngọc... Sau mỗi học kỳ giáo viên phải thông báo kết quả xếp loại, các mặt của học sinh cho gia đình nắm được, đồng thời có ý kiến phản hồi của gia đình Dùng sổ liên lạc để liên hệ với phụ huynh học sinh khi cần thiết Khi học sinh vi phạm khuyết điểm, thu nộp chậm… * Hồ sơ điện tử: - Vào điểm trên phần mềm quản lý học tập nhà trường thường xuyên (ít nhất 2 tuần 1 lần - Giáo viên chủ nhiệm kiểm diện học sinh... tiêu đã đề ra Hàng tháng Công đoàn phải có đánh giá, có báo cáo gửi Chi bộ và BGH 2 Công tác Đoàn, Đội: Làm tốt công tác giáo dục học sinh, giữ nề nếp sinh hoạt, ăn mặc gọn gàng, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy Phát động các phong trào học tập, thi đua ngỳa học tốt, tuần học tốt, đăng ký đôi bạn cùng tiến Làm tốt công tác “Trần Quốc Toản”, giúp đỡ các gia đình thương binh, chính sách bằng quyên góp... ngày 01- Người phụ trách >05/08/2010 - Bồi dưỡng tập huấn hè - Chuẩn bị văn phòng phẩm (Giáo án, bút, Nguyễn Ngọc Thuyết phấn) - Phân công chuyên môn, tổ chức học từ ngày 16/08/2010 - Sửa chữa cơ sở vật chất cho năm học Đỗ Sơn Hải - Khai giảng năm học mới ngày BGH – BCH CĐ 04/09/2010 - Điều tra văn hoá toàn dân - Kiện toàn các tổ chức trong nhà trường Đỗ Sơn Hải - Kiện toàn các loại hồ sơ chuyên môn 9/2010... dục truyền thống cách mạng cho học sinh, làm tốt công tác xuất Đội, kết nạp đoàn viên Giữ gìn cảnh quan môi trường “Xanh, sạch, đẹp” Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, TDTT nhằm phát triển năng khiếu của học sinh, qua đó phát hiện bồi dưỡng nhân tài Chi đoàn giáo viên phát huy vai trò xung kích và tình nguyện giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có lực học yếu Hàng tháng phải có đánh... dưỡng học sinh yếu kém - Thi olympic tuổi thơ các cấp với học sinh 12/2010 - Thi giáo viên giỏi cấp trường - Nhận hồ sơ + Danh sách đăng ký thi giáo viên giỏi cấp huyện (nộp trước 30/12/2010) - Tổ chức thi học kỳ I - Kiểm tra toàn diện hồ sơ giáo viên và hồ sơ tổ - Thi olympic tuổi thơ cấp huyện (lớp 8, 9) - Tổ chức sơ kết, nộp báo cáo học sinh yếu Nguyễn Ngọc Thuyết 01/2011 kém - Tổ chức giảng dạy và học. .. đóng góp tự nguyện theo nguyên tắc xã hội hoá giáo dục và các khoản quỹ bắt buộc Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, công tác Thu – Chi quyết toán ngân sách nhà nước theo quý và theo năm dương lịch Cuối năm học quyết toán và công khai tài chính với cấp uỷ, chính quyền địa phương, với phụ huynh học sinh và tập thể hội đồng sư phạm Việc thu, chi thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính VII CÔNG TÁC XÃ HỘI... trong phần mềm theo định kỳ sổ điểm lớn (Lưu ý tên truy nhập, mật khẩu đã được cấp năm học 2009-2010) c Quy định về kiểm điểm, sử phạt: Mắc khuyết điểm (không nghiêm trọng) 01 lần kỷ luật trong tổ chuyên môn Tái phạm trong một học kỳ (không nghiêm trọng) kỷ luật trước hội đồng sư phạm Tái phạm khuết điểm lần 03 trong một năm, kỷ luật gửi văn bản về PGD Nếu vi phạm nghiêm trọng dù chỉ một lần nhà trường... Việt Nam 20/10 - Thi học sinh giỏi cấp huyện - Công nhận lại PCGDTH-CMC - Tham gia thi giải bóng chuyền CC-VC ngành giáo dục - Tiếp tục thăm lớp dự giờ bồi dưỡng giáo Nguyễn Ngọc Thuyết viên giỏi - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi (nếu có) - Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ chào mừng 20/11 - Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20/11 - Rà soát chương trình học kỳ I Đỗ Sơn Hải - Thi học sinh giỏi cấp . trước học sinh, yêu thương tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh. Thực hiện tốt chủ đề năm học “Tiếp. nghiệp năm học 2010-2011 của Sở GD&ĐT Hà Giang. Căn cứ vào kết luận của hội nghị ngành giáo dục và đào tạo huyện Bắc Quang về triển khai nhiệm vụ năm học

Ngày đăng: 29/09/2013, 13:10

Hình ảnh liên quan

Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác giáo dục ở địa phương và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của nhà trường. - Ke hoach năm học 2010-2011

n.

cứ vào tình hình thực tế về công tác giáo dục ở địa phương và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của nhà trường Xem tại trang 1 của tài liệu.
B. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thuận lợi: - Ke hoach năm học 2010-2011

1..

Thuận lợi: Xem tại trang 4 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan