1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội)

124 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan đề tài "Đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

-    -

BÙI MINH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂNG LỰC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH

(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học quốc gia Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

-    -

BÙI MINH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂNG LỰC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH

(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học quốc gia Hà Nội)

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

Mã số: 8140115

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Bùi Minh Đức, học viên lớp Cao học Đo lường và đánh giá trong giáo dục khóa QH-2017-S-ĐLĐG, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin cam đoan đề tài "Đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)” hoàn toàn là kết

quả nghiên cứu của chính bản thân và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2019

Tác giả

Bùi Minh Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sĩ thông qua

mô hình Nhóm nghiên cứu ở Việt Nam” - Đề tài mã số KHGD/16-20.ĐT.032

Tác giả xin gửi tới GS.TSKH Nguyễn Đình Đức giảng viên hướng dẫn, đồng thời cũng là chủ nhiệm đề tài lời cảm ơn chân thành nhất Kiến thức, kinh nghiệm cùng sự quan tâm chỉ bảo tận tình, giúp đỡ động viên của Thầy đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này

Đồng thời tác giả cũng xin cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị chất lượng đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có được nền tảng thực hiện đề tài này

Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các anh/chị đồng nghiệp, các anh/chị nghiên cứu sinh đang học tập và làm việc tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cũng như đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Bùi Minh Đức

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4

6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 4

6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính 5

6.4 Phương pháp thống kê toán học 5

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Tác động 6

1.1.2 Khoa học 6

1.1.3 Nghiên cứu khoa học 7

1.1.4 Năng lực 10

1.1.5 Năng lực nghiên cứu khoa học 12

1.1.6 Khái niệm Nhóm 15

1.1.7 Cộng tác nghiên cứu 16

Trang 6

1.1.8 Nhóm nghiên cứu 18

1.1.9 Nhóm nghiên cứu mạnh 20

1.2 Tổng quan nghiên cứu 23

1.2.1 Sự hình thành và phát triển NNC 23

1.2.2 Mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng lực nghiên cứu 25

Khung lý thuyết 32

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 34

2.1 Địa bàn nghiên cứu 34

2.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 34

2.1.2 Thực trạng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 35

2.1.3 Hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ ở Trường ĐHKHTN 37

2.2 Tổ chức nghiên cứu 39

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 39

2.2.2 Quy trình nghiên cứu 40

2.2.3 Xây dựng và thử nghiệm phiếu khảo sát 41

2.2.4 Khảo sát chính thức 46

Tiểu kết chương 2 49

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 50

3.1.1 Phân bố NCS theo giới tính và độ tuổi 50

3.1.2 Loại hình NNC và vai trò của NCS trong NNC 50

3.1.3 Phân bố NCS theo thời gian tham gia NNC 51

3.1.4 Phân bố NCS theo Khoa đào tạo 51

3.1.5 Phân bố NCS theo năm nhập học 52

3.1.6 Hoạt động hỗ trợ đào tạo của NCS 52

3.1.7 Tiến độ thực hiện luận án của NCS 53

3.2 Một số lợi ích đối với NCS khi tham gia NNC 54

3.2.1 Môi trường nghiên cứu khoa học 54

Trang 7

3.2.2 Tham gia vào các đề tài của NNC 56

3.2.3 Thuận lợi trong việc công bố các kết quả nghiên cứu 57

3.3 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS 58

3.3.1 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến kiến thức chuyên môn của NCS 59

3.3.2 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến kỹ năng nghiên cứu của NCS 62

3.3.3 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến thái độ / mức độ tự chủ và trách nhiệm của NCS 65

3.4 Kiểm định sự khác biệt về tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS khi xét đến yếu tố thời gian tham gia NNC 69

3.5 Kiểm định sự khác biệt về tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS khi xét đến yếu tố loại hình các NNC 72

3.6 Mối quan hệ giữa khả năng công bố quốc tế (ISI/Scopus) và loại hình NNC mà NCS tham gia 74

3.7 Mối quan hệ giữa năng suất nghiên cứu của NCS và loại hình NNC mà NCS tham gia 76

Tiểu kết chương 3 78

KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 79

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 79

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 80

KHUYẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 91

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

KH&CN Khoa học và công nghệ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Danh sách các NNCM và NNC tiềm năng của Trường ĐHKHTN 36

Bảng 2.2 Các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Trường ĐHKHTN năm 2018 37

Bảng 2.3 Thang đo sơ bộ của nghiên cứu 42

Bảng 2.4 Kết quả phân tích cronbach's alpha thang đo sơ bộ 44

Bảng 2.5 Cấu trúc phiếu khảo sát chính thức 44

Bảng 2.6 Kết quả phân tích cronbach's alpha thang đo chính thức 47

Bảng 3.1 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo độ tuổi 50

Bảng 3.2 Tiến độ thực hiện luận án của NCS 53

Bảng 3.3 Khối lượng công việc mà NCS được giao trong NNC 56

Bảng 3.4 Thống kê tình hình công bố quốc tế của NCS trong NNC 57

Bảng 3.5 Kết quả phân tích câu hỏi số 10 59

Bảng 3.6 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến yếu tố kiến thức chuyên môn 60

Bảng 3.7 Tác động của hoạt động tham gia NNC đối với kỹ năng nghiên cứu 63

Bảng 3.8 Tác động của hoạt động tham gia NNC đối với mức độ tự chủ và trách nhiệm của NCS 66

Bảng 3.9 Kết luận về mức độ tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS 68

Bảng 3.10 Kết quả phân tích Independent samples t-test về tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH giữa nhóm NCS tham gia NNC trên 1 năm và nhóm NCS tham gia NNC dưới 1 năm 69

Bảng 3.11 Kết quả phân tích Independent Samples T-Test về tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH giữa nhóm NCS thuộc NNCM và không thuộc NNCM 72

Bảng 3.12 Phân tích bảng chéo giữa khả năng công bố quốc tế và loại hình NNC 75 Bảng 3.13 Kết quả kiểm định Chi - bình phương 75

Bảng 3.14 Kết quả kiểm định Phi và Cramer’s V 75

Bảng 3.15 Phân tích bảng chéo giữa năng suất nghiên cứu và loại hình NNC mà NCS tham gia 76

Bảng 3.16 Kết quả kiểm định Chi - bình phương 76

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu 32

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cứu 41

Hình 3.1 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo vai trò trong các NNC 50

Hình 3.2 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo thời gian tham gia NNC 51

Hình 3.3 Cơ cấu đối tượng khảo sát phân theo theo Khoa đào tạo 51

Hình 3.4 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo năm nhập học 52

Hình 3.5 Thống kê một số hoạt động của NCS trong quá trình học tiến sĩ tại Trường 53

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi một quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội, cần các nguồn lực gồm: tài nguyên thiên nhiên, tài chính, khoa học - công nghệ, con người, v.v… trong đó nguồn tài nguyên con người là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định nhất Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận không thể tách rời nguồn nhân lực quốc gia, nhất là khi quốc gia đó chuyển sang nền kinh tế dựa trên tri thức Với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) tạo ra những cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định Nguồn nhân lực phục

vụ cho phát triển lúc này đang đứng trước những nhu cầu mới về chất lượng ở cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng nghề nghiệp Tuy nhiên theo báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai ―Readiness for the Future of Production Report 2018‖ do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN4 và có nguy cơ rơi vào tình trạng tụt hậu Các yếu tố về phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo công nghệ - liên

quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị cho CMCN4 của Việt Nam như: nguồn nhân lực, các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học, công nghệ và

đ i m i s ng tạo (Technology & Innovation), công nghệ nền echnolog Platform), năng lực sáng tạo đều có điểm số thấp (WEF, 2018) Do đó đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Điều này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng:

―Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội

và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4‖ (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, 2017, tr 54)

Để đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao - các nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - đáp ứng yêu cầu của đất nước, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các trường đại học (ĐH) là phải tập trung đào

Trang 12

tạo người học đặc biệt là đào tạo tiến sĩ (TS) có năng lực nghiên cứu khoa học (NLNCKH) và trình độ chuyên môn cao, tập trung và thu hút các nhà khoa học để tạo ra các sản phẩm khoa học chất lượng tốt, có tính ứng dụng thực tiễn Bởi bên canh đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành (GS, PGS) thì đội ngũ các TS trẻ và nghiên cứu sinh (NCS) chính là lực lượng hùng hậu để thực hiện các đề tài, dự án

và công bố khoa học Tuy nhiên tình hình đào tạo TS ở nước ta hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập (Nguyễn Lộc, 2017), thực trạng đào tạo TS của một số cơ sở nhanh và dễ dàng cho thấy chất lượng các nghiên cứu, chất lượng luận án chưa thực

sự đảm bảo, chưa đủ tầm khoa học hoặc chưa giải quyết được các vấn đề học thuật mới và nếu tính trong khoảng 15 năm trở về đây ―số lượng giảng viên ĐH và tỉ lệ giảng viên có trình độ TS chỉ gia tăng ở mức độ vừa phải, thậm chí, trong tương quan chung với tổng thể quy mô nền giáo dục ĐH thì tỉ lệ giảng viên có trình độ TS

có xu hướng diễn biến giảm chứ không tăng‖ (Nguyễn Tấn Đại, 2017b) Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo TS một trong những giải pháp và kinh nghiệm được nhiều nhà khoa học trong nước chia sẻ trong những năm gần đây là gắn kết giữa NCKH và đào tạo TS thông qua hoạt động của các nhóm nghiên cứu (NNC) và nhóm nghiên cứu mạnh (NNCM) Hơn nữa với yêu cầu về chất lượng đào tạo TS ngày càng cao, công bố quốc tế là một trong những yêu cầu bắt buộc với NCS (Bộ GD&ĐT, 2017; ĐHQGHN, 2017) thì các NNC chính là môi trường học thuật, nghiên cứu thuận lợi để NCS thực hiện được yêu cầu đó

NNC là một trong những hình thức tổ chức cơ bản nhất của một hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) Mô hình NNC đã xuất hiện từ lâu trong các trường

ĐH trên thế giới và đang được phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Các NNC được hình thành với nhiệm vụ là xương sống của hoạt động khoa học và đào tạo trong các trường ĐH Vậy thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo đặc biệt là đào tạo TS của các NNC hiện nay, việc NCS tham gia làm việc trong môi trường NNC sẽ có tác động như thế nào đến NLNCKH của họ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài ―Đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh‖

Kết quả mà luận văn này muốn hướng tới chính là xem xét trong thực tế hiện nay,

Trang 13

hoạt động tham gia NNC sẽ có tác động như thế nào đến NLNCKH Tác giả nhận thấy rằng việc tìm hiểu mối quan hệ này tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (đơn vị trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, NCKH cơ bản và KH&CN, có nhiều NNC và NNCM) sẽ rất hữu ích trong việc góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu tương tự tại Việt Nam nói chung và tại các trường ĐH khác nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu ý kiến đánh giá của thành viên các nhóm nghiên cứu (Gồm: 1 NCS/TS được đào tạo tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; 2 Giảng viên hướng dẫn) về tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị/giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động đào tạo Tiến sĩ thông qua môi trường và mô hình NNC

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Trong nghiên cứu này:

 Nhóm nghiên cứu (NNC) là là một tập thể các nhà khoa học được được hình thành trên cơ sở tự nguyện hay theo ý đồ phát triển của tổ chức, cùng nhau thực hiện một đề tài hoặc theo đuổi một lĩnh vực nghiên cứu xác định nhằm tạo nên các kết quả nghiên cứu có đóng góp thiết thực trong việc phát triển lĩnh vực chuyên môn của đơn vị

 Năng lực nghiên cứu khoa học (NLNCKH) của NCS được hiểu là khả năng thực hiện có kết quả một công trình NCKH của NCS trong lĩnh vực nghiên cứu, thể hiện ở sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng và thái độ vào quá trình tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu đó

Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc thực hiện đánh giá tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH dựa trên cơ sở tự đánh giá của các NCS/TS (thông tin đánh giá gián tiếp) và có bổ sung thông tin từ việc phỏng vấn giảng viên hướng dẫn và NCS

Trong thực tế để đánh giá các tác động đến NLNCKH của NCS cần phải nghiên cứu tới cả những yếu tố khác, ví dụ như kết quả học tập ở bậc ĐH, các yếu

tố về tài chính, công việc hiện tại của NCS, tình trạng sức khỏe, các yếu tố gia đình

Trang 14

v.v Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ không khai thác tới những khía cạnh này

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Tham gia hoạt động trong NNC có tác động như thế nào đối với NLNCKH

của các NCS?

- Có sự khác biệt như thế nào về tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS khi xét đến các yếu tố như thời gian tham gia NNC

và loại hình NNC mà NCS tham gia?

- Có mối quan hệ giữa khả năng công bố quốc tế của NCS và loại hình NNC

mà NCS tham gia không?

5 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát

a Đối tượng nghiên cứu

Tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS

b Đối tượng khảo sát

- Các NCS/TS được đào tạo tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đã hoặc đang tham gia các NNC

- Giảng viên hướng dẫn là thành viên hoặc trưởng nhóm các NNC

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tiến hành thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, bài báo, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về NNC, mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học theo nhóm và NLNCKH, hoạt động hỗ trợ đào tạo TS của các NNC, v.v từ đó xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và hoàn thành khung lý thuyết của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi là phương tiện chính để thu thập thông tin phân tích và kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu Thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận về NLNCKH của NCS đồng thời có sự hướng dẫn

Trang 15

và góp ý của chuyên gia GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng nhóm NNCM về vật liệu và kết cấu tiên tiến, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc nhằm mục đích làm rõ thêm thông tin của số liệu thu được từ các phương pháp định lượng Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn thành viên của các NNC (Giảng viên hướng dẫn và NCS) với nội dung tập trung vào các vấn đề liên quan đến thực trạng hỗ trợ đào tạo TS của các NNC hiện nay, vai trò của NCS trong các hoạt động nghiên cứu của NNC, mối quan hệ giữa đào tạo và nghiên cứu cũng như tác động của NNC đến NLNCKH của NCS

6.4 Phương pháp thống kê toán học

Dữ liệu thu được từ điều tra khảo sát được kiểm tra, làm sạch và được xử lý bằng phần mềm SPSS version 22 Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ được áp dụng

7 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường ĐH Khoa

học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đánh giá tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của các NCS thông qua kết quả lấy ý kiến đánh giá của thành viên các NNC (Giảng viên hướng dẫn và NCS)

b Thời gian thực hiện:

12 tháng (từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019)

8 Kết cấu của luận văn

Phần 1 Mở đầu

Phần 2 Nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu

Chương 2 Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Kết luận và khuyến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tác động

Khái niệm tác động được định nghĩa theo Từ điển tiếng Việt, đó là ―làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định.‖ (Viện Ngôn ngữ học, 2003, tr 882)

―Tác động cũng có thể xem như là kết quả có thể như dự định hoặc không như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án.‖ (Được trích dẫn bởi Ngô Thị Thu Hương, 2008)

Trong nghiên cứu của mình, tác giả định nghĩa khái niệm tác động như sau:

"Tác động là kết quả (có thể là tích cực hoặc tiêu cực) của một hoạt động tới một đối tượng nào đó.‖

1.1.2 Khoa học

Từ ―khoa học‖ xuất phát từ tiếng Latin ―Scienta‖, nghĩa là tri thức Theo Từ điển Giáo dục học, khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạt động ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bức tranh về thế giới Từ khoa học cũng có thể dùng để chỉ những lĩnh vực tri thức chuyên ngành Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích, dự báo các quá trình và các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quy luật mà nó khám phá được (Bùi Hiền, 2015)

Tác giả Sheldon (1997) cho rằng khoa học là một hoạt động trí tuệ được thực hiện bởi con người, được thiết kế để khám phá cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật – hiện tượng

Trang 17

Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999), khoa học được hiểu là ―hệ thống tri thức khoa học về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy‖ Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học Tri thức khoa học chính là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất của vấn đề nghiên cứu

Theo Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2013, khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy (Quốc hội, 2013)

Trong nghiên cứu của mình, tác giả xác định và chấp nhận định nghĩa về khoa học của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 là phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình

1.1.3 Nghiên cứu khoa học

Theo Armstrong và Sperry (1994), NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới Kết quả của nghiên cứu khoa học tạo ra những ứng dụng cho thực tiễn

Trang 18

Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999), NCKH là ―một hoạt động xã hội, hướng

vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và

phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới‖ Tác giả Vũ Cao Đàm cũng đã đưa ra một số đặc điểm của NCKH bao gồm: tính mới, tính tin cậy, tính thông tin, tính khách quan, tính rủi ro, tính kế thừa, tính cá nhân, tính trễ trong khoa học

Theo Babbie (2007), NCKH (Tiếng Anh: scientific research) là cách thức: (1) Con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống; và (2) là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích các sự vật hiện tượng

Trong từ điển NCKH, tác giả Lefrançois định nghĩa, NCKH ―là mọi hoạt động có hệ thống và chặt chẽ bao hàm một phương pháp luận phù hợp với một hệ vấn đề nhằm tìm hiểu một hiện tượng, giải thích hiện tượng và khám phá một số quy luật NCKH là nơi đối chiếu giữa những tiền giả định lý thuyết và thực tế như

nó được cảm nhận‖ (Được trích dẫn bởi Trần Thanh Ái, 2014)

Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2013, NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn (Quốc hội, 2013)

Dựa vào các định nghĩa trên và hiểu biết về NCKH, tác giả cho rằng NCKH

là hoạt động tìm hiểu, điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực nghiệm, để phát hiện ra cái m i về bản chất sự vật, quy luật mà khoa học chưa hề biết đến

Theo J.Beillerot xét ở góc độ hoạt động nghiên cứu và hoạt động trí tuệ NCKH bao gồm 06 tiêu chí sau đây:

1 Là hoạt động sản sinh ra kiến thức mới;

2 Là một quy trình chặt chẽ;

3 Phải có công bố kết quả;

4 Phải có nhận xét phê phán về nguồn gốc, phương pháp, cách thức tiến hành của nghiên cứu;

5 Phải có tính hệ thống trong việc thu thập dữ liệu;

Trang 19

6 Phải có diễn giải nghiên cứu theo các lí thuyết hiện hành khi xây dựng vấn

đề nghiên cứu cũng như khi diễn giải các dữ liệu nghiên cứu

Trong đó ba tiêu chí đầu được Beillerot coi là các tiêu chí cơ bản của NCKH,

ba tiêu chí sau hướng tới ―chuẩn‖ trong NCKH (Được trích dẫn bởi Trần Thanh Ái, 2014)

 Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu

trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa

sự vật với các sự vật khác Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học Nghiên cứu

cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên cứu

cơ bản định hướng

- Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là những nghiên cứu về bản chất sự vật để

nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng

- Nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu đã dự kiến trước

mục đích ứng dụng Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề:

+ Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ

thống sự vật Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng

+ Nghiên cứu chu ên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự

vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền

Trang 20

Nghiên cứu chuyên đề không chỉ dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn

 Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu

cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp

và áp dụng chúng vào sản xuất đời sống Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế

 Triển khai thực nghiệm là sự vận dụng các quy luật (từ nghiên cứu cơ bản)

và các nguyên lý (từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà:

- Triển khai trong phòng là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả

sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng Loại hình này thường được thực hiện trong các phòng thí nghiệm hay các xưởng thực nghiệm

- Triển khai bán đại trà là dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về

hình mẫu trên một quy mô nhất định

Theo Từ điển tiếng Việt, NL là ―phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao‖ (Viện Ngôn ngữ học, 2003, tr 660-661)

Trang 21

Một số định nghĩa khác về NL quy NL vào phạm trù khả năng (ability, capacity, possibility), theo đó NL là ―khả năng được hình thành và phát triển cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp NL được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động, thực thi một nhiệm vụ‖ (Bùi Hiền, 2015); ―khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể‖ (OECD, 2002, tr 12); ―khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực

để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống‖ (Tremblay, 2002, tr 5); ―tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có

sự phê phán để đi đến giải pháp‖ (Weinert, 2001, tr 25)

Một số tài liệu lại xếp NL vào phạm trù hoạt động khi giải thích NL là ―là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định‖ (Bộ GD&ĐT, 2015, tr 5); ―điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức‖ (Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường, 2009)

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2013), NL là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống NL là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,… mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi

Tựu chung lại, măc dù c n nhiều cách tiếp cận, cách hiểu và cách diễn đa khác nhau, nhưng có thể coi NL là tổng hòa của 3 thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ Tuy nhiên chỉ có kiến thức, kỹ năng và thái độ không thì chưa phải là NL,

mà NL chỉ được hình thành khi liên kết các thành tố này để hoạt động thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả

Trang 22

1.1.5 Năng lực nghiên cứu khoa học

1.1.5.1 Khái niệm

Theo A Šeberová, năng lực nghiên cứu khoa học (NLNCKH) là một hệ thống mở và không ngừng phát triển, bao gồm các kiến thức tuyên bố và kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự sẵn sàng của cá nhân cho phép các giảng viên thực hiện một nghiên cứu giáo dục trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của họ (Được trích dẫn bởi Trần Thanh Ái, 2014)

Theo tác giả Đặng Hùng Thắng, NLNCKH là khả năng sáng tạo, phát hiện cái mới; tư duy thoáng không rập khuôn, sao chép; khả năng đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó (Đặng Hùng Thắng, n.d).

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Xuân Quí nhận định NLNCKH

là khả năng tìm t i, sáng tạo ra những tri thức khoa học mới, khám phá bản chất và các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy (Nguyễn Xuân Quí, 2015)

Từ các cơ sở lí luận nêu trên, có thể diễn đạt lại khái niệm về NLNCKH của

NCS như sau: NLNCKH của NCS là khả năng thực hiện có kết quả một công trình NCKH của NCS trong lĩnh vực nghiên cứu, thể hiện ở sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng và th i độ vào quá trình t chức triển khai thực hiện nghiên cứu đó

1.1.5.2 Cấu trúc của năng lực nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quí đã chỉ ra NLNCKH gồm các năng lực thành phần: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực quan sát; Năng lực sáng tạo; Năng lực đọc và tìm kiếm thông tin; Năng lực tư duy; Năng lực thiết kế đề cương nghiên cứu; Năng lực viết báo cáo khoa học; Năng lực bảo vệ đề tài dự án (Nguyễn Xuân Quí, 2015)

Tác giả Trần Thanh Ái (2014) đã sử dụng khung năng lực chung để nghiên cứu về NLNCKH, theo đó các thành tố của NLNCKH bao gồm:

- Kiến thức: Kiến thức khoa học chuyên ngành; Kiến thức về phương pháp NCKH (nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế hay còn gọi là nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu cộng đồng)

Trang 23

- Hệ thống các kỹ năng NCKH: Kỹ năng xây dựng đề tài nghiên cứu; Kỹ năng thiết kế nghiên cứu; Kỹ năng thu thập dữ liệu; Kỹ năng phân tích dữ liệu và

sử dụng công cụ phân tích; Kỹ năng phê phán; Kỹ năng lập luận; Kỹ năng viết bài báo (báo cáo) khoa học

- Thái độ và phẩm chất của nhà khoa học: Sáng tạo ra ý tưởng mới hay phương pháp mới; Mở rộng kiến thức và địa hạt nghiên cứu; Kiên trì theo đuổi ý tưởng; Chọn đề tài mà xã hội quan tâm và có tác động đến thực tiễn; Độc lập và lãnh đạo chuyên ngành; Thu hút thế hệ NCS mới; Hợp tác; Công

bố quốc tế; Có giải thưởng; Thu hút tài trợ

Các yếu tố được tác giả Trần Thanh Ái đưa ra để đánh giá NLNCKH khá phù hợp đối với những nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp tuy nhiên nếu đem

áp dụng đối với NCS thì sẽ có một số tiêu chí hơi cao, khó có thể đánh giá được như: Độc lập và lãnh đạo chuyên ngành (khái niệm ―độc lập‖ ở đây được hiểu theo nghĩa tự tạo cho mình một ―trường phái‖ và đóng vai tr chủ trì dự án nghiên cứu);

Có giải thưởng hay Thu hút tài trợ Nhưng nhìn chung một số tiêu chí đánh giá mà tác giả Trần Thanh Ái xây dựng hoàn toàn có thể phù hợp để làm cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá cho đề tài này

Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga (2015) nghiên cứu về cấu trúc năng lực khoa học theo quan điểm Pisa cho rằng cấu trúc năng lực khoa học bao gồm 03 thành tố cấu thành đó là Kiến thức + Hành vi + Thái độ Trong đó kiến thức & kỹ năng khoa học bao gồm: tri thức nội dung; tri thức thủ tục và tri thức nhận thức; thái độ được xác định bởi các yếu tố như: hứng thú với khoa học và công nghệ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khoa học và trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững

Kardash đã xác định mười bốn kỹ năng cần có trong NCKH bao gồm: (1) Hiểu được các khái niệm mới trong chuyên ngành nghiên cứu; (2) Sử dụng tài liệu NCKH chính trong lĩnh vực nghiên cứu; (3) Xác định đúng vấn đề nghiên cứu cho

đề tài nghiên cứu; (4) Xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên vấn đề nghiên cứu; (5) Thiết kế công cụ hoặc kiểm tra giả thuyết nghiên cứu; (6) Hiểu được tầm quan trọng của việc "kiểm soát" trong nghiên cứu; (7) Quan sát và thu thập dữ liệu; (8) Thống kê phân tích dữ liệu; (9) Diễn giải dữ liệu bằng các kết quả liên quan đến giả

Trang 24

thuyết ban đầu; (10) Nâng cao giả thuyết nghiên cứu ban đầu (nếu cần); (11) Liên

hệ các kết quả nghiên cứu đối với việc phát triển hướng nghiên cứu mới tiếp theo; (12) Báo cáo kết quả của nghiên cứu; (13) Viết một bài báo nghiên cứu để xuất bản; (14) Phát triển tư duy suy nghĩ độc lập (Kardash, 2000)

Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành theo Quyết định số TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định cấu trúc của Khung trình độ TS bao gồm 03 thành tố:

1982/QĐ- Kiến thức: Kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của một lĩnh vực khoa học; Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo; Kiến thức về tổ chức NCKH và phát triển công nghệ mới; Kiến thức về quản trị tổ chức

 Kỹ năng: Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển; Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn; Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo; Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển, Tham gia thảo luận trong nước

và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu

 Mức độ tự chủ trách nhiệm: Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới; Đưa ra các ý tưởng kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau; Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác; Phán quyết ra quyết định mang tính chuyên gia; Quản lý nghiên cứu có trách nhiệm cao trong học tập

để phát triển tri thức chuyên nghiệp; kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới

và quá trình mới (Thủ tướng Chính phủ, 2016)

Như vậy có thể thấy về cơ bản cũng giống như mọi năng lực khác, NLNCKH sẽ bao gồm 3 thành tố chủ yếu: kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu và thái độ/mức độ tự chủ và trách nhiệm

Trang 25

1.1.6 Khái niệm Nhóm

Thuật ngữ ―nhóm‖ (Tiếng Anh: team/group) được mô tả là hai hay nhiều người tương tác với nhau theo một cách thức mà trong đó mỗi người tác động và chịu tác động bởi những người khác trong nhóm (Shaw, 1981)

Tác giả Robert Heller (2006) cho rằng một nhóm làm việc đúng nghĩa là một lực lượng năng động, luôn thay đổi và đầy sức sống, được hình thành từ một số người cùng làm việc với nhau Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận các mục tiêu, đánh giá các ý tưởng, đưa ra quyết định và làm việc theo những mục tiêu

Nhìn chung, các khái niệm về ―nhóm‖ tuy có sự diễn giải khác nhau, song bản chất đều chỉ tập hợp các cá nhân làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung

Tác giả Lawrence Holpp đã định nghĩa ―nhóm‖ theo mục đích, vị trí, chức năng, kế hoạch và con người trên cơ sở đưa ra 5 chữ P trong nhóm:

- Mục đích (Purpose): Mục đích chung của các nhóm là đưa những người có công việc liên quan và độc lập vào một nhóm, để họ hợp tác trong công việc, nhằm đạt được những mục tiêu xác định

- Vị trí (Position): Vị trí của nhóm trong tổ chức giúp cho cơ quan, đơn vị làm quen với ý tưởng về một vị trí làm việc mang tính cộng tác hơn, nơi mà mọi người từ nhiều bộ phận của cơ quan, đơn vị trở thành cộng sự

- Quyền hạn (Power): Quyền hạn ở đây là trách nhiệm và quyền của nhóm Việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của nhóm đối với tổ chức và của mỗi thành viên trong nhóm quyết định đến việc nhóm có hoàn thành được mục tiêu hay không

- Kế hoạch (Plan): Nhóm muốn hoàn thành được mục tiêu thì cần phải xác định rõ mọi hoạt động của nhóm, lên kế hoạch cho từng hạng mục công việc

và phân công cụ thể cho các thành viên trong nhóm

- Con người (People): Việc đề ra mục đích, vị trí, quyền hạn và kế hoạch chỉ là điều kiện thích hợp để nhóm thành công Nhưng tất cả việc đó đều phụ thuộc vào con người (Holpp, 2007)

Trang 26

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân cao hơn khi làm việc riêng lẻ (Maginn, 2007) Tác giả Francis Galton cũng từng đưa một luận điểm quan trọng: ―Trong những hoàn cảnh thích hợp, nhóm trở nên rất thông minh, thường thông minh hơn cả những người thông minh nhất trong nhóm….Cho dù đa số mọi người trong nhóm không thông thái hay không có trí tuệ tới mức đặc biệt nhưng cả nhóm vẫn có thể đạt được quyết định sáng suốt mang tính tập thể‖ (Được trích dẫn bởi Surowiecki, 2004)

1.1.7 Cộng tác nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc cộng tác rất cần thiết cho hoạt động NCKH, cộng tác trong NCKH, đặc biệt là cộng tác với các đối tác quốc tế và liên ngành, đã mở rộng nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu (Avkiran, 1997; Glänzel, 2001) và trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của cả các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách (Katz & Hicks, 1997; Moed, De Bruin, Nederhof, & Tijssen, 1991)

Khái niệm cộng tác nghiên cứu (Tiếng anh: research collaboration) được 2

tác giả Katz và Martin (1997) định nghĩa là việc các nhà nghiên cứu làm việc cùng với nhau để đạt được mục tiêu chung đó là tạo ra kiến thức khoa học mới Cộng tác mang lại sự kết hợp của kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và bí quyết của các nhà nghiên cứu vào một dự án cụ thể Cộng tác nghiên cứu là một hoạt động mang tính tập thể được đồng bộ hóa và phối hợp, trong đó những các nhà nghiên cứu sẽ phải liên tục duy trì và phát triển cho vấn đề nghiên cứu được chia sẻ giữa họ

Một số hình thức cộng tác trong nghiên cứu:

1 Cộng tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học: Nhiều nhà nghiên cứu mong

muốn được cộng tác trong nghiên cứu khoa học vì họ ý thức được rằng điều

đó đem lại rất nhiều lợi ích Một số động lực phổ biến nhất để cộng tác trong nghiên cứu bao gồm việc tiếp cận chuyên môn hoặc tiếp cận với các nguồn lực không có sẵn (Link, Paton, & Siegel, 2002), tiếp cận các nguồn tài trợ (Defazio, Lockett, & Wright, 2009), học hỏi các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu (Jansen, Von Goertz, & Heidler, 2009), giảm chi phí và tiết kiệm

Trang 27

thời gian lao động, nâng cao năng suất khoa học (Avkiran, 1997; Katz & Hicks, 1997; Rejean Landry & Amara, 1998; Mairesse & Turner, 2005) và phát triển nguồn nhân lực KH&CN (Bozeman & Corley, 2004) Mối quan hệ này thường được thể hiện dưới hình thức các nhà khoa học làm việc cùng nhau trong một chương trình, dự án hay chung đề tài nghiên cứu

2 Cộng tác nghiên cứu giữa thầy và trò: Đây là mối quan hệ được thể hiện

dưới hình thức người thầy đóng vai tr là người hướng dẫn khoa học cho các học trò Trong quá trình tổ chức thực hiện nghiên cứu người thầy lựa chọn những sinh viên, học viên cao học và đặc biệt là NCS xuất sắc tham gia nghiên cứu cùng nhằm thực hiện các kỳ vọng trong lĩnh vực nghiên cứu họ theo đuổi, bởi chính những học trò là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, có nhiều ý tưởng và động lực, cũng như áp lực phải hoàn thành chương trình học tập nên họ có động cơ mạnh mẽ để tham gia nghiên cứu Bên cạnh đó, việc tham gia các đề tài nghiên cứu của thầy, được thầy đào tạo dìu dắt sẽ giúp học trò tiếp nhận được các tri thức khoa học mới, phương pháp nghiên cứu dựa trên quá trình nghiên cứu thực tiễn Ngoài động lực của NCS, thì những quy định đối với thầy hướng dẫn như muốn được xét chức danh GS phải hướng dẫn chính thành công ít nhất hai NCS, chủ nhiệm đề tài khoa học

có NCS tham gia được ưu tiên khi xét duyệt, quy chế đào tạo TS năm 2017 yêu cầu NCS trong quá trình thực hiện luận án phải có công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế đã thúc đẩy thầy và trò cùng nghiên cứu và công bố quốc tế (Bộ GD&ĐT, 2017) Sự kết hợp giữa NCKH và đào tạo TS cũng là một phương pháp hiệu quả để tạo ra các NNC bao gồm thầy hướng dẫn - người giàu kinh nghiệm nghiên cứu, những nhà khoa học trẻ và NCS - những người mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu

Hoạt động cộng tác trong nghiên cứu khoa học chính là cơ sở khởi đầu cho việc hình thành các NNC, các mạng lưới khoa học rộng lớn, giúp chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ nhanh chóng

Trang 28

1.1.8 Nhóm nghiên cứu

1.1.8.1 Khái niệm

Thuật ngữ ―nhóm nghiên cứu‖ (NNC) còn được gọi đầy đủ là ―nhóm nghiên cứu khoa học‖ Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan, tác giả nhận thấy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về NNC Giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học vẫn chưa thể đi đến một quan điểm thống nhất Các trường ĐH, các đơn vị nghiên cứu thường căn cứ vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình mà đưa ra những định nghĩa riêng

Tác giả Andrews (1979) định nghĩa NNC là một nhóm gồm có tối thiểu 3 người cùng làm việc với nhau tối thiểu trong 6 tháng và có kỳ vọng làm việc với nhau tối thiếu trong v ng 1 năm

Theo định nghĩa của Trường ĐH Manitoba, NNC là một tập hợp các học giả trong trường có cùng lợi ích nghiên cứu khoa học và có sự ràng buộc trong các hoạt động nghiên cứu khoa học có mối liên hệ gần gũi hoặc thống nhất (University of Manitoba, 2009)

Tác giả Trương Quang Học (2014) đã định nghĩa NNC là tập thể nghiên cứu/hoạt động khoa học được thành lập một cách tự nguyện hay theo ý đồ phát triển của tổ chức (nhưng không phải là một đơn vị hành chính) Dẫn dắt NNC là người nhiệt tâm, chịu trách nhiệm chính về định hướng nghiên cứu, có năng lực chuyên môn, có khả năng tổ chức (bao gồm cả khả năng tạo dựng các mối quan hệ, tìm kiếm nguồn kinh phí hoạt động cho nhóm và được cả nhóm tín nhiệm)

Theo tác giả Phan Kim Ngọc, ―nhóm NCKH là một tập thể các nhà khoa học

và học thuật có năng lực chuyên môn tốt, có tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp, sự chân thật trong công việc (honesty), có khát vọng định hướng cùng một mục đích, một lĩnh vực chuyên môn nhất định; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo tại một đơn vị hạt nhân (hay xoay quanh đơn vị hạt nhân đó); được dẫn dắt bởi một (hay một vài) nhà nghiên cứu có uy tín khoa học, đạo đức và đồng thời phải có khả năng tổ chức, giao tiếp, tập hợp…; có văn hóa nhóm riêng biệt‖ (Phan Kim Ngọc, 2010)

Trang 29

Tác giả Đào Minh Quân định nghĩa NNC là ―một nhóm các thành viên có tổ chức hoặc có tính tổ chức từ các đơn vị có lợi ích nghiên cứu chung trong một đề tài hoặc lĩnh vực, cùng hướng tới các mục tiêu định tính và định lượng cụ thể một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau Các NNC thường gắn liền với một nhóm thành viên cộng tác và các cơ chế hưởng lợi nhuận khác, gồm các nhà nghiên cứu trẻ, các NCS, và các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu trong nước và nước ngoài cùng xây dựng nên các kết quả của hoạt động nghiên cứu‖ (Đào Minh Quân, 2009)

Trên cơ sở cơ sở kết hợp các ý kiến của các nhà khoa học và qua thực tiễn tìm hiểu về các NNC, tác giả nhận định rằng các NNC về cơ bản có các đặc điểm như sau:

1) NNC có tính ―mở‖: được thành lập trên cở sở tự nguyện của các thành viên hay theo ý đồ phát triển của tổ chức Đặc điểm ―mở‖ cho phép NNC có thể chủ động trong việc thiết lập và phát triển các quyền tự trị về quản lý, tự chủ

về nguồn lực và tự do về học thuật nhưng luôn đi cùng với trách nhiệm đạt được mục tiêu của nhóm, đây chính là điều kiện để NNC tồn tại và phát triển

2) NNC là hình thức thực hiện hoạt động NCKH theo hướng tập trung và chuyên môn hóa: Các thành viên trong một nhóm sẽ cùng phối hợp và chia

sẻ công việc với nhau nhằm hướng đến mục tiêu chung

Từ các tổng quan về khái niệm, đặc điểm của NNC ở trên, tác giả diễn đạt lại

khái niệm NNC như sau: Nhóm nghiên cứu là một tập thể các nhà khoa học được được hình thành trên cơ sở tự nguyện ha theo ý đồ phát triển của t chức, cùng nhau thực hiện một đề tài hoặc theo đu i một lĩnh vực nghiên cứu x c định nhằm tạo nên các kết quả nghiên cứu có đóng góp thiết thực trong việc phát triển lĩnh vực chuyên môn của đơn vị

1.1.8.2 Phân loại nhóm nghiên cứu

Có nhiều cách phân loại về NNC:

Trang 30

- Phân loại theo định hướng nghiên cứu: NNCM theo định hướng nghiên cứu

cơ bản, NNCM theo định hướng nghiên cứu ứng dụng (Đại học Huế, 2018)

- Phân loại theo cấp đơn vị (trực thuộc và thành viên): NNCM cấp ĐH Quốc gia, NNCM cấp đơn vị (ĐHQGHN, 2013)

- Phân loại theo nguồn gốc hình thành: NNCM hình thành trong các Bộ môn, NNCM hình thành trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, NNCM hình thành theo lĩnh vực nghiên cứu mới, NNCM hình thành từ các

dự án nghiên cứu, diễn đàn nghiên cứu, chương trình hợp tác (Nguyễn Thị Quỳnh Anh & Đào Thanh Trường, n.d)

Trong phạm vi bài viết, tác giả nhận diện 2 loại hình NNC phổ biến như sau:

- NNC cứng: là NNC được hình thành do ý đồ phát triển của tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ khoa học cụ thể theo cơ cấu tổ chức Nghĩa vụ, quyền lợi của nhóm cũng như yêu cầu đối với các thành viên đều có quy định rõ ràng Những NNC này thường có cấu trúc hình chóp Đỉnh chóp là nhà khoa học trưởng nhóm NNC (thường là các GS, PGS), kế đến tầng dưới là các TS, rồi đến các NCS, học viên cao học và sinh viên

- NNC mềm: Thường được hình thành khi có đề tài, dự án, hoặc theo một đam

mê chung về chuyên môn, trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, không phụ thuộc vào cơ cấu của tổ chức NNC mềm được hình thành khi các thành viên có chung mối quan tâm, lợi ích về một vấn đề khoa học cụ thể nào đó

1.1.9 Nhóm nghiên cứu mạnh

Nhóm nghiên cứu mạnh (NNCM) là một NNC nhưng được xem là ―mạnh‖

vì những kết quả nổi bật về khả năng giải quyết vấn đề nóng của lĩnh vực nghiên cứu và hiệu quả đạt được đi kèm theo đó là tầm ảnh hưởng của nhóm

Khái niệm ―mạnh‖ ở đây theo quan điểm của các nhà khoa học đó là: ―nhóm các nhà khoa học đã đạt và có tiềm năng tiếp tục đạt được các kết quả nghiên cứu tốt nhất trong cộng đồng các NNC hiện có trong mỗi trường, căn cứ trên phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định (đặc biệt là số lượng các công bố ISI/Scopus trong khoa học tự nhiên hoặc SSCI, AHCI trong khoa học xã hội và nhân văn)‖ (Phạm

Trang 31

Hùng Việt, 2019, tr 126-134); ―nhóm có các thành viên xuất sắc, điều kiện làm việc đầy đủ và những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học/phục vụ thực tiễn lớn, được quốc tế thừa nhận‖ (Trương Quang Học, 2014); ―NNCM là một tập thể những người làm công tác nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, do một nhà khoa học xuất sắc, có uy tín đứng đầu, thực hiện nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế Các sản phẩm KH&CN do nhóm tạo ra là quan trọng, đột phá và đạt trình độ quốc tế‖ (Phạm Xuân Thảo và cộng sự, 2009); ―một tập thể những người làm công tác nghiên cứu có chuyên môn cao; Giải quyết một cách tập trung, hoàn chỉnh một hay một số vấn đề hoặc chương trình, đề tài/dự án quan trọng có qui mô đủ lớn trong một thời gian đủ dài theo định hướng nghiên cứu xác định; Kết quả nghiên cứu của nhóm là quan trọng, đột phá và nhất quán trong các lĩnh vực nghiên cứu‖ (Greenbaum, 2000); ―tập hợp các nhà khoa học hay các trung tâm, phòng thí nghiệm liên kết với nhau trên một hay một số lĩnh vực nhằm nghiên cứu và phát triển những hoạt động KH&CN ở trình độ cao; liên kết các cá nhân lại với nhau trong khoảng thời gian cố định và liên kết với nhau dưới dạng hệ thống hoàn chỉnh‖ (Sessa, London, Taylor, & Group, 2008)

Theo hướng dẫn số 1409/HD-ĐHQGHN ngày 08/5/2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội: ―NNCM là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn, hoạt động NCKH và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tiếp cận các tiêu chí của ĐH nghiên cứu tiên tiến; có khả năng làm n ng cột hoặc phối hợp với các NNC khác để triển khai các nội dung khoa học của Chương trình‖ (ĐHQGHN, 2013)

Theo Đại học Huế, NNCM là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn chuyên sâu hoặc liên ngành, hoạt động NCKH và đào tạo đạt hiệu quả tốt và ổn định, tạo ra các sản phẩm KH&CN và đào tạo chất lượng cao, có

đủ năng lực triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ trở lên (Đại học Huế, 2018)

Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ KH&CN quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tài trợ giải thích NNCM là tập thể các nhà khoa học xây dựng được hướng nghiên cứu chung, dài hạn; có mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu cho từng giai đoạn cụ thể; nội

Trang 32

dung nghiên cứu có tính đột phá và cần nhiều thành viên tham gia thực hiện Các thành viên chủ chốt của nhóm có kết quả nghiên cứu nổi bật (Bộ KH&CN, 2014)

Trên cơ sở cơ sở kết hợp các ý kiến của các nhà khoa học và tham khảo bộ tiêu chí về NNCM ở một số cơ quan, trường ĐH, có thể thấy rằng rằng sự vượt trội của các NNCM so với các NNC thông thường về cơ bản có thể quy về một số đặc điểm sau:

1 NNCM là tập hợp một nhóm các nhà khoa học có năng lực, trình độ chuyên môn cao và có uy tín khoa học, có chung ý tưởng, chí hướng NCKH cùng nhau thực hiện các ý tưởng khoa học hoặc yêu cầu khoa học

2 Trưởng nhóm NNCM là nhà khoa học có trình độ, năng lực chuyên môn cao;

có uy tín khoa học, có vai trò dẫn dắt cả nhóm, đưa ra các ý tưởng, hướng nghiên cứu, liên kết được các nhà khoa học trong và ngoài nhóm; thu hút, huy động các nguồn lực đảm bảo điều kiện cho hoạt động của nhóm

3 Sản phẩm và các kết quả khoa học của NNCM có chất lượng chuyên môn, giá trị khoa học cao được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín

4 Hoạt động của NNCM có tính ổn định tương đối: Đặc điểm này đảm bảo cho NNCM theo đuổi những định hướng nghiên cứu có tính bền vững, dài hạn, thu hút được đa dạng các nguồn đầu tư Đặc điểm này khác biệt với loại hình NNC thông thường theo nhiệm vụ được thành lập tạm thời trong một thời gian ngắn và giải thể sau khi nhiệm vụ kết thúc

Từ các tổng quan về khái niệm, đặc điểm của NNCM ở trên, có thể diễn đạt

lại khái niệm về NNCM như sau: NNCM là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hư ng chuyên môn hoạt động NCKH và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có định

hư ng nghiên cứu, trường phái khoa học riêng biệt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao Dẫn dắt NNCM là một nhà khoa học có tài năng, uy tín khoa học, có khả năng tập hợp các nhà khoa học tham gia NNC; hu động được các nguồn lực đảm bảo điều kiện cho hoạt động của nhóm NNCM có đủ c c điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị,…để đảm bảo cho các hoạt động nghiên cứu

Trang 33

1.2 Tổng quan nghiên cứu

Chất lượng TS và NLNCKH được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau, mà một trong những chỉ số được thế giới lựa chọn để đánh giá là việc công bố các kết quả nghiên cứu, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (Nguyễn Tấn Đại, 2017b) Đã có nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến sự hình thành và phát triển NNC trong các trường ĐH cũng như tác động của nó đến NLNCKH; vai trò và mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu - NLNCKH được định lượng bằng năng suất khoa học (bao gồm cả về số lượng và chất lượng các công bố nghiên cứu, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín)

1.2.1 Sự hình thành và phát triển NNC

Trên thế giới, danh tiếng của các trường ĐH lớn thường được gắn với tầm vóc các công trình NCKH và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng (Nguyễn Đình Đức, 2014) Mặc dù vậy, các nhà khoa học luôn cần có các cộng sự, tạo lập nên những NNC để cùng phát triển các ý tưởng khoa học, xây dựng các trường phái học thuật hoặc giải quyết các vấn đề khoa học lớn, có tính liên ngành

Từ kinh nghiệm xây dựng NNCM của một số trường ĐH trên thế giới đặc biệt ở các nước phát triển (Malkamäki, Aarnio, Lehvo, & Pauli, 2003; Nguyễn Đình Đức, 2019; Trương Quang Học, 2014) có thể nhận thấy NCKH thường được tổ chức theo các vấn đề thay vì theo các chuyên ngành học thuật riêng lẻ như truyền thống, hình thái tổ chức NNC đã ngày càng trở thành chiếm ưu thế trong bối cảnh KH&CN phát triển như hiện nay, nhiều vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành và xuyên ngành mà nếu như chỉ có đơn độc một nhà nghiên cứu thì không thể giải quyết được Chính vấn đề khoa học xác định cơ cấu NNC chứ không phải ý muốn chủ quan của NNC đặt ra vấn đề nghiên cứu

Mặt khác, để có thể tiếp cận và phát triển công nghệ mới, theo kịp với thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu với vai trò

là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao và cũng là nơi thực hiện những nghiên cứu tiên phong cho đất nước, sẽ cần có nhận thức và nhanh chóng thực hiện những

Trang 34

thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình và NNC chính là cầu nối, là môi trường để gắn kết hoạt động đào tạo với NCKH

Theo tác giả Phạm Hùng Việt (2019), các NNCM ở trường ĐH sẽ là nơi tập hợp các thầy giỏi, trò giỏi cùng nhau nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho

xã hội và là hạt nhân cho việc phát triển thành những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các phòng thí nghiệm trọng điểm - những yếu tố tiêu biểu cho sức mạnh của một tổ chức KH&CN nhưng có gắn kết hữu cơ với sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực cao trên cơ sở đào tạo ĐH và SĐH Vị thế của một trường ĐH sẽ được nâng lên nếu có những trung tâm nghiên cứu xuất sắc, phòng thí nghiệm trọng điểm và những NNCM là nơi thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn kết với các đối tác lớn trong và ngoài nước

Tác giả Nguyễn Đình Đức đã tổng kết ―Việc xây dựng các NNC là nhu cầu tất yếu của các trường ĐH, đặc biệt là các ĐH định hướng nghiên cứu‖ và khẳng định ―một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, cũng như nâng cao xếp hạng của trường ĐH là phải xây dựng và phát triển được các NNCM, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình

độ và NLNCKH tốt, có tâm huyết và kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo‖ (Nguyễn Đình Đức, 2014)

Do đó việc hình thành và phát triển các NNC trong các trường ĐH ở Việt Nam cũng không ngoại lệ so với thế giới, là tất yếu thực tiễn trong quá trình phát triển của các trường ĐH Việt Nam Thực tế cho thấy, xu hướng phát triển các NNC

đã dần lan tỏa trong các trường ĐH định hướng nghiên cứu trong những năm gần đây Kết quả khảo sát 142/271 trường ĐH cho thấy hiện nay trong hệ thống các trường ĐH đã hình thành 945 NNC, một trường ĐH có trung bình 07 NNC bao gồm

cả các NNC ―cứng‖ và NNC ―mềm‖ được hiểu theo định nghĩa ở phần trên ("Thống

kê của Bộ GD-ĐT năm 2016-2017", 2017)

Như vậy từ thực tiễn nghiên cứu chỉ ra rằng, NNC đóng vai tr cực kỳ quan trọng trong các trường ĐH, việc xây dựng và phát triển các NNC vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường ĐH hiện nay

Trang 35

1.2.2 Mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng lực nghiên cứu

1.2.2.1 Các nghiên cứu nư c ngoài

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng rằng hoạt động cộng tác trong nghiên cứu có tác động tích cực đến năng suất và hiệu quả của các nhà khoa học Các nghiên cứu của Beaver cùng cộng sự là những nghiên cứu thực nghiệm sớm nhất về tác động của cộng tác nghiên cứu đối với năng suất khoa học, khẳng định mối quan hệ mạnh

mẽ giữa hoạt động cộng tác trong nghiên cứu và năng suất khoa học khi cho rằng cộng tác nghiên cứu có thể giúp cơ hội xuất bản các bài báo của các nhà khoa học tăng lên (Beaver & Rosen, 1978, 1979; De Solla Price & Beaver, 1966) Điều này được khẳng định lại trong nghiên cứu sau này của Pravdić và Oluić-Vuković, theo các tác giả, cộng tác nghiên cứu có thể đóng vai tr là một chỉ số trong các phân tích so sánh về năng suất khoa học trong một lĩnh vực nhất định (Pravdić & Oluić-Vuković, 1986)

Nghiên cứu của Landry và các cộng sự cho thấy cộng tác nghiên cứu có tác động tích cực đến năng suất khoa học Đồng thời nghiên cứu cũng cho rằng cường

độ cộng tác tác động đến năng suất khoa học ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách địa lý và lĩnh vực nghiên cứu (Landry, Traore, & Godin, 1996)

Các nghiên cứu của Van Raan, Katz và Hicks đã sử dụng các chỉ số dựa trên

số lượng trích dẫn để chứng minh rằng cộng tác quốc tế có tác động tích cực đến năng suất khoa học khi so sánh với nghiên cứu không có sự cộng tác (Katz & Hicks, 1997; Van Raan, 1998) Theo Katz và Hicks (1997) việc cộng tác với nhà nghiên cứu trong nước làm tăng mức độ ảnh hưởng trung bình khoảng 0,75 trích dẫn/1 bài báo trong khi cộng tác với một nhà nghiên cứu nước ngoài có thể làm tăng tác động lên khoảng 1,6 trích dẫn/1 bài báo Trong một nghiên cứu tương tự, Jeong và Choi (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ―Research impact‖ các công bố của các thành viên trong NNC Research impact được định nghĩa là tầm ảnh hưởng của một nghiên cứu đến những nghiên cứu khác, được đo bằng số lần mà một bài báo được trích dẫn bởi những bài báo sau và IF của tạp chí, nơi xuất bản bài báo Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những yếu tố như: động lực của nhóm, lãnh đạo nhóm, sự gặp mặt và trao đổi thường xuyên, việc liên kết với các cộng tác viên

Trang 36

ngoài nhóm nhiều hơn, nhiều nguồn lực hơn, việc phân chia công việc đều hơn đều làm tăng hiệu quả của ―research impact‖

Martin-Sempere và các cộng sự cho rằng các nhà khoa học thuộc các NNC

có năng suất NCKH cao hơn các nhà khoa học nghiên cứu độc lập NNC là môi trường nghiên cứu thuận lợi đối với các nhà khoa học bởi NNC giúp việc liên kết và cộng tác NCKH, hợp tác quốc tế và tham gia vào dự án quốc tế trở nên dễ dàng hơn, khuyến khích các nhà khoa học tham gia vào các dự án được tài trợ và tăng cơ hội công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế (Martín-Sempere, Rey-Rocha, & Garzón-García, 2002)

Adams và các cộng sự đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của quy mô các NNC đến năng suất NCKH trong các ĐH ở Hoa kỳ trong giai đoạn từ năm 1981-

1999 Dựa trên số lượng tác giả trong mỗi công bố và tính toán số lượng cộng tác trong nước cũng như cộng tác quốc tế, các nhà nghiên cứu kết luận rằng NNC có quy mô càng mạnh thì năng suất NCKH có sự tăng lên càng rõ rệt (Adams, Black, Clemmons, & Stephan, 2005)

Mairesse và Turner (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu về cường độ cộng tác giữa các nhà khoa học với năng suất khoa học trong lĩnh vực vật lý vật chất tại Trung tâm NCKH Quốc gia Pháp Kết quả cho thấy cường độ cộng tác có tương quan chặt chẽ và hiệu quả với năng suất khoa học Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng suất khoa học là yếu tố quyết định của sự cộng tác

He cùng các cộng sự nghiên cứu mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học dựa vào số lượng ấn phẩm trong khoảng thời gian 14 năm của

65 nhà khoa học y sinh tại một trường ĐH ở New Zealand Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cấp độ bài báo, cộng tác nghiên cứu trong trường ĐH và cộng tác quốc tế đều

có tác động tích cực đến chất lượng bài báo nhưng khi xét ở cấp độ cá nhân nhà khoa học, chỉ có hợp tác quốc tế có tác động tích cực đến kết quả nghiên cứu của nhà khoa học trong tương lai (He, Geng, & Campbell-Hunt, 2009)

Trong khi một số nhà nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa ―cộng tác nghiên cứu‖ và ―năng suất khoa học‖ như đã nêu ở trên thì một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng không có mối quan hệ giữa ―cộng tác nghiên cứu‖ và ―năng

Trang 37

suất khoa học‖, thậm chí cộng tác là nguyên nhân làm giảm năng suất khoa học Các nghiên cứu của Bozeman và Corley, Katz và Martin cho rằng tác động của việc cộng tác nghiên cứu đối với năng suất khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học Cộng tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học năng suất cao có xu hướng tăng năng suất cá nhân, trong khi cộng tác với các nhà khoa học kém năng suất hơn như NCS, postdoc có thể giúp cải thiện năng suất của các nhà nghiên cứu trẻ nhưng thường làm giảm năng suất của các nhà nghiên cứu cao cấp (Bozeman & Corley, 2004; Katz & Martin, 1997)

Avkiran (1997) đã so sánh về chất lượng của các nghiên cứu có sự cộng tác

so với các nghiên cứu cá nhân Chất lượng của một bài báo được đo bằng số trích dẫn trong bốn năm sau khi công bố Các bài báo được xuất bản trong mười bốn tạp chí Tài chính từ năm 1987-1991 được sử dụng làm mẫu nghiên cứu Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa chất lượng nghiên cứu có sự cộng tác và nghiên cứu cá nhân

Defazio cùng các cộng sự nghiên cứu mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu

và năng suất khoa học trên 294 nhà khoa học trong 39 mạng nghiên cứu do EU tài trợ trong khoảng thời gian 15 năm Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong khi tác động của việc tài trợ đến năng suất khoa học nói chung là tích cực thì tác động của cộng tác khá yếu, cộng tác nghiên cứu không dẫn đến sự gia tăng năng suất khoa học Tuy nhiên trong giai đoạn hậu tài trợ, tác động của cộng tác đến năng suất khoa học

là tích cực và đáng kể Điều này cho thấy sự cộng tác được hình thành để tận dụng các cơ hội tài trợ, nhưng không hiệu quả trong việc nâng cao nâng suất khoa học của nhà nghiên cứu trong ngắn hạn, tuy nhiên có thể là một yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất khoa học hiệu quả trong dài hạn (Defazio, Lockett, & Wright, 2009)

Lee và Bozeman (2005) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động cộng tác trong nghiên cứu và năng suất khoa học ở cấp độ cá nhân đã kết luận rằng: khi năng suất khoa học được định lượng bằng 'số lượng thông thường' (tổng số ấn phẩm của một nhà khoa học) thì cộng tác nghiên cứu là yếu tố dự đoán mạnh nhất về năng suất khoa học Tuy nhiên khi năng suất khoa học được định lượng bằng cách chia cho số lượng đồng tác giả, mối tương quan giữa chúng không có ý nghĩa thống kê

Trang 38

Sooryamoorthy (2014) nhấn mạnh rằng cộng tác nghiên cứu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất khoa học theo nghĩa đó là khi một nhà khoa học già đi

và đạt được hầu hết mọi thành công, động lực nghiên cứu giảm đi và điều đó có thể ảnh hưởng đến một nhà khoa học trẻ tuổi mà thành công có thể phụ thuộc vào mục tiêu và sự hoàn thành của dự án hoàn thành thời gian của dự án

Những quan điểm trái ngược về mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học giữa các nhà nghiên cứu có thể là do sự đa dạng của các mô hình cộng tác, các yếu tố kỷ luật, đối tượng cộng tác, các giai đoạn sự nghiệp của nhà nghiên cứu và sự phức tạp của mối tương quan giữa cộng tác và năng suất khoa học Mặt khác, tác động của cộng tác nghiên cứu đến năng suất khoa học cũng phụ thuộc vào môi trường học thuật và đặc điểm giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau

Abramo và các cộng sự cho rằng năng suất khoa học thường tương quan thuận với hoạt động cộng tác trong nghiên cứu, tuy nhiên có sự khác nhau về mức

độ giữa các ngành khác nhau Cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học có mối tương quan mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp (Abramo, D’Angelo, & Di Costa, 2009)

Franceschet và Costantini (2010) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động cộng tác nghiên cứu ở các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, nhân văn và tác động của cộng tác đối với mức độ ảnh hưởng và chất lượng của các nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được dựa trên dữ liệu từ các trường ĐH ở

Ý bao gồm 20 ngành, 18500 sản phẩm nghiên cứu và 6661 đánh giá viên đồng cấp cho thấy có sự khác nhau giữa các ngành: mối tương quan giữa cộng tác nghiên cứu

và năng suất khoa học chỉ mạnh ở ngành các ngành khoa học tự nhiên và không đáng kể ở các ngành khoa học xã hội, nhân văn

Hu và các cộng sự đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu

và năng suất khoa học trong bốn ngành: Hóa học hữu cơ, Virut học, Toán học và Khoa học máy tính Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khoa học có tương quan với hoạt động cộng tác trong nghiên cứu nói chung, nhưng mối tương quan có thể là tích cực hay tiêu cực trên cơ sở khía cạnh cộng tác theo quy mô hay phạm vi Quy

mô cộng tác có tương quan nghịch với năng suất khoa học, trong khi phạm vi cộng

Trang 39

tác có tương quan thuận với năng suất khoa học Nghiên cứu cho thấy sự tương quan mạnh mẽ hơn khi các nhà khoa học có sự phát triển qua các giai đoạn sự nghiệp khác nhau Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa hoạt động cộng tác và năng suất khoa học ở các ngành khoa học thực nghiệm như Hóa học hữu cơ và Virut học mạnh mẽ hơn ở các ngành Toán học và Khoa học máy tính (Hu, Chen, & Liu, 2014)

Như vậy có thể thấy có nhiều tác giả nước ngoài đã công bố các nghiên cứu của mình liên quan đến mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và NLNCKH, vai trò của các NNC đối với hoạt động KH&CN Những nghiên cứu này phần nào đó đã có ảnh hưởng và tác động tích cực tới định hướng phát triển khoa học công nghệ và giáo dục ĐH Việt Nam

1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nư c

Tác giả Vương Quân Hoàng cùng các cộng sự đã nghiên cứu so sánh hai nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất khoa học của các nhà nghiên cứu người Việt thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có công bố trên các ấn phẩm thuộc danh mục Scopus trong khoảng thời gian 2008-2017 bao gồm: môi trường làm việc (trường

ĐH hoặc viện nghiên cứu) và mô hình cộng tác (đồng tác giả trong công bố) của các nhà khoa học Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng tác với các nhà khoa học nước ngoài giúp các nhà khoa học trong nước có năng suất nghiên cứu tốt hơn; điều này tái khẳng định vai tr của hợp tác quốc tế là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các nhà khoa học ít kinh nghiệm, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu Mặc dù vậy, xu hướng này lại không đáng kể đối với các nhà khoa học có năng suất nghiên cứu cao

có từ 5 công bố trở lên (Vuong et al., 2018)

Nhóm tác giả Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đình Đức đã công bố kết quả nghiên cứu về vai tr của NNC đối với việc công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật dựa trên báo cáo tổng hợp của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và số liệu khảo sát và thống kê trong các nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau Kết quả cho thấy

sự phát triển của các NNC đã và đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào kết quả

Trang 40

hoạt động công bố NCKH quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là hoạt động đào tạo TS (Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hà & Nguyễn Đình Đức, 2019)

Theo tác giả Nguyễn Tấn Đại, ―không ai có thể công bố quốc tế mà không cần được học hành một cách chuẩn mực ở trình độ TS hoặc với sự hướng dẫn của một người có trình độ TS quốc tế.Vì vậy, để tăng cường năng lực NCKH và công

bố quốc tế, không có cách nào khác ngoài việc phải liên tục và liên tục đầu tư đào tạo ngày càng nhiều hơn nữa lực lượng TS trẻ theo chuẩn mực thế giới‖ (Nguyễn Tấn Đại, 2017b) Thêm vào đó quy chế mới đào tạo TS cũng yêu cầu NCS trong quá trình thực hiện luận án phải có công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín Với yêu cầu về chuẩn đầu ra về chuyên môn ngày càng cao thì việc NCS tham gia vào các NNC – môi trường học thuật và nghiên cứu đỉnh cao, nơi có những nhà khoa học trình độ quốc tế – để nâng cao NLNCKH và khả năng công bố quốc tế là

xu hướng tất yếu

Tác giả Đặng Hùng Thắng đã xác định công thức để dẫn đến thành công trong NCKH đó là: Thành công trong NCKH = Năng lực nghiên cứu + Động lực nghiên cứu + Môi trường nghiên cứu tốt Nghiên cứu được tổ chức theo nhóm là một xu thế chủ đạo trong NCKH hiện nay Các NNC bao gồm người giàu kinh nghiệm nghiên cứu (thầy hướng dẫn), những nhà khoa học trẻ (những TS mới bảo vệ) những người mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu (các NCS) Trong một NNC, mỗi thành viên có thể theo đuổi các bài toán khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu, nằm trong một ngữ cảnh, một hướng nghiên cứu chung Do đó, các thành viên trong nhóm có mối quan tâm gần gũi với nhau, từ đó có sự hợp tác, giao tiếp trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau, học hỏi lẫn nhau Phương thức làm việc của NNC đó là tương tác và cộng tác Thế mạnh của từng người sẽ được phát huy tối đa theo sự cộng hưởng lẫn nhau, c n điểm yếu thì lại được bù đắp Từ đó năng suất và chất lượng hiệu quả nghiên cứu của từng thành viên sẽ tăng lên rất nhiều so với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân và sẽ được lũy tiến theo thời gian (Đặng Hùng Thắng, n.d)

Ngày đăng: 22/05/2020, 14:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thanh Ái. (2014). Cần phải làm gì để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục. Tạp chí Dạy và học ngày nay, (1), tr. 21-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dạy và học ngày nay
Tác giả: Trần Thanh Ái
Năm: 2014
8. Vũ Cao Đàm. (1999). Phương ph p luận nghiên cứu khoa học: NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ph p luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1999
15. Bùi Minh Đức., Nguyễn Thị Thu Hà., & Nguyễn Đình Đức. (2019). Vai trò của nhóm nghiên cứu đối với việc công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội – Chuyên san Nghiên cứu Giáo dục, 35(2). doi:10.25073/2588-1159/vnuer.4260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội – Chuyên san Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Đức., Nguyễn Thị Thu Hà., & Nguyễn Đình Đức
Năm: 2019
16. Nguyễn Đình Đức. (2014). Đại học Quốc gia Hà Nội: Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 8, 44-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Đức
Năm: 2014
17. Nguyễn Đình Đức. (2016). Đào tạo nhân tài, sứ mệnh và đặc sắc của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 6, 17-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Đức
Năm: 2016
19. Robert Heller. (2006). Cẩm nang quản lý hiệu quả – Quản lý nhóm (Managing teams): NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang quản lý hiệu quả – Quản lý nhóm (Managing teams)
Tác giả: Robert Heller
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
20. Bùi Hiền. (2015). Từ điển Giáo dục học: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 21. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. (2003). Từđiển Bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học": Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 21. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. (2003). T"ừ "điển Bách khoa Việt Nam
Tác giả: Bùi Hiền. (2015). Từ điển Giáo dục học: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 21. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 21. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. (2003). T"ừ "điển Bách khoa Việt Nam". Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2003
22. Lawrence Holpp. (2007). Quản lý nhóm (Managing teams): NXB. Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhóm (Managing teams)
Tác giả: Lawrence Holpp
Nhà XB: NXB. Lao động - Xã hội
Năm: 2007
23. Ngô Thị Thu Hương (2008). c động của việc đ i m i chương trình giảng dạy môn tiếng Anh đến hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Giang. (Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục), Trung tâm đảm bảo chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: c động của việc đ i m i chương trình giảng dạy môn tiếng Anh đến hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Giang
Tác giả: Ngô Thị Thu Hương
Năm: 2008
24. Nguyễn Công Khanh. (2013). Một số vấn đề về năng lực và xây dựng khung năng lực trong chương trình gi o dục ph thông sau năm 2015. Báo cáo tại Hội thảo READ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về năng lực và xây dựng khung năng lực trong chương trình gi o dục ph thông sau năm 2015
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Năm: 2013
26. Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường. (2009). Lý luận dạy học hiện đại (bài giảng Powerpoint). Potsdam, CHLB Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại (bài giảng Powerpoint)
Tác giả: Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường
Năm: 2009
29. Đào Minh Quân. (2009). Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học. (Luận văn Thạc sĩ), Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học
Tác giả: Đào Minh Quân
Năm: 2009
30. Nguyễn Xuân Quí. (2015). Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học hóa học. Tạp chí Khoa học Giáo dục của rường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 6(72), 146-152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Giáo dục của rường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Xuân Quí
Năm: 2015
32. Phạm Xuân Thảo và cộng sự. (2009). Nghiên cứu phương ph p, qu trình và tiêu chí đ nh gi lựa chọn và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phương ph p, qu trình và tiêu chí đ nh gi lựa chọn và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Xuân Thảo và cộng sự
Năm: 2009
33. Hoàng Trọng., & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu v i SPSS Tập 2. NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu v i SPSS Tập 2
Tác giả: Hoàng Trọng., & Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
34. Viện Ngôn ngữ học (2003). Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học: Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm: 2003
1. Abramo, G., D’Angelo, C. A., & Di Costa, F. (2009). Research collaboration and productivity: is there correlation? Higher Education, 57(2), 155-171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Higher Education, 57
Tác giả: Abramo, G., D’Angelo, C. A., & Di Costa, F
Năm: 2009
2. Adams, J. D., Black, G. C., Clemmons, J. R., & Stephan, P. E. (2005). Scientific teams and institutional collaborations: Evidence from US universities, 1981–1999. Research Policy, 34(3), 259-285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Policy, 34
Tác giả: Adams, J. D., Black, G. C., Clemmons, J. R., & Stephan, P. E
Năm: 2005
4. Armstrong, J. S., & Sperry, T. (1994). The ombudsman: Business school prestige—Research versus teaching. Interfaces, 24(2), 13-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interfaces, 24
Tác giả: Armstrong, J. S., & Sperry, T
Năm: 1994
8. Phan Kim Ngọc. (2010). Vài chia sẻ về xây dựng nhóm nghiên cứu khoa học. Truy cập ngày 16 tháng 12, 2018 từhttps://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/04/21/4852/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w