Đềán phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 : Thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy cô Đềán phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 là bước phát triển mới của bậc học mầm non, nhằm tạo điều kiện để trẻ em tất cả các vùng miền đều được đến trường học hai buổi/ngày. Đây là bước đột phá quan trọng để chuẩn bị tri thức, kỹ năng, thể lực và tâm thế cho các em vào bậc tiểu học. Đềán phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, có 4 tiểu dự án. Đó là: Xây dựng phòng học, phòng chức năng theo quy định; mua sắm trang, thiết bị, đồ chơi; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ trẻ em nghèo; xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho các huyện khó khăn. Quá trình thực hiện được chia làm hai giai đoạn: 2010-2012 và 2013-2015. Nguồn kinh phí cho dự án 14.660 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Tuy nhiên, ngay từ khi triển khai, dự án đã gặp phải một núi khó khăn: Thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy cô, điều này đã được dự báo từ trước. Ngay ở Hà Nội, địa phương có nhiều thuận lợi với 804 trường (kể cả công lập và ngoài công lập) nhưng cũng chỉ mới thu hút được 26,8% số trẻ nhà trẻ và 83,5% số trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Nếu đưa đủ số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp thì sẽ không có phòng học cho lứa tuổi khác. Hà Nội phải gấp rút sửa chữa, xóa 3.697 phòng học tạm và xây thêm 809 phòng học kiên cố, đồng thời xây dựng lại đềán tuyển dụng và chế độ trợ cấp cho giáo viên. Trong khi đó, ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều xã chưa có giáo dục mầm non, 15% số xã chỉ có 1 đến 2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học. Năm học 2008-2009, vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi, nhưng chỉ có 141.330 em được đến lớp (63%), còn 37% em trong độ tuổi không được đến trường chủ yếu là do thiếu trường lớp học Song, khó khăn nhất vẫn là đội ngũ giáo viên, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Mặc dù ai cũng biết, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định thành công của đề án, tuy thống kê chung hiện nay cơ bản đủ số lượng nhưng phân bố không đều, không đúng vị trí, chất lượng và trình độ đào tạo rất hạn chế. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 17 vạn giáo viên mầm non, trong đó 9 vạn là giáo viên ngoài biên chế. Ông Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho biết: Giáo viên mầm non ra trường chỉ nhận tiền lương khoảng 1 triệu đồng/tháng, làm sao họ yên tâm với nghề được. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Nguyễn Văn Lê cho biết thêm: Ở nông thôn giáo viên mầm non chỉ được hưởng 700.000 đến 800.000 đồng/tháng, có khi chỉ 300.000 đến 400.000 đồng hoặc thấp hơn. Bà Lương Thị Hạnh, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) bức xúc: "Trên địa bàn huyện, các giáo viên chỉ được hưởng mức phụ cấp hằng tháng rất bấp bênh, những người ký được hợp đồng với chính quyền địa phương được hưởng 650.000 đồng từ ngân sách xã, nhưng vì xã nghèo, phụ huynh không có tiền mặt đóng học phí, giáo viên nhận lương bằng ngô, lúa, khoai! Thế mà, trong đềán chỉ nói: Các trường công lập giáo viên nhận lương theo thang bảng đã quy định, dân lập thì Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ một phần ngân sách để bảo đảm lương của giáo viên không thấp hơn mức lương tối thiểu!". Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non trên cơ sở có một hệ thống trường, lớp, trang thiết bị đồng bộ, đúng yêu cầu, một đội ngũ giáo viên tâm huyết, phát triển đúng định hướng xã hội hóa giáo dục, phấn đấu đến năm 2015 cả nước có 95% trẻ 5 tuổi ra lớp học hai buổi/ngày, cần tập trung nguồn ngân sách và nguồn lực cho các xã chưa có giáo dục mầm non, vùng núi, hải đảo, nông thôn. Lấy xây dựng đội ngũ giáo viên làm then chốt, tích cực chuẩn hóa để bảo đảm chất lượng nuôi dạy trẻ. Thực hiện tốt hơn chính sách đãi ngộ về lương và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Không để tình trạng quá mức chênh lệch giữa các đối tượng. Cùng với việc khuyến khích phát triển các trường mầm non tư thục, cần xây dựng quy chế cấp phép mở trường, quy định cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đưa mọi hoạt động của trường tư thục đồng bộ với các loại trường khác nhằm bảo đảm quyền lợi cho học sinh và giáo viên. Hiện nay, đi đến bất cứ địa phương nào chúng ta đều bắt gặp khẩu hiệu: "Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em", khẩu hiệu thì rất hay, nhưng nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì mãi chỉ là khẩu hiệu mà thôi. . hiện được chia làm hai giai đoạn: 2 010 -2 012 và 2 013 -2 015 . Nguồn kinh phí cho dự án 14 .660 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2 015 , cả nước sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo. 5 tuổi giai đoạn 2 010 -2 015 : Thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy cô Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2 010 -2 015 là bước phát triển