chuong trinh toan 3.doc

3 512 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chuong trinh toan 3.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vị trí, nội dung và yêu cầu của môn toán ở lớp 3: Vị trí: Lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phải chuẩn bị cơ sở để học sinh có thể học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học, đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học. Vì vậy chương trình toán lớp 3 có một vị trí quan trọng thể hiện ở: - Nó củng cố các kiến thức về hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, cấu tạo thập phân của số, cách đọc số, viết số, giới thiệu thêm về nghìn, chuẩn bị để lên lớp 4 hoàn chỉnh về số tự nhiên và hệ đếm thập phân. - Nó hoàn chỉnh việc học 4 phép tính bằng việc học về phép nhân, phép chia ở lớp 3 và các lớp trên. - Nó kết thúc giai đoạn học tính miệng và chuyển nhanh sang giai đoạn học cộng, trừ, nhân, chia bằng tính viết trong phạm vi 100, rồi 1000 làm cơ sở để lên lớp 4 hoàn chỉnh việc học 4 phép tính với các số tự nhiên. - Nó hoàn thành giai đoạn học giải các loại toán đơn, kể cả nhân, chia và chuyển sang giai đoạn giải các bài toán hợp thường xuyên hơn, tuy chủ yếu là các bài toán hợp có hai phép tính cộng, trừ, nhân chia, nhưng cũng có một số bài toán hợp có tới 3 phép tính. - Nó tiếp tục giới thiệu cách giải các phương trình đơn giản (liên quan đến cả 4 phép tính), giới tiệu về “biểu thức” cách đọc, viết các biểu thức và mở đầu việc ghi hình bằng chữ. - các biểu tượng về một số hình phẳng (hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông), góc, đoạn thẳng và đường gấp khúc, về một số đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian được bổ xung làm cơ sở cho việc mở rộng thêm ở lớp 4. Nội dung và yêu cầu cơ bản về tri thức và kỹ năng: Ở các lớp 1, 2, 3, chưa vội đi vào các cơ sở lí luận, đi vào khái quát hoá, hệ thống hoá mà cần sớm hoàn thành các kĩ năng cơ bản về đọc, viết số, làm 4 phép tính, giải toán đơn và toán hợp, có một số kiến thức kĩ năng cơ bản về đo lường và hình học. - Về các số: Vẫn học các số đến 1000 và học các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n, nhưng chưa đưa nội dung phân số vào lớp 3). Học sinh phải nắm được các đơn vị đếm của hệ thập phân (Đơn vị, chục, trăm, nghìn) và mối quan hệ “cứ 10 đơn vị hàng dưới gộp thành 1 đơn vị hàng trên”. Có nhấn mạnh hơn yêu cầu biết quy tắc giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số, đọc và viết đúng các số có 3 chữ số. - Về phép cộng, phép trừ: Sớm hoàn thiện kĩ năng cộng, trừ bằng tính viết. Do đó cần chuyển hẳn sang tính viết ngay trong phần ôn tập đầu năm học về “cộng trừ trong phạm vi 100”. Ngoài việc nhận biết ý nghĩa của phép cộng, phép trừ 2 số, học sinh còn phải có kĩ năng : · Cộng trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản như: Cộng trừ với số không; cộng trừ hai số có một chữ số, hai số tròn chục, hai số tròn trăm; cộng trừ số có hai chữ số với số có một chữ số (64+7 ; 64-7) hoặc với số tròn chục bé hơn 100 (64+30 ; 64-30). · Biết đặt tính, làm tính đúng và biết thử lại kết quả tìm được. · Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ ngược nhau giữa phép cộng, phép trừ để làm tính nhanh. · Giải được các bài tập “Tìm x” dạng x + a = b ; a + x = b ; x - a = b ; a - x = b ; Trong đó x là số phải tìm; a và b là các số đã cho trong phạm vi 100, rồi 1000. Về phép nhân, phép chia: đây là hai phép tính mới học ở lớp 3. Họ sinh phải: · Hiểu được ý nghĩa của phép tính: phép nhân thay cho phép cộng các số hạng bằng nhau; phép chia là ngược lại với phép nhân; nắm được tên các số trong phép nhân (Thừa số, tích), phép chia (số bị chia, số chia, thương, số dư), các dấu của phép tính “x, :”; đọc và đúng các phép nhân chia. · Thuộc các bảng nhân, các bảng chia: vận dụng được vào tính nhẩm, tính nhanh các phép nhân, chia trong bảng và: nói ngay được: Nhân một số với 1, vẫn bằng số đó; chia một số cho 1, vẫn bằng số đó; Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0; Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Tính nhanh được các phép nhân, chia với 10, 100 · Biết đặt tính và làm đúng các phép nhân, chia số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số trong phạm vi 1000. · Nắm được và vận dụng được một số tính chất và quy tắc của phép nhân, chia để thực hiện tính nhanh như: Biết “Tích không đổi khi ta đổi chỗ các thừa số với nhau”. Biết từ phép nhân 12x2=24 suy ra 24:2=12 Biết cách tính hợp lý kết quả “Nhân, chia” một tổng (hay hiệu) với một số. · Nắm được cách tìm một thừa số chưa biết, tìm số bị chia, số chia chưa biết và vận dụng vào các bài tập “Tìm X” dạng Xxa=b, axX=b, X:a=b, a:X=b (a là các số đã biết trong phạm vi 1000). 1 Về biểu thức số: · Nhận thức được biểu thức số, đọc và viết được các biểu thức tổng, hiệu, tích, thượng của hai số. · Nắm được quy tắc về “Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức (không có ngoặc đơn và có ngoặc đơn) và vận dụng để tính được giá trị của biểu thức số có không quá 2 dấu phép tính. · Biết so sánh các tổng , hiệu, tích, thương của hai số với nhau, có sử dụng các dấu <, =, >, ghi kết quả so sánh. Giải bài toán có lời văn: · Tự giải được tất cả các loại toán đơn · Biết giải được các bài toán hợp-chủ yếu là bài toán có 2 phép tính-với các quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng và đạt yêu cầu như sau: Biết tự tóm tắt bài toán (ghi tóm tắt, vẽ sơ đồ, .) Tự tìm ra trình tự giải bài toán Viết được bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải có kèm phép tính tương ứng và đáp số, biết ghi đúng tên đơn vị. Về đo lường: · Nắm được tên các đơn vị đo đã học, kí hiệu và quan hệ giữa các đơn vị đo đã học, thực hiện các phép cộng, trừ nhân chia có số đo đại lượng. · Biết đo độ dài, biết xem đồng hồ, xem lịch. Về hình học: · Nhận biết được các hình học, gọi đúng tên, biết dùng chữ ghi tên hình, đọc tên hình ghi băng chữ. · Biết phân tích, tổng hợp hình theo hình vẽ trong trường hợp đơn giản, biết lắp ghép các hình đơn giản bằng giấy, bìa. ý nghĩa của việc dùng sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ dạy toán: Trong tài liệu phương pháp dạy toán, người ta phân biệt: - Trực quan đồ vật: các đồ vật xung quanh (bút, vở, que tính, các mô hình, mẫu vật .). - Trực quan đồ thị: Hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ . Trực quan đồ vật đóng vai trò quan trọng trong việc làm phong phú kinh nghiệm, cảm tính của trẻ khi hình thành các biểu tượng cụ thể tương ứng. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều và lâu dài trực quan đồ vật sẽ dẫn tới sự hạn chế phát triển tư duy trìu tượng. Vì vậy cần đảm bảo chuyển dần dần nhưng đúng lúc từ dạng này của trực quan sang dạng khác, từ cụ thể đến trìu tượng. Việc sử dụng các biểu diễn sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ có một ý nghĩa lớn đối với kết quả học toán của học sinh. Nó dung hoà được mâu thuẫn giữa việc đảm bảo tính khoa học cao và tính vừa sức đối với các em, giữa trình độ trìu tượng hoá toán học cao và sự chưa phát triển tư duy trìu tượng của học sinh tiểu học. Nhờ phương pháp biểu diễn bằng sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ mà lới giải của nhiều bài toán trở nên dễ hiểu. Ngay cả đối với học sinh tiểu học, nhờ phương pháp này, các em cũng có thể giải được các bài toán lớp trên, mặc dầu các em chưa có các kiến thức tương ứng (đại số, lượng giác). Các tài liệu về phương pháp giảng dạy thường khuyên nên cho học sinh những bài tập có tác dụng phát triển, dưới dạng những bài toán chưa có câu hỏi, những bài toán với dữ kiện thừa hoặc thiếu. Lúc này các sơ đồ, hình vẽ chính xác sẽ giúp học sinh giải quyết được vấn đề vì chúng thể hiện một cách trực quan những gì đã biết, những gì phải xác định, hoặc những dữ kiện thiếu (thừa), từ đó biết sử dụng mối liên hệ cần thiết để giải bài toán. Ngoài ra, hình vẽ, sơ đồ có khả năng làm cho học sinh tích cực tiếp thu thói quen tự kiểm tra. Thực vậy, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ biểu diễn đúng các điều kiện của bài toán, cho phép các em (trong nhiều trường hợp) dự đoán được đáp số mong chờ, kiểm tra đúng đắn lời giải bài toán. Cơ sở tâm lý: Trong một thời gian dài, người ta cho rằng tính trực quan hết sức quan trọng đối với học sinh chỉ trong những bước đầu tiên để nắm kiến thức, tạo cơ sở cảm tính cho việc hình thành khả năng khái quát hoá, nhưng cùng với sự phát triển tư duy trìu tượng, thì sự cần thiết cũng giảm dần. Chẳng hạn, đối với việc giải các bài toán: Lúc đầu cần có trực quan đồ vật đầy đủ cùng với việc biểu diễn phép tính. Tiếp sau, thay trực quan đầy đủ bằng trực quan một phần, lúc này không cần biểu diễn phép tính nữa. Cuối cùng, khi các tiền đề để hình thành khái niệm trìu tượng và các phép tính đã được thiết lập rồi thì trực quan hoàn toàn không cần thiết nữa. Như vậy, trực quan chỉ coi là chỗ dựa tạm thời để phát triển tư duy trìu 2 tượng. Tuy nhiên, khái quát hoá, trìu tượng hoá lại cần dựa trên cơ sở cảm tính bền vững, và trực quan vẫn cần thiết cả trong những bước tiếp theo, để phát triển hơn nữa những hình thức phức tạp của tư duy cụ thể. Vì đối với học sinh cấp I thì không chỉ tư duy trìu tượng, mà ngay cả tư duy cụ thể cũng mới chỉ được phát triển trong mức độ hạn chế. Cơ sở thực tiễn: Bằng phương pháp điều tra, tiếp xúc với giáo viên và học sinh lớp 3, cũng như qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: - Sử dụng hình vẽ, sơ đồ trong việc hình thành các khái niệm toán học sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, chắc chắn. Nhờ nó, học sinh thấy rõ được ý nghĩa trực quan của các mối liên hệ thuộc toán học và trong quá trình sử dụng chúng, học sinh sẽ đào sâu, củng cố, phát triển tư duy toán học. - Các hình vẽ, sơ đồ được hoàn thành một cách cẩn thận sẽ giúp rất nhiều cho giáo dục thẩm mỹ, làm cho các em theo dõi một cách hứng thú những lời giải hay, làm giảm sự mệt mỏi và nâng cao, nuôi dưỡng sự chý ý của các em. - Trong thực tiễn giảng dạy, ta thường bắt gặp những học sinh hay ngại khó, không tích cực suy nghĩ, không thích làm bài tập (nhất là khi giải toán). Một trong những nguyên nhân cơ bản là các em chưa được chuẩn bị cho tư duy trìu tượng. biện pháp đề xuất: Trong thực tế trực tiếp giảng dạy, tôi có rút ra được một số biện pháp nhằm giúp học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, có hiệu quả đồng thời kích thích được hứng thú học toán ở các em. 3 . Vị trí, nội dung và yêu cầu của môn toán ở lớp 3: Vị trí: Lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phải chuẩn bị cơ sở. với số có một chữ số (64+7 ; 64-7) hoặc với số tròn chục bé hơn 100 (64 +30 ; 64 -30 ). · Biết đặt tính, làm tính đúng và biết thử lại kết quả tìm được. ·

Ngày đăng: 29/09/2013, 10:10