Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
93,5 KB
Nội dung
. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đọc là một trong bốn kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết ) yêu cầu học sinh phải đạt được trong môn học tiếng Việt, một môn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay. Đọc thông, viết thạo là yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiều học nào. Ngay những ngày đầu tiên đến trường các em phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh. Song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học ở tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho tất cả các em học sinh, nó khẳn định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tuy nhiên việc dạy tập đọc như hiện nay ở tiểu học vẫn còn gặp không ít khó khăn từ cả hai phía học sinh và giáo viên: -Đối với học sinh, có nhiều em chưa đạt được yêu cầu đặt ra trong việc phát triển kĩ năng đọc. -Đối với giáo viên có nhiều người còn lúng túng trong quá trình dạy học và đặt biệt không biết phải làm thế nào để giúp học sinh có được kĩ năng đọc nhất là đọc diễn cảm và ngừng, nghỉ hợp lí ở những dòng thơ hay câu văn dài… Đa số các em rất thích đọc nhưng do các em chưa nắm được phương pháp đọc, chưa biết quy luật ngừng và ngắt nghỉ đúng chỗ, không biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu các tiếng gieo vần trong thơ, hoặc là chưa thể hiện được lời tác giả với lời nhân vật…chính vì thế mà khâu đọc bài của các em trở nên yếu. Theo tôi, trong một bài tập đọc, đọc đúng chỗ ngắt giọng và diễn cảm là một yêu cầu cần được rèn luyện vì thông qua đọc sẽ giáo dục cho học sinh tính thẫm mĩ, làm tăng thêm cảm xúc, cảm thụ sâu sắc bài văn, bài thơ, bộc lộ được nội dung bài văn, bài thơ nhằm truyền cảm đến người nghe và từ đó làm cho học sinh thêm yêu thích văn học. Để nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc, yêu cầu đặt ra đối với bản thân tôi là không chỉ giúp học sinh biết giải mã các kí hiệu chữ viết thành âm thanh mà còn phải giúp học sinh có khả năng nhận thức, thông hiểu những gì được đọc. Một trong những kĩ năng quan trọng trong quá trình hình thành kĩ năng đọc cho học sinh đó là kĩ năng “ ngắt giọng” trong khi đọc. Đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A 1 “ Đọc đúng chỗ ngắt giọng” trong phân môn Tập đọc của năm học 2009 – 2010. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tập đọc góp phần rèn luyện cho các em các thao tác tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên – con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. -Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. - Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 3. - Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện, tình tiết trong bài, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật trong các bài tập đọc có giá trị văn chương. - Mức độ đọc của học sinh có thể tiến hành rèn luyện từ thấp đến cao như: đọc diễn tả đúng ngữ điệu từng loại câu, biết hạ giọng hoặc cao giọng theo câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. - Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ ( thường là các từ gợi tả, gợi cảm, từ dùng để hỏi…) làm nổi bật ý nghĩa của câu văn, câu thơ. - Biết ngắt nhịp đúng các vế ( ở giữa câu và nhịp thơ) và diễn tả đúng tình cảm của từng đoạn văn thơ ( giọng vui, buồn, phấn khởi, hào hứng hoặc trang nghiêm…). III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Qua tìm hiểu cách đọc của học sinh, sau đó nghiên cứu kĩ tính chất, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc và cụ thể từng bài tập đọc. Tôi thấy rằng mỗi bài đều có một nét riêng, một cách đọc khác nhau cần khai thác triệt để, để từ đó giúp các em từng bước kịp thời sửa chữa và đi đến đọc đúng, diễn cảm và đồng thời cảm thụ tốt bài tập đọc. - Muốn vậy, trước tiện bản thân tôi phải cố gắng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn ở các đồng nghiệp, dự giờ, thao giảng, nghiên cứu sách giao khoa, sách tham khảo về phân môn tiếng Việt. Tạo cho bản thân nhiều phương pháp dạy tốt và tôi còn ra sức phấn đấu rèn cho mình thực hiện bài văn, bài thơ đọc đọc chỗ ngắt giọng và thật là diễn cảm. - Đối với học sinh phải tạo được cảm xúc cho các em trước mỗi bài tập đọc. Phải tạo được lớp học một bầu không khí học tập thoải mái, tránh gò bó, để học sinh dễ dàng trực cảm với mỗi bài văn, bài thơ tất cả đều hướng về tiết học, có tâm trạng chờ đợi và chú ý khi nghe bạn đọc bài. Khi cho học sinh đọc nếu như có em nào đọc sai hoặc ngắt nghỉ chưa đúng giáo viên cũng chưa nên bắt các em dừng lại sửa chữa ngay, vì làm như thế học sinh sẽ mất hết cảm xúc khi đọc… - Việc giúp học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng và diễn cảm cũng góp phần giúp các em cảm thụ tốt bài văn vì khi đọc bài học sinh có ít nhiều cảm thụ, các em đọc đúng, diễn cảm càng hay thì mức độ cảm thụ bài văn của các em càng sâu sắc và phong phú. IV. ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU. -Dạy học tập đọc ở lớp 4, thông qua “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4a1, trường tiểu học Mỹ Tú A, đọc đúng chỗ ngắt giọng”. B.PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ Sở Lí Luận. Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang là vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta hiện. Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học là “ nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Mục tiêu hiện nay trong việc đổi mới phương pháp dạy học là khắc phục lối truyền thụ một chiều, từng bước thực hiện tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của lớp học, phù hợp với nội dung bài học. Vì vậy trong phương pháp giảng dạy tôi luôn coi trọng nguyên tắc: “ học sinh là chủ thể hoạt động là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục”, để từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh, phân loại đối tượng học sinh trong lớp để việc giảng dạy sát đối tượng hơn, phát huy được khả năng của học sinh khá, giỏi mà không ảnh hưởng đến trình độ tiếp thu lĩnh hội của học sinh trung bình, yếu. Trong tiếng Việt ở tiểu học được dạy và học thông qua bảy phân môn khác nhau là: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn thì Tập đọc là phân môn giữ vai trò quan trọng và chủ yếu. Thông qua học phân môn này học sinh tiểu học có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn học được thể hiện qua các bài tập đọc, vì thế bồi dưỡng, hướng dẫn cho học sinh ngắt giọng đúng chỗ và diễn cảm là một điều rất cần phải làm để từ đó có thể giúp cho học sinh: củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1,2 3,…tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh, nâng lên mức độ cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,… Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí khoa học,trong đó có 45 bài văn xuôi, vở kịch, 17 bài thơ. Học sinh được củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành và phát triển từ các lớp dưới, đồng thời tôi luôn chú trọng khâu luyện đọc đúng chỗ ngắt giọng ở mỗi bài tập đọc trên lớp theo kiểu “ ngắt giọng lôgic và ngắt giọng theo tính biểu cảm”. Học sinh tiểu học là lứa tuổi mà nhận thức cảm tính chiếm ưu thế, các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài và thế giới bên ngoài đi vào trong các em thông qua các giác quan. Cái hay, cái đẹp của những bài văn, bài thơ mà các em đọc và cảm nhận sẽ giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới. Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học là điều cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và hiện đại hóa phương tiện giáo dục giúp cho giáo viên thành công hơn trong cộng tác giảng dạy với nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ ( những mầm non tương lai của đất nước ). Bên cạnh đó trình độ nhận thức và năng lực học tập của học sinh phải đuộc ngày càng nâng cao theo sự phát triển của xã hội, những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, đòi hỏi học sinh phải tích cực phát huy tinh thần học tập tích cực theo hướng đổi mới “ học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục”, vì vậy giáo giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn còn học sinh là chủ thể, tích cực, chủ động, sáng tạo, phát hiện và nắm vững tri thức. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn luôn mong muốn tất cả học sinh mình phải giỏi giang và là những người hữu dụng cho đất nước. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu được nhận lớp tôi luôn theo sát học sinh, để phát hiện và giúp đỡ các em kịp thời, làm sao cho các em có những kiến thức nhất định, sẳn sàng cho việc học tốt ở lớp trên. Muốn vậy học sinh phải đọc thông, viết thạo, có óc phán đoán, biết lập kế hoạch tự luyện tập để có thể luyện đọc thật tốt khi gặp những bài đọc trên lớp học. Chương II. Thực Trạng Của Vấn Đề Nghiên Cứu. Môn Tiếng việt cùng với môn Toán ở trường phổ thông có một vị trí, chức năng nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục-đào tạo học sinh. Điều đó đã được thực tế khẳng định, nhưng trong nền kinh tế thị trường đang phát triển của đất nước ta hiện nay, tình hình học tập của học sinh trở nên sa sút. Điều đó tất nhiên do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ quan có, khách quan có nhưng do các em quan niệm không đúng về cách học môn tập đọc, mục tiêu các em đặt ra là chỉ cần đọc trôi chảy là được. Phần lớn các câu văn, đoạn văn hay bài văn học sinh đa số chưa biết cách ngắt giọng hay ngắt nhịp không đúng ở các bài thơ không đọc lưu loát và diễn cảm được. Các em chưa biết tách danh từ ra khỏi định ngữ, tách tính từ hoặc động từ ra khỏi bổ ngữ. ngắt giọng tùy tiện trong lúc đọc nên ảnh hưởng đến nội dung câu văn. Giọng đọc sai do tách từ chỉ loại ra khỏi danh từ, tách một từ ra làm hai, không nắm được các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu nên câu văn trở thành câu cụt hoặc hiều sai về nghĩa. Khi đọc một số câu thơ học sinh thường đọc sai, ngắt nhịp sau “hư từ” khi đọc Đối với những bài có tác dụng truyền cảm thiên về cảm xúc, chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lăng… Học sinh chưa thể hiện được như bài mẹ ốm, bè xuôi sông La… Từ đó dẫn đến tình trang học sinh đến lớp xem giờ học chiều lệ, qua loa . Nhưng cũng phải thừa nhận một điều là học sinh đọc chưa tốt là do chính bản thân của các em và hình thức tổ chức chính của giáo viên. Qua nhiều năm giảng dạy ở Tiểu học, nói chung và làm công tác chủ nhiệm ở lớp4. Đầu năm khi nhận lớp tôi đều cho học sinh làm bài kiểm tra chất lượng, để nắm kiến thức và tốc độ đọc của từng em và phân loại, kết quả khảo sát đầu năm học 2009-2010 như sau : Tổng số : 27 em Giỏi : 2 em Tỷ lệ : 7,40% Khá : 8 em Tỷ lệ : 29,62% TB: 10 em Tỷ lệ : 37,03% Yếu : 7 em Tỷ lệ : 25,12% Trước tình hình và kết quả như thế nếu như giáo viên không nổ lực và cố gắng đưa ra những biện pháp tối ưu để giúp đỡ học sinh thì chất lượng sẽ không thể cao . Chương 3 : Giải pháp Một số biện pháp giúp học sinh đọcđúng chỗ ngắt giọng trong phân môn tập đọc . Qua tìm hiểu cách đọc của học sinh, sau đó Mỹ, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc và cụ thể từng bài tập đọc. Tôi thấy rằng mỗi bài đều có một nét riêng, một cách đọc khác nhau, cần khai thác triệt để từ đó giúp các em từng bước kịp thời sữa chữa và đi đến đọc đúng, diễn cảm và đồng thời cảm thụ tốt bài đọc. Để khắc phục tình trạng ấy tôi suy nghĩ, phải làm cách nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua giờ học môn tập đọc. Từ đó giúp học sinh yêu thích môn học, từng bước nâng cao chất lượng học sinh và những biện pháp sau đây mà tôi từng áp dụng khi dạy môn tập đọc. Có hai kiểu ngắt giọng cơ bản đó là “ngắt giọng lôgic” và “ngắt giọng biểu cảm”. Ngắt giọng lo6gic là những chỗ dùng để tách các nhóm từ trong câu, ngắt giọng lôgic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. Ngắt giọng biểu cảm đối lặp với ngắt giọng lôgic đó những chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm tạo ra một ấn tượng về cảm xác. Sau đây là một số ví dụ minh họa và những biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng chỗ ngắt giọng cho học sinh . 1. Về kĩ năng ngắt giọng lôgic : Khi đọc một văn bản nào đó, nếu gặp những dấu câu ta cần phải phải ngắt, nghỉ đó chính là việc ngắt giọng. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy, sau chấm lại phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy. Sau dấu phẩy cũng phải có lúc lại phải nghỉ khác nhau : Dấu phẩy ngăn cách giữa các vế câu phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy sau trạng ngữ, dấu phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận đẳng lập trong câu. Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp, tuy nhiên các quan hệ ngữ pháp có lúc được biểu hiện trên chữ viết có lúc lại không có biểu hiện gì. Do đó, muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng ta cần phải nắm được các quan hệ giữa ngữ pháp đó . Trong thực tế, do không nắm được các quan hệ ngữ pháp, do sự ngắt nhịp theo cảm tính để tạo sự cân bằng về âm thanh hoặc đôi khi do những nhịp điệu của các vần thơ mà dẫn đến việc học sinh đọc sai chỗ ngắt giọng làm ảnh hưởng đến việc hiểu văn bản. Một số lỗi thường gặp ở học sinh khi đọc đó là : tách một danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm, tách động từ chỉ loại ra khỏi danh từ, tách một từ ra làm đôi, ngắt giọng sau hư từ . 1.1 Ngắt giọng sai do tách danh từ ra khỏi định ngữ, tách tính từ hao85c động từ ra khỏi bổ ngữ . Khi đọc một số bài văn xuôi có những câu văn dài với cấu trúc ngữ pháp phức tạp, học sinh thường ngắt giọng một cách tùy tiện làm ảnh hưởng đến nội dung câu văn . - Trăng sáng mùa thu / vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc… ( Trung thu độc lập – TV4 tập 1, trang 66) . Trong ví dụ trên, học sinh đã ngắt giọng sai do tách “vằng vặc” ra khỏi “ trăng sáng mùa thu” là chủ ngữ và vị ngữ là “ vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc ”. Do đó cần hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng như sau : “ Trăng sáng mùa thu vằng vặc / chiếu khăp thành phố, làng mạc…” - Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bể thổi “phì phào” …( Thưa chuyện với mẹ - TV4 tập 1, trang 86 ) . Nếu ngắt giọng như trên thì câu văn sẽ bị hiểu sai thành : Cương vừa nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi và Cương vừa cảm thấy vui vẻ bên tiếng bể thổi “phì phào”. Do đó, cần hướng dẫn học sinh đọc đúng như sau : “ Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bể thổi “phì phào” … - Chú đậu trên một cành lộc vừng / ngả dài trên mặt hồ . ( Con chuồn chuồn nước – TV4, tập 2, trang 127) . Ở đây học sinh cũng đã sai khi tách “ngả dài” ra khỏi “cành lộc vừng”, do đó câu văn bị hiểu thành : chú chuồn chuồn nằm ngả dài trên mặt hồ chứ không phải cành lộc vừng ! ? vì vậy cần hướng dẫn học sinh đọc đúng như sau : “ Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ”. Khi đọc một số câu thơ, do không chú ý đến quan hệ ngữ pháp mà chỉ chú ý đến sự cân đối về âm thanh mà học sinh đã đọc chỗ ngắt nhịp sai làm sai ý nghĩa của câu thơ . Ví dụ : - Những thằng cu / áo đỏ chạy lon xon . - Con bò vàng / ngộ nghĩnh đuổi theo sau (Chợ tết – TV4, tập 2, trang 38) . Rõ ràng theo cảm tính mà học sinh đã ngắt nhịp sai do tách “áo đỏ” ra khỏi “ Những thằng cu”, tách “ ngộ nghĩnh” ra khỏi “ con bò vàng” làm cho câu thơ bị tách thành hai câu cụt. Do đó cần hướng dẫn học sinh đọc đúng như sau : “ Những thằng cu áo đỏ / chạy lon xon” . “ Con bò vàng nghộ nghĩnh / đuổi theo sau” . Để khắc phục các lỗi trên, khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên cần lưu ý học sinh cách phân tích quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, cần giúp học sinh nắm được quan hệ giữa định ngữ với danh từ, định ngữ bổ nghĩa cho danh từ và chúng liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một cụm danh từ. Do đó khi đọc không được ngắt giọng ở những chỗ ngăn cách giữa danh từ với định ngữ đi kèm . 1.2 Ngắt giọng sai do tách từ chỉ loại ra khỏi danh từ, tách một từ ra làm hai . Do không nắm được các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu văn mà học sinh cũng dễ đọc sai chỗ ngắt giọng làm cho câu văn trở thành những câu cụt hoặc bị hiểu sai về nghĩa . Ví dụ : - Nổi bật trên hoa văn / trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. ( Trống đồng Đông Sơn – TV4, tập 2, trang 17) . Do ngắt giọng sai, tách cụm từ “ hoa văn trống đồng làm hai như trên nên câu văn sẽ bị sai về nghĩa bởi theo cách ngắt giọng đó thì “ nổi bật trên hoa văn” sẽ làm trạng ngữ và “ trống đồng” trở thành chủ ngữ. Vì vậy cần hướng dẫn học sinh đọc đúng như sau . -“Nổi bật trên hoa văn trống đống / là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên” Ví dụ : - Tôi lim dim / mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ . Sa Pa quả là một món quà / tặng kì diệu mà thiên nhiên dành cho đất nước ta ( Đường đi Sa Pa – TV4, tập 2, trang 102) . Ở đây, học sinh cũng đã mắc sai lầm khi tách “ lim dim mắt”, “ quà tặng” ra làm đôi và làm cho câu văn cũng bị sai về nghĩa. Hướng dẫn học sinh đọc đúng là : - Sa Pa quả là một món quà tặng kì diệu / mà thiên nhiên dành cho đất nước ta . - Tôi lim dim mắt / ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ . Chẳng hạn : - Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu / soi vào bóng tối cửa đền .(Ăng – co – vát – TV4, tập 2, trang 123) . - Mỗi đứa trẻ trung bình / mỗi ngày cười 400 lần (Tiếng cười là liều thuốc bổ - TV4, tập 2, trang 153) . Nếu ngắt giọng sai như trên thì ta thấy sẽ có một loại “ ánh sáng chiếu” được soi vào bóng tối của cửa đền . Còn ở câu thứ hai do ngắt giọng sai nên “ trung bình mỗi ngày” là trạng ngữ đã bị tách làm hai và câu văn bị hiểu thành “ trung bình” là định ngữ bổ nghĩa cho “ mỗi đứa trẻ”. Do đó cần hướng dẫn học sinh đọc đúng như sau : [...]... bình mỗi ngày cười 40 0 lần Khi đọc một số câu thơ mất đi ý nghĩa thực Ví dụ : - Chuyện ngày xưa /đã có bờ tre xanh (Tre Việt Nam – TV4, tập 1 trang 41 ) - Anh tràng gà trống / tính nhanh lõi đời (Gà trống và Cáo- TV4, tập 1, trang 51) - Hai triệu vì sao / xuống cùng Đúc thành ông / mặt trời mới - Mãi mãi không / còn mùa đông Trong ruột không / còn thuốc nổ (Nếu chúng mình có phép lạ TV4, tập 1, trang... thơ Tuy kết quả không cao lắm nhưng tôi cảm thấy rất hài lòng so với đầu năm là : - Tổng số học sinh đầu năm : 27/15 - Tổng số học sinh hiện nay (cuối tháng 3) 26/ 14 (chuyển đi 1) + Giỏi : 10 em đạt 38 ,46 % + Khá : 12 em đạt 46 ,15% + TB : 4 em đạt 15,38% + Yếu : / C KẾT LUẬN : 1 Như vậy đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngắt giọng hay là mục đích của việc dạy học tập đọc, đó là một trong những phương tiện để... thơ đó Sau đây là một vài ví dụ : - Bây giờ mẹ lại / lần giường tập đi (Mẹ ốm – TV4, tập 1, trang 10) - Vừa nhân hậu lại / tuyệt vời sâu xa Người ngay thì / được phật tiên độ trì Con sông chảy có / rặng dừa nghiêng soi Vừa độ lượng lại / đa tình đa mang Chăm làm thì được / áo cơm cửa nhà ( truyện cổ nước mình – TV4, tập 1, trang 19) Trong các câu trên, học sinh đã ngắt nhịp sai do tách hư từ,... Trong ruột không / còn thuốc nổ (Nếu chúng mình có phép lạ TV4, tập 1, trang 76) - Qua bao / nhiêu ngọn gió Trên những / cánh đồng hoa Lóa màu / trắng hoa mơ Mùi hoa / huệ ngọt ngào.( Tuổi ngựa- TV4, tập 1, trang 149 ) Ở các câu trên, học sinh đã ngắt nhịp sai do tách các từ “ bờ tre xanh”, “Anh chàng Gà Trống”, “Vì sao”, “ Ông mặt trời”, “không còn”, “bao nhiêu”, “những cánh đồng”, “ màu trắng”, “hoa huệ”... hệ ngữ pháp để tạo ra một cách ngắt nhịp đem đến cho người nghe sự nhẹ nhàng êm ái trong giai điệu của những vần thơ chứa đầy chất nhạc Chẳng hạn như khi đọc một số câu trong bài “ Bè xuôi sông La”( TV4, tập 2, trang 27), tôi thường hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp như sau : “ Sông La ơi sông La” Với cách ngắt nhịp trên sẽ gây được cảm xúc mạnh mẽ hơn đối với người nghe, câu thơ trở nên mượt mà hơn... lặng… có tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý đối với người nghe góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho văn bản Sau đây là một vài ví dụ : - Khi đọc một câu thơ cuối trong bài thơ “ Mẹ ốm” TV4, tập 1, trang 10, tôi hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt nhịp như sau : - Mẹ là đất nước tháng ngày của con Rõ ràng với cách ngắt nhịp như trên sẽ giúp cho người nghe thấy hết được tình cảm yêu thương... điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình, phát huy sở trường của môn học - Xây dựng một bầu không khí lành mạnh (đầy lòng thương yêu, tin cậy, an toàn) trong trường và ở ngoài lớp Động viên khen ngợi, khuyến khích kịp thời trước mỗi thành công của học sinh - kết hợp chặt chẽ mối quan hệ gia đình – nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Hướng dẫn, kế hoạch . phú. IV. ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU. -Dạy học tập đọc ở lớp 4, thông qua “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4a1, trường tiểu học Mỹ Tú A, đọc đúng chỗ ngắt giọng” số học sinh hiện nay (cuối tháng 3) 26/ 14 (chuyển đi 1) + Giỏi : 10 em đạt 38 ,46 % + Khá : 12 em đạt 46 ,15% + TB : 4 em đạt 15,38% + Yếu : / C. KẾT LUẬN :