Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
256,39 KB
Nội dung
ÁPDỤNGMÔHÌNHCHONGÀNHSẢNXUẤTGIẦYDÉPVIỆTNAM 1. Mô tả số liệu Số liệu được thu thập từ cuộc điều tra doanh nghiệp 2000 - 2003 do Tổng cục thống kê thực hiện. Các thông tin sử dụng bao gồm tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng lao động, nguồn vốn, doanh thu, loại hình và chi phí sảnxuất của doanh nghiệp. Các bộ số liệu được sử dụng Số liệu ngànhgiầy da (64 cơ sở) trong 3 năm 2000 - 2002 Số liệu gộp hai ngành tiêu dùng dệt may và giầy da của Hà Nội (76 cơ sở) từ 2001- 2003 Các biến trong môhình VA : Giá trị gia tăng ( Triệu đồng) R : Doanh thu (Triệu đồng) Kr : Vốn ròng ( = Tổng tài sản - Khấu hao, đơn vị tính: triệu đồng) L : Số lao động trong doanh nghiệp ( người) AGE : Tuổi của doanh nghiệp ( Số năm hoạt động trong ngành) OWN1: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân OWN2: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước REG1: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp ở miền Nam REG2: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp ở miền Bắc INDS: Biến giả nhận giá trị bằng 0 nếu doanh nghiệp thuộc ngànhgiầy dép, bằng 1 nếu doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Giá trị thống kê của các biến trong môhình 1 Đơn vị : Triệu đồng Bảng 3.1 NgànhgiầydépNăm Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 200 0 VA 64 9967,61 27086,67 14 204532 L 64 317,48 594,53 5 2699 Kr 64 10089,48 22247,69 13 146387 R 64 46782,52 104475,52 87 584531 200 1 VA 64 10453,69 15287,39 27 80153 L 64 340,91 634,4 5 2967 Kr 64 10728,81 19848,18 11 119959 R 64 52182,93 118765,5 117 698458 200 2 VA 64 7862,73 14651,7 40 89781 L 64 323,06 515,83 5 2039 Kr 64 9745,95 17704,92 9 119966 R 64 58079,31 164731,02 144 933814 200 0 - 200 2 VA 192 9428,01 19008,59 14 201532 L 192 327,15 581,5867 5 2967 Kr 192 10188,08 19933,6 9 146387 R 192 52348,25 129324 87 933814 Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào các chỉ tiêu trong bảng 3.1 ta thấy giá trị gia tăng của ngànhgiầy tăng trong hai năm 2000 và 2001, nhưng đến năm 2002 giá trị này lại giảm, thậm chí còn thấp hơn so với năm 2000. Lý do để giải thích cho điều này đó là năm 2002 Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại WTO khiến tình hình cạnh tranh giữa sảnxuấtgiầydép nước ta và Trung Quốc trở nên gay gắt, do đó VA của toàn ngành giảm. Vốn đầu tư trong năm 2002 cũng không lớn bằng năm trước, mặc dù lực lượng lao động vẫn tăng nhưng không đủ lớn do đó doanh thu nói chung không cao, khoảng cách về qui môsảnxuất giữa các doanh nghiệp trong ngành lớn nên độ lệch chuẩn của các biến cũng cao 2 Bảng 3.2 Ngành Dệt may - GiầydépNăm Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 200 1 VA 76 7245,388 15369,911 21,728 90401,98 L 76 447,178 788,7977 6 3643 Kr 76 27878,387 80596,254 55,4455 577552,47 R 76 28747,215 74355,245 71,125 55363,36 200 2 VA 76 8967,21 12546,21 32,2564 80236,15 L 76 626,326 668,254 12 6598 Kr 76 25365,125 60326,245 62,3261 73265,124 R 76 30236,658 78959,568 102,054 60584,12 200 3 VA 76 10236,325 23654,12 60,235 102365,12 L 76 556,15 884,15 10 7526 Kr 76 32125,12 65324,21 102,325 87595,12 R 76 35654,24 24578,25 89,258 86957,42 200 1 - 200 3 VA 228 8536,245 15857,85 21,728 102362,12 L 228 535,245 758,25 6 7526 Kr 228 286594,12 65384,15 55,4455 87595,12 R 228 26584,25 21457,54 71,125 55363,36 Nguồn: Tính toán của tác giả Phân tích chung đối với ngành gộp cũng cho thấy tuy giá trị gia tăng có tăng dần qua các năm nhưng do trong ba năm từ 2001 đến 2003 ngành dệt may được quan tâm hơn nên nguồn vốn được đầu tư nhiều , lao động không có nhiều thay đổi nhưng giá doanh thu chung của toàn ngành dệt may giầydép cũng tăng. 2. Môhình hàm sảnxuất biên đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả và phi hiệu quả của ngànhgiầydép 2.1 Môhình hàm sảnxuất biên 3 Sử dụngmôhình hàm sảnxuất biên để đánh giá vai trò của các nhân tố đầu vào đối với hiệu quả sảnxuất của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật ( Technical Efficiency - TE ). Biến đại diện cho hiệu quả sảnxuất là giá trị gia tăng (VA) là một hàm của hai nhân tố vốn (Kr) và lao động(L) Dạng 1: Hàm sảnxuất Cobb - Douglass với giả thiết nhiễu ngẫu nhiên U i phân phối bán chuẩn Ln(VA i ) = β 1 + β 2 Ln(L i ) + β 3 Ln(Kr i ) + (V i - U i ) Dạng 2: Hàm sảnxuất loga siêu việt với giả thiết nhiễu ngẫu nhiên U i phân phối theo qui luật chuẩn cắt cụt Ln(VA i )= β 1 + β 2 Ln(L i ) + β 3 Ln(Kr i ) + β 4 Ln(L i ) 2 + β 5 Ln(Kr i ) 2 + β 6 Ln(L i ).Ln(Kr i ) + β 7 Ln(L i ).t + β 8 Ln(Kr i ).t + β 9 t + β 10 t 2 +(V i - U i ) Trong đó i : là kí hiệu chỉ quan sát thứ i trong thời kỳ nghiên cứu t : biểu diễn chonăm nghiên cứu (t =1,2,3 tương ứng cho các năm 2000, 2001, 2002) Ln . là logarit cơ số tự nhiên của các biến tương ứng Kiểm định giả thiết để lựa chọn dạng hàm: Kiểm định tỷ số hợp lý Tư tưởng chung của kiểm định đưa ra trên cơ sở xây dựng một cặp giả thiết với các điều kiện đối lập H 0 và H 1 , L(H 0 ) và L(H 1 ) là giá trị loga của hàm hợp lý của môhình có điều kiện ràng buộc trong các giả thiết. Tiêu chuẩn kiểm định λ = -2[L(H 0 ) - L(H 1 )] có phân phối χ 2 với số bậc tự do bằng số chênh lệch giữa số các tham số trong hai giả thiết H 0 , H 1 Giả Định dạng môhình Giá trị của hàm hợp lý Giá trị thống kê λ Giá trị χ 2 tới hạn Quyết định 4 H 0 Cobb-Douglas -292,405 20,162 14,0671 * Bác bỏ H 0 H 1 Loga siêu việt -282,324 Vậy dạng hàm lựa chọn là hàm loga siêu việt với hai đầu vào là vốn (Kr) và lao động (L). 2.2 Môhình đánh giá tác động của các nhân tố tới tính phi hiệu quả kỹ thuật Theo một số nghiên cứu, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả và phi hiệu quả của một doanh nghiệp trong ngànhsảnxuất như qui mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động (tuổi doanh nghiệp), hình thức sở hữu, cơ cấu vốn, xuất khẩu, hoạt động nghiên cứu và phát triển .Tuy nhiên do số liệu không đầy đủ nên tác giả chỉ đưa vào một số yếu tố và phân tích tác động của chúng. Môhình chỉ định như sau µ i = δ 0 + δ 1 (Kr i /L i ) + δ 2 R i + δ 3 OWN1 i + δ 4 OWN2 i + δ 5 REG1 i + δ 6 REG2 i + δ 7 AGE i + δ 7 AGE i 2 + w i Với µ : giá trị trung bình của nhiễu U đại diện cho mức phi hiệuquả Kr/L : Tỷ số giữa vốn ròng và lao động biểu thị mức độ trang bị kỹ thuật trên một lao động R : Doanh thu ( đại diện cho qui mô của doanh nghiệp) AGE : Tuổi của doanh nghiệp ( Số năm hoạt động trong ngành) OWN1: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài OWN2: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước REG1: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp ở miền Nam 5 REG2: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp ở miền Bắc Có thể kiểm định sự tồn tại của mức phi hiệu quả kỹ thuật (HQKT) bằng kiểm định tỷ số hợp lý với thống kê λ Giả thiết H 0 : Không có phi hiệu quả kỹ thuật (γ = µ = η = 0) H 1 : Có phi hiệu quả kỹ thuật ( ít nhất một hệ số khác 0) Nếu giả thiết H 0 chưa bị bác bỏ thì sẽ không có tham số biên biểu thị mức phi hiệu quả trong hàm sảnxuất do đó phương pháp ước lượng lại quay trở phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường. Giả Định dạng môhình Giá trị của hàm hợp lý Giá trị thống kê λ Giá trị χ 2 tới hạn Quyết định H 0 Không có phi HQKT -360,326 23.325 7,045 * Bác bỏ H 0 H 1 Có tồn tại phi HQKT -348,6635 Vậy trong môhình hàm sảnxuất tồn tại tính phi hiệu quả kỹ thuật * Giá trị tới hạn lấy với mức ý nghĩa 5%, bậc tự do bằng số hệ số chênh lệch giữa hai môhình trong hai giả thiết H 0 , H 1 2.3 Kết quả ước lượng môhình Tác giả sử dụng phần mềm FRONTIER 4.1 để ước lượng hàm sảnxuất biên ngẫu nhiên và môhình phi hiệu quả 6 Bảng 3.3: Kết quả ước lượng môhình biên ngẫu nhiên và môhình phi hiệu quả ( theo phương pháp ước lượng hợp lý tối đa) Biến Hệ số ước lượng Độ lệch chuẩn Thống kê T Môhình 1: môhình hàm sảnxuất biên ngẫu nhiên CONST 1,87 0,9103 2,0542 LnL 0,327 0,08912 3,669 LnKr 0,361 0,08803 4,1008 Ln(L 2 ) -0,163 0,04397 -3,707 Ln(Kr 2 ) 0,1806 0,44365 0,407 (LnL)(LnKr) -0,044 0,2033 0,2164 (LnL)t -0,085 0,0789 1,0762 (LnK)t 0,038 0,05342 0,6739 t 0,449 0,64915 0,6916 t 2 -0,805 0,15403 -5,2262 Môhình 2: môhình phi hiệu quả (Kr/L) -0,0015 0,01615 0,0928 R -0,0001 * 0,000047 2,276 OWN1 1,426 * 0,44574 3,1992 OWN2 0,3028 0,63187 0,4792 REG1 -0,2167 0,4722 -0,4589 REG2 0,143 0,51556 0,2774 AGE 0,1033 0,17896 0,5772 AGE 2 -0.0351 0,12712 -0,2761 σ 2 1,691 * 0,31338 5,396 γ 0,742 * 0,078723 9,432 Giá trị hàm hợp lý tối đa -272,253 Nguồn: Kết quả ước lượng của chương trình Frontier Dấu (* ) biểu hiện hệ số có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% Trong mô hình, cả hàm sảnxuất và môhình phi hiệu quả được ước lượng đồng thời, phần ngẫu nhiên trong hàm sảnxuất biên được tách làm hai phần, một phần là nhiễu ngẫu nhiên thông thường, một phần biểu hiện cho mức phi hiệu quả với phân phối nửa chuẩn 7 Phân tích kết quả Ápdụngmôhìnhcho 64 cơ sở sảnxuấtgiầydép trong phạm vi cả nước, mặc dù với mức ý nghĩa 5%, một số biến trong hàm sảnxuất loga siêu việt chưa thực sự tác động tới giá trị gia tăng đầu ra nhưng kiểm định tỷ số hợp lý ở trên đã chứng tỏ rằng dạng hàm lựa chọn là đúng nên ta chấp nhận môhình được chỉ định. Các hệ số ước lượng ứng với các biến lao động( LnL) và vốn (LnKr) mang dấu dương và thực sự có ý nghĩa phù hợp với lý thuyết kinh tế về sự gia tăng đầu ra khi đầu vào tăng. Biến Ln(L 2 ) có hệ số mang dấu âm chứng tỏ qui mô đầu ra sẽ giảm dần nếu thêm quá nhiều lao động. Trong thực tế, ngànhgiầydép là ngành sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động phổ thông nên nếu trong thời gian ngắn tăng nguồn lực này sẽ đem lại hiệu quả thì xét về dài hạn, nếu các điều kiện khác không được cải thiện, việc sử dụng quá nhiều đầu vào này sẽ đem lại hiệu quả không cao. Trong môhình hàm sảnxuất biên ngẫu nhiên, có hai chỉ số cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành đang xét. Đó là σ 2 có chứa σ v 2 là sai số ngẫu nhiên kết hợp với σ u 2 là số hạng hiệu quả kỹ thuật và γ =σ u 2 /σ 2 được đưa vào để phân tích cấu trúc của phi hiệu quả kỹ thuật. Xem xét chung ngànhsảnxuấtgiầydép ta thấy hiệu quả kỹ thuật của toàn ngành không cao (trung bình khoảng 54,78% chung cho 3 năm), tỷ lệ doanh nghiệp có mức hiệu quả thấp khá lớn ( chiếm khoảng 23% số quan sát ) trong khi số lượng cơ sở có hiệu quả cao không nhiều ( cũng xấp xỉ 25% trên tổng số quan sát). Do đặc thù của mỗi cơ sở sảnxuất nên mức hiệu quả chênh lệch nhau khá nhiều, có cơ sở hoạt động rất hiệu quả như các doanh nghiệp liên 8 doanh với tổng vốn đầu tư lớn, kỹ thuật và máy móc hiện đại kèm theo sản phẩm có thương hiệu nên doanh thu luôn ổn định ở mức cao, bên cạnh đó, những cơ sở sảnxuất cũ của Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nên ngày càng thu hẹp sảnxuất và hiệu quả rất thấp. Giá trị γ = 0,742 cho chúng ta thấy trong ngànhgiầydép có khoảng 25,8% tổng biến thiên của sảnxuất do yếu tố ngẫu nhiên gây nên, còn lại 74,2% do tác động của sai số phi hiệu quả kỹ thuật. Bảng 3.4 Hiệu quả phân phối qua các năm Chỉ tiêu đánh giá TE2000 TE2001 TE2002 Giá trị trung bình 0,4897 0,5783 0,5475 Độ lệch chuẩn 0,1187 0,1987 0,2154 Giá trị cực đại 0,8975 0,9325 0,8872 Giá trị cực tiểu 0,0325 0,1020 0,0351 Bảng 3.5 Đánh giá xu hướng tác động của một số chỉ tiêu tới tính phi hiệu quả Biến Dấu của hệ số ước lượng Ý nghĩa Kr/L -0,0015<0 Khi tỷ lệ vốn trên lao động tăng, mức độ phi hiệu quả sẽ giảm R -0.0001<0 Khi doanh thu biểu hiện cho qui mô doanh nghiệp tăng, mức phi hiệu quả giảm OWN1 1.426>0 Mức phi hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân cao OWN2 0.3028>0 Doanh nghiệp Nhà nước cũng có mức phi hiệu quả khá cao REG1 -0,2167<0 Doanh nghiệp ở miền Nam hoạt động hiệu quả hơn ở các miền khác (phi hiệu quả ít hơn) REG2 0,143>0 Doanh nghiệp ở miền Bắc hoạt động ít hiệu quả hơn ở các miền khác AGE 0,1033>0 Doanh nghiệp hoạt động lâu năm quá trong 9 ngành cũng kéo theo mức độ phi hiệu quả cao Hai yếu tố thực sự ảnh hưởng sâu sắc đến mức phi hiệu quả là doanh thu biểu hiện cho qui mô của doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp , tuổi doanh nghiệp (các hệ số của doanh thu R và biến giả OWN1, thực sự có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%). Hệ số của biến R mang dấu âm và có ý nghĩa cho thấy qui mô doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả và doanh thu tăng sẽ làm cho mức phi hiệu quả giảm nên hiệu quả kỹ thuật sẽ lớn hơn, ngoài ra biến giả phân biệt chohình thức sở hữu tư nhân và các loại sở hữu khác cũng có ý nghĩa thực sự trong môhình nên chứng tỏ chỉ có sự khác nhau rõ rệt giữa hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân và hai hình thức khác còn hai loại sở hữu Nhà nước và liên doanh thì không có khoảng cách quá lớn về hiệu quả sản xuất. γ và σ 2 cũng khác không thực sự nên trong môhình có tồn tại tính phi hiệu quả kỹ thuật. Ta sẽ đánh giá tác động cụ thể của từng yếu tố tới hiệu quả kỹ thuật. * Hiệu quả với doanh thu Nhìn vào đồ thị trên ta thấy số lượng quan sát phân phối tương đối đều giữa các khoảng doanh thu khác nhau chứng tỏ các doanh nghiệp lựa chọn trong mẫu rất phong phú, có doanh nghiệp qui môsảnxuất lớn và nhỏ. Mức hiệu quả kỹ thuật phân bố cũng khác nhau, các doanh nghiệp có mức doanh thu trong khoảng từ 11 đến 30 tỷ đồng có hiệu quả trung bình thấp nhất (khoảng 40%), trong khi với qui mô nhỏ hơn (doanh thu dưới 10 tỷ đồng) thì mức hiệu quả tương đối đều nhau khoảng 47%. Lý do có thể các cơ sở sảnxuất nhỏ không đầu tư quá nhiều nhưng tận dụng có hiệu quả nhân công nên TE cao hơn. Các doanh nghiệp lớn có điều kiện về nguồn vốn, khả năng quay vòng sảnxuất nhanh, ứng dựng các ký thuật hiện đại trong sảnxuất và quản lý nên hiệu quả kỹ thuật đạt được cao nhất( xấp xỉ 57%) và cũng chiếm số lượng nhiều nhất trong ngành. Chính điều này cũng giúp hiệu quả chung của toàn ngành nâng cao hơn. Các doanh nghiệp lớn chủ yếu là các doanh nghiệp 10 [...]... hoạch sảnxuất * So sánh hiệu quả giữa hai ngành dệt may và giầydép Nhìn vào đồ thị và kết quả ước lượng từ môhình ta thấy ngành dệt may có hiệu quả cao hơn so với ngànhgiầydép Các sản phẩm của hai ngành này có giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là dệt may nên hiệu quả sảnxuất mà cụ thể là hiệu quả kỹ thuật cũng cao Tuy nhiên, do vị thế của hàng dệt may lớn hơn nên khả năng mở rộng và đầu tư vào sản xuất. .. thuận lợi cho các ngành thu hút nhiều lao động và có sản phẩm xuất khẩu Việc tạo dựng các nhân tố phát triển chongành cũng chính là quá trình nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của giầy dép sảnxuất tại 19 ViệtNam và tăng tính chủ động của các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh Theo hướng này, ngành cần phải đồng thời tiến hành các biện pháp chủ yếu sau: Từng bước phát triển sảnxuất nguyên... xu hướng vận động sảnxuấtgiầydép trên thế giới, từ đó xây dựng chiến lược phát triển hợp lý cho cả ngành và từng doanh nghiệp Trong năm tới sảnxuấtgiầydép tiếp tục chuyển dịch mạnh từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển có giá lao động rẻ, châu Á sẽ trở thành khu vực sảnxuấtgiầydép chính của thế giới Bên cạnh lợi thế về nhân lực rẻ, dồi dào, ViệtNam còn có vị trí... trong môhình chứng tỏ hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp biến thiên theo những mức độ khác nhau tuỳ theo tuổi của doanh nghiệp 3 Ápdụngmôhình hàm sảnxuất biên với ngành gộp (dệt may và giầy dép) Với số liệu về ngành gộp thu thập tại Hà Nội Hàm sảnxuất biên Ln(VAi)= β1 + β2Ln(Li) + β3Ln(Kri) + β4Ln(Li)2 + β5Ln(Kri)2 + β6Ln(Li).Ln(Kri) + β7Ln(Li).t + β8Ln(Kri).t + β9t + β10t2 +(Vi - Ui) Môhình phi... OWN2i + δ3 INDS + δ4AGEi + wi Do đặc tính của ngành gộp về mức độ trang bị kỹ thuật và doanh thu giữa hai ngành dệt may và giầydép không đồng đều nên môhình không xem xét biến Kr/L và R mà chú trong đến sự khác nhau về mức độ phi hiệu quả giữa các ngành Bảng 3.6 Kết quả ước lượng môhình Biến Hệ số ước Độ lệch Thống kê T lượng chuẩn Môhình 1: môhình hàm sảnxuất biên ngẫu nhiên CONST 4,5466* 2,3372... các sản phẩm của nước ngoài nên giá trị gia tăng thực của ngành không cao Cũng như nhiều ngành có sản phẩm xuất khẩu khác, giầy dép ViệtNam mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm cấp thấp, thiếu thương hiệu và mẫu mã chưa phong phú nên khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp Các nước nhập khẩu giầydép của ViệtNam khá nhiều trong đó quan trọng nhất là thị trường EU, nhưng tại thời điểm này, giầy. .. phân tích, đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng tới tính không hiệu quả của ngànhgiầydép và hiệu quả gộp với ngành dệt may, luận văn đã phần nào mô tả được bức tranh sảnxuất của ngànhgiầydép Đó là hình ảnh của một ngành có nhiều tiềm năng, đặc biệt trong xuất khẩu nhưng chưa khai thác hết lợi thế của mình Bên cạnh những thuận lợi, ngành còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, thiếu kỹ thuật và quan... Vina Giầy, giầy vải và giầy thể thao Thượng Đình, Bitis’s vẫn tiếp tục có chỗđứng vững chắc nên hiệu quả đạt được trong quá trình sảnxuất tương đối cao ( khoảng 43%), tuy nhiên trong những năm gần đây các doanh nghiệp này do không có khách hàng thường xuyên nên cũng phải thu hẹp sản xuất Các doanh nghiệp sảnxuất giầy vải khó khăn hơn nên nhiều cơ sở phải chuyển sang sản xuất giầy thể thao và giầy. .. không cao Điều này càng cho thấy sự tương đồng về đánh giá hiệu quả giữa ngành gộp nói chung và ngànhgiầydép nói riêng 4 Các khuyến nghị và giải pháp Từ những phân tích định tính và định lượng nói trên, kết hợp với kế hoạch phát triển đề ra với ngành, ta có thể xem xét một số giải pháp, những hướng đi đối với công nghiệp giầydép trong thời gian tới Mục tiêu chung của toàn ngành công nghiệp trong... khai thác hết năng lực sản xuất và bị lỗ Không nên đồng nhất việc sảnxuất nguyện liệu trong nước với việc thực hiện toàn bộ các công đoạn xử lý nguyên liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh có thể chúng ta chỉ tiến hành thực hiện một số công đoạn trung gian nếu thấy có lợi hơn Cũng quan trọng như vấn đề sảnxuất nguyên liệu nói trên, nếu ngành cơ khí nước ta có khả ngăng sảnxuất một số thử nghiệm thì . ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHO NGÀNH SẢN XUẤT GIẦY DÉP VIỆT NAM 1. Mô tả số liệu Số liệu được thu thập từ cuộc điều. giầy dép 2.1 Mô hình hàm sản xuất biên 3 Sử dụng mô hình hàm sản xuất biên để đánh giá vai trò của các nhân tố đầu vào đối với hiệu quả sản xuất của doanh