(GD&TĐ) - * Hai tiêu chí đánh giá, xếploạinănglực GV Đó là chấtlượng giờ dạy và sáng kiến, kinh nghiệm (SKKN) giảng dạy (đối với GV các cấp phổ thông và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề), hoặc đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH, đối với GV các trường ĐH-CĐ). Tiêu chí đánh giá, xếploại giờ dạy, tuy nhiều địa phương đề ra có những điểm khác nhau, nhưng chung quy, là dựa trên 3 yêu cầu: Tính tư tưởng- thực tiễn; tính khoa học; tính nghiệp vụ của GV thông qua bài dạy. Trong 3 yêu cầu này, thì tính khoa học là trọng tâm: GV phải truyền thụ kiến thức SGK (giáo trình) sao cho chính xác, rõ ràng; làm cho HS-SV hiểu được bài và được khơi gợi về tư duy khoa học, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, thực hành. Về tính tư tưởng- thực tiễn là bài dạy phải nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS-SV một cách phù hợp, gắn kiến thức bài dạy với thực tiễn đời sống; còn tính nghiệp vụ- là GV phải vận dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp và nhuần nhuyễn, có đổi mới (hoặc sáng tạo), lôi cuốn HS-SV. Đánhgiá giờ dạy là những người dự (quan trọng nhất, là trong tổ chuyên môn) nêu ra những ưu điểm và thiếu sót về từng mặt nói trên. Người dạy có quyền phản biện lại ý kiến nhận xét, đánhgiá của tập thể đối với giờ dạy của mình, cho đến khi ngã ngũ đúng, sai, hay, dở. Cuối cùng, tập thể xếploại giờ dạy theo các mức độ: Giỏi (Tốt), Khá, Trung bình, Yếu kém; hoặc A, B, C, D. Tuy nhiên, có một thực tế rất phổ biến, là: Việc nhận xét, đánh giá, xếploại giờ dạy của GV các loại trường, ở các địa phương lâu nay rất hình thức, không nghiêm túc, không trung thực, nhiều cảm tính và mắc “bệnh thành tích” rất nặng; cho nên rất kém tác dụng và hiệu quả. Thực tế là, trước khi dự giờ, thì nhiều nhóm, tổ chuyên môn đã cùng nhau thiết kế giáo án cho GV lên lớp, rồi cho GV này tập giảng nhiều lần. Bởi vậy, bài giảng của GV để kiểm tra, đánh giá- nhiều khi không thể hiện được thực chấtnănglực của người dạy, mà là những kiến thức vay mượn của người khác, theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Vì thế, nhiều GV lên lớp không trình bày được thanh thoát giáo án mà tập thể đã thiết kế cho mình. Sau tiết dạy, tập thể góp ý, nhận xét, đánh giá, xếploại thì thường là xuê xoa, xuôi chiều, hời hợt, “cho đẹp lòng nhau”(?!). Nhiều người dự giờ nhưng lại không có ý kiến nhận xét, đánh giá; phần vì ngại va chạm, mang tâm lý “dễ người, dễ ta”; phần vì nănglực hạn chế, không phát hiện được những ưu, khuyết điểm của GV lên lớp. Một số người khác có tâm trạng: vì đã góp phần thiết kế giáo án cho bạn, chẳng lẽ lại phê phán những điểm yếu của bạn- hoá ra là tự phê phán mình! Thêm nữa, nếu GV lên lớp là người thân thiết với mình, thì họ sẵn sàng bỏ qua cho nhau về những thiếu sót của người dạy. Lại có những GV lên lớp - là tổ trưởng chuyên môn, bí thư chi bộ Đảng, hoặc là cán bộ khoa, cán bộ đoàn thể, thì những người dạy này rất được nể nang, những cái dở của bài dạy cũng được biến thành những cái hay, thậm chí được tâng bốc một cách quá đáng! Đáng buồn là, có không ít GV xun xoe, nịnh bợ những người sẽ đến dự giờ của mình, đặc biệt là người có vai trò lãnh đạo, các cán bộ phụ trách chuyên môn. Hiện trạng phức tạp này, đã biến rất không ít giờ dạy yếu kém được xếploại “Giỏi”, biến nhiều GV yếu kém thành “GV Giỏi” (?!). Ngược lại với tình trạng nêu trên, có thực tế như sau: Một là, có sự góp ý chân thành với GV lên lớp. Do thực trạng nhiều GV yếu kém năng lực, nên một số người đã góp ý thẳng thắn, nêu ra và phân tích những cái được và cái chưa được trong giờ dạy. Đây là cách góp ý và đánhgiá rất đúng đắn. Tiếc rằng số người góp ý như thế rất ít và nhiều khi họ lại không được lòng tập thể. Hai là, có một số người, vì không thân thiện, có ác cảm với GV lên lớp, nên đã bới lông tìm vết, quy chụp, biến tốt thành xấu, biến hay thành dở. Sự thật, cả hai cách đánhgiá như vậy đều gây nên những căng thẳng, mất đoàn kết, thậm chí thù hằn nhau trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là điều có thật và khá phổ biến trong các trường học. Cho nên, không phải không có lý, khi phần đông GV (và công chức các ngành khác) lựa chọn cách sống “dĩ hoà vi quý”. Việc đánh giá, xếploại SKKN giảng dạy của GV các cấp phổ thông, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, và đánh giá, xếploại các đề tài NCKH của GV các trường ĐH-CĐ cũng diễn ra như trên. Nghĩa là, nhiều SKKN, đề tài NCKH chỉ viết ra để đối phó; và do nănglực không ít GV hạn chế, nên chấtlượng sản phẩm cũng yếu kém. Đến khi đánh giá, xếp loại, thì do nănglực của người đánhgiá cũng hạn chế, hoặc do thiên vị, hay thành kiến, mà đánhgiá sai lệch. Mặt khác, một số người được giao trách nhiệm đánh giá, không có . thì giờ và tinh thần nghiêm túc để đọc các SKKN và đề tài NCKH. Họ thường chỉ nhìn tên tác giả, xem có quen biết hay không, để đánh giá, xếp loại. Nhiều trường, nhiều địa phương hiện nay còn bỏ việc viết SKKN và làm đề tài NCKH! Đánh giá, xếploại giờ dạy, SKKN và đề tài NCKH là để đánh giá, xếploạinănglực chuyên môn của GV. Đây là một công việc hệ trọng, vừa mang tính khoa học nghiêm túc, vừa mang tính nhân văn! Bởi nó đụng chạm tới danh dự, uy tín và ảnh hưởng đến đời sống của GV. Nhận xét hay – dở, xếploại tốt – xấu, với tinh thần khách quan, công tâm, trong sáng, có cơ sở khoa học của những người đánh giá, sẽ làm cho người được đánhgiá (GV) tâm phục, khẩu phục, tạo nên niềm phấn khởi cho GV, khích lệ họ cố gắng hơn nữa, hoặc nhìn nhận ra thiếu sót, hạn chế của bản thân để phấn đấu vươn lên. Nhân đây, tôi thấy bất bình với việc: Phòng GD-ĐT thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, cấp thẻ công chức cho GV (đeo nơi ngực), trong đó có một số thẻ ghi: “GV chưa chuẩn”(Theo báo Thanh Niên, số 266, ra ngày 23/9/2009, tr. 8). Đây là việc làm rất phản cảm, xúc phạm đến danh dự nhà giáo, cần bãi bỏ ngay! * Những điều kiện cần thiết Một là: Những người đi dự giờ để đánh giá, xếploại giờ dạy và đánh giá, xếploại các SKKN hoặc đề tài NCKH của GV phải là những người thật sự có nănglực chuyên môn và phải có cái tâm trong sáng. Đây là điều hết sức quan trọng. Phải cùng chuyên môn với người dạy, có hiểu biết vững vàng về môn mình dự giờ. Có tâm trong sáng tức là không thiên vị, nể nang hoặc thành kiến, ác cảm với người dạy. Có như thế, mới phát hiện, đánhgiá được những cái đúng - sai, hay - dở của giờ dạy và của SKKN hoặc đề tài NCKH. Hai là: Bản thân người được đánh giá, xếploại (GV) phải tự mình thiết kế bài giảng, tự mình viết SKKN, hoặc làm đề tài NCKH; không ỷ lại vào tập thể, không sao chép SKKN hoặc đề tài NCKH của người khác. Phải có tinh thần thực sự cầu thị, tiếp thụ những ý kiến đóng góp chân thực, đúng đắn; nhưng cũng phải có bản lĩnh để phản bác lại những lời nhận xét, đánhgiá không đúng, không công tâm. Ba là: Những người được giao trách nhiệm đánhgiá GV cần quan tâm, tham khảo dư luận (đúng đắn) của HS-SV đối với GV được đánh giá. Các em có những nhận xét, đánhgiá khá chính xác về nănglực chuyên môn (cũng như phẩm chất đạo đức) của mỗi GV. Ai dạy hay, ai dạy dở, các em nắm được cả. Chỉ có điều, do đang học tại trường, HS không dám nói ra những yếu kém của một số thầy, cô. Bởi vậy, các ban giám hiệu, ban chủ nhiệm các khoa và các tổ chức đoàn thể trong trường cần tổ chức và động viên HS-SV góp ý kiến về chấtlượng giảng dạy của GV. Bốn là: Việc đánh giá, xếploạinănglực của GV không chỉ căn cứ vào những giờ lên lớp được báo trước, mà còn phải thông qua việc dự giờ đột xuất (không báo trước cho GV). Việc này, phải làm thường xuyên, nhất là đối với các GV yếu kém chuyên môn và mới vào nghề. Năm là: Sau khi đã đánh giá, xếploại đúng, thì nhà trường và các khoa, các tổ chuyên môn cần có biệnpháp nhân điển hình tốt, khen thưởng những GV có nănglực chuyên môn vững vàng, kể cả việc đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn cho họ; đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho các GV yếu kém; nếu non yếu quá, thì có thể sắp xếp các công việc khác trong trường (chẳng hạn giao làm công tác thư viện, .). Tóm lại, việc đánh giá, xếploạinănglực chuyên môn của GV đang là vấn đề bức thiết của ngành GD-ĐT. Làm tốt công việc này, đảm bảo tính khoa học, tránh được “bệnh thành tích”, tránh xuê xoa hoặc đố kỵ, sẽ góp phần quan trọng nângcaochấtlượng đội ngũ GV; từ đó nângcaochấtlượng GD-ĐT, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Đào Ngọc Đệ (ĐH Hải Phòng) Thứ ba, 16 Tháng 2 2010 13:07 CHẤM DỨT DẠY HỌC CHỦ YẾU QUA ĐỌC – CHÉP Ở PHỔ THÔNG: CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ BỘ MÔN (GD&TĐ) - Đọc – chép vốn là một trong nhiều phương pháp để giáo viên lựa chọn khi tiến hành các hoạt động lên lớp. Thế nhưng, trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì việc dạy học chủ yếu qua đọc – chép để triệt tiêu tính chủ động của học sinh. Hiện tại, các cơ sở giáo dục để bắt đầu có những động thái chống việc lạm dụng đọc – chép của giáo viên. Học sinh phải sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa Việc làm đầu tiên của Trường THPT Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) trong những ngày đầu năm học 2009 – 2010 này là thống kê số HS đang thiếu sách giáo khoa (SGK). Thông qua tủ sách dùng chung và phong trào tặng sách cũ của trường, BGH Trường THPT Ngũ Hành Sơn quyết tâm không để một HS nào thiếu SGK, cho dù chỉ là một đầu sách. “Có đầy đủ SGK thì GV và HS mới có thể khai thác hết câu lệnh của từng bài. Một khi HS được hướng dẫn sử dụng SGK một cách có hiệu quả, như phần tự học, ghi nhớ, kết luận… sẽ giảm được việc đọc - chép. Việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới của HS, nhờ vậy, cũng sẽ chu đáo và hiệu quả hơn” – Thầy Phan Văn Tánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang HS. Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi HS có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, khoảng 3 năm trở lại đây, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) khuyến khích mọi HS phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. BGH nhà trường chủ trương cho phép GV có thể linh hoạt thay bước dò bài cũ đầu mỗi tiết học bằng việc kiểm tra khâu chuẩn bị bài mới hoặc mức độ nắm bài ngay tại lớp của HS để lấy điểm. Thầy Nguyễn Quang Long – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú phân tích: “Điều này sẽ giúp GV hiểu được những gì cần phải xoáy sâu hoặc các kiến thức cần hệ thống lại để triển khai trong một tiết dạy. GV, nhờ thế sẽ nương theo sự hiểu biết của HS để điều chỉnh chuẩn kiến thức chứ không phải áp đặt quan điểm của mình cho HS”. Cũng cùng quan điểm này, thầy Phan Văn Tánh cho biết thêm, GV phải có sự gợi mở, dẫn dắt, tạo tò mò… để việc chuẩn bị bài mới trở thành một nhu cầu đối với HS. Chỉ cần đọc qua bài mới, dù chỉ là một lần, HS cũng đã có sự chuẩn bị về mặt tâm thế để tiếp thu những kiến thức mới. Không để giáo viên “tự bơi” Thầy Trương Công Sơn – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng) cho rằng, để chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc – chép, giải pháp căn cơ nhất vẫn là xuất phát từ GV. Nếu GV không khát khao đổi mới thì không có cách nào thay đổi được. Thực tế hiện nay, một bộ phận GV đã bắt đầu có “sức ì”, do đó, muốn hay không muốn, BGH phải tạo áp lực đổi mới thông qua góp ý của đồng nghiệp. Trường THPT Ngũ Hành Sơn, từ vài năm nay, đã bắt đầu có sự điều chỉnh trong việc dự giờ, thăm lớp. Hàng tháng, ngoài sổ dự giờ như mỗi GV, mỗi tổ trưởng tổ chuyên môn và BGH đều được phát ít nhất 4 phiếu dự giờ, trong đó không có mục xếp loại, nhưng phải đánhgiá được phương pháp giảng dạy, từ sử dụng các phương tiện dạy học, các hoạt động của thầy và trò, hiệu quả của giờ học, những điều cần rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh… Phiếu dự giờ này phải có chữ ký xác nhận của cả GV được dự giờ và tổ trưởng. Theo thầy Phan Văn Tánh, tuy việc dự giờ, thăm lớp không phải là điều mới mẻ, nhưng từ nội dung của những phiếu dự giờ này, BGH và tổ trưởng sẽ có những điều chỉnh, hỗ trợ cần thiết cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Riêng Trường THPT Trần Phú lại có cách làm khác, đó là tăng cường kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV. Thầy Nguyễn Quang Long giải thích: “Tuy mục đích, yêu cầu của mỗi bài học là giống nhau, nhưng thông qua việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi để nêu vấn đề cho HS thảo luận, nội dung viết bảng trong giáo án… có thể phác thảo được các thao tác lên lớp của mỗi GV”. Sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một kênh quan trọng hỗ trợ cho GV trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động của HS trong việc tham gia các hoạt động giảng dạy của GV. “Từ những góp ý về tiết dạy của mình hoặc của đồng nghiệp, mỗi GV sẽ tự tạo áp lực đổi mới cho chính bản thân mình” – thầy Long nhấn mạnh. Hầu hết các CBQLGD đều thừa nhận rằng BGH nhà trường có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ GV đổi mới phương pháp dạy học. Thầy Trương Công Sơn nhấn mạnh: “Muốn chấm dứt được tình trạng dạy học chủ yếu bằng đọc – chép, thì nhất định GV phải tăng cường các tiết thí nghiệm thực hành, thí nghiệm chứng minh, sinh hoạt ngoại khoá . Muốn như vậy, không có cách nào khác ngoài việc đầu tư trang thiết bị dạy học, nhất là CNTT”. Không thể yêu cầu GV đổi mới phương pháp dạy học khi chính GV phải tự xoay xở các phương tiện hỗ trợ tối thiểu. Ông Nguyễn Quang Long - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú cho rằng để có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, vì thế, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. Khoảng 2 năm nay, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy được các giáo viên Trường THPT Trần Phú tích cực hưởng ứng để tăng thêm hiệu quả, tính sinh động cho giờ học. Nhà trường đã dành hẳn hội trường cho các tiết học có sử dụng máy hình, đèn chiếu. BGH Trường THPT Ngũ Hành Sơn lại có một chiến lược khác trong đầu tư: tạo điều kiện để mỗi môn học hoặc nhóm bộ môn có được một phòng bộ môn. Thầy Phan Văn Tánh lý giải: “Mỗi môn học sẽ thích hợp với một không gian nhất định. Rõ ràng, trong một phòng học có treo chân dung của các nhà hóa học tên tuổi, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hình ảnh minh họa một số thí nghiệm… sẽ hiệu quả hơn rất nhiều ở một phòng học chỉ có bàn ghế, bảng đen. Giờ học Văn cũng sẽ khác hơn trong một không gian có tranh ảnh, cỏ cây…”. Việc tuyên dương, khen thưởng kịp thời những GV có nhiều sáng kiến trong nângcaohiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một biệnpháp tạo sự lan toả trong mỗi hội đồng sư phạm. Tuy nhiên, đã bắt đầu có hiện tượng chuyển từ đọc - chép sang nhìn – chép hoặc GV “thao thao bất tuyệt” suốt cả giờ học, bỏ mặc cho HS tự ghi chép theo khả năng. Quá trình học của HS là sự tổng hợp của các thao tác nghe – nhìn – viết. Chỉ cần thiếu hoặc xem nhẹ một trong các yếu tố ấy thì HS rất khó để khắc sâu kiến thức. Có GV đã chuyển từ việc dạy học chủ yếu từ đọc - chép sang việc chép trên bảng cho HS chép. Thậm chí, nhiều GV “vin” vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đã lạm dụng máy chiếu vào trình chiếu các hình ảnh vô tình đã chuyển dạy học thành nhìn – chép. Thậm chí, trong trường hợp này, nhiều khi HS cũng chẳng chép được gì do mãi nhìn hoặc hình ảnh và chữ lướt quá nhanh. Đọc – chép chỉ là một trong những phương pháp mà GV có thể “pha” cùng với các phương pháp khác trong quá trình chuyển tải kiến thức cho HS. Vấn đề là ở chỗ, người thầy phải sử dụng với một “liều lượng” hợp lý để cuối cùng, HS có thể tự rút ra được kết luận cho mình thông qua sự hướng dẫn của GV. Hà Ánh Ngọc . đối phó; và do năng lực không ít GV hạn chế, nên chất lượng sản phẩm cũng yếu kém. Đến khi đánh giá, xếp loại, thì do năng lực của người đánh giá cũng hạn. danh dự nhà giáo, cần bãi bỏ ngay! * Những điều kiện cần thiết Một là: Những người đi dự giờ để đánh giá, xếp loại giờ dạy và đánh giá, xếp loại các SKKN