1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TN nhom cacbon

4 169 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC Câu 1: Cho khí CO qua ống sứ đựng m(g) hỗn hợp gồm CuO, Fe 2 O 3 , FeO, Al 2 O 3 nung nóng. Khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thu được 15g kết tủa. Chất rắn trong ống sứ còn lại là 215g. Giá trị của m là *A. 217,4g. B. 217,2g. C. 230g. D. 219,2g. Câu 2: Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H 2 qua ống sứ đựng 24g hỗn hợp Al 2 O 3 , CuO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 dư được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là *A. 22,4g. B. 11,2g. C. 20,8g. D. 16,8g. Câu 3: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H 2 đi qua ống đựng 16,8g hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m(g) chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp ban đầu là 0,32g. Giá trị của V và m là A. 0,224 lít và 16,48g. B. 0,672 lít và 12,28g. C. 0,112 lít và 12,28g. *D. 0,448 lít và 16,48g. Câu 4: Cho 44,8 lít (đktc) khi CO đi thật chậm qua ống sứ nung nóng chứa a(g) hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO và CuO thì thu được hỗn hợp khí Y có D Y/H2 = 20 và 50g hỗn hợp kim loại Z. Giá trị của a là: A. 47. *B. 74. C. 56. D. 65. Câu 5: Cho 100g CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí CO 2 . Dẫn khí CO 2 vào 300g dung dịch NaOH 20%. Khối lượng muối thu được là: A. 53g. B. 42g. *C. 95g. D. 100g. Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 15g CaCO 3 . Toàn bộ khí cho hấp thụ vào 200g dung dịch NaOH 4% được dung dịch mới có tổng nồng độ % của các chất tan là: *A. 6,63%. B. 6,85%. C. 5,3%. D. 5,13%. Câu 7: Nung 13,4 g hhợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 được 6,8 g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml ddịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. *D. 6,3 gam. Câu 8: Sục 11,2 lít CO 2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH) 2 2M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 78,8g. B. 98,5g. *C. 59,1g. D. 19,7g. Câu 9: Cho 8,96 lít CO 2 hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch chứa NaOH 0,15M và Ca(OH) 2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 20g. *B. 15g. C. 40g. D. A và B đều đúng. Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 17,73. *C. 9,85. D. 11,82. Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là (cho C = 12, O = 16, Ba = 137) A. 0,032. *B. 0,04. C. 0,048. D. 0,06. Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 20 lít dung dịch Ca(OH) 2 , thu được 6g kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu là: A. 0,002M. B. 0,0035M. *C. 0,004M. D. 0,003M. Câu 13: Cho V lít khí CO 2 (ở đktc), hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,0225M thấy có 2,955g kết tủa. Gía trị của V là: A. 0,336 lít. B. 1,68 lít. C. 0,336 lít hoặc 0,168 lít. *D. 0,336 lít hoặc 1,68 lít. Câu 14: Sục V lít CO 2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH) 2 có pH = 14 được 7,88g kết tủa. V có giá trị A. 0,896 lít. B. 3,584 lít. C. 0,75 lít. *D. A hoặc B. Câu 15: Sục V lít CO 2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH) 2 thu được 9,85g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H 2 SO 4 dư vào nước lọc được 11,65g kết tủa nữa. Giá trị của V là A. 1,12 lít và 2,24 lít. *B. 3,36 lít. C. 3,36 lít và 1,12 lít. D. 1,12 lít. Câu 16: Sục V lít CO 2 (đktc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba(OH) 2 0,375M thu được 11,82g kết tủa. Giá trị của V là A. 1,344 lít. B. 2,016 lít. *C. 1,344 hoặc 4,256 lít. D. 1,344 hoặc 2,8 lít. Câu 17: Thành phần chủ yếu của quặng dolomit là MgCO 3 .CaCO 3 . Khi nhiệt phân hoàn toàn 40g quặng trên thu được 11,2 lít CO 2 (ở 0 0 C; 0,8 atm), vậy hàm lượng của MgCO 3 .CaCO 3 có trong quặng là: A. 46%. *B. 92%. C. 54,34%. D. 98%. Câu 18: Khi nung hỗn hợp CaCO 3 và MgCO 3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là: *A. 28,41% và 71,59%. B. 28% và 72%. C. 29,41% và 70,59%. D. 26,41% và 73,59%. Câu 19: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na 2 CO 3 được khí CO 2 và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ca(OH) 2 dư vào Y, có kết tủa. Vậy Y chứa: *A. NaHCO 3 , NaCl. B. Na 2 CO 3 , NaHCO 3 . C. Na 2 CO 3 , NaCl. D. Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , NaCl. Câu 20: Cho từ từ và khuấy đều đến hết dung dịch X chứa 0,7 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,2 mol KOH và 0,4 mol K 2 CO 3 . Số mol CO 2 thoát ra là: A. 0,4 mol. B. 0,35 mol. C. 0,3 mol. *D. 0,1 mol. Câu 21: Cho từ từ và khuấy đều đến hết dung dịch X chứa 0,7 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,2 mol K 2 CO 3 và 0,4 mol KHCO 3 . Số mol CO 2 thoát ra là: A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. *D. 0,5 mol. Câu 22: Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na 2 CO 3 khuấy đều, được V lít khí (đkc) và dd X. Khi cho dư nước vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: *A. V = 22,4 (a - b). B. V = 22,4 (a + b). C. V = 11,2 (a - b). D. V = 11,2 (a + b). Câu 23: Cho 8,9g hỗn hợp hai muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra sau phản ứng là: *A. 10g. B. 20g. C. 30g. D. 40g. Câu 24: Cho 7g hỗn hợp 2 muối cacbonat tác dụng với dung dịch HCl thoát ra V lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được 9,2g muối khan. Giá trị của V là: A. 3.48 lít. *B. 4,48 lít. C. 4,84 lít. D. 6,48 lít. Câu 25: Hòa tan hỗn hợp 2 muối cacbonat trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì lượng muối khan thu được tăng so với hỗn hợp ban đầu là: A. 1,95g. B. 2,95g. C. 3,95g. *D. 4,95g. Câu 26: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây: A. Na 2 O, NaOH, HCl. *B. Al, HNO 3 đặc, KClO 3 . C. Ba(OH) 2 , Na 2 CO 3 , CaCO 3 . D. NH 4 Cl, KOH, AgNO 3 . Câu 27: Hỗn hợp A gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 , CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng thu được chất rắn B. Hòa tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Chất rắn D gồm các chất là: *A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. Al 2 O 3 , MgO, Fe, Cu. D. Al 2 O 3 , Mg, Fe, Cu. Câu 28: Kim cương và than chì được gọi là 2 dạng thù hình do: A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau. *B. đều là đơn chất của cùng nguyên tố cacbon. C. có tính chất vật lí tương tự nhau. D. có tính chất hóa học tương tự nhau. Câu 29: Kim cương có kiểu mạng tinh thể: *A. nguyên tử. B. Phân tử. C. ion. D. cộng hóa trị. Câu 30: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được khí: A. CO 2 và H 2 . B. Co và H 2 . C. CO và CO 2 . *D. CO, CO 2 , và H 2 . Câu 31: Ở nhiệt độ cao, C có thể oxi hóa được: A. Al 2 O 3 , CaO. *B. Al, Ca. C. KClO 3 , CO 2 . D. Cl 2 , S. Câu 32: Dạng đơn chất của cacbon có thể dẫn điện là: A. kim cương. B. than hoạt tính. *C. than chì. D. than gỗ. Câu 33: Khí CO có thể khử được cặp chất: *A. Fe 2 O 3 , CuO. B. MgO, Al 2 O 3 . C. CaO, SiO 2 . D. H 2 SO 4 đặc, KClO 3 . Câu 34: Chọn nhận xét không đúng: Các muối *A. cacbonat trung tính đều bị nhiệt phân. B. hidrocacbonat bị nhiệt phân tạo cacbonat trung tính. C. cacbonat kim loại kiềm, trong nước bị thủy phân. D. hidrocacbonat đều tác dụng được với axit hoặc bazơ. Câu 35: Phân biệt 3 mẫu chất rắn: CaCO 3 , Na 2 CO 3 , KNO 3 bằng cách dùng: A. Dung dịch HCl. *B. Dung dịch H 2 SO 4 . C. H 2 O. D. Dung dịch Ca(OH) 2 . Câu 36: Muối NH 4 HCO 3 được dùng làm bột nở trong thực phẩm do: *A. dễ bị nhiệt phân. B. dễ tan trong nước. C. có tính lưỡng tính. D. dễ bay hơi. Câu 37: Để phân biệt CO 2 và SO 2 chỉ cần dùng thuốc thử là: A. CaO. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH) 2 . *D. nước brom. Câu 38: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H 2 O (k) ⇔ CO 2 (k) + H 2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (2), (4). *B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (4), (5). Câu 39: Cacbon phản ứng được với tất cả các chất ở dãy nào sau đây? *A. Fe 2 O 3 , Ca, CO 2 , H 2 , HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc. B. CO 2 , Al 2 O 3 , Ca, CaO, HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc. C. Fe 2 O 3 , MgO, CO 2 , HNO 3 đặc, H 2 SO 4 dặc. D. CO 2 , H 2 O, HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc, CaO. Câu 40: Từ 1 tấn than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460 m 3 khí CO (đktc) theo sơ đồ phản ứng: 2C + O 2 → 2CO. Hiệu suất của phản ứng này là: A. 80%. *B. 85%. C. 70%. D. 75%. Câu 41: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí? A. C + CuO. B. CO 2 + NaOH. C. CO + Fe 2 O 3 . *D. C + H 2 O Câu 42: Khí CO 2 không thể dùng để dập tắt đám cháy chất nào sau đây? *A. Mg. B. C. C. P. D. CH 4 . Câu 43: Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao? A. CuO. *B. CaO. C. PbO. D. ZnO. Câu 44: Chọn câu sai: *A. Dung dịch NaHCO 3 có môi trường axit. B. NaHCO 3 bị nhiệt phân cho muối Na 2 CO 3 . C. NaHCO 3 tác dụng được với dung dịch NaOH. D. NaHCO 3 là hợp chất có tính lưỡng tính. Câu 45: Dùng dung dịch (NH 4 ) 2 CO 3 phân biệt được các chất trong nhóm: A. BaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , HCl. B. HCl, HNO 3 , BaCl 2 . *C. BaCl 2 , Ca(OH) 2 , HCl. D. NaOH, Ba(OH) 2 , Ca(OH) 2 . Câu 46: Cho CO 2 hấp thụ hết vào dung dịch NaOH, được dung dịch X. Thêm tiếp BaCl 2 dư vào X được a gam kết tủa, nhưng nếu thay BaCl 2 bằng Ba(OH) 2 dư thì được b gam kết tủa (b > a). Dung dịch X có: A. Na 2 CO 3 . B. NaHCO 3 . *C. Na 2 CO 3 và NaHCO 3 . D. Na 2 CO 3 và NaOH. Câu 47: Cho 0,448 lít khí CO 2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,182. B. 3,940. *C. 1,970. D. 2,364 Câu 48: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2 O 3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. *D. 4,0 gam. Câu 49: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 1,5M và KHCO 3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. *D. 1,12. Câu 50: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al 2 O 3 , CuO, MgO, Fe 2 O 3 đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm: A. Al 2 O 3 , Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg. *C. Al 2 O 3 , Cu, Mg, Fe. D. Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , Cu, MgO. . xét không đúng: Các muối *A. cacbonat trung tính đều bị nhiệt phân. B. hidrocacbonat bị nhiệt phân tạo cacbonat trung tính. C. cacbonat kim loại kiềm, trong. là: *A. 6,63%. B. 6,85%. C. 5,3%. D. 5,13%. Câu 7: Nung 13,4 g hhợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 được 6,8 g chất rắn và khí X. Lượng khí X

Ngày đăng: 28/09/2013, 13:10

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w