VĂN 12: ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP_4

4 280 0
VĂN 12: ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP_4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT BC NÚI THÀNH ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : (5 điểm) Câu 1 : (2 điểm) "Thuốc" (Lỗ Tấn) là một nhan đề truyện đa nghĩa. Anh/ chị hãy trình bày những ý nghĩa đó ? Câu 2: (3 điểm) Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Anh / chị hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Học sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b). Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) Anh chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (trích) của Tô Hoài . -------------------------------------Hết--------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : (5 điểm) Câu 1 : (2 điểm) a/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau: - "Thuốc" (Bánh bao tẩm máu người tử tù) chữa bệnh lao của người dân u mê, lạc hậu. - Đó không phải là thuốc để chữa bệnh mà là thuốc độc, mọi người phải giác ngộ, phải tìm một thứ thuốc khác để chữa trị. - Đối với cách mạng Trung Quốc phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng, làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. b/ Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng những yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 2: (3 điểm) a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ;kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể nêu, diễn đạt, bày tỏ suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đảm bảo cách làm một bài nghị luận về hiện tượng đời sống. Bài làm theo định hướng sau : - Nêu được những tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi. - Bày tỏ suy nghĩ của người viết : + Nêu ý nghĩa của những tấm gương đó : giúp cho thế hệ trẻ có sự vươn lên, vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình. + Nêu lên một số hiện tượng trái ngược : có người gia đình tạo kiện thuận lợi nhất cho việc học hành nhưng lại ham chơi bê trễ học hành, thậm chí trở nên hư hỏng. + Rút ra bài học cho bản thân c/ Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng mức độ cơ bản về yêu cầu kĩ năng và kiến thức, còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Bài sơ sài, diễn đạt yếu hoặc còn lan man. - Điểm 0: Bài lạc đề hoặc không làm được gì. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Học sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b). Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách phân tích nhân vật trong truyện ngắn; biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Thi và tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình”, học sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật này. - Việt là nhân vật được khắc họa đậm nét nhất trong tác phẩm. Việt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về những phẩm chất đặc trưng của con người Nam Bộ: + Việt là một đứa bé mới lớn còn lộc ngộc, vô tư và rất trẻ con: Hay tranh giành phần hơn với chị Chiến; thích câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vần mang theo cái ná thun ; thương chị chị nhưng giấu chị vì sợ mất chị , bị thương không sợ chết mà lại sợ ma và bóng đêm, trước ngày lên đường mặc cho chị Chiến lo toan (lăn kềnh ra ván cười khì khì, chộp đom đóm úp vào lòng bàn tay, ngủ quên lúc nào không hay) … + Căm thù giặc sâu sắc, yêu nước mãnh liệt, khát khao chiến đấu và trả thù: Căm thù giặc đã trở thành lẽ sống của Việt, nằng nặc đòi đi tòng quân giết giặc. +Giàu tình nghĩa: với cha mẹ, với chú Năm,chị Chiến, đồng đội, khi bị thương thì hình ảnh những người thân hiện lên rõ nét trong hồi ức Việt. + Việt là chiến sĩ dũng cảm, kiên cường: Khi là bộ đội Việt đã tiêu diệt được xe bọc thép của địch; khi bị thương nặng nằm lại trên trận địa Việt luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu dù bị thương nặng . =>Việt là khúc sông vươn xa hơn trong dòng sông truyền thống của gia đình. -Về nghệ thuật: xây dựng nhân vật bằng chi tiết cụ thể, khắc hoạ tâm lí và tính cách sắc sảo, phát huy tối đa ngôn ngữ độc thoại nội tâm, nghệ thuật trần thuật độc đáo .Nguyễn Thi đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Việt, của thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến. b/ Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ cá yêu cầu trên, diễn đạt chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ, chính tả. - Điểm 3-4: Đáp ứng mức độ cơ bản về yêu cầu, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ và chính tả. - Điểm 2: Bài còn sơ sài nhưng có ý. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ và chính tả. - Diểm 1: Bài quá sơ sài hoặc lan man, làm chưa xong. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc lạc đề. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) . a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận kiểu bài phân tích tác phẩm văn học ;có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm chắc cốt truyện, cuộc đời, số phận các nhân vật trong “Vợ chồng A Phủ” ,học sinh phải chỉ ra và phân tích được giá trị nhân đạo của tác phẩm với các nội dung cơ bản sau: -Cảm thông sâu sắc cuộc sống cam chịu, tủi nhục của người dân vùng cao Tây Bắc (Mị ,A Phủ) . -Thái độ căm ghét, lên án sự áp bức tàn bạo của giai cấp thống trị qua hình ảnh cha con Thống lí Pá Tra. -Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Mị và A Phủ, phát hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khao khát tình yêu, hạnh phúc, tự do của họ ngay trong khi cuộc sống bị đoạ đày. -Khẳng định khả năng quật khởi, vươn lên để tự giải thoát của con người vùng cao. => Giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống vững bền cho tác phẩm. Đồng thời qua đó, thấy được những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn về giọng điệu trần thuật và xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả thiên nhiên và tâm lí nhân vật . b/ Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Điểm 3: Trình bày một nửa các yêu cầu trên, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ và chính tả. - Điểm 2: Bài còn sơ sài nhưng có ý. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ và chính tả. - Diểm 1: Bài quá sơ sài hoặc lan man, làm chưa xong. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc lạc đề. Hết . TRƯỜNG THPT BC NÚI THÀNH ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ. cầu của đề bài. Biết cách phân tích nhân vật trong truyện ngắn; biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc

Ngày đăng: 28/09/2013, 05:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan