1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DỰ THẢO BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN LẮK – TỈNH ĐẮK LẮK

64 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 của huyện Lắk đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là cơ sở pháp l

Trang 1

DỰ THẢO BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

HUYỆN LẮK – TỈNH ĐẮK LẮK

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 69/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Đắk Lắk Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của các huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, theo đó Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Lắk đã được phê duyệt tại Quyết định số 745/QĐ-UBND, ngày 11/04/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của huyện Lắk đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đưa công tác quản lý đất đai của huyện đi vào nề nếp Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phân bổ và chủ động dành quỹ đất hợp lý cho phát triển, khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các thương mại, dịch vụ, các khu dân cư , góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị - xã hội của địa phương; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp

lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái

Thực hiện Công văn số 1748/UBND-NN&MT, ngày 19/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất (2016-2020), kế hoạch sử dụng đất

năm 2016 UBND huyện Lắk đã tiến hành: “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk”

Trang 3

Phần I

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Những căn cứ pháp lý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:

Luật Đất đai năm 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 về thi hành Luật Đất đai năm 2013;

Thông tư 29/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Công văn số 8261/UBND-NNMT ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk

về việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 các huyện, thị xã, thành phố;

Quyết định số 745/QĐ-UBND, ngày 11/04/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk

về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Nghị quyết số 139/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 về việc thông qua danh mục công trình dự án thực hiện trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND, ngày 22/12/2014 của UBND Tỉnh Đăk Lăk: Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Đăk Lăk

Công văn số 1748/UBND-NN&MT, ngày 19/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020, lập kế hoạch sử dụng đất (2016-2020), kế hoạch sử dụng đất năm 2016;

Công văn số 1308/STNMT-QLĐĐ ngày 15/9/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn và dự kiến chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của cấp huyện trên địa bàn tỉnh;

Văn bản số 562/UBND-TNMT ngày 21/8/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Lắk về việc chủ trương thuê đơn vị tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất (2016-2020), kế hoạch sử dụng đất năm 2016

1.2 Phương pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước nhằm nghiên cứu, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo

- Sử dụng quỹ đất một cách hợp lý có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển bền vững lâu dài của các chỉ tiêu sử dụng đất trong các ngành, các xã đến năm 2020

- Tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho việc giao đất, thuê đất, thu hồi đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả

- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi sinh, môi trường

1.3 Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai:

- Các công trình, dự án trong giai đoạn quy hoạch cần được xem xét nhằm

bổ sung, điều chỉnh hoặc hủy bỏ

Trang 4

- Thay đổi cơ cấu các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Rà soát vị trí, diện tích các khu đất đã khoanh định nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng để có giải pháp bổ sung điều chỉnh cho hợp lý

- Giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH

TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên

Huyện Lăk là một huyện miền núi, nằm phía Nam dãy Trường Sơn, phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 125.607,00 ha, chiếm 9,57 % tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, có toạ độ địa lý từ 120 09’36” đến

120 28’54” vĩ độ Bắc, từ 1070 54’45” đến 1080 30’10” độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 54 km theo đường Quốc lộ 27, cách trung tâm huyện Krông Nô 80 km theo Quốc lộ 27 Huyện Lăk bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: thị trấn Liên Sơn, các xã: Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng, Đăk Phơi, Đăk Nuê, Buôn Tría, Buôn Triết, Krông Knô, Nam Ka và Ea Rbin; ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Krông Ana và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk;

- Phía Tây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông;

- Phía Nam giáp huyện Đam Rông và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng ;

- Phía Đông giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

Huyện có Quốc lộ 27 từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đi tỉnh Lâm Đồng, đoạn qua huyện Lắk dài 58 km, ngoài ra còn tỉnh lộ 687 nối liên huyện Lắk với huyện Krông Ana,… tạo nên điểm gắn kết kinh tế giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Tỉnh lỵ Đắk Lắk) với trung tâm tỉnh Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt Đây là những nhân tố để huyện có những bước đi đột phá nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển chung của tỉnh

2.2 Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trên sơ cở tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Lăk đạt được như sau:

Bảng 2: Tổng hợp GTSX (theo giá SS 2010) của các ngành giai đoạn 2011–2015 Chỉ tiêu

Đơn

vị tính

Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr.đ 494.905 576.462 719.718 947.172 995.235 1.209.300 CN-Xây dựng Tr.đ 159.225 582.937 348.861 199.772 186.899 287.300 Thương mại-Dịch vụ Tr.đ 528.000 677.123 502.200 444.168 582.157 198.500

Nông lâm nghiệp, thủy sản % 41,87 31,39 45,82 59,53 56,41 71,34 CN-Xây dựng % 13,47 31,74 22,21 12,56 10,59 16,95 Thương mại-Dịch vụ % 44,67 36,87 31,97 27,92 33,00 11,71

(Niên giám thống kê huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk 2012, 2014, 2015)

Trong 05 năm qua, nền kinh tế của huyện tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm trong cả nhiệm kỳ đạt 14,16% (Nghị quyết Đại hội XIII

đề ra 14 - 15%); trong đó, nông, lâm nghiệp tăng 9,77%, công nghiệp - xây dựng

Trang 5

tăng 22,21%, thương mại dịch vụ tăng 20,04% Tổng giá trị sản xuất trong 5 năm ước đạt 3.491,2 tỉ đồng (giá so sánh năm 1994)

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 17,20 triệu đồng/người/năm, đạt 100% so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đề ra

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông, lâm, thủy sản chiếm 53,46% (KH 52,41%); công nghiệp - xây dựng chiếm 23,76% (KH 25,46%); dịch vụ chiếm 22,60% (KH 22,13%)

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông

- lâm nghiệp chiếm 51,61% (giảm 11,34% so với đầu nhiệm kỳ), Công nghiệp - Xây dựng chiếm 26,92% (tăng 7,75% so với đầu nhiệm kỳ), thương mại, dịch vụ,

chiếm 22,10% (tăng 3,77% so với đầu nhiệm kỳ)

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 - 2015, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và giảm dần

tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp Quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa

- hiện đại hóa, ngày càng củng cố dần cơ cấu kinh tế Công nghiệp, xây dựng - Dịch

vụ - Nông lâm nghiệp Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra vẫn còn chậm, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng đạt thấp hơn nhiều so với cơ cấu ngành nông lâm nghiệp

2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 ước thực hiện 24.818 ha, so với

đầu nhiệm kỳ tăng 3.014 ha, đạt 102% Nghị quyết; tổng sản lượng năm 2015 ước đạt 100.947 tấn, đạt 90,82% so với NQ Đại hội XIII; lương thực bình quân đầu người năm

2015 ước đạt 1.482 kg/người, đạt 88% so với Nghị quyết Đại hội XIII

- Chăn nuôi: Trong 05 năm qua ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định

năm 2015 toàn huyện ước có tổng đàn trâu, đàn bò: 18.550/19.100 con, đạt 97,1% kế hoạch; đàn heo 47.500/47.000 con, đạt 101,6% kế hoạch; đàn gia cầm 395.000/370.000 con, đạt 106,7% kế hoạch Công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ được tăng cường; công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện thường xuyên nên đã khống chế được tình hình dịch bệnh trên địa bàn

b Khu vực kinh tế công nghiệp

Với phương châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, huyện đã tập trung thu hút các nguồn đầu tư,

hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển công nghiệp - TTCN, VLXD

Trên cơ sở định hướng đúng mục tiêu, có biện pháp phù hợp đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, sản xuất CN - TTCN đang có bước tăng trưởng đột phá, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng trong 05 năm ước đạt 799,94

tỷ đồng (giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22,21% Năm 2015 ước thực hiện 234,945 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp 122,448/120 tỷ đồng đạt 102% Nghị quyết Đại hội đề ra (tăng 68,791 tỷ đồng so

Trang 6

với năm 2010), trong đó: Công nghiệp khai khoáng 7,540 tỷ đồng; Công nghiệp chế tạo, chế biến 31,804 tỷ đồng; Công nghiệp khác 83,104 tỷ đồng

c Khu vực kinh tế dịch vụ, thương mại

- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tập trung phát triển mạng lưới kinh

doanh thương mại ở trung tâm thị trấn Liên Sơn và các chợ xã (Buôn Triết, Krông Nô), đến nay toàn huyện có 1.268 hộ kinh doanh tại các xã, thị trấn; tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ (theo giá hiện hành) từ năm 2011 đến năm 2015 ước thực hiện 753,934 tỷ đồng, trong đó năm 2015 ước đạt 197,433 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20,04%(NQ 20 - 21%)

- Về hoạt động du lịch: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch trên

địa bàn huyện từng bước được đầu tư nâng cấp, góp phần thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn ngày một đông; trong 5 năm qua ước có 64.123 lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế 26.201 lượt, khách trong nước 37.922 lượt; tổng doanh thu ước đạt 14,3 tỷ đồng

d Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình XDNTM

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH: Trong 5 năm qua đã chú

trọng đầu tư nâng cấp về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, đặc biệt là tập trung đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng sâu, vùng xa

Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân Toàn huyện hiện có 720 trục đường với tổng chiều dài 550,827 km, trong đó: Đường nhựa đá dăm với chiều dài 185,67

km, chiếm 33,7%, BTXM chiều dài 50,725km chiếm 9,2%, Cấp phối tự nhiên chiều dài 60,51 km chiếm 10,98%, đường đất tự nhiên chiều dài 253,922 km chiếm 46,09% (Bao gồm cả đường thôn buôn và đường nội đồng); đường giao thông liên xã, liên thôn được bê tông hóa và nhựa hóa, chiếm 68,36%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (65%)

Hệ thống thủy lợi toàn huyện có 44 công trình thủy lợi, trong đó 09 công trình trạm bơm điện, 18 đập dâng, 17 hồ chứa Hàng năm đều chú trọng triển khai kiên cố hóa kênh mương nội đồng và nâng cấp sửa chữa kịp thời các công trình để phục vụ sản xuất Đến nay, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương chính đạt 27,1% (NQ đề

ra 85%); kênh nội đồng (kênh cấp 2,3) đạt 74,4% (NQ đề ra 65%) Tỷ lệ cây trồng

có nhu cầu được tưới chủ động năm 2015 ước 85%, đạt 100% NQ

Hệ thống lưới điện toàn huyện năm 2015 có 123/124 thôn, buôn, tổ dân phố

có điện lưới Quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 98%, đạt 100% NQ

Về nước sinh hoạt: Tổng số công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện hiện có 14 công trình và hơn 9.587 nguồn cấp nước nhỏ lẻ Năm 2015 tỷ lệ

Trang 7

bình quân 51,7 thuê bao/100 dân, đạt 285% NQ đề ra; số thuê bao internet băng thông rộng có khoảng 3.790 thuê bao, bình quân 5,6 thuê bao/100 dân

- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Thực hiện Nghị quyết số

03-NQ/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -

2015 và định hướng đến năm 2020 Huyện ủy đã xây dựng nghị quyết chuyên đề

về xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó đã tập trung chỉ đạo thực hiện và phê duyệt xong Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng Nông thôn mới 10/10 xã Năm

2015 toàn huyện ước thực hiện đạt 100/190 tiêu chí, trong đó có xã Buôn Tría, Buôn Triết đạt trên12 tiêu chí Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, nhân dân một số địa phương như ở Buôn Triết, Đắk Phơi, Đắk Nuê, Krông Nô đã hiến 22.540 m2 đất, hàng ngàn cây trồng lâu năm các loại để làm đường giao thông; ở một số thôn, buôn, tổ dân phố thuộc thị trấn Liên Sơn, xã Đắk Liêng, xã Buôn Tría, Buôn Triết và Đắk Nuê đã huy động ngày công, góp tiền lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trên các trục đường chính với tổng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng

2.2.4 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

Liên Sơn (479 người/km 2 ) và khu vực trung tâm nơi có nhiều lợi thế để phát triển

kinh tế, với hệ thống hạ tầng cơ sở khá đồng bộ

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,50%

b Lao động, việc làm và thu nhập

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên Hiện tại huyện có khoảng 38.000 lao động trong độ tuổi, chiếm 57,57% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, một số ít lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, xây dựng

Trong công cuộc đổi mới, đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn Tỷ lệ đói nghèo bình quân hàng năm giảm 5% năm Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến Năm 2015 thu nhập bình quân

là 17,20 triệu đồng/người/năm Lương thực bình quân trên đầu người là: 1.482 kg/người/năm

2.3 Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

Đăk Lăk nói chung và huyện Lăk nói riêng là khu vực nằm xa biển Bởi vậy khu vực này không có bão và mưa lũ Nhưng nhiều năm trở lại đây dù không ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, song mưa và ngập úng tại huyện Lăk thì đã xảy ra Những năm gần đây tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn đã có những diễn biến

Trang 8

bất thường Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai…) đã làm diện tích đất khô hạn, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở… xảy ra ngày càng nhiều hơn

Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đảm bảo

an ninh lương thực tại chỗ

Sạt lở đất ven các sông suối, vùng đồi núi cao có địa hình dốc và chia cắt mạnh cũng là một vấn đề xẩy ra thường xuyên ở huyện Lăk, đặc biệt ở phần hạ lưu sông và các sông suối lớn vào mùa mưa lũ (tại khu vực xã Krông Nô, Ea Rbin) Sạt đất, trượt lở đất không chỉ làm mất đất sản xuất nông nghiệp, đất ở mà còn gây thiệt hại về người và tài sản, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng Tạo áp lực cho việc bố trí quỹ đất, đồng thời trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí các công trình

- Tác động của biến đổi khí hậu đến các loại hình sử dụng đất: Do biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp có thể bị giảm, một phần diện tích sẽ không sử dụng được nữa do khô hạn sẽ phải chuyển đổi thành đất ở cho những hộ dân phải di rời

do ảnh hưởng của thiên tai (ngập lụt, sạt lở đất)

Mặt khác biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng ngập úng, xói lở bờ sông, sạt lở đất…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất ở, đất sản xuất, một bộ phận dân cư sống ở khu vực đồng bằng, khu vực đồi núi ven các sông suối sẽ phải

di rời đến nơi ở khác; cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, cấp thoát nước…) cũng bị ảnh hưởng, gây sức ép trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng mới thay thế các công trình đã bị hư hỏng do thiên tai

- Tác động của các loại hình sử dụng đất đến biến đổi khí hậu: Việc sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng lớn đối với lượng nước bốc hơi Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi về hình thái trong chu trình nước: mưa - nước bốc hơi… đều dẫn đến sự thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy Hơn nữa, lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất cũng là nguyên nhân đối với sự nóng lên toàn cầu mà việc chặt phá rừng vẫn còn diễn ra dẫn đến suy thoái rừng là một trong những nguyên nhân chính

- Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ, số đợt hạn hán: Trong 5 năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk nói chung và của huyện Lăk nói riêng liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân, nhất là từ

đầu năm 2010 một số địa phương đang đối mặt với nguy cơ hạn hán (không có

nước sản xuất, thiếu nước sạch trong sinh hoạt kéo dài); dịch bệnh trên cây trồng

xuất hiện nhiều nơi nhất là cây lúa Nhiều đợt nắng nóng kéo dài và liên tiếp xảy

ra, nhiệt độ có thể nói cao nhất từ trước tới nay (37 -38 0 c) ảnh hưởng trực tiếp đến

sức khoẻ của người người dân…

Trong những năm gần đây, tại huyện Lắk có xảy ra hiện tượng mưa phùn kèm theo gió lạnh Thời tiết lạnh xuất hiện giữa mùa khô tại huyện Lắk đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa nước tại đã bị nghẽn đòng

Trang 9

không trổ bông Thời tiết biến đổi thất thường không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho lúa nước mà còn làm hàng nghìn ha cà phê vào đợt nở hoa gặp thời tiết lạnh trong mùa khô năm nay cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc đậu trái, hậu quả là sẽ giảm nghiêm trọng sản lượng cà phê trong năm nay chưa thể tính được

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, môi trường

* Những thuận lợi, lợi thế

- Vị trí địa lý của huyện tuy xa TP Buôn Ma Thuột nhưng có QL 27 chạy qua nối liền với TP Đà Lạt là một thành phố du lịch lâu đời của nước ta, do đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tuyến du lịch Đà Lạt - Lăk - Buôn Ma Thuột

- Đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó đặc biệt thích hợp phát triển cây lúa nước với năng suất và chất lượng cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó đáng chú ý là trữ lượng sét và

- Tình hình chính trị tương đối ổn định; quốc phòng được tăng cường, an ninh nông thôn có nhiều tiến bộ, trật tự xã hội được giữ vững

- Phong cảnh đẹp cùng với nền văn hóa các dân tộc lâu đời là lợi thế để phát triển các nghành dịch vụ, du lịch

* Những khó khăn

- Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; huy động các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn mức cao; chất lượng nguồn nhân lực thấp

- Đặc điểm địa hình khu vực tạo thành một vùng trũng, tuy có những thuận lợi trong phát triển lúa nước, nhưng cũng là nơi tập trung nước mưa từ các khu vực khác đổ về, cộng với 2 con sông lớn chảy qua Do đó vào mùa mưa thường gây lũ lụt lớn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân

- Đất đai chủ yếu được hình thành trên phiến sét, phiến mica, có thành phần dinh dưỡng kém do đó sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp

- Tăng trưởng kinh tế không đều; phát triển của nông nghiệp nặng về quy

mô, thiếu đầu tư chiều sâu và đa dạng các loại cây trồng vật nuôi

- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng một tăng Công tác giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo tuy đạt hiệu quả nhưng chưa cao

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH

3.1 Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, cùng với các xã, thị trấn trong huyện, Đảng bộ và nhân dân huyện Lăk đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, hạn

Trang 10

chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của huyện

3.2 Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

3.2.1 Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 huyện Lắk, hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng của huyện tính đến 31/12/2015 có tổng diện tích là 125.607,00 ha, chiếm 9,57 % diện tích đất của đơn vị hành chính trong toàn tỉnh Diện tích, cơ cấu các nhóm đất chính như sau:

Bảng 3: DIỆN TÍCH, CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH NĂM 2015

(ha)

Cơ cấu (%)

Nguồn: Thống kê đất đai năm 2015 huyện Lăk

+ Đất trồng lúa: Đến năm 31/12/2015, toàn huyện có 8.661,89 ha đất

trồng lúa, chiếm 8,09 % diện tích đất nông nghiệp (trong đó đất chuyên trồng lúa nước 7.438,12 ha, chiếm 85,87 % diện tích đất trồng lúa), phân bố ở tất cả

các xã trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất tại các xã Buôn Triết (2.193,67

ha), Đăk Liêng (1.458,81 ha), Yang Tao ( 1.041,49 ha)…

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Có diện tích 7.438,12 ha, chiếm 85,87%

diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở các xã: Krông Nô (2.010,82 ha), Ea Rbin (922,22 ha), Đăk Nuê (898,45 ha), Yang Tao (823,11 ha), Nam Ka (809,53

Trang 11

ha), còn lại phân bố tại các xã, chủ yếu trồng các loại cây hoa màu như: ngô,

khoai, sắn và các loại rau đậu… góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo ra sản phẩm hàng hoá trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh

+ Đất trồng cây lâu năm: Có diện tích 5.194,46 ha, chiếm 7,37% diện tích

đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở các xã: Đăk Phơi (1.494,88 ha), Krông Nô

(1.431,13 ha) và Đăk Nuê (838,22 ha), còn lại phân bố tại các xã và trong các khu

dân cư, chủ yếu trồng các loại cây: cà phê, cao su, tiêu, điều và các loại cây ăn quả như nhãn, cam, quýt, bưởi, chôm chôm là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng, góp phần thúc đẩy các hoạt động công nghiệp chế biến phát triển cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo ra sản phẩm hàng hoá trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh

+ Đất rừng phòng hộ: Có diện tích 16.736,76 ha, chiếm 15,64 % diện tích

đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại xã Krông Nô (12.287,99 ha), Đăk Phơi

(2.997,52 ha), Đăk Nuê (1.451,25 ha)

+ Đất rừng đặc dụng: Có diện tích 53.012,51 ha, chiếm 49,53 % diện tích

đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các xã Bông Krang (28.657,60 ha), Nam Ka

(7.143,59 ha), Krông Nô (4.819,21 ha), Ea Rbin (4.863,80 ha), Buôn Triết (2.124,67 ha), Đăk Nuê (1.284,09 ha)

+ Đất rừng sản xuất: Có diện tích 15.379,20 ha, chiếm 14,37 % diện tích đất

nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các xã Đăk Phơi (5.595,51 ha), Krông Nô

(4.148,43 ha), Đăk Nuê (3.984,48 ha), Buôn Triết (860,76 ha)

Có thể nói rừng của huyện Lăk có giá trị về kinh tế chưa cao tuy nhiên lại có giá trị to lớn trong việc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và là tiền đề để phát triển các ngành kinh tế

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có diện tích 158,61 ha chiếm 0,15 % diện tích

đất nông nghiệp Huyện Lăk là huyện miền núi có diện tích rộng lớn, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tương đối ít trong cơ cấu sử dụng đất của huyện, khai thác thủy sản nước ngọt chủ yếu được kết hợp trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng Trong giai đoạn gần đây huyện đã xác định đầu tư cho nuôi trồng thủy sản

là hướng được ưu tiên

- Theo đối tượng quản lý, sử dụng:

+ Do hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 20.473,25 ha, trong đó: để sản xuất nông

nghiệp là 19.491,32 ha, đất lâm nghiệp 823,66 ha, nuôi trồng thủy sản là 158,27 ha;

+ Do tổ chức kinh tế sử dụng: 21.143,04ha (trong đó: sản xuất nông nghiệp

là 1.077,80ha, đất lâm nghiệp 20.064,90 đất nuôi trồng thủy sản 0,34ha);

+ Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng: 54.032,37 ha (trong đó: đất sản xuất

nông nghiệp 811,44ha, đất lâm nghiệp 53.220,93ha);

+ Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý: 11.385,22ha (trong đó: 367,69 ha đất

sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 11.017,53ha);

+ Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý: 0,05 ha đất sản xuất nông nghiệp

b Đất phi nông nghiệp

- Theo mục đích sử dụng

Đến 31/12/2015, toàn huyện có 6.106,26 ha đất được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, chiếm 4,86 % tổng diện tích tự nhiên và chiếm 5,40 % tổng

Trang 12

diện tích đất đang sử dụng Hiện trạng sử dụng và cơ cấu các loại đất chính trong đất phi nông nghiệp được thể hiện như sau:

Bảng 5: DIỆN TÍCH, CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2015

(ha)

Cơ cấu (%)

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã 3.021,08 49,48

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,21 0,00

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 21,72 0,36

Nguồn: Thống kê đất đai năm 2015 huyện Lăk

+ Đất quốc phòng: Có diện tích 11,24 ha chiếm 0,18 % diện tích đất phi

nông nghiệp, phân bổ ở thị trấn Liên Sơn (0,76 ha), xã Đăk Liêng (10,48 ha)

+ Đất an ninh: toàn huyện có 3,21 ha chiếm 0,05% diện tích đất phi nông

nghiệp, phân bố tại thị trấn Liên Sơn (0,76 ha)

+ Đất thương mại dịch vụ: có diện tích 15,75 ha, chiếm 0,26 % tổng diện

tích đất phi nông nghiệp, phân bố tại thị trấn Liên Sơn (8,03 ha), xã Yang Tao

(4,97 ha), và trên một số xã

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: códiện tích 0,97 ha, chiếm 0,02 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố tại một số xã trên địa bàn huyện Có thể nói, ngành sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện chưa tạo được sự bứt phá, sức thu hút đầu tư chưa cao nên diện tích đất dành cho mục đích này vẫn còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất của huyện

+ Đất phát triển hạ tầng: có diện tích 3.021,08 ha, chiếm 49,48 % diện tích

đất phi nông nghiệp Diện tích đất phát triển hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp, có thể nói rằng trong thời gian qua huyện đã trú trọng việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sản xuất của

Trang 13

nhân dân trong vùng, nhất là hệ thống giao thông đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện góp phần kêu gọi xúc tiến đầu tư phục vụ phát triển kinh tế

+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa : có diện tích 0,28 ha, chiếm 0,01 % tổng

diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố tại thị trấn Liên Sơn

+ Đất ở tại nông thôn: có diện tích 460,08 ha, chiếm 7,53 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở bình quân là 70,78 m2/người Dân cư phân bố

khá tập trung và tương đối thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất

+ Đất ở tại đô thị: có diện tích53,13 ha, chiếm 0,87 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở bình quân là 88,70 m2/người Dân cư phân bố khá tập

trung và tương đối thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: có diện tích 12,77 ha chiếm 0,21% diện

tích đất phi nông nghiệp, phân bố ở tất cả các xã và thị trấn

+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: có diện tích 0,21 ha chiếm

0,01% diện tích đất phi nông nghiệp

+ Đất cơ sở tôn giáo: có diện tích 1,02 ha, chiếm 0,02 % tổng diện tích đất

phi nông nghiệp, phân bố tại xã Yang Tao (0,07 ha), thị trấn Liên Sơ (0,09 ha)

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có diện tích 116,57 ha, chiếm 1,91% diện tích

đất phi nông nghiệp, phân bố nhiều nhất ở xã Yang Tao (25,79 ha), Đăk Liêng

(17,72 ha), Đăk Phơi (14,83 ha), Bông Krang (14,57 ha)

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: có diện tích 21,72 ha, chiếm 0,36

% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố tại xã Yang Tao (8,57 ha), xã Đăk Nuê (6,69 ha), xã Krông Nô (3,94 ha), xã Đăk Liêng (2,52 ha)

+ Đất sinh hoạt cộng đồng: toàn huyện có 5,56 ha, chiếm 0,09 % diện tích

đất đích phi nông nghiệp phân bố ở toàn bộ các xã trên địa bàn huyện

+ Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: có diện tích 2,46 ha, chiếm 0,04 %

diện tích đất đích phi nông nghiệp phân bố ở trên địa bàn thị trấn Liên Sơn

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: có diện tích 901,08 ha chiếm 14,76 % diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố tương đối đồng đều tại các xã trên địa bàn huyện

+ Đất mặt nước chuyên dùng: có diện tích 1.479,12 ha, chiếm 24,22 % diện

tích đất phi nông nghiệp, phân bố ở toàn bộ các xã, nhiều nhất là thị trấn Liên Sơn

(451,78 ha), xã Ea Rbin (447,27 ha), xã Yang Tao (199,85 ha), và xã Buôn Triết (189,07 ha)

- Theo đối tượng quản lý, sử dụng:

+ Hộ gia đình cá nhân sử dụng 522,01 ha (gồm: 513,22h a đất ở, đất chuyên dùng 8,79ha); do tổ chức kinh tế sử dụng 2.165,34 ha đất chuyên dùng;

+ Cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 156,03 ha (gồm 44,93 ha đất chuyên dùng, 111,10 ha đất nghĩa trang nghĩa địa);

+ Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 274,00 ha (gồm: 56,90 ha đất chuyên dùng, 5,47 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, 56,02ha đất sông ngòi, kênh rạch, suối, 155,61 ha đất có mặt nước chuyên dùng);

+ Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng 1,02 ha đất cơ sở tôn giáo và

do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 1.630,67 ha (gồm: 591,36 đất chuyên dùng, 367,40 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, 671,91ha đất sông ngòi, kênh, rạch suối);

Trang 14

+ Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 1.357,18ha (gồm: 227,93ha đất chuyên dùng, 477,66 ha đất sông ngòi, kênh rạch suối, 651,59 ha đất có mặt nước chuyên dùng)

c Đất chưa sử dụng

Toàn huyện còn 12.464,92 ha đất chưa sử dụng, chiếm 9,92% tổng diện tích

tự nhiên, bao gồm: đất bằng chưa sử dụng 409,75 ha, đất đồi núi chưa sử dụng

12.055,17 ha Phân bố nhiều ở các xã Đăk Nuê (3.189,76 ha), Đăk Phơi (2.836,15

ha), Yang Tao (1.302,78 ha), Krông Nô (1.238,30 ha) và Bông Krang (1.130,03 ha) Trong tương lai huyện cần có hướng đưa số diện tích đất này vào sử dụng

mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội

3.2.2 Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất

Diện tích đất tự nhiên huyện Lăk năm 2015 là: 125.607,00 ha so với năm

2010 tổng diện tích tự nhiên tăng 3,00 ha

a Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 107.035,82 ha so với năm 2010 là 103.437,29 ha tăng 3.598,53 ha

- Đất trồng lúa: Diện tích năm 2015 là 8.661,89 ha so với năm 2010 là

7.980,19 ha, tăng 681,70 ha

+ Đất trồng lúa tăng 758,45 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 604,91 ha, đất nuôi trồng thủy sản 4,92 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,05 ha, đất có mục đích công cộng 123,68 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 11,23 ha, đất bằng chưa sử dụng 4,45 ha

+ Đất trồng lúa giảm 76,41 ha do chuyển sang đất hàng năm khác 74,82 ha, đất ở nông thôn 0,01 ha, đất ở đô thị 1,53 ha, đất có mục đích công cộng 0,05 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,34 ha

- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích năm 2015 là 7.892,40 ha so với

năm 2010 là 7.066,60 ha tăng 825,80 ha

+ Đất trồng cây hàng năm khác tăng 2.163,42 ha là do chuyển từ đất trồng lúa 74,82 ha, đất trồng cây lâu năm 60,39, đất rừng sản xuất 526,21 ha, đất rừng đặc dụng 813,27 ha, đất nuôi trồng thủy sản 12,77 ha, đất ở nông thôn 0,29 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 2,14 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 9,67 ha, đất có mục đích công cộng 125,56 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 11,53 ha, đất sông suối kênh rạch 28,90 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 2,25 ha, đất bằng chưa sử dụng 25,11 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 470,48 ha

+ Đất trồng cây hàng năm khác giảm 1.337,62 ha do chuyển sang đất trồng lúa 604,91 ha, đất trồng cây lâu năm 384,67 ha, đất nuôi trồng thủy sản 61,40 ha, đất

ở nông thôn 17,48 ha, đất ở đô thị 0,31 ha, đất trụ sở cơ quan 1,87 ha, đất an ninh 0,04 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 6,28 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 4,53 ha, đất có mục đích công cộng 14,84 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 1,10

ha, đất sông suối kênh rạch 54,75 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 1,87 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,69 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 182,87 ha

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích năm 2015 là 5.194,46 ha so với năm

2010 là 3.575,47 ha tăng 1.618,99 ha

Trang 15

+ Đất trồng cây lâu năm tăng 1.770,96 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 384,76 ha, đất rừng sản xuất 593,50 ha, đất rừng đặc dụng 0,22 ha, đất trụ sở cơ quan 0,73 ha, đất quốc phòng 0,97 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 4,65 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,60 ha, đất có mục đích công cộng 44,32 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 0,82 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,01 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 718,47 ha

- Đất trồng cây lâu năm giảm 151,97 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 60,11 ha, đất ở nông thôn 11,62 ha, đất trụ sở cơ quan 1,67 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 4,16 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 4,24

ha, đất có mục đích công cộng 0,95 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 0,33 ha, đất sông suối kênh rạch 17,99 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 3,83 ha, đất bằng chưa sử dụng 23,15ha, đất đồi núi chưa sử dụng 20,62 ha

- Đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất năm 2015 là 15.379,20 ha

so với năm 2010 là 19.135,27 ha giảm 3.756,07 ha

+ Đất rừng sản xuất tăng 585,09 ha do chuyển từ, đất rừng phòng hộ 0,89

ha, đất rừng đặc dụng 44,23 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 403,62 ha

+ Đất rừng sản xuất giảm 4.341,16 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 526,21 ha, đất trồng cây lâu năm 593,50 ha, đất rừng phòng hộ 664,94 ha, đất rừng đặc dụng 53,59 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,01 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 13,14 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 2.489,77 ha

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2015 là 16.736,76

ha so với năm 2010 là 8.877,20 ha tăng 7.859,26 ha

+ Đất rừng phòng hộ tăng 8.003,03 ha do chuyển từ đất rừng sản xuất 664,94 ha, đất rừng đặc dụng 54,35 ha, đất có mục đích công cộng 9,01 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 7.274,73 ha

+ Đất rừng phòng hộ giảm 143,37 ha do chuyển sang đất rừng sản xuất 0,89

ha, đất rừng đặc dụng 14,50 ha, đất có mục đích công cộng 1,75 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 126,32 ha

- Đất rừng đặc dụng: Diện tích đất rừng đặc dụng năm 2015 là 53.012,51

ha so với năm 2010 là 56.711,93 ha giảm 3.699,42 ha

+ Đất rừng đặc dụng tăng 203,21 ha do chuyển sang từ đất rừng sản xuất 53,59 ha, đất trồng đất rừng phòng hộ 14,50 ha, đất quốc phòng 4,41 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,82 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 129,89 ha

+ Đất rừng đặc dụng giảm 3.902,64 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 813,27 ha, đất trồng cây lâu năm 0,22 ha, đất rừng sản xuất 44,23 ha, đất rừng phòng hộ 54,35 ha, đất có mục đích công cộng 7,11 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 0,94 ha, đất bằng chưa sử dụng 269,88 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 2.712,63 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 là

158,61 ha so với năm 2010 là 90,63 ha tăng 67,98 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản tăng 89,51 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 61,40 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,40 ha, đất có mục đích công cộng 18,37 ha, đất sông suối kênh rạch 4,45 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 3,98 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,91 ha

Trang 16

+ Đất nuôi trồng thủy sản giảm 21,53 ha do chuyển sang đất trồng lúa 4,92 ha, đất trồng cây hàng năm khác 12,77 ha, đất có mục đích công cộng 0,04 ha, đất sông suối kênh rạch 2,25 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 1,56 ha

b Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp năm 2015 là 6.106,26 ha so với năm 2010 là 6.596,59

ha giảm 490,30 ha

- Đất ở: Đất ở năm 2015 là 513,22 ha so với năm 2010 là 483,20 ha tăng

30,02 ha Trong đó đất ở nông thôn năm 2015 là 460,08 ha tăng 28,43 ha so với

năm 2010 (431,65 ha), đất ở đô thị năm 2015 là 53,13 ha tăng 1,58 ha so với năm

2010 (51,55 ha)

- Đất ở tăng 31,04 ha Trong đó:

+ Đất ở nông thôn tăng 29,20 ha do chuyển sang từ đất trồng lúa 0,01 ha, đất trồng cây hàng năm khác 17,48 ha, đất trồng cây lâu năm 11,62 ha, đất sản suất kinh doanh phi nông nghiệp 0,05 ha, đất có mục đích công cộng 0,03 ha

+ Đất ở đô thị tăng 1,84 ha do chuyển sang từ đất trồng lúa 1,53 ha, đất trồng cây hàng năm khác 0,31 ha

- Đất ở giảm 1,02 ha Trong đó:

+ Đất ở nông thôn giảm 0,76 ha do chuyển sang đất trồng lúa 0,10 ha, đất trồng cây hàng năm khác 0,29 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,04 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,11 ha, đất có mục đích công cộng 0,15 ha

+ Đất ở đô thị giảm 0,26 ha do chuyển sang trụ sở cơ quan 0,06 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,08 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,05 ha, đất có mục đích công cộng 0,07 ha

- Đất trụ sở cơ quan: năm 2015 là 12,77 ha so với năm 2010 là 11,90 ha

tăng 0,87 ha

+ Đất trụ sở cơ quan giảm 2,73 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 0,73 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 1,51 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,06 ha, đất có mục đích công cộng 0,44 ha

+ Đất trụ sở cơ quan tăng 3,61 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 1,87 ha, đất trồng cây lâu năm 1,67 ha, đất ở đô thị 0,06 ha

- Đất quốc phòng: năm 2015 là 11,23 ha so với năm 2010 là 21,12 ha giảm 9,89 ha

+ Đất quốc phòng giảm 5,58 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 0,97

ha, đất rừng đặc dụng 4,41 ha

- Đất an ninh: năm 2015 là 3,21 ha so với năm 2010 là 3,17 ha tăng 0,04 ha

do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 0,04 ha

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: năm 2015 là 55,61 ha so với năm 2010

là 57,30 ha giảm 1,69 ha

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp tăng 12,21 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 6,28 ha, đất trồng cây lâu năm 4,16 ha, đất ở nông thôn 0,04 ha, đất ở đô thị 0,08 ha, đất trụ cơ sở quan 1,51 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,06 ha, đất chưa sử dụng 0,08 ha

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp giảm 13,91 ha do chuyển sang đất trồng lúa 0,05 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2,14 ha, đất trồng cây lâu năm 4,65 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,06 ha, đất có mục đích công cộng 7,01 ha

Trang 17

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: năm 2015 là 38,44 ha so với năm

2010 là 61,66 ha giảm 23,22 ha

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 13,05 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 4,53 ha, đất trồng cây lâu năm 4,24 ha, đất rừng sản xuất 0,01 ha, đất ở 0,16 ha, đất xây dựng trụ cơ sở quan 0,06 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,06 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 4,00 ha

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 38,26 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 9,67 ha, đất trồng cây lâu năm 22,60 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,40 ha, đất ở nông thôn 0,05 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,06 ha, đất có mục đích công cộng 0,40 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 1,88 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 1,22 ha

- Đất có mục đích công cộng: năm 2015 là 2.973,99 ha so với năm 2010 là

- Đất có mục đích công cộng giảm 750,91 ha do chuyển sang đất trồng lúa 132,79 ha, đất trồng cây hàng năm khác 125,56 ha, đất trồng cây lâu năm 44,32 ha, đất rừng sản xuất 136,34 ha, đất rừng phòng hộ 9,01 ha, đất nuôi trồng thủy sản 18,37

ha, đất ở nông thôn 0,03 ha, đất sông suối 46,97 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 71,95 ha, đất bằng chưa sử dụng 25,39 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 140,19 ha

- Đất cơ sở tôn giáo: Đất tôn giáo có đến năm 2015 là 1,02 ha so với năm

2010 là 0,95 ha tăng 0,07 ha

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng tăng 0,07 ha do chuyển sang từ đất ở nông thôn 0,07 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đất nghĩa trang nghĩa địa có đến năm 2015 là

116,57 ha so với năm 2010 là 125,64 ha giảm 9,07 ha

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 4,43 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 1,10 ha, đất trồng cây lâu năm 3,33 ha

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa giảm 13,50 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 11,53 ha, đất trồng cây lâu năm 0,82 ha đất đồi núi chưa sử dụng 1,14 ha

- Đất sông ngòi kênh rạch, suối: Đất sông suối có đến năm 2015 là 901,08

ha so với năm 2010 là 851,46 ha tăng 49,62 ha

+ Đất sông ngòi kênh rạch, suối tăng 228,62 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 54,75 ha, đất trồng cây lâu năm 17,99 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2,25 ha, đất có mục đích công cộng 46,97 ha, đất chưa sử dụng 21,10 ha

+ Đất sông ngòi kênh rạch, suối giảm 179,00 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 28,90 ha, đất nuôi trồng thủy sản 4,45 ha, đất có mục đích công cộng 49,36 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 93,69 ha, đất chưa sử dụng 2,60 ha

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Đất có mặt nước chuyên dùng có đến năm

2015 là 1.479,12 ha so với năm 2010 là 1.414,89 ha tăng 64,23 ha

Trang 18

+ Đất có mặt nước chuyên dùng tăng 188,92 ha do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 1,87 ha, đất trồng cây lâu năm 3,83 ha, đất rừng sản xuất 13,14 ha, đất rừng đặc dụng 0,94 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1,56 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,88 ha, đất có mục đích công cộng 71,95 ha, đất sông ngòi kênh rạch 93,69 ha, đất chưa sử dụng 0,06 ha

+ Đất có mặt nước chuyên dùng giảm 124,68 ha do chuyển sang đất trồng lúa 11,23 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2,25 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3,98

ha, đất có mục đích công cộng 8,76 ha, đất sông suối kênh rạch 85,57 ha, đất chưa

+ Đất bằng chưa sử dụng tăng 334,42 ha do chuyển sang từ đất trồng lúa 0,34

ha, đất trồng cây hàng năm khác 0,69 ha, đất trồng cây lâu năm 23,15 ha, đất rừng đặc dụng 269,88 ha, đất có mục đích công cộng 25,39 ha, đất sông suối 2,07 ha, đất co mặt nước chuyên dùng 12,89 ha

+ Đất bằng chưa sử dụng giảm 34,31 ha do chuyển sang đất trồng lúa 4,45 ha, đất trồng cây hàng năm khác 25,11 ha, cây lâu năm 0,01 ha, đất rừng đặc dụng 0,82

ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,01 ha, đất công trình sự nghiệp 0,08 ha, đất có mục đích công cộng 2,12 ha, đất sông suối 0,74 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 0,06 ha

b) Đất đồi núi chưa sử dụng: năm 2015 là 12.055,17 ha so với năm 2010 là

15.460,51 ha giảm 3.416,29 ha

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH,

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

4.1.1 Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ truớc đến 31/12/2015

Quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011

-2015) huyện Lắk đã được UBND tỉnh Đắk Lắ phê duyệt tại Quyết định số UBND ngày 11 tháng 4 năm 2014 Theo đó kế hoạch sử dụng đất kỳ đâu (2011-2015) đã có 186 công trình, dự án được duyệt với diện tích 653,53 ha Trong đó kỳ

745/QĐ-đầu (2011 - 2015) đất nông nghiệp được phép chuyển mục đích sang đất phi nông

nghiệp là 650,19 ha, đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 4.740,20 ha

Trong 5 năm thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (từ năm 2011 - đến

năm 2015) đã thực hiện được thực hiện được 168,25 ha/650,19 ha diện tích các công trình dự án được duyệt)

Kết quả thực hiện theo quy hoạch bước đầu đã giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai dần đi vào nề nếp, việc triển khai thu hồi đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt Tuy nhiên việc đánh giá kết quả thực hiện cần đánh giá, phân tích các chỉ tiêu sử dụng đất theo chỉ tiêu được duyệt với kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2015 Cụ thể

Trang 19

kết quả thực hiện so với quy hoạch, kế hoạch được duyệt đến năm 2015 theo từng chỉ tiêu như sau:

BẢNG 06: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH KỲ TRƯỚC

Diện tích quy hoạch được duyệt đến năm

2015 (ha)

Kết quả thực hiện Diện

tích (ha)

So sánh Tăng (+), giảm (-)

ha

Tỷ lệ (%)

tỉnh, cấp huyện, cấp xã 3.798,42 3.021,08 -777,34 79,54 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 26,50 0,28 -26,22 1,06

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức SN 0,21

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 134,14 116,57 -17,57 86,90 2.20 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm 46,90 21,72 -25,18 46,31

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 2,46

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 851,46 901,08 49,62 105,83 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 1.393,09 1.479,12 86,03 106,18

là 107.541,40 ha), đạt 99,53 % so với kế hoạch được duyệt, trong đó:

- Có 05/07 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt so với quy hoạch được duyệt là: Đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng phòng hộ; đất nuôi trồng thuỷ sản;

- Có 02/07 chỉ tiêu thực hiện chưa đạt so với kế hoạch được duyệt là: Đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất

Trang 20

Cụ thể các chỉ tiêu như sau:

- Đất trồng lúa: Năm 2015 thực hiện 8.661,89 ha, đạt 106,50 % so với chỉ

tiêu được duyệt (8.133,03 ha) Diện tích thực hiện cao hơn là 528,86 ha Nguyên nhân: Thực tế từ năm 2011 đến năm 2015 đất trồng lúa giảm 23,84 ha do thu hồi, chuyển mục đích để thực hiện các công trình dự án phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng

- Đất trồng cây hàng năm khác: Chỉ tiêu được duyệt năm 2015 có

6.512,06 ha, kết quả thực hiện được 7.892,40 ha, đạt 147,83%, cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 1.380,24 ha Thực tế từ năm 2011 đến năm 2015 đất trồng cây hàng năm khác giảm 60,86 ha do thu hồi, chuyển mục đích Diện tích cao hơn do trong

kỳ thực hiện kế hoạch diện tích được rà soát lại theo kiểm kê đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện

- Đất trồng cây lâu năm: Chỉ tiêu kế hoạch kỳ trước được duyệt là 3.419,81

ha, kết quả thực hiện 5.194,46 ha, đạt 151,89 %, cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 1.774,65 ha Thực tế từ năm 2011 đến năm 2015 đất trồng cây lâu năm giảm 21,19

ha do thu hồi, chuyển mục đích Diện tích cao hơn do trong kỳ thực hiện kế hoạch diện tích được rà soát lại theo kiểm kê đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 9.002,20

ha, kết quả thực hiện được 16.736,76 ha, đạt 185,92 % Diện tích cao hơn do trong

kỳ thực hiện kế hoạch diện tích được rà soát lại theo kiểm kê đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện

- Đất rừng đặc dụng: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 56.694,23 ha,

kết quả thực hiện được 53.012,51 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 3.681,73 ha đạt 93,51 % Kết quả thực hiện không đạt chỉ tiêu được duyệt do diện tích đất trồng rừng đặc dụng được duyệt lớn để thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Tuy nhiên trong giai đoạn 2011 - 2015 kết quả trồng mới rừng trên địa bàn huyện chưa được đầu tư triển khai thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch

- Đất rừng sản xuất: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 23.654,44 ha,

kết quả thực hiện được 15.379,20 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 8.275,25 ha đạt 65,02 % Kết quả thực hiện không đạt chỉ tiêu được duyệt do diện tích đất trồng rừng sản xuất được duyệt lớn để thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là

125,63 ha, kết quả thực hiện được 158,61 ha, cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 32,98

ha, đạt 126,25 %

b) Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích kế hoạch nhóm đất phi nông nghiệp kỳ trước được duyệt là 7.232,65 ha, kết quả thực hiện được 6.106,26 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 1.126,40 ha, đạt 84,43 %

- Có 05/20 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch được duyệt đó là đất trụ sở co quan; đất tôn giáo; đất khu vui chơi giải trí; đất sông suối; đất có mặt nước chuyên dùng

- Có 15/20 chỉ tiêu thực hiện không đạt so với chỉ tiêu được duyệt bao gồm: đất quốc phòng; đất an ninh; đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất phát triển hạ

Trang 21

tầng; đất có di tích lịch sử văn hoá; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất ở nông thôn; đất ở đô thị; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ; đất sinh hoạt cộng đồng;

Cụ thể các chỉ tiêu như sau:

- Đất quốc phòng: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 203,00 ha, kết

quả thực hiện được 11,23 ha, diện tích chưa thực hiện theo chỉ tiêu được duyệt là 191,77 ha, đạt 5,53%

- Đất an ninh: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 7,17 ha, kết quả

thực hiện được 3,21 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 3,96 ha, đạt 44,77%

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích kế hoạch kỳ trước được

duyệt là 67,46 ha, kết quả thực hiện được 0,97 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 66,49 ha, đạt 1,44 % Nguyên nhân kết quả thấp hơn chỉ tiêu được duyệt do trong kỳ thực hiện kế hoạch có một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp chưa thực hiện

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Diện tích kế hoạch kỳ trước

được duyệt là 100,19 ha, kết quả thực hiện được 0,97 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 100,19 ha, đạt 0 % Nguyên nhân kết quả thấp hơn chỉ tiêu được duyệt do trong kỳ thực hiện kế hoạch các dự án đầu tư của các doanh nghiệp chưa thực hiện

- Đất phát triển hạ tầng: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là

3.798,42 ha, kết quả thực hiện được 3.021,08 ha, đạt 79,54 % Diện tích thực hiện thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 777,34 ha, do một số công trình chưa được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch (nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông; xây dựng kè suối; sân thể thao; bệnh viện; trường học…)

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt

là 26,50 ha, kết quả thực hiện được 0,28 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 26,22

ha, đạt 1,06 %

- Đất ở tại nông thôn: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 468,40 ha,

kết quả thực hiện được 460,08 ha, đạt 98,22 % Diện tích thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 8,32 ha

- Đất ở tại đô thị: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 86,73 ha, kết

quả thực hiện được 53,13 ha, đạt 61,26 %, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 33,60 ha; Nguyên nhân kết quả thấp hơn chỉ tiêu được duyệt do trong kỳ thực hiện kế hoạch các dự án đấu giá đất chưa thực hiện

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là

11,71 ha, kết quả thực hiện được 12,77 ha, đạt 109,05%; cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 1,06 ha

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

2011 – 2015 của huyện được duyệt không có chỉ tiêu này Kết quả thực hiện được 0,21 ha Do sự thay đổi phân loại các chỉ tiêu sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp được tách ra từ đất xây dựng trụ sở cơ quan là trụ sở làm việc của một số cơ quan, tổ chức sự nghiệp trên địa bàn huyện

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2015 là

134,14 ha, kết quả thực hiện được 116,57 ha, đạt 86,90% Thấp hơn chỉ tiêu được

Trang 22

duyệt là 17,57 ha; Diện tích thực hiện được rà soát lại theo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn huyện

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Diện tích kế hoạch kỳ trước

được duyệt là 46,90 ha, kết quả thực hiện được 21,72 ha, đạt 46,31% Thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 25,18 ha; Nguyên nhân kết quả không đạt do thực hiện dừng thăm dò khai thác chưa thực hiện theo kế hoạch kế hoạch được duyệt

- Đất sinh hoạt cộng đồng: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 chưa có

chỉ tiêu này Kết quả thực hiện có 2,46 ha, đây là diện tích đất các nhà văn hoá của các tổ, bản, tiểu khu trên địa bàn các xã, thị trấn Loại đất này được tách từ đất xây dựng cơ sở văn hoá

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: Quy hoạch sử dụng đất đến năm

2015 chưa có chỉ tiêu này Kết quả thực hiện có 5,56 ha, đây là diện tích đất các khu vui chơi giải trí công cộng trên địa bàn huyện Loại đất này được tách từ đất xây dựng cơ sở văn hoá

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích quy hoạch kỳ trước được

duyệt là 851,46 ha, kết quả thực hiện được 901,08 ha, đạt 105,83 %; cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 49,62 ha Diện tích thực hiện được rà soát lại theo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn huyện

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là

1.393,09 ha, kết quả thực hiện được 1.479,12 ha, đạt 106,18 %; cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 86,03 ha

c) Nhóm đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng diện tích kế hoạch kỳ trước được duyệt là 10.829,95 ha, kết quả thực hiện được 12.464,92 ha đạt 115,10 % Cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 1.634,97 ha

4.1.2 Kết quả thực hiện theo danh mục công trình

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Lăk đã được phê duyệt có 186 công trình là trong giai đoạn 2011-2015 Số công trình thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 là 25 công trình chi tiết cụ thể như sau:

- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: giai đoạn 2011-2015 quy hoạch

tổng số 14 danh mục công trình, đã thực hiện là 3 công trình

+ Trụ sở UBND xã Krông Nô 1,28 ha, lấy vào đất trồng cây lâu năm 1,28 ha + Mở rộng trụ sở UBND thị trấn Liên Sơn 0,15 ha, lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,10 ha; đất trồng cây lâu năm 0,05 ha

+ Trụ sở chi cục thuế huyện Lắk 0,27 ha lấy vào đất trồng cây lâu năm 0,21

ha, đất ở đô thị 0,06 ha

- Đất quốc phòng: giai đoạn 2011-2015 quy hoạch tổng số 11 danh mục

công trình, đã thực hiện là 0 công trình

- Đất an ninh: giai đoạn 2011-2015 quy hoạch tổng số 11 danh mục công trình, đã thực hiện được 0 công trình

- Đất khu công nghiệp: giai đoạn 2011-2015 Quy hoạch cụm công nghiệp

Bông Krang giai đoạn 2011-2015 chưa thực hiện

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: giai đoạn 2011-2015 quy

hoạch tổng số 14 danh mục công trình dự án, đã thực hiện được 0 công trình

Trang 23

- Đất cho hoạt động khoáng sản: Có 1 hạng mục công trình được quy hoạch

- Đất giao thông: Quy hoạch tổng số 28 danh mục công trình dự án trong

giai đoạn 2011-2015, đã thực hiện là 3 công trình dự án:

+ Đường Chu Văn An (Buôn Dơng Kriêng) TT Liên Sơn 0,07 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,102 ha; đất trồng cây lâu năm 0,05 ha

+ Đường giao thông vào Buôn Yuk, xã Đắk Liêng 0,08 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,08 ha

+ Đường giao thông liên xã Yang Tao đi xã Đăk Liêng xã Yang Tao 15,00 ha, lấy vào đất trồng lúa 3,30 ha; đất trồng cây hàng năm khác 5,00 ha; đất trồng cây lâu năm 3,70 ha; đất rừng sản xuất 3,00 ha

- Đất thủy lợi: Quy hoạch tổng số 4 danh mục công trình dự án, trong giai

đoạn 2011-2015, đã thực hiện là 5 công trình:

+ Sửa chữa công trình thủy lợi Buôn Ren xã Đắk Liêng 0,88 ha lấy vào đất trồng lúa 0,88 ha

+Kiên cố hóa kênh N2-2 từ Yuk La đến thôn Đoàn Kết, TT Liên Sơn 0,003 ha lấy vào đất ở đô thị

+ Khu sạt lở hạ lưu công trình thủy điện buôn Tua Srah tại xã Ea 3,62 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 3,62 ha

Sửa chửa nâng cấp công trình thủy lợi Buôn Ren, xã Đăk Liêng 0,83 ha lấy vào đất trồng lúa 0,80 ha; đất trồng cây hàng năm khác 0,03 ha

+ Bổ sung công trình đập ngăn lũ tiểu mãn Suối Cụt, xã Đăk Liêng 0,08 ha lấy vào đất trồng lúa 0,08 ha

- Đất công trình năng lượng: Quy hoạch tổng số 8 danh mục công trình trong

giai đoạn 2011-2015, đã thực hiện là 2 công trình:

+ Thủy điện Krông Nô 2 xã Krông Nô 45,92 ha lấy vào đất rừng phòng hộ 9,21 ha; đất rừng đặc dụng 18,92 ha; đất sông suối 17,79 ha

+ Thủy điện Krông Nô 3 xã Krông Nô 53,56 ha lấy vào đất rừng phòng hộ 9,21 ha; đất rừng đặc dụng 18,92 ha; đất sông suối 17,79 ha

- Đất công trình bưu chính, viễn thông: Quy hoạch tổng số 5 danh mục

công trình dự án trong giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện là 0 công trình dự án,

- Đất cơ sở văn hóa: Quy hoạch tổng số 12 danh mục công trình trong giai

đoạn 2011-2015 đã thực hiện là 0 công trình

- Đất cơ sở y tế: Có 1 hạng mục công trình được quy hoạch và chưa thực hiện

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo: Quy hoạch tổng số 21 danh mục công trình

dự án trong giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện là 5 công trình:

+ Mở rộng trường THCS Nguyễn Đức Cảnh tại thôn Liên Kết 1 xã Buôn Tría 0,30 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,26 ha, đất ở nông thôn 0,06 ha

+ Mở rộng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ xã Đắk Liêng 0,11 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,11 ha

Trang 24

+ Quy hoạch xây mới điểm trường THPT huyện Lắk, buôn Ba Yang xã Krông Nô 1,50 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 1,50 ha

+ Xây dựng trường mẫu giáo Tuổi Thơ xã Buôn Tría 0,05 ha lấy vào đất đất

ở nông thôn 0,05 ha

+ Xây dựng trung tâm dạy nghề TT Liên Sơn 2,00 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 2,00 ha

- Đất chợ: Có 8 hạng mục công trình được quy hoạch và chưa thực hiện

- Đất nghĩa trang nghĩa địa: Có 9 hạng mục công trình được quy hoạch và

chưa thực hiện

- Đất bãi rác thải: Có 11 hạng mục công trình được quy hoạch và chưa thực

hiện

- Đất ở đô thị: Có 1 hạng mục công trình được quy hoạch và có 1 danh mục

công trình đã thực hiện: Khu dân cư thôn 1, TTLiên Sơn

- Đất ở nông thôn: Có 10 hạng mục công trình được quy hoạch và có 5 danh

mục công trình đã thực hiện

(Chi tiết xem phụ lục 04)

Bảng 07: Tổng hợp danh mục công trình thực hiện giai đoạn 2011 – 2015

Tổng số công trình, dự án được duyệt trong giai đoạn 2011-2015

Tổng số công trình dự án đã thực hiện đến năm 2015

1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình SN 14 3

8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm sứ 3

Trang 25

4.1.2 Kết quả thực hiện theo diện tích

a) Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích nhóm đất nông nghiệp được duyệt đến 31/12/2015 chuyển mục đích là 650,15 ha, kết quả thực hiện chuyển mục đích được 89,83 ha thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 560,32 ha đạt 13,82 % so với kế hoạch được duyệt, trong đó:

- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 được duyệt giảm

39,61 ha, thực hiện giảm được 5,08 ha, còn 34,53 ha chưa thực hiện, đạt 12,83 %

so với diện tích được duyệt

- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích được duyệt năm 2015 giảm

257,87 ha, kết quả thực hiện giảm được 15,56 ha, còn 242,31 ha chưa thực hiện, đạt 6,03% diện tích được duyệt

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích được duyệt giảm 155,66 ha, kết quả

thực hiện giảm được 7,37 ha, diện tích chưa thực hiện 148,29 ha, đạt 4,74 %,

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích được duyệt 0 ha, kết quả thực hiện giảm

39,90 ha vượt 39,90 ha so với diện tích được duyệt

- Đất rừng đặc dụng: Diện tích được duyệt giảm 17,70 ha, kết quả thực hiện

giảm 18,92 ha cao hơn diện tích được duyệt 1,22 ha 106,89 %

- Đất rừng sản xuất: Diện tích được duyệt giảm 161,05 ha, kết quả thực hiện

giảm 3,00 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 158,05 ha đạt 1,86 %

b) Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp được duyệt tăng 636,09 ha, kết quả thực hiện tăng được 89,83 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 546,26 ha, đạt 14,12 %

- Đất quốc phòng: Diện tích được duyệt tăng 181,88 ha, kết quả thực hiện

được 0 ha, diện tích chưa thực hiện là 181,88ha, đạt 0%

- Đất an ninh: Diện tích được duyệt tăng 4,00 ha, kết quả thực hiện được 0

ha, diện tích chưa thực hiện là 4,00, đạt 0%

- Đất thương mại dịch vụ: Diện tích được duyệt 0 ha, kết quả thực hiện tăng

4,80 ha, cao hơn diện tích được duyệt 4,80 ha

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích được duyệt tăng 22,07 ha,

kết quả thực hiện được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 22,07 ha, đạt 0 %

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Diện tích được duyệt tăng 100

ha, kết quả thực hiện được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 100 ha, đạt 0 %

- Đất phát triển hạ tầng: Diện tích được duyệt tăng 243,37 ha, kết quả thực

hiện tăng được 124,01 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 119,37 ha đạt 50,95 %

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: Diện tích được duyệt tăng 26,03 ha, kết

quả thực hiện được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 26,03 ha, đạt 0 %

- Đất bãi rác thải: Diện tích được duyệt tăng 26,03 ha, kết quả thực hiện

được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 26,03 ha, đạt 0 %

- Đất ở tại nông thôn: Diện tích duyệt tăng 36,18 ha, kết quả thực hiện tăng

được 0,14 ha, đạt 0,39 % Diện tích thấp hơn diện tích được duyệt là 36,61 ha

- Đất ở tại đô thị: Diện tích được duyệt tăng 35,18 ha, kết quả thực hiện được

0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 35,18 ha, đạt 0 %

Trang 26

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích được duyệt giảm 0,19 ha, kết quả

thực hiện tăng 1,70 ha, cao hơn diện tích được duyệt là 1,89 ha

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích được duyệt tăng 8,50 ha, kết quả

thực hiện được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 8,50 ha, đạt 0 %

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Diện tích được duyệt tăng 30,63

ha, kết quả thực hiện được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 30,63 ha, đạt 0 %

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích được duyệt giảm 21,80 ha, kết quả

thực hiện được 0 ha, thấp hơn diện tích được duyệt là 21,80 ha, đạt 0 %

2015 (ha)

Kết quả thực hiện đến 2015 (ha)

So sánh tăng(+)/giảm(-) Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1.1 Đất trồng lúa -39,61 -5,08 -34,53 12,83

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác -257,87 -15,56 -242,31 6,03 1.3 Đất trồng cây lâu năm -155,66 -7,37 -148,29 4,74

1.5 Đất rừng đặc dụng -17,70 -18,92 1,22 106,89 1.6 Đất rừng sản xuất -161,05 -3,00 -158,05 1,86

2.6 Đất thương mại, dịch vụ - 4,80 -4,80 - 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 22,07 - 22,07 - 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động KS 100,00 - 100,00 - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã 243,37 124,01 119,37 50,95 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 26,03 - 26,03 - 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 16,90 - 16,90 - 2.13 Đất ở tại nông thôn 36,75 0,14 36,61 0,39 2.14 Đất ở tại đô thị 35,18 - 35,18 0,00 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan -0,19 1,70 -1,89 -894,74 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức SN -53,01 - -53,01 - 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, 8,50 - 8,50 - 2.20 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm 30,63 - 30,63 - 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng -21,80 - -21,80 -

Trang 27

Phần II PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1 Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1 Quan điểm phát triển

Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật thị trường

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh

tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái Phát huy nội lực, tăng cường kêu gọi đầu

tư, tranh thủ các nguồn lực để phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của địa phương

Không ngừng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách an sinh xã hội

Đảm bảo Quốc phòng - an ninh, chủ động trong mọi tình huống, giữ vững

ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội; chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

Trang 28

b Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

- Về kinh tế

+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân giai đoạn 2016-2020 từ 14,5 - 15%; trong đó Nông - Lâm nghiệp- thủy sản tăng từ 6,5 - 7,0%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 23 - 25%, thương mại - dịch vụ du lịch tăng trên 22%

+ Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm nghiệp – thủy sản chiếm 47 - 48%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26 - 27%; thương mại - dịch vụ chiếm 24 - 25%;

+ Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 là 26 triệu đồng/người/năm theo giá thực tế

- Về xã hội và môi trường

+ Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; huy động 98% trẻ em trong độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 0,5%; đến năm 2020 có 80% phòng học kiên cố, không còn phòng học tạm; đến năm 2020 toàn huyện có 13 - 14 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 5 trường đạt chuẩn mức độ II

+ Phấn đấu 95% các cháu trong độ tuổi được uống và tiêm phòng đầy đủ các loại Văccin; 100% số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc; thực hiện cấp thẻ BHYT cho đối tượng chính sách đạt 100%; đến năm 2020 có 7 bác sỹ /vạn dân; duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

+ Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,5%0, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,4% Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 17%

+ Phấn đấu trong nhiệm kỳ giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2,5 - 3%/năm + Tạo việc làm cho 10.000 lao động

+ Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 80 - 85% thôn, buôn, tổ dân phố được công nhận văn hoá; trên 85% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; có 1 - 2 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% buôn và 50% thôn có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng

+ Đến năm 2020 có 1 - 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ

12 tiêu chí trở lên

+ Phủ sóng phát thanh và truyền hình ở 100% số xã, tỷ lệ người dân được xem truyền hình trên 97%

+ Tỷ lệ chất thải rắn tại thị trấn được thu gom, xử lý 85% trở lên

+ Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn và đô thị 90% trở lên

Trang 29

c Phương hướng chủ yếu phát triển các ngành kinh tế - xã hội

- Đối với nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tập trung chủ yếu vào thâm canh tăng vụ, sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa huyện Lắk vào 2018; chăm sóc tốt diện tích cây cà phê hiện có bảo đảm năng suất bình quân trên 3,5 tấn nhân/ha Quy hoạch những vùng trồng cây ăn quả, để đến năm 2020 có 450 ha cây ăn quả có giá trị kinh tế

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, trồng cỏ để chăn nuôi bò bán chăn, thả và cải tạo đàn bò theo hướng tăng về trọng lượng và chất lượng thịt; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; đồng thời chú trọng công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn

Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 02/2014/CT-UBND ngày 01/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nghiêm cấm hành vi huỷ diệt trong khai thác thuỷ sản ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ở hồ Lắk, lòng hồ thủy điện Tua Srah và các hồ đập, sông suối trên địa bàn huyện; đồng thời khuyến khích các hộ dân phát triển diện tích nuôi cá, phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 trên 900 ha, sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 3.000 tấn

Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi; tập trung hướng dẫn bà con nông dân ứng dụng rộng rãi những tiến bộ

kỹ thuật, các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao, quy trình canh tác, chế biến thức ăn gia súc Đồng thời nghiên cứu kỹ điều kiện sinh thái của từng vùng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và chuyển giao khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất cho nông dân

Công tác bảo vệ thực vật phải thực hiện tốt việc dự báo diễn biến tình hình sinh trưởng của các loại cây trồng và sâu bệnh hại cây trồng; tăng cường kiểm tra việc kinh doanh và tiêu thụ các loại thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức hội thảo giới thiệu các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng cho bà con nông dân

Huy động các nguồn lực cho đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, thường xuyên sửa chữa nâng cấp để phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, kiên cố hóa tất cả hệ thống kênh mương để chủ động điều tiết, sử

Trang 30

dụng nước hợp lý phục vụ sản xuất; xây dựng các phương án chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Đến năm 2020 các công trình thủy lợi phải đảm bảo

đủ nước tưới ổn định cho trên 90% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác trái phép, bảo vệ và phát triển rừng; tích cực trồng rừng tập trung và phân tán để nâng cao độ che phủ của rừng Tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, không phát rừng làm rẫy Giám sát và quản lý chặt chẽ các đơn vị hợp đồng trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn, kịp thời kiến nghị thu hồi diện tích đất rừng đối với các công ty nhận trồng rừng nhưng không hiệu quả, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng

- Đối với công nghiệp - xây dựng: Phát huy nội lực, tiềm năng và lợi thế, đồng

thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa điện tử, sản xuất nông cụ, sửa chữa cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo

vệ tài nguyên môi trường Quy hoạch vùng, khảo sát quy mô, trữ lượng các khoáng sản trên địa bàn để có kế hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả

Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phù hợp với truyền thống và thế mạnh của địa phương nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Phấn đấu đưa giá trị tổng sản lượng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đến năm

2020 đạt trên 230,3 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994)

- Đối với thương mại - dịch vụ: Phát triển mạng lưới kinh doanh thương

mại ở trung tâm thị trấn Liên Sơn và các chợ ở xã và cụm xã (Buôn Triết, Đắk Nuê, Krông Nô…); khuyến khích hoạt động thương mại của các thành phần kinh

tế phát triển cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lưu thông hàng hóa, chống hàng nhái, hàng giả

Đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông, cải tiến các dịch vụ phục vụ đáp ứng nhu cầu thông tin Phấn đấu đến năm 2020 bình quân đạt 57 thuê bao điện thoại/100 người dân; quản lý tốt các hoạt động dịch vụ Internet, số thuê bao internet băng thông rộng

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, trong đó chú trọng tăng cả về cơ số lẫn

Trang 31

chất lượng phương tiện, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và chuyên chở hàng hóa của nhân dân Triển khai xây dựng bến xe của huyện nhằm khắc phục tình trạng đậu,

đỗ xe không đúng nơi quy định, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm về trật tự

an toàn giao thông và trật tự đô thị

1.2 Quan điểm sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

- Quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, phù hợp với điều kiện của địa phương

- Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Quy hoạch sử dụng đất phải là công cụ quan trọng của Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hỗ trợ điều tiết thị trường bất động sản

- Việc tính toán, phân bổ nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, địa phương được định hướng từ trên xuống dưới, từ cấp tỉnh đến cấp huyện

- Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm

an ninh lương thực; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích danh thắng nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, bảo

vệ nguồn nước và phát triển bền vững

- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có phân kỳ đầu tư ưu tiên những dự án quan trọng tạo đột phá phát triển và có tác động lan tỏa lớn

- Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Đảm bảo đủ quỹ đất để thiết lập, duy trì và quản lý hành lang bảo vệ các công trình thuộc hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lực, nguồn nước, di tích lịch

sử - văn hóa, theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 32

- Khai thác hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, lấn chiếm; phát triển quỹ đất theo hướng khai hoang, mở rộng diện tích đất ở những nơi có điều kiện; áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo, bồi bổ, bảo vệ, làm tăng độ phì của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư trên đất

II PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

2.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân giai đoạn 2016-2020 từ 14,5 - 15%; trong đó Nông - Lâm nghiệp tăng từ 6,5 - 7,0%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 23 - 25%, thương mại - dịch vụ du lịch tăng trên 22%

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 71,34

% năm 2015 xuống 47 - 48% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,95 % năm 2015 lên 26 - 27% năm 2020; thương mại - dịch vụ tăng từ 11,71% năm 2015 lên 24 - 25% năm 2020;

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 là 26 triệu đồng/người/năm theo giá thực tế

2.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

a Về nông lâm nghiệp thủy sản:

- Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2020 là: 28.565 ha, trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt là 21.100 ha (diện tích lúa 12.600 ha, diện tích ngô 9.000 ha)

- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt bình quân hàng năm đạt 118.192 tấn, trong đó sản lượng thóc 67.792 tấn, sản lượng ngô 50.400 tấn Bình quân lương thực đầu người 1.619kg/người/năm

- Tổng đàn trâu, đàn bò 23.000 con, đàn heo: 50.600 con, đàn gia cầm: 600.000 con

- Phấn đấu trồng mới trên 1.000 ha rừng nguyên liệu, nâng độ che phủ rừng trên 65% diện tích

b Về công nghiệp - xây dựng

- Phấn đấu đưa giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp - xây dựng đến năm

2020 đạt 230,3 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994)

- Phát triển cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông: Đường giao thông liên thôn, buôn, tổ dân phố được nhựa hóa,

bê tông hóa 85% trở lên

+ Thủy lợi: Kiên cố hóa kênh mương cấp 1, cấp 2 đạt 50%, đảm bảo đủ nước tưới ổn định cho 90% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới

+ Phấn đấu đến hết 2020 có 100% thôn buôn có điện, trên 98% số hộ dùng điện

c Về thương mại dịch vụ

Khuyến khích phát triển các dịch vụ theo du lịch nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống ở các vùng du lịch Phấn đấu đến năm 2020 có tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 40 tỷ đồng

Ngày đăng: 05/05/2020, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w