1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG BẢO TÀNG HÀ TĨNH

50 81 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Việc xây dựng Bảo tàng Hà Tĩnh là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết bởi các lý do sau: - Cần thiết phải có một thiết chế văn hóa để bảo tồn, lưu giữ, giới thiệu và phát huy giá trị di sản

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG

BẢO TÀNG HÀ TĨNH

2019

Trang 2

2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

Chương I : SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG, TÊN GỌI, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA BẢO TÀNG HÀ TĨNH 9

I Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề cương 9

II Tên gọi, mục tiêu và yêu cầu chung của Bảo tàng Hà Tĩnh 15

Chương II ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG HÀ TĨNH 17

I Quan điểm về nội dung trưng bày 17

II Trưng bày thường xuyên 18

III Trưng bày có thời hạn 34

IV Trưng bày ngoài trời 34

V Không gian trải nghiệm, khám phá sáng tạo 34

Chương III NHỮNG YÊU CẦU VỀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC, KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY, KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG, KHU NGOÀI TRỜI CỦA BẢO TÀNG HÀ TĨNH 36

I Quan điểm thiết kế và đầu tư xây dựng Bảo tàng 36

II Yêu cầu về các không gian chức năng chính của kiến trúc Bảo tàng Hà Tĩnh 37 III Phân bổ không gian chức năng và đề xuất diện tích 45

Chương IV KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 49

I Kế hoạch thực hiện dự án 49

II Giải pháp thực hiện dự án 49

III Tổ chức thực hiện 50

Trang 3

3

PHẦN MỞ ĐẦU

Hà Tĩnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, với diện tích

tự nhiên 6.055,7 km2, có đầy đủ vùng tự nhiên: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, biển

và đảo Phía Bắc Hà Tĩnh giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (143 km biên giới) và phía Đông là biển Đông Theo số liệu tại Hội nghị Tổng kết công tác dân số Hà Tĩnh năm 2014, toàn tỉnh có 1.289.873 người

Hà Tĩnh có 137km bờ biển chạy suốt chiều dài của tỉnh, từ Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) đến chân Đèo Ngang (huyện Kỳ Anh), với nhiều bãi tắm lý tưởng và 4 cửa sông lớn: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu Đây là những cảng cá xưa, hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển Biển Hà Tĩnh là một ngư trường quan trọng với 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, và 20 loại tôm Ngoài ra, đảo của Hà Tĩnh không lớn và không quá xa bờ, rất tiện lợi cho tàu thuyền neo trú và du khách tham quan Hiện nay, Hà Tĩnh khai thác hàng năm trên dưới 20.000 tấn hải sản

Bên cạnh biển, Hà Tĩnh có trên 6.000 ha diện tích mặt nước lợ, với độ mặn

và cấu tượng đất rất phù hợp với nuôi trồng thuỷ sản Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn ha đất cát ven biển rất thuận tiện cho nuôi tôm theo công nghệ mới

Ngoài đường biển dài và hệ thống sông ngòi, Hà Tĩnh còn có 199.847 ha rừng tự nhiên, trong đó rừng đặc dụng: 60.000 ha, rừng phòng hộ: 83.078 ha, rừng sản xuất: 26.000 ha Vườn Quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

có diện tích rừng nguyên sinh chiếm trên 60% Thảm thực vật phong phú, có 307 loài thực vật bậc cao, thuộc 236 chi, 99 họ với 10 loài quý hiếm, tiêu biểu như Pơ

Mu, Trầm Hương, Lim, Gụ, Sến, Táu… Động vật: có tới 170 loài thú, 280 loài chim, 38 loài bò sát Đặc biệt ở Vườn Quốc gia Vũ Quang có các loài thú đặc hữu như Voọc Hà Tĩnh, Vượn má vàng, hai loài thú quý mới được phát hiện là Sao La

và Mang Lớn

Hệ thống sông ngòi góp phần tạo nên bản sắc chung của toàn tỉnh cũng

như các sắc thái vùng

1 Sông Lam, sông La và các phụ lưu

Hệ thống sông này đổ vào Biển Đông ở cửa Hội, gồm các sông chính sau:Sông Lam (tên gọi khác là Ngàn Cả hay Sông Cả) là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiêng khỏang (Lào), phần

Trang 4

4

chính chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La (từ Hà Tĩnh), tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh và đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Hội Thuộc địa phận Hà Tĩnh, sông Lam chảy qua huyện Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và huyện Nghi Xuân

Sông La là một phụ lưu của sông Lam, hợp lưu với sông Cả từ Nghệ An chảy sang Đây là một dòng sông đẹp, phong cảnh nên thơ, là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều thi sĩ và nhạc sĩ Sông La, chảy qua huyện Đức Thọ là hợp lưu của sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đổ về) và sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang)

Sông Ngàn Phố chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) Sông Ngàn Phố bắt nguồn bằng các dòng suối nhỏ từ vùng núi Giăng Màn thuộc dãy Trường Sơn ven biên giới Việt - Lào, trong địa phận các xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 (Hương Sơn), hợp lưu với sông Ngàn Sâu tại bến Tam Soa (Đức Thọ) để tạo thành sông La

Sông Ngàn Sâu bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao thuộc dãy Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình Sông Ngàn Sâu chảy qua Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn, hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa tạo thành dòng sông La Ngàn Sâu có các phụ lưu là sông Tiêm, sông Rào Trổ, sông Ngàn Trươi

Cư dân ở lưu vực sông được gọi là Kẻ Hội phần lớn là dân « tứ chiếng » đến

từ Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định Họ sinh sống chủ yếu bằng việc sản xuất, khai thác hải sản và buôn bán Họ cùng nhau hình thành nhiều

lễ hội như : cầu ngư, rước đồ mã, kỳ yên… và thờ các vị thần có công với nước như

Tô Hiến Thành, Lý Nhật Quang, Đô Thống…

2 Sông Hạ Vàng và các phụ lưu

Hệ thống sông này tạo nên Cửa Sót nằm giữa hai huyện Thạch Hà - Lộc Hà Đây là hợp lưu của sông Nghèn, sông Cày và sông Rào Cái

Sông Nghèn bắt nguồn từ địa phận xã Trung Lương (Hồng Lĩnh) chảy qua

huyện Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, huyện Lộc Hà, hợp nhất với sông Hạ Vàng ở Thạch Hà đổ ra biển tại cửa Sót Sông có chiều dài khoảng 70km

Sông Cày bắt nguồn từ dãy Trà Sơn, đổ vào sông Đò Điệm Phần thượng

nguồn thường gọi là sông Cầu Đông với 3 nhánh chính hội tụ của hàng trăm suối

Trang 5

5

nhỏ Các nhánh sông chảy quanh co, uốn lượn hữu tình Sông Cày tương đối ngắn,

độ dốc lớn, ở thượng lưu lòng sông hẹp, sâu, lưu vực trải dài, rất dễ bị ngập úng, gây thiệt hại cho mùa màng, trở ngại cho giao thông Về xuôi, lòng sông mở rộng hơn, nước trong êm đềm, thuyền bè đi lại Sông Cày gây lũ nhưng đồng thời cũng

bù đắp phù sa cho ruộng vườn Những giải đất ngập mặn ven sông là nơi sinh sống của các loại cáy, còng, cá bống, cá nóc… Ngày xưa, người dân quanh vùng ngoài nghề nông còn đóng thuyền chở sản vật đi xa buôn bán Ruốc cáy ở vùng này một loại đặc sản trước đây có bán nhiều ở chợ Hạ lưu sông còn có cả một sân chim Ven sông là quê hương của nhiều danh nhân, khoa bảng Năm 2010, công trình Hồ Khe Xai thuộc hệ thống thủy lợi Khe Giao được khởi công xây dựng tại thượng nguồn sông Cày, góp phần tạo môi trường sinh thái, phòng lũ cho hạ du, phòng chống cháy rừng và tạo cảnh quan cho vùng phía Tây thành phố Hà Tĩnh

Rào Cái còn có các tên khác nhau, như sông Phủ, sông Nài, sông Đồng Môn,

sông Đò Hà… tuỳ theo từng địa phận sông chảy qua Sông bắt nguồn từ vùng núi phía Tây huyện Cẩm Xuyên tiếp giáp với huyện Hương Khê, chảy qua một số xã của huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà rồi đổ vào sông Hộ Độ chảy ra cửa Sót Sông Cái hội tụ của hàng trăm khe suối từ Trà Sơn, đổ về Ngàn Mọ - Kẻ Gỗ Xưa, mùa mưa nước tràn ngập nhanh, thường gây lũ lụt cho vùng phía Nam Hà Tĩnh Năm 1976, công trình hồ Kẻ Gỗ được khởi công xây dựng ở thượng nguồn Rào Cái Với sự ra đời của công trình này, nước triều dâng lên cao, Rào Cái thuận lợi cho giao thông Rào Cái từng là phên dậu của đất nước, biên giới Việt - Chiêm Vùng Cẩm Thành - Cẩm Thạch vẫn còn dấu vết thành cổ dài khoảng 3 km gọi là “Thành Chàm” Nhiều bến đò, nhiều cây cầu bắc qua Rào Cái là những địa danh lịch sử Nhiều bến đò mặc dù từ lâu đã được thay bằng cầu nhưng các địa danh như đò Hà, đò Điệm, đò Bang… vẫn tồn tại

Cư dân ở khu vực này ngoài nghề đánh bắt thủy sản còn tận dụng bãi bồi ven biển làm muối Cùng với việc thờ nhân thần (Lê Khôi), cư dân ở đây còn thờ các vị Thánh, thờ Cá Ông Lễ hội lớn nhất mà hàng năm người dân hai huyện Thạch Hà - Lộc Hà vẫn tổ chức là Lễ hội đua thuyền

3 Sông Gia Hội, sông Rác và các phụ lưu

Hệ thống sông này tạo nên Cửa Nhượng thuộc huyện Cẩm Xuyên Trước đây, Cửa Nhượng gọi là cửa Kỳ La Vào cuối đời Lê, đầu Nguyễn, do biến động tự

Trang 6

6

nhiên, sông đổi dòng, cửa bể từ Đông Bắc lùi về Đông Nam, chảy qua làng Nhượng Bạn nên gọi là Cửa Nhượng Trước khi lập làng, cư dân Nhượng Bạn thưa thớt, chủ yếu sống trên thuyền, lênh đênh trên mặt nước Bởi vậy, họ đã hình thành lễ hội cầu ngư mong cho biển yên, nhiều cá

4 Sông Trí, sông Quyền, sông Vịnh và các phụ lưu

Hệ thống sông này tạo nên Cửa Khẩu thuộc huyện Kỳ Anh Sông Kinh từ phía Bắc, sông Trí từ phía Tây và sông Quyền từ phía Nam tạo thành một vũng nhỏ dài khoảng 10 km, gọi là sông Cửa Khẩu hay sông Vịnh Vì thế mới có câu: Cá lui

về sông Vịnh, chim ngược ngàn kiếm đôi Cũng như các cửa sông khác trên địa bàn

Hà Tĩnh, Cửa Khẩu trước đây đi về phía Bắc, gần núi Đọ, nay đã chuyển về phía Nam, mé rú Voong Đây là nơi từng diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử

Từ thời thuộc nhà Tùy, thời Lý, Lê, Trịnh - Nguyễn, nhiều cuộc hành quân, tiến đánh của tướng lĩnh An Nam chinh phạt Chiêm Thành đến cướp phá, cũng như các cuộc nội chiến tang thương đã diễn ra Cư dân thường kể cho nhau nghe về huyền tích Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (còn gọi là bà Hải) và đã lập đền thờ bà

Cùng với Quảng Bình, Hà Tĩnh là một dải đất hẹp nhất của đất nước: kẹp giữa một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển Đông, địa hình dốc, sông ngòi ít phù sa, đất đai kém màu mỡ và các đồng bằng có diện tích không lớn lắm Bên cạnh đó, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu khá khắc nghiệt, chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với gió lào khô nóng và lượng mưa lớn phân bổ không đều trong năm Hà Tĩnh thường phải hứng chịu bão lụt, ngập úng, hạn hán, nhất là trước đây khi các đập chứa nước lớn chưa được xây dựng…

Hà Tĩnh giàu về văn hóa truyền thống, là mảnh đất của nhiều danh nhân, như: Nguyễn Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Nguyễn

Huy Tự, Đặng Dung, Đặng Tất, Bùi Cầm Hổ… đến Phan Đình Phùng, Trần Phú,

Hà Huy Tập…, nối tiếp sau này là Xuân Diệu, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Phan Chánh… Từ năm 1275 đến năm 1919, có 148 người Hà Tĩnh đỗ đại

1 Tạp chí Văn hoá Hà Tĩnh, số 9+10-1993

Trang 7

7

già hay trẻ, giàu hay nghèo, ở địa vị xã hội cao hay thấp, người Hà Tĩnh luôn coi trọng học hành Nhiều tấm gương tiêu biểu về học hành, nhiều vùng là những địa danh khoa bảng nổi tiếng, như: Tùng Ảnh, Trung Lễ, Yên Hồ (Đức Thọ), Gôi Vỵ, Thịnh Văn (Hương Sơn), Tràng Lưu, Ích Hậu (Can Lộc), Tiên Điền (Nghi Xuân) Trước đây, có những dòng họ nhiều người đỗ Đại khoa Các thế hệ nối tiếp nhau,

kế thừa và phát huy truyền thống, làm rạng danh quê hương Hà Tĩnh

Người Hà Tĩnh vừa khí phách, vừa cách mạng Dưới chế độ phong kiến,

qua nhiều triều đại có một vị quan phải kén chọn chu đáo của nhà Vua và của Triều đình, đó là quan Ngự Sử có chức năng rất quan trọng: Một là được can gián Vua, hai là có quyền chỉ trích, hoạch tội các quan trong Triều Với vị trí quan trọng đó, quan Ngự Sử phải là người, học rộng biết nhiều, trung thực, liêm khiết, công tâm,

có bản lĩnh Từ giữa cuối đời Trần đến đời Hậu Lê, hầu hết các quan Ngự Sử là người Hà Tĩnh, tiêu biểu như: Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Văn Giai, Bùi Cẩm

Hổ, Nguyễn Biểu, Trần Sảnh, Trương Quang Trạch Có đến 56 vị quan Ngự Sử quê Hà Tĩnh Về sau này, nổi tiếng nhất là cụ Phan Đình Phùng, cụ quê ở làng Đông Thái (Tùng Ảnh, Đức Thọ) Cụ làm quan Ngự Sử dưới Triều Nguyễn Chuyện kể rằng: Quan phụ chính Tôn Thất Thuyết quyết định phế truất Vua Ai chống lại sẽ bị chém Cụ Phan đứng dậy để phản đối Quân thừa hành kéo cụ ra ngoài Tôn Thất Thuyết liền thét: "Tống ngục, không chém", vì Tôn Thất Thuyết biết rằng người chống Pháp, cứu lấy giang sơn sau này có thể là cụ Phan Đình Phùng Đúng vậy, khi Vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết phụ tá ra sơn phòng

Hà Tĩnh, ban bố chiếu Cần Vương, việc đầu tiên là tìm đến Phan Đình Phùng Từ khi Đảng chưa ra đời, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, giác ngộ về Đảng, tìm đến con đường cách mạng, tìm đến quê hương cách mạng tháng 10 Nga, có khá nhiều con em Nghệ Tĩnh Tại trường Đại học Phương Đông có 47 sinh viên là người Việt Nam, trong đó có 17 người Nghệ Tĩnh, trong 17 người Nghệ Tĩnh có 10

Nhã, Trần Ngọc Danh, Ngô Đức Trì Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc, con em Hà Tĩnh người người lớp lớp ra tiền tuyến, lập nên nhiều kỳ tích Suốt nhiều năm chiến tranh, Hà Tĩnh thực hiện đúng khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"

2 Đặc san số 12 "Sự kiện và nhân chứng" của báo QĐND VN- 1995

Trang 8

8

Trong chiến tranh chống Mỹ phá hoại miền Bắc ở giai đoạn quyết liệt nhất, nhân dân Hà Tĩnh đã nêu quyết tâm: "Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm!", "Xe chưa qua, nhà không tiếc", "Đường ta cứ đi, xe ta cứ vượt", Hà Tĩnh quê ta lấp biển, vá trời" Lúc bấy giờ Hà Tĩnh được đặt vào vị trí: Tiền tuyến của hậu phương miền Bắc; hậu phương của tiền tuyến miền Nam Kết thúc hai cuộc kháng chiến, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang 8/8 huyện thị được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng

Trang 9

9

Chương I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG,

TÊN GỌI, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA BẢO TÀNG HÀ TĨNH

I SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG

1 Sự cần thiết xây dựng Bảo tàng Hà Tĩnh

Sau khi tách tỉnh năm 1991, Hà Tĩnh thiếu hầu hết các thiết chế văn hóa quan trọng của một tỉnh như: Thư viện, Bảo tàng, Trung tâm Văn hóa, nhà hát Việc xây

dựng Bảo tàng Hà Tĩnh là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết bởi các lý do sau:

- Cần thiết phải có một thiết chế văn hóa để bảo tồn, lưu giữ, giới thiệu và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh Hà Tĩnh nhằm nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống và lòng tự hào về lịch sử, văn hóa và con người Hà Tĩnh, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ

- Bảo tàng Hà Tĩnh được thành lập năm 1992 nhưng suốt từ đó đến nay vẫn chưa có tòa nhà dành cho trưng bày Các hoạt động trưng bày của Bảo tàng thường

ít được tổ chức và phải đi mượn địa điểm khi tổ chức trưng bày Hiện vật và tài liệu bàn giao sau khi chia tách tỉnh nhận về cùng với số lượng tài liệu hiện vật do Bảo tàng sưu tầm và tiếp nhận đã lên tới con số 8 ngàn, nhưng hiện tại chưa có phương tiện vật chất cũng như không gian chuyên dụng để bảo quản một cách chuyên nghiệp, nguy cơ xuống cấp và hư hỏng rất cao

- Tình hình kinh tế, du lịch trong những năm gần đây của Hà Tĩnh đang trên

đà phát triển, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài Kinh tế xã hội: Thu ngân sách cả năm 2014 của tỉnh đạt trên 12.500 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số thu năm 2013 Hiện Hà Tĩnh là tỉnh dẫn đầu khu vực Bắc Trung bộ về thu ngân sách Lượng khách du lịch trong nước cũng ngày càng tăng do có thêm một số bãi biển mới, đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành… Hà Tĩnh là một tỉnh nằm trên con đường thiên lý Bắc Nam, con đường di sản Miền Trung, hành lang Đông Tây (các tuyến quốc lộ 8, cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo kết nối với Lào, Thái Lan và khu vực Đông Nam Á – Tiểu vùng sông Mê Kông) nên sẽ là một điểm dừng chân lý thú nếu có thêm những điểm thu hút khách

- Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng ngày càng cao Một Bảo tàng hấp dẫn, hiện đại với những hoạt động

Trang 10

10

phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc Hà Tĩnh sẽ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời là một điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và góp phần đẩy mạnh kinh tế xã hội

2 Tổng quan về Bảo tàng Hà Tĩnh

Bảo tàng khảo cứu địa phương tỉnh Hà Tĩnh được thành lập năm 1992 theo Quyết định số 02/TC/QĐ ngày 03/01/1992 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Bảo tàng tỉnh

là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Về nhân sự: Khi mới thành lập, nhân sự của Bảo tàng Hà Tĩnh chủ yếu là

những người quê Hà Tĩnh từ Bảo tàng tổng hợp Nghệ Tĩnh chuyển về, khoảng 10 người Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh có 17 người, gồm 15 viên chức biên chế chính thức và 2 hợp đồng 68, trong đó có 2 Thạc sĩ, 11 Cử nhân, 2 Trung cấp chuyên nghiệp, 2 chưa đào tạo

Theo Quyết định số 3907/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ngày 11/12/2014 về việc Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo tàng khảo cứu địa phương tỉnh Hà Tĩnh, tổ chức bộ máy của Bảo tàng là : Lãnh đạo Bảo tàng gồm : Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm : Phòng Hành chính – Tổng hợp ; Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm ; Phòng Kiểm kê, bảo quản – Trưng bày

Về cơ sở vật chất và tài liệu hiện vật: Hiện tại, Bảo tàng có một cơ sở gồm

trang thiết bị hết sức tạm bợ, điều kiện bảo quản hiện vật không đảm bảo Nhiều hiện vật lớn phải để ngoài hành lang, chân cầu thang Các hiện vật trong kho xếp chồng lên nhau thậm chí để dưới sàn vì không có đủ giá kệ Các hiện vật hữu cơ như đồ vải, đồ giấy được gấp, đặt chồng lên nhau trong tủ kính tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời nên nguy cơ hư hỏng rất cao Hơn thế nữa, Bảo tàng không có không gian trưng bày

Mặc dù vậy, trong 12 năm qua Bảo tàng vẫn có các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, chú trọng đến công tác sưu tầm hiện vật Tính đến 31/12/2012, kho

cơ sở của Bảo tàng Hà Tĩnh đang lưu giữ 8.262 tài liệu hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm Cụ thể là:

- Hiện vật kim loại: 1.942

- Hiện vật sành sứ gốm (khảo cổ học): 1.760

Trang 11

có tư liệu, hiện vật về các danh nhân Hà Tĩnh từ xưa đến nay

Hệ thống ảnh tư liệu về Hà Tĩnh hầu như thiếu vắng hoàn toàn Các ảnh tư liệu hiện có phần lớn được lưu lại sau các cuộc triển lãm lưu động phối hợp với các đơn vị khác hoặc triển lãm phục vụ các nhiệm vụ chính trị nên không đảm bảo yêu cầu cả về nội dung lẫn chất lượng để sử dụng trưng bày sau này

Bảo tàng cũng không có các tư liệu phim, ghi âm

Thực trạng trên đặt ra cho Bảo tàng Hà Tĩnh những thách thức lớn khi tiến hành chuẩn bị cho sự ra đời một bảo tàng mới với hệ thống trưng bày thường xuyên

và nhất thời có chất lượng

Trang 13

13

Một số kỷ vật

Hiện vật nghề truyền thống

Trang 14

14

3 Căn cứ pháp lý để xây dựng Bảo tàng Hà Tĩnh

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá

VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc đã ghi rõ nhiệm vụ bảo vệ di sản văn hoá:

"Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của

bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể"

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ghi rõ nhiệm vụ xây dựng các bảo tàng:

"Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng; đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà

văn hoá "; "Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hoá phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các di sản văn hoá vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng "

- Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng

khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững đất nước đã ghi rõ nhiệm vụ “Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và

thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”

- Luật Di sản văn hoá ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá ngày 18/6/2009;

- Quyết định số 4788/QĐ-BVHTTDL ngày 24/12/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch” dành cho các bảo tàng công lập;

- Công văn số 83/UBND-VX ngày 07/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc lập dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh;

- Công văn số 761/SVHTTDL ngày 12/11/2013 của Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tỉnh Hà Tĩnh về việc xin ý kiến lập Đề án xây dựng Bảo tàng tỉnh;

- Công văn số 4507/UBND-VX ngày 26/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Hà Tĩnh về việc đồng ý lập đề án xây dựng Bảo tàng Hà Tĩnh;

Trang 15

15

- Quyết định số 329/QĐ-SVHTTDL ngày 27/11/2013 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu tư vấn Lập Đề án xây dựng Bảo tàng Hà Tĩnh;

- Quyết định số 08/2003/QĐ-BXD ngày 26/3/2003 của Bộ Xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 276:2003 “công trình công cộng-nguyên tắc cơ bản để thiết kế”;

- Quyết định số 329/QĐ-SVHTTDL ngày 27/11/2013 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu tư vấn lập Đề án xây dựng Bảo tàng Hà Tĩnh;

- Quyết định số 3262/QĐ-UBND ngày 02/10/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề cương nội dung trưng bày Bảo tàng Hà Tĩnh

II TÊN GỌI, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA BẢO TÀNG HÀ TĨNH

1 Tên gọi của Bảo tàng

Năm 1991 Chính phủ quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành tỉnh Nghệ

An và Hà Tĩnh; năm 1992 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định

số 02/TC/QĐ ngày 03/01/1992 thành lập Bảo tàng với tên gọi Bảo tàng khảo cứu địa phương tỉnh Hà Tĩnh trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Theo Quyết định

số 3907/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ngày 11/12/2014 về việc Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo tàng khảo cứu địa phương tỉnh Hà Tĩnh, tên gọi của bảo tàng sau khi kiện toàn là Bảo tàng tỉnh

Đề án đề xuất tên gọi của bảo tàng đầy đủ là: Bảo tàng Hà Tĩnh Tên gọi

này vừa ngắn gọn, vừa nhận diện được bản chất, vừa theo đúng quy định về việc đặt tên bảo tàng tại điều 2, mục 2 Thông tư “Quy định về tổ chức và hoạt động của

Bảo tàng” số 18/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2 Mục tiêu

Bảo tàng Hà Tĩnh là một trung tâm văn hóa, khoa học, thông tin của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục, học tập và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Bảo tàng tập trung giới thiệu lịch sử và văn hóa của Hà Tĩnh, góp phần tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ và đoàn kết các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch và

góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội

Trang 16

- Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là thế hệ trẻ tỉnh Hà Tĩnh;

- Khách du lịch trong nước và quốc tế

4 Yêu cầu

Với mục tiêu nêu trên, Bảo tàng Hà Tĩnh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Một Bảo tàng hiện đại, hấp dẫn với người dân Hà Tĩnh lẫn khách du lịch trong nước và quốc tế;

- Một Bảo tàng sống động lấy các sưu tập hiện vật gốc, phản ánh tiếng nói của cộng đồng làm nền tảng cho trưng bày, nghiên cứu, giáo dục và truyền thông Bảo tàng chú trọng đến các không gian để công chúng trải nghiệm, khám phá và sáng tạo Nội dung kết hợp nhuần nhuyễn giữa quá khứ và cuộc sống đời thường hiện nay, phản ánh những vấn đề và nhu cầu xã hội và văn hóa mà nhân dân Hà Tĩnh đang quan tâm;

- Một Bảo tàng không chỉ góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần cho nhân dân Hà Tĩnh mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch một nguồn công nghiệp không khói của tỉnh;

- Một Bảo tàng sử dụng công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đồng

bộ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế khi vận hành, bảo trì, sử dụng tối đa công năng, thuận lợi nhất cho hoạt động bảo tàng

và phục vụ công chúng

Trang 17

17

Chương II ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG HÀ TĨNH

I QUAN ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TRƯNG BÀY

1 Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ được cấu trúc theo tiếp cận bảo tàng học mới, không

đi theo con đường giới thiệu lịch sử - văn hoá thuần túy dạng biên niên sử một cách kinh viện như thường thấy ở nhiều Bảo tàng Việt Nam Với cách tiếp cận nhân học hiện đại hiệu quả hơn từ kinh nghiệm của một số bảo tàng thế giới, nội dung trưng bày của Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ được tổ chức theo các chủ đề hoặc theo lĩnh vực kết hợp với tiến trình lịch sử, trên cơ sở chú trọng những nét văn hóa vùng, tạo ra bản sắc riêng của Bảo tàng Hà Tĩnh Ưu điểm của cấu trúc này là giúp người xem hiểu được sự đa dạng văn hoá trên từng lĩnh vực, từng thời kỳ đồng thời nêu bật sự giao lưu giữa các vùng miền trên cơ sở môi trường sinh thái cũng như những huyết mạch của tự nhiên và nhân tạo, đồng thời tạo những yếu tố hấp dẫn với khách tham quan

2 Bảo tàng Hà Tĩnh cần có tỷ lệ trưng bày hợp lý gồm trưng bày thường

xuyên và trưng bày có thời hạn, đồng thời có không gian dành cho hoạt động trình diễn, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, không gian của giới trẻ, của học sinh , có

không gian trong nhà và không gian ngoài trời

3 Bảo tàng Hà Tĩnh cần được trưng bày một cách sinh động, chân thực, xúc

cảm bằng ngôn ngữ bảo tàng hiện đại (không chỉ có hiện vật, hình ảnh, mà còn có các bài viết, các phim ngắn có tiếng nói của người trong cuộc Trưng bày có màu sắc, hệ thống đồ họa hiện đại và hấp dẫn…) Công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện đại sẽ được ứng dụng trong trưng bày Trong trưng bày của Bảo tàng Hà Tĩnh, các tác phẩm minh họa, phù điêu, tượng và hiện vật phục chế thay thế hiện vật gốc sẽ

được hạn chế tới mức thấp nhất

4 Các nội dung của Bảo tàng sẽ được phản ánh trên các trưng bày thường

xuyên, trưng bày có thời hạn và các hoạt động trình diễn, khám phá Trưng bày

có thời hạn là hình thức tốt nhất để dần bổ sung những chủ đề mà trưng bày thường xuyên chưa có điều kiện thể hiện Trưng bày có thời hạn sẽ được tổ chức liên tục tạo sự năng động đối với đội ngũ Bảo tàng và để Bảo tàng luôn luôn có tính mới, thu hút khách tham bảo tàng nhiều lần, coi Bảo tàng như là một điểm đến để học

hỏi, thưởng thức và sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới

Trang 18

18

II TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN

Trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ được tổ chức theo chủ đề Các chủ đề chính sẽ được nghiên cứu, giới thiệu để phản ánh lịch sử, văn hoá, sinh thái nhân văn chung và riêng của Hà Tĩnh Trưng bày sẽ làm nổi bật các đặc trưng của Hà Tĩnh theo các dòng chảy của tự nhiên, lịch sử và văn hoá, nơi hội tụ của các dòng sông và cuộc sống của con người, bao gồm cả các dân tộc thiểu số; sự thích ứng với các vùng sinh thái; sự phát triển các dự án hiện đại và hội nhập (khu công nghiệp lớn, dòng di chuyển của dân cư…)

Trưng bày hướng tới gợi mở các vấn đề, công chúng vừa tham quan, vừa khám phá về Hà Tĩnh

Trưng bày dự kiến tổ chức thành 3 không gian : Dẫn nhập, Hà Tĩnh: bản sắc chung và riêng, Hà Tĩnh : Thời hiện đại và hội nhập

Phần I- Dẫn nhập

Không gian mở đầu, dẫn nhập cho tham quan khám phá về Hà Tĩnh Không gian này có mục đích cung cấp cho công chúng những thông tin chung nhất để có một hình dung khái quát về Hà Tĩnh trước khi khám phá sự phong phú, đa dạng, những vấn đề cụ thể hơn trong bản sắc Hà Tĩnh

Ở đây có thể sẽ sử dụng một số hình ảnh mang tính tổng quát (bản đồ, ảnh vệ tinh…), một số yếu tố đồ hoạ, ảnh lớn, ấn tượng về thiên nhiên…

Trong không gian này sẽ có một (hoặc một vài) bài viết giới thiệu chung về

Hà Tĩnh (thiên nhiên, lịch sử, cư dân, kinh tế-xã hội…)

Trang 19

19

Phần II – Hà Tĩnh: Bản sắc chung và riêng

Trưng bày trong bảo tàng Hà Tĩnh cần nêu bật được bản sắc Hà Tĩnh đồng thời những đặc trưng của các vùng, miền trong tỉnh Nếu những đóng góp trong tiến trình lịch sử đóng vai trò quan trọng, thì những vấn đề của cuộc sống đương đại sẽ

Hà Tĩnh từ thượng ngàn cho đến biển cả Các dòng chảy này không tồn tại độc lập

mà kết hợp hài hoà, song hành với núi, đồi, bồi đắp nên đồng bằng và vươn dài ra biển cả 4 hệ thống sông – cửa biển quan trọng tạo nên vùng đất Hà Tĩnh là :

• Cửa Hội và hệ thống sông Lam – sông La

• Cửa Sót và hệ thống sông Nghèn, sông Cày, rào Cái

• Cửa Nhượng và hệ thống sông Gia Hội, sông Rác

• Cửa Khẩu và hệ thống sông Trí, sông Quyền

Các hệ thống sông – biển không chỉ là những dòng chảy tự nhiên mà còn là những dòng chuyển tải truyền thống văn hoá – xã hội, những huyết mạch của kinh

tế xưa và cả nay; là nguồn nuôi dưỡng các anh hùng hào kiệt, những vĩ nhân, danh nhân văn hoá, lịch sử, từ các bậc hiền tài xưa đến những nhà khoa học, nhà chính trị, lãnh đạo… hiện nay Các nguồn mạch tự nhiên này không chỉ cung cấp đa dạng sinh học mà còn chuyển tải những vấn đề về môi trường đương đại, của những mạch nguồn truyền thống từ xa xưa truyền lại cho hôm nay và chảy mãi đến mai sau trong một chỉnh thể luôn vận động

Cửa Nhượng và hệ thống sông Gia Hội, sông Rác…

Trang 20

20

Hà Tĩnh có một vị trí lịch sử đặc biệt, trong suốt nhiều thế kỷ là vùng biên địa phía nam của Tổ quốc, nơi còn để lại nhiều dấu ấn của các cuộc chiến tranh kéo dài và ác liệt

2.1 Chủ đề 1- Cội nguồn của chúng tôi

Phần này hướng tới giải đáp một số vấn đề như: tổ tiên của chúng ta là ai ?

Từ đâu đến? Thời gian nào? Trên cơ sở những tư liệu hiện vật cụ thể, đưa ra một hình dung về lộ trình lịch sử tạo nên Hà Tĩnh ngày nay

Trưng bày sẽ sử dụng những cứ liệu khảo cổ học, sử học, những tư liệu hiện vật về dòng họ, danh nhân, các nhân vật gắn với lịch sử của vùng đất

Các sưu tập cổ vật qua các thời đại sẽ làm nổi bật văn hoá - lịch sử của Hà Tĩnh

2.1.1 Tiểu đề 1- Từ thời cổ xưa

Các di chỉ thời kỳ đồ đá đã phát hiện minh chứng những nền văn hóa cổ xưa phát triển trên mảnh đất Hà Tĩnh ngày nay với 2 nhóm cư dân khác biệt nhau về hoạt động kinh tế : cư dân ven biển; cư dân đồng bằng và ven sông Việc phân chia

2 nhóm cư dân này là sự khác biệt lớn của Hà Tĩnh với các nơi khác và là đóng góp quan trọng cho văn hóa tiền Đông Sơn khu vực phía Nam

* Cư dân ven biển

Các di tích Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Đài, Cẩm Thành là những di tích

vỏ sò điệp (cồn vỏ điệp) Hiện vật có rìu có vai, gốm, có cả gốm đáy nhỏ Các cư dân này khai thác biển (nhuyễn thể, cá) Văn hóa Thạch Lạc có thể nằm trong gạch nối Văn hóa Quỳnh Văn sang Văn hóa Bầu Tró (loại hình Thạch Lạc)

Khai quật di tích khảo cổ Thạch Lạc Răng và bàn chân của cá thể tê giác

phát hiện tại di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc

(Ảnh minh họa)

Trang 21

21

* Cư dân đồng bằng và ven sông

Đây là các cư dân sinh sống sâu trong các vùng đồng bằng, ven sông lớn, với các xưởng chế tác rìu đá thực hiện theo kỹ thuật ghè đẽo, các khu vực cư trú trên các cồn đất Hiện vật đặc trưng là các loại rìu có vai ghè đẽo, gốm màu (Phôi Phối, Cồn Lôi Mốt, Rú Dầu…)

Khai quật tại di chỉ Phôi Phối-Bãi Cọi Rìu đá phát hiện ở di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi

(Ảnh minh họa)

* Văn hóa Đông Sơn – Sa Huỳnh

Hà Tĩnh là nơi giao thoa 2 nền văn minh lớn là Đông Sơn và Sa Huỳnh Bãi Cọi được xem là nơi hội tụ của 2 nền văn minh đó Di tích có vết tích cư trú của Văn hóa Đông Sơn, vết tích của Sa Huỳnh, mộ táng Sa Huỳnh, khuyên tai hai đầu thú

2.1.2 Tiểu đề 2 - Hành trình vào lịch sử

Các giai đoạn lịch sử khác nhau trên mảnh đất Hà Tĩnh được giới thiệu thông

qua tư liệu hiện vật của từng thời kỳ

Các dòng họ, các danh nhân, nhân vật gắn với lịch sử được giới thiệu theo

từng vùng vào trong từng giai đoạn lịch sử trên cơ sở các tư liệu hiện vật cụ thể

Trưng bày đưa ra một hình dung về lộ trình di chuyển, những đóng góp trong

lịch sử tạo nên Hà Tĩnh hôm nay

* Sắc phong

Bộ sắc phong của Hà Tĩnh rất phong phú và đặc sắc, sẽ được lựa chọn giới thiệu trong một số chủ đề khác nhau tuỳ theo nội dung nhưng cũng được giới thiệu tập trung theo từng sưu tập nhằm làm nổi bật giá trị của di sản quý báu này, đồng thời đảm bảo nhu cầu về bảo quản hiện vật

Trang 22

* Đời sống thời Nguyễn

Các cổ vật của thời Nguyễn của Bảo tàng Hà Tĩnh khá phong phú, có thể tổ chức thành một tiêu mục riêng, theo từng cụm hiện vật

* Mộc bản

Họ Nguyễn Huy (Trường Lưu) còn lưu giữ bộ mộc bản quý Đây cũng là dòng họ có hệ thống nhà thờ họ phong phú và còn được bảo tồn Phần này có thể trưng bày cùng với dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu)

Trang 23

23

* Dòng họ

Hà Tĩnh có rất nhiều dòng họ Nhiều dòng họ còn giữ được các nhà thờ cổ cùng với gia phả, tư liệu quý cũng như nhiều đồ vật liên quan Các dòng họ sẽ được giới thiệu ở những phần khác nhau trong trưng bày Ở đây có thể giới thiệu một vài dòng họ thông qua không những hiện vật, hình ảnh mà bằng sơ đồ

Một trong những tư liệu quý là tác phẩm "Hoàng Hoa sứ trình đồ" được

Đình nguyên Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh biên soạn vào thế kỷ 18; bản sao chép

Ảnh minh họa (Báo Xây dựng)

Ảnh minh họa (Báo An Giang)

2.2 Chủ đề 2 – Lịch sử: Thử thách và đóng góp

Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng đã phải qua hàng loạt thử thách của lịch sử Hà Tĩnh đã vượt qua những thách thức trong lịch sử như thế nào? Đóng góp của Hà Tĩnh, của người Hà Tĩnh đối với những bước ngoặt của lịch sử đất nước?

3Tác phẩm được UNESCO công nhận là "Di sản tài liệu", 2017 Hoàng hoa sứ trình đồ là bản đồ về hành trình của

các đoàn đi sứ sang Trung Quốc, ghi chép tỉ mỉ về địa hình sông núi, phong cảnh, con người, nghi lễ ngoại giao khi ở các địa phương khác nhau Đây là tài liệu đặc biệt về hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa thế kỷ X -

XVIII Hoàng hoa sứ trình đồ hiện là bản sao duy nhất do họ Nguyễn Huy lưu giữ ở làng Trường Lưu.

Trang 24

Hà Tĩnh, cùng với cả nước, vùng lên đấu tranh giành độc lập, nổi bật là khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722) Ở kỷ nguyên Đại Việt, Hà Tĩnh đã bền bỉ trong công cuộc đấu tranh giữ nước, đặc biệt đóng góp trong cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của nhà Minh, nhà Thanh, các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi (thế kỷ 15), Nguyễn Huệ (thé kỷ 18)

Những đóng góp trong đấu tranh chống phong kiến phương Bắc sẽ được giới thiệu trong bài viết, không bố trí thành chủ đề Lịch sử chống ngoại xâm từ thời thuộc Pháp sẽ được bố trí thành các chủ đề và tiểu chủ đề riêng trên cơ sở tư liệu hiện vật Bảo tàng đang có và tư liệu hiện vật có khả năng sưu tầm bổ sung

2.2.1 Tiểu đề 1 - Hà Tĩnh chống thực dân Pháp

* Khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) – Cần Vương – Duy Tân

Giới thiệu về các phong trào chống triều đình đầu hàng Pháp cũng như các phong trào chống Pháp trước khi có dự lãnh đạo của Đảng Các nhân vật lịch sử, cùng với một số dòng họ, sẽ được giới thiệu trong các phong trào liên quan, như:

- Khởi nghĩa Lê Ninh và dòng họ Lê ở Trung Lễ (Đức Thọ)

- Phan Đình Phùng và họ Phan làng Đông Thái (Đức Thọ)

Trang 25

2.2.2 Tiểu đề 2 - Hà Tĩnh chống chiến tranh phá hoại của Mỹ

Các nội dung và thông điệp không chỉ được thể hiện bằng tư liệu hiện vật mà

sẽ được chuyển tải qua hình ảnh, đặc biệt là những phóng sự ảnh chất lượng cao, phim tư liệu, các câu chuyện, giọng nói của người trong cuộc…

* Quyết tâm đánh Mỹ

- Quyết tâm thư (sưu tập quyết tâm thư, các nhân vật )

- Tái ngũ (sưu tập đơn tái ngũ, các câu chuyện )

* Cuộc sống thời chiến

- Vừa sản xuất, vừa chiến đấu

- Cầu và các tuyến đường - trọng điểm bảo vệ của Hà Tĩnh

* Tội ác chiến tranh

* Kỷ vật chiến trường

2.3 Chủ đề 3 – Cư trú

Không gian cư trú truyền thống dự kiến sẽ giới thiệu thông qua một tổ hợp kiến trúc, trung tâm là một ngôi nhà ở vùng Trường Lưu với tổ chức không gian đặc sắc gồm 3 phần: "Sinh", "Tử", "Tế" (nơi dành cho phụ nữ sinh nở; nơi tổ chức tang ma khi có người qua đời; nơi đặt bàn thờ tế tự)

Ngày đăng: 05/05/2020, 07:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w