Những năm qua, các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam bộ ĐNB coi trọng lãnh đạo CTNC, đạt kết quả, song, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: lúng túng trong nội dung và phương thức lãnh đạo PTLĐ là
Trang 1
VŨ KHÁNH HOÀN
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐÔNG NAM BỘ
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Giang
Phản biện 1:………
………
………
Phản biện 2: ………
………
………
Phản biện 3: ………
………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại ………
………
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài: Công tác nội chính (CTNC) có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giữ vững an ninh chính trị (ANCT) trật tự, an toàn xã hội (TT,ATXH), tạo thuận lợi cho kinh tế -
xã hội (KT-XH) nâng cao đời sống của nhân dân và công tác đối ngoại nước ta phát triển; củng cố, phát triển, nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước ta trên trường quốc tế Trong thời kỳ đổi mới CTNC đã được Đảng tập trung lãnh đạo đạt kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ANCT và TT,ATXH, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới đạt thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử Tuy nhiên, trong lãnh đạo CTNC, Đảng và nhất là các cấp uỷ, còn một số hạn chế
Những năm qua, các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam bộ (ĐNB) coi trọng lãnh đạo CTNC, đạt kết quả, song, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: lúng túng trong nội dung và phương thức lãnh đạo (PTLĐ) là khá phổ biến; việc lãnh đạo thực hiện có lúc chưa quyết liệt và có biểu hiện hình thức; cấp uỷ còn bao biện, làm thay công việc của cơ quan bảo vệ pháp luật; xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật;… Nghiên cứu một cách cơ bản tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém, tăng cường
sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC những năm tới
là vấn đề rất cấp thiết Để góp phần vào công việc này nghiên cứu sinh
chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: "Các tỉnh, thành uỷ ở Đông
Nam bộ lãnh đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay"
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
Mục đích: trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC, luận án đề xuất phương
Trang 4hướng và các giải pháp chủ yếu, khả thi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ đối với CTNC đến năm 2030
Nhiệm vụ: tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài luận án; khái quát kết quả đạt được, chỉ ra những nội dung luận án tiếp thu và những vấn đề tập trung giải quyết; làm rõ những vấn đề lý luận về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC; khảo sát, đánh giá thực trạng CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB và thực trạng các tỉnh, thành uỷ lãnh đạo công CTNC từ năm 2010 đến năm 2019, chỉ ra nguyên nhân, kinh nghiệm; đề xuất phương hướng
và các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
Đối tượng: Sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với
CTNC giai đoạn hiện nay
Phạm vi : về thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC từ năm 2010 đến năm, 2019; các phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến
năm 2030 Về không gian: khảo sát sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ
đối với CTNC, điều tra xã hội học ở sáu tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu; Bình Dương; Bình Phước; Đồng Nai; Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng ta về CTNC và Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời
sống xã hội Cơ sở thực tiễn: thực trạng CTNC và thực trạng các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC từ năm 2010 đến năm 2019
Trang 5Phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin ; phương pháp lịch sử kết hợp với lôgíc; phân tích kết hợp với tổng hợp; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; phương pháp
chuyên gia
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án: Khái niệm: các
tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC Kinh nghiệm: Coi trọng và thực
hiện tốt việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban nội chính tỉnh, thành uỷ thực sự là lực lượng nòng cốt trong CTNC sẽ bảo đảm việc lãnh đạo CTNC của các tỉnh,
thành uỷ đạt kết quả- Hai giải pháp: một là, nâng cao năng lực xây dựng
và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết về CTNC của các tỉnh,
thành uỷ; hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ các CQNC đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: Ý nghĩa lý luận:
góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB
lãnh đạo CTNC hiện nay Ý nghĩa thực tiễn: luận án có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB trong lãnh đạo CTNC; dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập môn Xây dựng Đảng ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố ở ĐNB
7 Kết cấu của luận án: gồm phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết,
kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ CTNC: Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu một số công trình nhà khoa học ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào về CTNC chỉ ra kết quả và những điểm có giá trị tham khảo
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ LÃNH ĐẠO CTNC: Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu một số công trình khoa học ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào về Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội; lãnh đạo CTNC và các mặt CTNC, chỉ ra kết quả và những điểm có giá trị tham khảo
1.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án: một là, các công trình khoa học đã làm rõ
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về CTNC, đã đưa ra những quan niệm
về CTNC, các mặt CTNC Hai là, đã bàn đến nhiều mặt CTNC, như:
công tác đảm bảo ANCT, giữ gìn TT,ATXH; xây dựng và hoàn thiện
pháp luật; cải cách tư pháp; đấu tranh phòng, chống tội phạm… Ba là,
nhiều công trình đã luận bàn về Đảng, các cấp uỷ cấp tỉnh ở các vùng của nước ta lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội; đưa ra khái niệm, nội dung và PTLĐ; đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cấp uỷ cấp tỉnh đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có một
Trang 7số lĩnh vực gần với lĩnh vực nội chính Bốn là, bàn về vai trò, nội dung,
PTLĐ của Đảng, của một số tỉnh uỷ đối với một số mặt của CTNC
Những vấn đề luận án tập trung giải quyết: thứ nhất, những
vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC
hiện nay, gồm: khái niệm, nội dung, PTLĐ Thứ hai, đánh giá thực trạng
CTNC ở các tỉnh vùng ĐNB hiện nay; khảo sát, đánh giá thực trạng lãnh đạo CTNC của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB những năm qua trên hai phương diện: nội dung lãnh đạo và PTLĐ; xác định nguyên nhân, kinh
nghiệm Thứ ba, dự báo thuận lợi, khó khăn, đề xuất phương hướng,
giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC những năm tới
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐNB LÃNH ĐẠO CTNC HIỆN NAY 2.1 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ; TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐNB VÀ CTNC CỦA CÁC TỈNH, THÀNH UỶ HIỆN NAY
2.1.1 Các tỉnh, thành phố và các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB
Các tỉnh thành phố ở ĐNB hiện nay: luận án khái quát những
đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố ở ĐNB
Các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB hiện nay - chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, vai trò và đặc điểm: theo Quy định số 10-QĐi/TW ngày 12 -
12 - 2018 của Bộ Chính trị “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương” luận án phân tích chức năng lãnh đạo của tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB gồm: lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ, các cơ quan tham mưu, giúp
Trang 8việc và của uỷ ban kiểm tra tỉnh, thành uỷ; các tổ chức trong HTCT, các
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở tỉnh, thành phố; các lĩnh vực đời sống
xã hội, Luận án phân tích tám nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh, thành uỷ
theo Quy định này * Vai trò của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB: luận án
phân tích vai trò này đối với thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố các nhiệm kỳ, các nghị quyết của tỉnh, thành uỷ về phát triển về KT-XH, quốc phòng, an ninh (QP,AN), cây
dựng Đảng, HTCT ở địa phương * Đặc điểm của các tỉnh, thành uỷ ở
ĐNB: luận án phân tích các đặc điểm về số lượng, cơ cấu, trình độ mọi
mặt tỉnh, thành uỷ viên đảng bộ tỉnh, thành phố ở ĐNB; đặc điểm kinh
tế - xã hội của môi trường hoạt động của các tỉnh, thành uỷ; đặc điểm chính trị, tôn giáo của môi trường hoạt động; đặc điểm lịch sử truyền
thống của tỉnh, thành uỷ
2.1.2 CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB - khái niệm,
nội dung, vai trò
Khái niệm CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB và CQNC: Luận án nêu và phân tích khái niệm CTNC *Nội dung chủ yếu của CTNC: hoạt động đảm bảo ANCT, TT,ATXH, tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương chính sách, luật pháp ở các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; công tác tư pháp; công tác phòng, chống tham nhũng; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các CQNC các cấp
Trang 9* Khái niệm CQNC: luận án phân tích những ý kiến khác nhau
về CQNC đưa ra khái niệm và chỉ ra các CQNC; các cơ quan liên quan
đến lĩnh vực nội chính
Nội dung CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB: một là, hoạt
động đảm bảo ANCT, giữ gìn TT,ATXH ở các tỉnh, thành phố ĐNB
Hai là, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương chính sách, luật pháp ở các
tỉnh, thành phố ĐNB Ba là, công tác tư pháp Bốn là, công tác phòng, chống tham nhũng Năm là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các CQNC và ban nội chính tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB
Vai trò của CTNC ở các tỉnh, thành phố ĐNB: Thứ nhất, là
yếu tố đặc biệt quan trọng giữ vững ANCT, TT,ATXH, tạo thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới ở địa phương, trước hết là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của
tỉnh, thành phố Thứ hai, tạo thuận lợi cho các lĩnh vực đời sống xã
hội như: kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng nông thôn mới góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thứ ba
góp phần quan trọng xây dựng đảng bộ, chính quyền tỉnh, thành phố trong sạch, vững mạnh, nâng cao uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của
đảng bộ, vai trò quản lý của chính quyền tỉnh, thành phố Thứ tư, góp
phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ
ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB Thứ năm, góp phần xây dựng, tăng
cường sự đoàn kết trong nhân dân
Đặc điểm của CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB: Thứ nhất, CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB diễn ra trên địa bàn có
Trang 10kinh tế thị trường phát triển mạnh, mở cửa, năng động, nhất ở nước
ta, có thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn Thứ
hai, CTNC ở các tỉnh, thành phố diễn ra trên địa bàn có nhiều nét đặc
thù về văn hóa, xã hội; nhân dân có truyền thống cách mạng chống xâm
lược, áp bức, bất công Thứ ba, CTNC ở các tỉnh, thành phố ĐNB được
tiến hành trên địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về ANCT và
TT,ATXH
2.2 CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐNB LÃNH ĐẠO CTNC–
2.2.1 Khái niệm các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC
Các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC là toàn bộ hoạt động của các tỉnh uỷ, thành uỷ trong việc quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về CTNC; xây dựng, ban hành các quyết định về CTNC của tỉnh, thành uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, nhất là các cấp uỷ trực thuộc, chính quyền tỉnh, thành phố, MTTQ, các tổ chức CT-XH, các lực lượng và nhân dân địa phương thực hiện thắng lợi các quyết định đó
2.2.2 Nội dung lãnh đạo CTNC của các tỉnh, thành uỷ: 1)
lãnh đạo thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng về CTNC và các mặt CTNC; lãnh đạo thực hiện chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn về CTNC trong nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố các nhiệm kỳ
Hai là , lãnh đạo việc điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời theo thẩm
quyền các vụ tham nhũng lớn; giải quyết kịp thời, thoả đáng, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân, các vụ khiếu kiện đông người,
vượt cấp; ngăn chặn những hành vi “tham nhũng vặt” 3) lãnh đạo phối
hợp hoạt động giữa các CQNC tỉnh, thành phố với các cơ quan liên
Trang 11quan, với MTTQ, các tổ chức CT-XH trong CTNC 4) lãnh đạo xây
dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức các CQNC và ban
nội chính tỉnh, thành uỷ 5) lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc, nhất
là cấp uỷ cấp huyện về lãnh đạo CTNC đạt kết quả
2.2.3 Phương thức lãnh đạo CTNC của tỉnh, thành uỷ: 1)
lãnh đạo CTNC bằng nghị quyết, quyết định, chủ trương, định hướng
của tỉnh, thành uỷ về CTNC 2) lãnh đạo thông qua việc chỉ đạo chính
quyền tỉnh, thành phố phát huy vai trò quản lý nhà nước cụ thể hoá, thể chế hoá các nghị quyết, quyết định của tỉnh, thành uỷ thành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án công tác của chính quyền về CTNC
và tổ chức thực hiện 3) lãnh đạo bằng việc tuyên truyền nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các nghị quyết của tỉnh, thành
uỷ về CTNC 4) lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ của các CQNBC tỉnh, thành phố 5) lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên 6) lãnh đạo thông qua phát huy vai trò MTTQ, các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội, kinh tế và nhân dân.7) lãnh đạo bằng công
tác kiểm tra, giám sát
2.2.4 Vai trò sự lãnh đạo của tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với
CTNC: 1) sự lãnh đạo của tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC là nhân
tố hàng đầu bảo đảm ở các tỉnh, thành phố vùng này thực hiện đúng
quan điểm, chủ trương của Đảng về CTNC 2) sự lãnh đạo của các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC bảo đảm sự tham gia, phối hợp giữa các
tổ chức trong HTCT, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các lực lượng và toàn dân thực hiện những nhiệm vụ CTNC ở các tỉnh, thành phố đạt kết
quả 3) sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC là nhân
tố bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả hoạt động của các CQNC tỉnh,
Trang 12thành phố với các tổ chức, lực lượng ở các tỉnh, thành phố khác và với
các ban, ngành Trung ương trong CTNC 4) các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB
lãnh đạo CTNC góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, quan điểm hợp tác quốc tế về công tác tư pháp của Đảng, Nhà nước ta
Chương 3 CTNC VÀ CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐNB LÃNH ĐẠO CTNC– THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.1 THỰC TRẠNG CTNC Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐNB
Luận án đã phân tích những ưu điểm và tập trung vào những
hạn chế, khuyết điểm: hoạt động đảm bảo ANCT, TT,ATXH ở một số
nơi còn hạn chế, thiếu sót; việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chính sách, luật pháp còn hạn chế, bất cập; công tác tư pháp còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết; kết quả công tác cải cách tư pháp chưa cao; công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả thấp, chưa ngăn chặn, đẩy lùi cơ bản tham nhũng; bị động, lúng túng trong phòng, chống “tham nhũng vặt”; việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các CQNC tỉnh và ban nội chính tỉnh, thành
uỷ còn chậm, một số mặt còn hạn chế
3.2 CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐNB LÃNH ĐẠO CTNC– THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
3.2.1 Thực trạng các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC
Ưu điểm: *Về thực hiện nội dung lãnh đạo, 1) việc lãnh đạo
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố về CTNC được thực hiện chủ động, kịp
thời hơn 2) các tỉnh, thành uỷ lãnh đạo tốt hơn việc điều tra, xử lý
Trang 13nghiêm, kịp thời các vụ tham nhũng lớn; giải quyết khá kịp thời thoả đáng, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân, các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp; quan tâm ngăn chặn những hành vi “tham nhũng
vặt” 3) việc lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các CQNC với các cơ quan liên quan, MTTQ, các tổ chức CT-XH trong CTNC có tiến bộ 4)
đã quan tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức trong các CQNC và ban nội chính tỉnh, thành uỷ vững mạnh, hoạt
động hiệu quả 5) đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc,
nhất là cấp uỷ cấp huyện về lãnh đạo CTNC trong phạm vi, địa bàn hoạt
động, đạt kết quả * Về thực hiện phương thức lãnh đạo: 1) các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB đã thực hiện khá tốt sự lãnh đạo công tác nội chính bằng nghị quyết, quyết định, chủ trương, định hướng của tỉnh, thành uỷ
và BTVT,TU về CTNC 2) đã quan tâm lãnh đạo bằng phát huy vai trò
quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh, thành phố trong việc cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quyết định của tỉnh, thành uỷ, BTVT,TU thành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án công tác của chính quyền về
CTNC và tổ chức thực hiện 3) đã đẩy mạnh lãnh đạo bằng tổ chức
tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các nghị quyết của tỉnh, thành uỷ về CTNC, từ đó thuyết phục, vận
động, định hướng họ tích cực tham gia thực hiện 4) đã thực hiện khá tốt
cách lãnh đạo CTNC thông qua công tác tổ chức, cán bộ của các CQNC
tỉnh, thành phố 5) đã tăng cường thực hiện sự lãnh đạo CTNC thông
qua các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên, phát huy vai trò của các tổ chức đảng và sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt
động trong các CQNC 6) chú trọng PTLĐ CTNC thông qua phát huy
Trang 14vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và
nhân dân 7) đã tăng cường lãnh đạo CTNC bằng công tác kiểm tra,
giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong đảng bộ tỉnh, thành phố về thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thành uỷ về CTNC
Những hạn chế, khuyết điểm: * Về thực hiện nội dung lãnh đạo: 1) việc lãnh đạo thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, các chủ
trương, quan điểm, giải pháp lớn về CTNC trong nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố các nhiệm kỳ vẫn còn không ít hạn chế, yếu
kém, kết quả có mặt thấp 2) còn có biểu hiện lúng túng trong lãnh đạo
việc điều tra, xử lý các vụ tham nhũng lớn; giải quyết chưa kịp thời, thoả đáng, dứt điểm một số vụ khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người, vượt cấp; việc ngăn chặn những hành vi “tham nhũng vặt” đạt hiệu quả chưa
cao 3) việc lãnh đạo sự phối hợp hoạt động giữa các CQNC tỉnh, thành
phố với các cơ quan liên quan, với MTTQ, các tổ chức CT-Xh trong
CTNC có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, thường xuyên 4) việc lãnh đạo xây
dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức trong các CQNC và ban nội chính tỉnh, thành uỷ còn hạn chế, nhất là trong thực hiện một số
khâu của công tác tổ chức và công tác cán bộ 5) việc lãnh đạo, chỉ đạo
của tỉnh, thành uỷ đối với các cấp uỷ trực thuộc về thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thành uỷ về CTNC, có lúc, có nơi chưa thường xuyên,
liên tục và chưa thật cụ thể * Về thực hiện phương thức lãnh đạo: 1)
chất lượng một số nghị quyết của tỉnh, thành uỷ về CTNC chưa cao, một
số giải pháp chưa thật cụ thể, sát với tình hình địa phương, nên việc tổ
chức thực hiện gặp nhiều khó khăn 2) lãnh đạo thông qua việc phát huy
vai trò quản lý của chính quyền tỉnh, thành phố để cụ thể hoá, thể chế hoá các nghị quyết của tỉnh, thành uỷ, BTVT,TU thành các nghị quyết,