Tham luận

2 309 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tham luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị! Sau đây tôi xin tham luận một vài ý kiến nhỏ về công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn thể dục như sau. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao trình độ văn hóa thể chất dân tộc. Trong những năm qua, giáo dục nói chung, giáo dục thể chất nói riêng ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đọan công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu, nhiệm vụ của các bộ môn; trong đó có bộ môn TDTT nói chung cũng đã có những đổi mới dẫn đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Chương trình thể dục trước đây đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ trong đó có hai mục tiêu cơ bản là: - Truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học TDTT. - Rèn luyện thể lực, góp phần củng cố, nâng cao sức khỏe cho học sinh Trong đó mục tiêu truyền thụ kiến thức, kỹ năng là trọng tâm. Rèn luyện thể lực chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Vì thế, trong quá trình lên lớp, mọi hoạt động diễn ra đều tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, củng cố nâng cao kiến thức kỹ năng. Thời gian dành cho việc luyện tập nâng cao thể lực quá ít, lượng vận động quá nhẹ chưa đủ để làm biến chuyển thể lực của người tập. Kết quả học tập của học sinh thấp, bài tập ít có tác dụng rèn luyện thể lực cho học sinh. Hiện nay việc giảng dạy bộ môn thể dục cần coi trọng hai mục tiêu là truyền thụ kiến thức và rèn luyện thể lực cần coi trọng như nhau. Trong quá trình luyện tập với các bài, các động tác khác nhau, với lượng vận động hợp lý sẽ có tác dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện thể lực cho học sinh. Khi các em được luyện tập thì các kỹ thuật, kỹ năng, động tác cũng được cũng cố, nâng cao. Việc học tập kỹ thuật của học sinh là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian. Thời gian nhiều hay ít tùy thuộc vào động tác, bài tập khó hay dễ và phải luyện tập với số lần cần thiết thì kỹ thuật, kỹ năng mới được hình thành, mới có tác dụng rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe. Như vậy, muốn có nhiều thời gian cho học sinh luyện tập, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện thể lực thì nhất thiết phải đổi mới PPDH. Mặc dù trong mấy năm gần đây công tác giáo dục thể chất được quan tâm rất nhiều, trang thiết bị dạy và học được đầu tư nhiều song hiện tại trường ta điều kiện sân bãi tập luyện cho học sinh rất khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy và học. Chính sự thiếu thốn này cộng với việc năm học 2010 – 2011 Bộ GD&ĐT ban hành và đưa vào áp dụng Chuẩn kiến thức kĩ năng môn thể dục, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới PPDH, cải tiến phương pháp để lên lớp, sắp xếp các nội dung của một tiết học nhằm sử dụng tối đa sân tập, trang thiết bị, dụng cụ hiện có để tổ chức họat động dạy - học, đảm bảo yêu cầu, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng tránh để việc giảng dạy quá tải hoặc chưa đủ yêu cầu . Một số giải pháp đổi mới công tác dạy thể dục - Đổi mới quan điểm dạy học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học: - Hướng dẫn học sinh tham khảo, đọc tài liệu phân tích kỹ thuật động tác, luyện tập ở nhà. - Sử dụng câu hỏi, nêu tình huống có vấn đề để học sinh tổ chức thảo luận, tổ chức khám phá, tổ chức luyện tập trước. - Để học sinh thường xuyên tham gia kiểm tra, tự kiểm tra, tự đánh giá. - Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. + Kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức: Kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm với tự luận, lý thuyết với thực hành… Khi kiểm tra thực hành có kiểm tra cả kĩ thuật và thành tích, có đáp án, biểu điểm phù hợp với sức khỏe cho từng đối tượng học sinh. Thay đổi PPDH : - Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói (phương pháp giảng giải, phát vấn, đàm thoại, kể chuyện, mệnh lệnh) để truyền thụ kiến thức cho học sinh - Nếu dạy động tác mới, giáo viên cần nói ngắn gọn, dễ hiểu, dùng thuật ngữ chính xác. - Khi phân tích kỹ thuật động tác tránh vài dòng mà cần xoáy vào trọng tâm vào những yếu lĩnh kỹ thuật quan trọng. - Các động tác bổ trợ không nhất thiết phải phân tích mà chỉ cần làm mẫu và tổ chức cho học sinh tập luyện ngay. - Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, cho xem tranh ảnh, biểu đồ) - Chú ý đến vị trí làm mẫu, chọn hướng làm mẫu để học sinh có thể nhìn rõ,nhìn thấy biên độ, góc độ động tác. - Làm mẫu phải chính xác, làm mẫu ít nhất 2-3 lần trước khi phân tích, giảng giải kỹ thuât. - Tăng cường sử dụng tranh ảnh, biểu đồ . giúp cho học sinh nắm được kỹ thuật một cách nhanh hơn mà không tốn thời gian và có thể tự so sánh giữa động tác của mình với tranh ảnh kỹ thuật. Sắp xếp nội dung một cách hợp lý : - Kết hợp ôn tập, học mới, tập luyện, kiểm tra không nhất thiết phải thành một mục riêng. - Luân chuyển giữa các nội dung một cách hợp lý. Áp dụng hình thức lên lớp một cách linh hoạt : - Mạnh dạn áp dụng các phương pháp, các hình thức lên lớp như: dòng chảy, phân nhóm, phân nhóm xoay vòng. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên áp dụng phương pháp, hình thức cho linh hoạt. - Mạnh dạng sử dụng phương pháp trò chơi, thi đấu - Sử dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lý, hiệu quả Trên đây là một số ý kiến của tôi về công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, rất mong sự đóng góp ý kiến của hội nghị. Tôi xin chân thành cám ơn! . Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị! Sau đây tôi xin tham luận một vài ý kiến nhỏ về công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra. học sinh tham khảo, đọc tài liệu phân tích kỹ thuật động tác, luyện tập ở nhà. - Sử dụng câu hỏi, nêu tình huống có vấn đề để học sinh tổ chức thảo luận,

Ngày đăng: 27/09/2013, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan