CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANHNGHIỆP TCDN và quản trị tài chính doanh nghiệp TCDN và các quyết định TCDN Khái niệm TCDN và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệ
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trước những biến đổi của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đứng trước nhiều
cơ hội và thách thức trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệpViệt Nam đang đứng trước nhiều thách thức hơn là cơ hội ngay cả ở “sân nhà” lẫn
“sân khách” Áp lực cạnh tranh đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp không những phảivươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy nội lực, tậndụng tốt ngoại lực để khẳng định vị thế và tạo dà phát triển cho những năm tới Vìthế, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp phải: nắm rõ được năng lựctài chính, thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình gắn với bối cảnhthực tiễn cũng như xu thế phát triển để từ đó chiến lược, kế hoạch, giải pháp hiệuquả, phù hợp nhằm cải thiện chất lượng hoạt động của công ty Điều đó có nghĩa làquá trình đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nóiriêng một cách chi tiết, cụ thể và khoa học là một đòi hỏi khách quan, tất yếu của mỗidoanh nghiệp Từ việc nắm rõ thực trạng mới có định hướng đúng đắn cho tương laiphát triển của toàn doanh nghiệp
Thêm nữa, trong tình hình thực tế hiện nay, với những diễn biến phức tạp của nền kinh
tế, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động và sử dụng vốn,sản xuất kinh doanh kém hiệu quả ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanhnghiệp Đồng thời, vấn đề minh bạch tình hình tài chính doanh nghiệp là đòi hỏi quantrọng với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, sau gần
ba tháng thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, dưới
sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS, TS Vũ Văn Ninh và sự chỉ bảocủa các cán bộ phòng Tài chính- Kế toán của công ty, em đã tìm hiểu, nghiên cứu vàlựa chọn đề tài:
“ Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội”.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệpnhư lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tàichính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex HàNội
Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2017 trên cơ sở so sánh vớinăm 2016 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm
Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại đơn vị trong thời gian tới
3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp tài chính nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội tại
Trang 3địa chỉ: Số 49 , phường Đức Giang, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Về thời gian : Trong 2 năm 2016-2017
Về nguồn số liệu : Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các năm
2016 và 2017 và các sổ sách liên quan
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra, phân tích,tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu, biểu đồ để minh họa
5 Kết cấu đề tài
Tên đề tài :
“Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội”
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 phần :
Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được sử dụng là hoàntoàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị Tuy nhiên, do trình độ nhậnthức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mongnhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Văn Ninh cùng các cán bộ của phòng Tài chính
kế toán công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội đã hết sức giúp đỡ
và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Hà Nội , ngày 1 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Hà Giang
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP TCDN và quản trị tài chính doanh nghiệp
TCDN và các quyết định TCDN
Khái niệm TCDN và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp
Khái niệm Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứnghàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời Quá trinhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầuvào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu
ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp là “Tổ chức có tên riêng, có trụ sởgiao dịch, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”,tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sảnxuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchsinh lời
Khái niệm Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinhtrong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp
Xét về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắnliền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạtđộng Một số quan hệ kinh tế của doanh nghiệp như:
+ Quan hệ tài chính giữa Doanh nghiệp và Nhà nước
+ Quan hệ tài chính giữa Doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổ chức xã hộikhác
+Quan hệ tài chính giữa Doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp.+ Quan hệ tài chính giữa Doanh nghiệp và các chủ sở hữu Doanh nghiệp
Xét về hình thức, TCDN là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lâp, phân phối, sửdụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
Các quyết định TCDN
Quyết định đầu tư
Là các quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản
cố định và tài sản lưu động) Quyết định đầu tư ảnh hưởng đến bên trái (phần Tàisản) của Bảng cân đối kế toán Các quyết định đầu tư chủ yếu bao gồm:
Quyết định đầu tư Tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết
Trang 5định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
Quyết định đầu tư Tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết địnhđầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư Tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định,quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểm hòa vốn
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định củaTCDN bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Một quyết định đầu tư đúng sẽ gópphần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu,ngược lại mọt quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệthại tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp
Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn)
Là các quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho cácquyết định đầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải Bảng cân đối kế toán(phần Nguồn vốn) Các quyết định huy động vốn chủ yếu bao gồm:
Quyết định huy động vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại
Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi), quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ vàvốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), quyết định vay để mua hay thuê tài sản,…
Các quyết định huy động vốn là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị tàichính của Doanh nghiệp Để có các quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quảntrị tài chính phải có sự nắm vững điểm lợi và bất lợi của việc sử dụng các công cụhuy động vốn, đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn tình hìnhdiễn biến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy độngvốn
Quyết định phân chia lợi nhuận
Là các quyết định về việc phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp, cụthể là việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại tái đầu tư.Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi chính sách cổtức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị doanhnghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trên còn rất nhiều các loại quyết định khác như: Quyếtđịnh mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính tronghoạt động sản xuất kinh doanh;…
Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính của doanh nghiệp thành 2 nhóm :
Quyết định tài chính ngắn hạn:
Là các quyết định có tính chất tác nghiệp, không ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và
Trang 6phát triển của doanh nghiệp nên các quyết định này còn được gọi là các quyết địnhchiến thuật, bao gồm:
Quyết định dự trữ vốn bằng tiền: Việc dự trữ vốn bằng tiền giúp doanh nghiệp đảmbảo khả năng thanh toán, nhằm thực hiện nghĩa vụ tài chính với các chủ thể khác(nhà cung cấp, Nhà nước, chủ nợ…) một cách thuận lợi, tránh rủi ro mất khả năngthanh toán Tuy nhiên việc dự trữ vốn bằng tiền làm tăng chi phí cơ hội của vốn vànguy cơ rủi ro tiền bị mất giá do lạm phát hoặc thay đổi tỷ giá
Quyết định về nợ phải thu: là quyết định về chính sách bán hàng của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng sẽ giúp thu hồinhanh tiền hàng, giảm nhu cầu vốn cho nợ phải thu, từ đó giảm chi phí sử dụngvốn Đồng thời việc này cũng khiến lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp có thể bịsụt giảm
Quyết định về dự trữ hàng tồn kho: Việc duy trì tồn kho dự trữ một mặt giúp doanhnghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường nhanh chóng, tránh gián đoạntrong hoạt động sản xuất kinh doanh; mặt khác dự trữ hàng tồn kho làm tăng chiphí bảo quản, dự trữ, chi phí cơ hội,…
Các quyết định tài chính ngắn hạn khác: Như quyết định về trích khấu hao TSCĐ,trích lập dự phòng,… cũng luôn tạo ra mối quan hệ lợi ích và rủi ro cho doanhnghiệp nói chung và chủ sở hữu nói riêng
Quyết định tài chính dài hạn:
Là các quyết định mang tính chiến lược, có tầm ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp, bao gồm:
Quyết định đầu tư dài hạn: Là quyết định lựa chọn đầu tư vào dự án (cơ hội) đầu tưnào trong điều kiện nguồn lực tài chính có hạn để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu.Thông thường cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lời cao thường ẩn chứa nguy cơ rủi rocao hơn và ngược lại
Quyết định huy động vốn dài hạn: Là quyết định lựa chọn huy động vốn dài hạn từnguồn nào, quy mô bao nhiêu để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận: là quyết định lựa chọn dành baonhiêu lợi nhuận để chia cho chủ sở hữu, dành bao nhiêu lợi nhuận dể tái đầu tưnhằm tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
vì vậy quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định,
tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
Trang 7các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản lý ( nhàquản trị ) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của doanhnghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Có thể thấy rằng quản trị tài chính doanhnghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồnvốn ( quyết định tài trợ) và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra sao cho có lợi nhấtcho các chủ sở hữu doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận , là nội dung quan trọng hàng đầucủa quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các mặthoạt động của doanh nghiệp Hầu hết các quyết định quản trị doanh nghiệp đều dựatrên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quảntrị tài chính doanh nghiệp Điều này xuất phát từ vai trò của công tác quản trị tàichính đối với doanh nghiệp
Nội dung:
Tham gia việc đánh giá lựa chọn quyết định đầu tư
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết địnhđầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộngsản xuất kinh doanh Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xemxét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tàichính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tưđưa lại; nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoảnđầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dựtoán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư
Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn
do các hoạt động của doanh nghi
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Nhà quản trị tàichính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp
ở trong kỳ ( bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn ) ; Tiếp theo, phải tổ chức huyđộng các nguồn vốn đáp ứng kịp thời , đầy đủ và có lợi cho các hoạt động củadoanh nghiệp Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy độngvốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như : kết cấu nguồn vốn,những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗinguồn vốn v v
Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu , chi và đảmbảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có củadoanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh , giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theodõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoảnthu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp; thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu
và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn
Thực hiện phân phối lợi nhuận,trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Trang 8Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sử dụng tốtcác quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp,cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp, giảiquyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài cho sự pháttriển của doanh nghiệp.
Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiệncác chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm yếu trongquản lý, dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhàlãnh đạo , quản lý doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnhhoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới
Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kếhoạch tài chính , có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra cácquyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp Qúa trìnhthực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệukhi thị trường có biến động
Vai trò của Quản trị TCDN
Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn
và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như chođầu tư phát triển Vai trò của tài chính trong doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗnhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính, nhu cầu vốn
và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để xác định đúng các nhu cầu về vốn cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì đó và tiếp đó phải lựa chọn cácphương pháp và hình thức hợp lí huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đápứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Một chính sách tài trợđúng đắn không những giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính, mà còn tácđộng rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụngvốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự
án đầu tư trên cơ sở phân tích, cân nhắc, so sánh khả năng sinh lời, chi phí huy động vốn
và mức độ rủi ro…của dự án đó, từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu Việc tổchức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinhdoanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp Việc lựa chọn các hình thức vàphương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanhnghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuậnvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào
Trang 9hoạt động kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăngvòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay, góp phần tănglợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động chuyểnhóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy, thông qua việc xem xét tình hình thu, chi tiền tệhàng ngày và nhất là thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính , các nhà quản trị tài chính có thể kiểmsoát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồntại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điềuchỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Khái niệm Phân tích Tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản
lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp )
Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Doanh nghiệp
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ cho nhu cầu vốn bao gồm: VCSH, vay và
nợ Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữlại tái đầu tư Vay và nợ gồm: vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tíndụng thương mại, nguồn vốn chiếm dụng khác Mỗi nguồn vốn huy động có ưu thế
và hạn chế nhất định tác động đến khả năng huy động và sử dụng vốn của doanhnghiệp Để đánh giá thực trạng và tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp,
Trang 10Các chỉ tiêu về quy mô tổng tài sản và quy mô từng loại tài sảnCác chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản (hệ số cơ cấu tài sản):
Tỷ trọng từng tài sản ×100%
Mối quan hệ giữa tình hình nguồn vốn và tình hình phân bổ vốn
Nguồn vốn của Doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại:
+ Nguồn vốn thường xuyên: là các nguồn vốn dài hạn, bao gồm Nợ dài hạn và Vốn chủ
sở hữu (thời hạn trên 1 năm), thường dùng để tài trợ cho TSDH
+Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm các khoản nợ có thời hạnthanh toán dưới 1 năm (Nợ ngắn hạn), thường dùng để tài trợ cho TSNH
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên và ổn định của doanh nghiệp
NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp,
để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp+ Nếu NWC > 0 hay TSNH > Nợ NH, như vậy toàn bộ TSDH và một phần TSNH đượctài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên (NVDH) Đây là mô hình tài trợ an toàn, ổnđịnh
+ Nếu NWC < 0 hay TSNH < Nợ NH Như vậy toàn bộ TSNH và một phần TSDH đượctài trợ bằng nguồn vốn tạm thời (NVNH) Mô hình tài trợ này rủi ro khá cao, đặc biệt
là với các doanh nghiệp xây dựng, do TSDH là các tài sản có tốc độ thu hồi vốn trên
Trang 11Nợ trung & dài hạn
Vốn chủ sở hữu Tải sản cố định (Tài sản dài hạn)
Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn)
NWC < 0
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
1 năm trong khi các nguồn vốn tạm thời có thời hạn sử dụng dưới 1 năm nên Doanhnghiệp có thể rơi vào tình trạng phải trả nợ trong khi chưa thu hồi được vốn Tuynhiên với các doanh
ghiệp thương mại có tốc độ quay vòng vốn nhanh thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra
Trang 12Nợ trung & dài hạn
Vốn chủ sở hữu Tải sản cố định (Tài sản dài hạn)
Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn)
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
+ Nếu NWC = 0 hay TSNH = Nợ NH Như vậy toàn bộ TSNH được tài trợ bằng nguồnvốn tạm thời (NVNH) và toàn bộ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên(NVDH) Mô hình tài trợ này kém linh hoạt
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Mục đích của việc phân tích là đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, của từng lĩnh vực hoạt động, từ đó tìm hiểu nguyên nhân tác động và
đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Cácnhóm chỉ tiêu phân tích:
Các chỉ tiêu trên BCKQKD
Các chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý chi phí (tỷ suất chi phí)
+ Tỷ suất giá vốn hàng bán × 100%cho biết trong 100 đồng doanh thu thu được
thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán
+ Tỷ suất chi phí bán hàng × 100% cho biết để tạo ra 100 đồng doanh thu thì cần bỏ ra
mấy đồng chi phí bán hàng
+ Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp × 100% cho biết để tạo ra 100 đồng doanh thu
thì cần bỏ ra mấy đồng chi phí quản lý doanh nghiệp
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD (tỷ suất lợi nhuận)
+ Tỷ suất lợi nhuận trên sau thuế × 100%cho biết trong 100 đồng Luân chuyển thuần
thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng LNST
Luân chuyển thuần = DTT + DT Tài chính + Thu nhập khác
+ Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD × 100%cho biết trong 100 đồng Doanh thu tạo ra từ
HĐKD thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ HĐKD
+ Tỷ suất lợi nhuận từ HĐTC × 100%cho biết trong 100 đồng DT Tài chính thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận từ HĐTC
+ Tỷ suất lơi nhuận khác × 100%cho biết trong 100 đồng Thu nhập khác thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận khác
Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp
Thông qua phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền, ta có thể nắm được tổng quátdiễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằngtiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, từ đó có thể định hướng cho việchuy động vốn của kỳ tiếp theo Đồng thời, đây cũng là một cách khác để xem xét sựvận động lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp diễn ra trong một kỳ hoạt động củadoanh nghiệp
Cách thức thực hiện :
Trang 13+ Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền:
Trước hết, chuyển toàn bộ các khoản mục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc Tiếp
đó, so sánh số liệu cuối kì với đầu kì để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trênbảng cân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phảnánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau:
Sử dụng tiền sẽ tương ứng tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn Diễn biến nguồn tiền sẽtương ứng với tăng nguồn vốn và giảm tài sản
Khi tính diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền chú ý chỉ tính cho các khoản mục chi tiết,không tính cho các khoản mục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau Đối với cáckhoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự phòng thì nếu diễn biến tăng lênchúng ta đưa vào diễn biến nguồn tiền và ngược lại thì đưa vào phần sử dụng tiền.+ Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồntiền dưới hình thức một bảng cân đối Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổngquát: Số tiền tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào nhữngviệc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hay giảm tiền
Trang 14Bảng cân đối kế toán
Tính toán các thay đổi
Diễn biến nguồn tiền:
Tăng ngồn vốn
Giảm tài sản
Sử dụng tiền:
Tăng tài sản Giảm nguồn vốn
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Việc đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một nội dung quan trọng khiđánh giá tình hình tạo lập và sử dụng vốn của doanh nghiệp Thông qua nội dung nàychúng ta có thể phần nào đánh giá được hiệu quả trong chính sách phân bổ vốn củadoanh nghiệp Ngược lại, chính sách phân bổ vốn ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán như thế nào cũng thể hiện sự lành mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp
Cơ cấu nợ phải thu, nợ phải trả
Cơ cấu nợ phải thu
Tỷ trọng các khoản phải thu × 100%
Các khoản phải thu phải thể hiện vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp, do vậy chỉ tiêu này phản ánh quy mô vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp trong tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng
Thông thường nếu chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều Đó
là dấu hiệu không tốt, nhưng để đánh giá được tính hợp lí của nó cần xem xét đếnyếu tố đặc điểm SXKD, chính sách tiêu thụ, chính sách thu hồi nợ hay doanh số bánchịu trong kỳ cũng như đặc thù của từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Cơ cấu nợ phải trả
Tỷ trọng các khoản phải trả × 100%
Các khoản phải trả phản ánh các khoản vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp Chỉ tiêunày phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biếttrong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn
đi chiếm dụng
Hệ số này càng cao một mặt thể hiện tính độc lập, tự chủ về tài chính giảm, doanhnghiệp đang gặp phải áp lực trả nợ lớn Mặt khác nếu không có tranh chấp hoặc nợquá hạn xảy ra, thì việc chiếm dụng vốn cũng cho thấy tính linh hoạt của doanhnghiệp trong tổ chức nguồn vốn Hệ số này phụ thuộc vào chính sách tài chính củatừng doanh nghiệp trong từng thời kỳ, vào giá trị vật tư đầu vào mua vào trong kỳ đểphục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, về khả năng thỏa thuận thì dựa vàomối quan hệ với nhà cung cấp… Chúng ta phải phân tích và tìm ra nguyên nhân ảnh
Trang 15hưởng đến chỉ tiêu này và sự biến động của nó để có sự điều chỉnh hợp lý
Tương quan, chênh lệch nợ phải thu và nợ phải trả
Chênh lêch nợ phải thu và nợ phải trả = Nợ phải thu - Nợ phải trả
Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác( có thể là kháchhàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng Các khoản phải trả là đồng vốn mà doanhnghiệp chiếm dụng của nhà cung cấp Do đó chênh lệch tuyệt đối này cho biết trong
kỳ doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn hay đi chiếm dụng nhiều hơn Nếu chênhlệch này dương chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn đi chiếm dụng vàngược lại
Hệ số Nợ phải thu/ Nợ phải trả , cho biết để chiếm dụng được một đồng vốn doanhnghiệp bị chiếm dụng mất bao nhiêu đồng
Về nguyên tắc hệ số tương quan Nợ phải thu/ Nợ phải trả càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên
hệ số này cao tốt hay thấp tốt lại phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh khác nhau( ví như kinh doanh bán lẻ thì nợ phải thu sẽ thấp; bán buôn nợ phải thu cao hơn) phụthuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, chính sách bán hàng của họ trong từng thờikỳ( tăng trưởng để chiếm thị phần hay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động an toàn, ổnđinh) Do đó để đánh giá chính xác chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm kinh doanh củadoanh nghiệp cũng như chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp
Tình hình quản lý công nợ
Đánh giá sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả từ đó đánh giá được
sự tự chủ về mặt tài chính, tính hợp lý trong việc áp dụng các chính sách tín dụngthương mại đối với bạn hàng và việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp.Chúng ta xem xét tình hình công nợ của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu sau:
Vòng quay nợ phải thu
Vòng quay nợ phải thu cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp Vòng quay cànglớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp không bịđọng nhiều vốn ở các khoản phải thu, phần vốn bị khách hàng chiếm dụng càng ít vàngược lại
Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc giao hàngcho đến khi thu được tiền hàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp lại phụ thuộc chủyếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Do vậy khi xemxét kỳ thu tiền bình quân cần xem xét trong mối quan hệ với sự tăng trưởng doanh thu củadoanh nghiệp Khi kỳ thu tiền quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dấn đếntình trạng nợ khó đòi và mất vốn kinh doanh
Vòng quay nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn
đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan
Kỳ trả nợ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanhnghiệp là bao nhiêu ngày
Trang 16Các hệ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các nguồn lực của doanh nghiệp thành tiền
để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp Một doanhnghiệp có vững về tài chính hay không thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phảithanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp luôn đặt câu hỏi: liệudoanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn không? Mối quan hệgiữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả như thế nào? Để trả lời câu hỏi này,người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ đếnhạn Nó thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có( tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiềntrong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh)
Hệ số này thấp thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu, là dấuhiệu báo trước những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính vì mất cân bằng tài chính, công
ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn Hệ số này cao chothấy công ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Mặt khác nếu hệ số này cao thể hiện năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệptốt Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp vì đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động và việc quản lý tài sản lưu độngkhông hiệu quả, có thể doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, cáckhoản phải thu bị chiếm dụng lớn hay có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi…Vì vậy đểđánh giá đúng hơn, cần lưu tâm xem xét về tình hình của doanh nghiệp, đặc điểmngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hệ số trung bình của các doanhnghiệp cùng ngành
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra khỏi vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi làloại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mộttiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn so với khả năng thanh toán hiệnthời, nó giúp cho nhà cho vay trả lời câu hỏi rằng: nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạnyêu cầu được thanh toán ngay tại một thời điểm thì với tình hình tài chính hiện tạicông ty có thể đáp ứng được không?
Hệ số này càng cao thì càng tốt nhưng nếu quá cao thì phải xem xét lại, nếu do các khoảnphải thu quá lớn thì sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Do vậy, nó vẫn chưa đánh giá chínhxác được khả năng thanh toán của doanh nghiệp do chưa tính đến giá trị của cáckhoản phải thu
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng số tiền hiện có vàtài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp Trong đó tiền baogồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoảnđầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàngchuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn Nhìn chung hệ
số này thường nhỏ hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, không phải khoản nào
Trang 17cũng cần thanh toán ngay trừ những khoản nợ đến hạn hay quá hạn Nếu có nhữngkhoản nợ đến hạn, quá hạn thì cần đánh giá về vấn đề chấp hành kỷ luật, những lý dodoanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ này nhất là khi doanh nghiệp thừa khảnăng thanh toán Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang cómột lượng lớn tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn Vìvậy, để đánh giá chính xác hơn hệ số này, vẫn cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởngkhác như ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn các khoản nợ phải thu, kỳ hạn các khoản
nợ phải trả, cũng như hệ số trung bình ngành
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ cóthể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từviệc huy động nguồn vốn nợ Nếu hệ số này lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh cókhả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanhnghiệp lành mạnh Ngược lại, hệ số này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp càng kém hiệu quả, là nguyên nhân khiến cho tình trạng tài chính bị đedọa Khi đó, hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bùđắp chi phí, nếu kéo dài, tất sẽ dẫn đến phá sản
Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn
+ Vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được mấy vòng Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh càng nhanh, vốn củadoanh nghiệp được sử dụng hiệu quả và ngược lại
+ Kỳ luân chuyển VKD
Chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay một vòng hết baonhiêu ngày Số ngày luân chuyển vốn kinh doanh càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luânchuyển vốn kinh doanh càng nhanh và ngược lại
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
+Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động được thực hiệntrong một kỳ nhất định( thường là một năm) Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả sử dụngvốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp, một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càngcao, hàng hóa tiêu thụ càng nhanh, vật tư tồn kho thấp…làm tiết kiệm chi phí, tăng doanhthu, lợi nhuận Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóa chậm, vật tư tồnkho nhiều, hoặc tiền mặt tồn quỹ, số lượng khoản phải thu nhiều…
+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiều ngày, là chỉtiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động Kỳ luân chuyển vốn lưu độngcàng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh, lượng vốn lưu động không bị ứ đọnghoặc ứ đọng không đáng kể và ngược lại
+Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồngvốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng
Trang 18hiệu quả và ngược lại.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ thì tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụngVCĐ càng cao và ngược lại
+ Hiêu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thuthuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ củadoanh nghiệp
+ Hàm lượng VCĐ
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, nó phản ánh để thực hiệnđược một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao và ngược lại
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
+ Số vòng quay HTK
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ rarằng: việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rútngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu hệ
số này thấp thì có thể doanh nghiệp dự trữ quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọnghoặc việc tiêu thụ sản phẩm chưa tốt Từ đó có thể làm cho dòng tiền vào của doanhnghiệp giảm đi và đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính trongtương lai
Kỳ luân chuyển HTK
Các chỉ tiêu trên chỉ mang tính chất tương đối, vì vậy để đánh giá thỏa đáng cần xem xét
cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp cũng như so sánh với trung bình ngành
Tình hình hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả hoạt động chính là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanhnghiệp Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý củadoanh nghiệp Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS)×100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồnglợi nhuận Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiếtkiệm chi phí của một doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả, quản lý chi phí tốt Tuy nhiên khi đánh giá cần xemxét thêm chỉ số của ngành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp để có kết luận chínhxác
TSSL kinh tế của TS(BEP) ×100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đếnảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh Chỉtiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn đểđánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năngsinh lời của vốn chủ sở hữu
Trang 19Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản(ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau thuế
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm Hệ số này đo lường mức lợi nhuậnsau thuế thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh tổnghợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu
và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp
Thu nhập một cổ phần thường EPS
Hệ số này phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sauthuế Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trongnhững mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2014, có 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm : doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính thì nhà quản trị tài chính không thể bỏ qua hình thức pháp lí của doanh nghiệp bởi mỗi hình thức pháp lí khác nhau thì sẽ có những đặc điểm khác nhau trong việc lựa chọn các quyết định tài chính như quyết định về huy động vốn hay quyết định phân phối lợi nhuận
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu độngchiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so vớicác ngành nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng ở các ngành này,vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với vốn lưu động, thời gian thu hồi vốncũng chậm hơn
Những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầuvốn lưu động giữa các thờiy ỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanhnghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảocân đối giữa thu và chi bằng tiền cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinhdoanh và ngược lại
Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm rất nhiều yếu tố như tình trạng của nền kinh tế, cơ sở hạ
Trang 20tầng, lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đốivới doanh nghiệp, thị trường tài chính và các trung gian tài chính, mỗi yếu tố đều tácđộng đến công tác quản trị tài chính doanh nghiệp Cụ thể:
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển ( hệ thống giao thông
thông tin liên lạc, điện, nước….) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư củadoanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phítrong kinh doanh
Tình trạng của nền kinh tế: một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có
nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phảitích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư Ngượclại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìmđược cơ hội tốt để đầu tư
Lãi suất thị trường : Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chiphí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp Mặt khác, lãi suất thịtrường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiềuhơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căngthẳng Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bịthất thoát vốn kinh doanh Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên
và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định
Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước, bao gồm: chính sách khuyến khích
đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất - nhập khẩu , chế độ khấu hao tài sản cốđịnh….đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp
Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực
có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổimới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo , tiếp thị
và tiêu thụ sản phẩm…
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính
+ Sự phát triển của thị trường tài chính làm đa dạng hóa các công cụ và các hìnhthức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển cáchình thức thuê tài chính, huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thịtrường chứng khoán
+ Sự phát triển của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngàycàng phong phú, đa dạng hơn cho các doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngânhàng thương mại đã làm đa dạng hóa các hình thức thanh toán như thanh toán quachuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử v v Sự cạnh tranh lành mạnhgiữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận, sửdụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRANG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI
2.1 Quá trình thành l p và phát tri n Công ty c ph n ậ ể ổ ầ th ươ ng m i và v n t i ạ ậ ả Petrolimex Hà N i ộ
Quá trình hình thành phát triển của công ty:
Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội (Petajico Hà Nội) tiền thân là Xí nghiệp vận tải xăng
dầu, trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực I, thuộc Tổng công
ty xăng dầu Việt Nam, được Tổng công ty xăng dầu Việt Namchọn làm một trong năm đơn vị cổ phần hóa đầu tiên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/1999 theo Quyết định số 0722/1999/QĐ-BTM ngày 8/6/1999 của Bộ Thương Mại
- Tên tiếng Anh : PETROLIMEX HA NOI TRANSPORTATION AND TRADING JOINT-STOCK COMPANY
- Tên giao dịch : PETAJICO HA NOI
- Tên viết tắt : PETAJICO HA NOI
- Địa chỉ : Số 49 - Đức Giang - Quận Long Biên – Thành phố
- Logo công ty:
Qua hơn 10 năm chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty
cổ phần, được sự ủng hộ tạo điều kiện của Tổng công ty xăngdầu Việt Nam (nay là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam), sự nỗ lực
Trang 22cố gắng, tinh thần đoàn kết trí tuệ kết hợp giữa tri thức với kinh nghiệm thực tiễn của tập thể cán bộ người lao động trong Công ty, Công ty đã từng bước ổn định tổ chức, phát triển bền vững, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, xứng đáng là NƠI TIẾP NGUỒN NĂNG LƯỢNG TIN CẬY của các bạn hàng, chung sức xây dựng ngôi nhà chung PETROLIMEX ngàycàng mạnh mẽ ĐỂ TIẾN XA HƠN vì một tương lai tươi sáng vì một đất nước Việt Nam không ngừng thăng hoa và phát triển.
THÔNG ĐIỆP LÃNH ĐẠO
Kinh doanh vận tải và kinh doanh xăng dầu là hoạt động
chính của Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex
Hà Nội
Thỏa mãn nhu cầu của các Quý khách hàng một cách tốt
nhất, đó là mục tiêu chung của Công ty
Để thực hiện mục tiêu đó hiệu quả, nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp tục:
- Vận chuyển xăng dầu, cung cấp các sản phẩm xăng dầu, dầu
mỡ nhờn và các dịch vụ khác đến cho khách hàng đảm bảo đủ
về lượng, đúng về chất, kịp thời về tiến độ, văn minh trong giao tiếp
- Đảm bảo mọi quyền, lợi ích của khách hàng
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh hiện đại
- Xây dựng và gìn giữ môi trường làm việc đoàn kết thân thiện,người lao động tích cực mà ở đó người lao động được làm việc,được trân trọng và được hưởng các quyền lợi tối ưu
- Xây dựng và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp và đảm bảo
an toàn lao động
- Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có chọn lọc mà
ở đó vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị vừa mang lại lợi nhuận tốiđa
- Phát huy tình đoàn kết, tình đồng nghiệp, tình yêu thương nhân loại mà ở đó người lao động cùng cảm thông sẻ chia gắn
bó nhiệm vụ và lợi ích
- Xây dựng và đào tạo ý chí phấn đấu, nâng cao năng lực trình
độ chuyên môn của người lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới
- Đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các Quý vị cổ đông
Trang 23Hơn 30 năm với lịch sử chỉ như một hơi thở nhẹ, nhưng hơn 30 năm đáp ứng tốt nhu cầu của các Quý khách hàng với Công ty
cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội là cả một sự
nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của lớp lớp cán bộ, người lao động Công ty
Công ty xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, sự hợp tác tin tưởng của cácQuý khách hàng và đối tác, sự tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ tích cực của các Quý vị cổ đông và công sức của tập thể cán bộ, người lao động Công ty
Cổ phiếu niêm yết và lưu hành
Thay đổi vốn điều lệ
Thời gian Vốn(triệu đồng) điều lệ
Trang 24CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
41,200
Cao n h ấ t
41,200
Thấp n h ấ t
41,200
KLGD 0
Vốn h ó a
241
Dư m u a
0
Dư bán 1,000
Cao 5 2 T
41,200
Thấp 5 2 T
12,100
KLBQ 5 2 T
663
NN m u a
0
% N N
s ở
h ữ u
1.33
Cổ t ứ c
T M
1,200
T/S c ổ
t ứ
0.03
Trang 25• Vận tải xăng dầu, hàng hóa, vận chuyển hành khách.
• Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu
• Nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, du lịch - dịch vụ
• Xuất nhập khẩu máy, xe chuyên chở xăng dầu, thiết bị vật tưxăng dầu, phụ tùng săm lốp ôtô, các mặt hàng nông thổ sản
• Xây lắp các công trình xăng dầu
• Vật liệu xây dựng, sản xuất thép hình
• Dịch vụ cơ khí sửa chữa, hàng tiêu dùng
Sản phẩm, dịch vụ chính
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải : Từ một đội xe chỉ có 21 đầu xedung tích nhỏ, giá thành cao, đến nay Công ty đã phát triểnthành đoàn xe mang thương hiệu PETROLIMEX với 7 Đội xegồm 285 đầu xe, thị trường vận tải trước đây chỉ là 3 tỉnhthành phố: Hà nội, Điện Biên, Lai Châu nay đã được mở rộngtới 21 tỉnh thành Miền Bắc Hàng năm Công ty tổ chức vậnchuyển trên 10 vạn chuyến hàng với hơn 1,3 triệu M3 hànghóa đảm bảo đúng đủ kịp thời cả về số lượng chất lượng tiến
độ theo yêu cầu của các bạn hàng
Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu : Sau khi cổ phần hóa, vớichiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trên cơ sở khaithác, phát huy các thế mạnh của ngành Công ty đã tổ chứckinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu Hiện nay Công ty đã có
hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên nhiều tỉnh, thànhphố Nhiều cửa hàng xăng dầu loại I của Công ty được xây
Trang 26dựng và khai thác với chức năng của một trạm dịch vụ dừngnghỉ như: Cửa hàng xăng dầu số 18 nằm trên quốc lộ 1A,thuộc Chi nhánh Công ty tại tỉnh Bắc Ninh; Cửa hàng xăng dầu
số 34 nằm trên quốc lộ 70 thuộc Chi nhánh Công ty tại tỉnhLào Cai Bên cạnh đó Công ty còn có hệ thống các kháchhàng là Tổng đại lý, đại lý và các khách hàng công nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh, đầu tư khác: Công ty hiện đang tổ chứckinh doanh nhập khẩu xe ô tô si téc, xăm lốp, vật tư; Góp vốnthành lập Công ty Cp TAXI Gas Petrolimex, Công ty Cp Thươngmại và dịch vụ sửa chữa ô tô Petrolimex; Đang nghiên cứu xâydựng tổ hợp văn phòng, thuơng mại tại khu đất 49 ĐứcGiang
Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý công ty
Trang 27Chức năng nhiệm vụ:
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được
cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất củaCông ty Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần Đại hội đồng cổ đôngquyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định:
Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, các báo cáo tài chính hàng năm vàngân sách tài chính cho năm tiếp theo, thông qua các báo cáo của Ban kiểm soát,của Hội đồng quản trị vả các Kiểm toán viên;
Quyết định số lượng thành viên HĐQT, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty;
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
Trang 28Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty.
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên để thực hiện giám sát HĐQT, Ban TổngGiám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm soát, giám sát (đặc biệt về tàichính), đảm bảo hoạt động Công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ, Nghịquyết ĐHĐCĐ Ban Kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý của Công ty;
Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công
ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêucầu của cổ đông, nhóm cổ đông;
Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghichép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác củaCông ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanhcủa Công ty;
Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh của Công ty;
Được quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giámđốc, các cán bộ quản lý cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin, tài liệu và hoạt động kinhdoanh của Công ty Được thư ký Công ty cung cấp toàn bộ bản sao chụp các thôngtin tài chính, các thông tin khác cung cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị vàbản sao các Biên bản họp Hội đồng quản trị vào cùng thời điểm chúng được cungcấp cho Hội đồng quản trị;
Các chức năng nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật, Điều lệ
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty,trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ Hội đồng quản trị gồm 05 người, do Đại hộiđồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm Vai trò của HĐQT là xác định các chiến lược, kếhoạch và các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được ĐHĐCĐthông qua Cụ thể, Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Quyết định chiến lược phát triển của Công ty;
Quyết định kế hoạch và phát triển kinh doanh hàng năm;
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị công nghệ;
Đề xuất việc tái cơ cấu hoặc giải thể Công ty;
Quyết định phương án đầu tư của Công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc;Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tậphọp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổđông thông qua quyết định;
Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáotài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phươnghướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm
Trang 29Báo cáo trước HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh củaCông ty, cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin, tài liệu về hoạt động của Công ty theoyêu cầu của Ban Kiểm soát;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ nhữngchức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của Công ty;Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kếhoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua;
Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của HĐQT,quy chế của Công ty
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Là đơn vị chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản
trị và Tổng Giám đốc thực hiện: Triển khai và thực hiện có hệ thống công tác quản
lý tài chính, kế toán, thống kê của Công ty theo quy định của Luật Kế toán, LuậtThống kê và các quy định hiện hành của Nhà nước và của Công ty
+ Phòng Tổ chức – Hành chính : Là đơn vị tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiệncác việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động,chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ quân sự theo luật vàquy chế công ty; Kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túccác nội quy quy chế và là đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty
+ Phòng quản lý Kỹ thuật : Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty; Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
+ Phòng kinh doanh vận tải : Tổ chức bộ máy sản xuất ngành vận tải , nghiên cứu đềxuất cơ chế, mô hình , và qui trình làm việc của toàn bộ ngành vận tải phân phối,
Trang 30Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch ngành vận tải phân phối như đã đề ra, Quản lý,duy trì , sử dụng hiệu quả nhất các tài sản của công ty trang bị cho phòng điều hànhvận tải phân phối
Về lực lượng lao động
Ðội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm & chuyên nghiệp với tổng số : 847 lao động
2.2 Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội:
2.2.1 Tình hình biến động nguồn vốn:
Trang 31Bảng 2.1 Bảng phân tích sự biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn
8 Quỹ đầu tư phát triển 15,270,222,126 15.07% 13,458,291,813 13.80% 1,811,930,313 13.46 1.27%
11 LN sau thuế chưa phân phối 20,322,836,393 20.06% 18,319,602,813 18.79% 2,003,233,580 10.93 1.27%
Tổng cộng nguồn vốn (440 =300 + 400) 221,199,046,668 100% 189,369,165,889 100% 31,829,880,779 16.81 0%