1) Luận án tiếp cận dưới góc độ của nhà đầu tư về hấp dẫn của địa điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó đưa ra khái niệm “hấp dẫn vốn FDI” và “nhân tố hấp dẫn vốn FDI”. Khác với hầu hết các nghiên cứu trước thường đứng trên góc độ nước nhận đầu tư nghiên cứu về thu hút vốn FDI. (2) Dựa vào lý thuyết về môi trường đầu tư, các lý thuyết nền tảng về quá trình ra quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận án chứng minh được có bốn nhóm nhân tố hấp dẫn vốn FDI: Nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô, nhóm nhân tố môi trường thể chế, nhóm nhân tố chính sách và nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng. (3) Luận án xây dựng và kiểm định mô hình 6 nhân tố của Việt Nam thuộc 4 nhóm nhân tố hấp dẫn FDI (độ mở thương mại, quy mô thị trường, lao động rẻ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ổn định tiền tệ, vị trí địa lý) có hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc trong quá trình lựa chọn địa điểm đầu tư (đại diện bởi vốn FDI đăng ký). Kết quả đã góp phần hoàn thiện kho tài liệu nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố hấp dẫn vốn FDI: Trường hợp nghiên cứu điển hình các nhân tố hâp dẫn của Việt Nam đối với FDI từ Nhật Bản và Hàn Quốc giai đoạn 1995-2017. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: (1) Nhân tố hấp dẫn FDI là khác nhau với các nguồn FDI và với thời gian trong ngắn và dài hạn. Cụ thể, trong dài hạn, nhân tố hấp dẫn FDI Hàn Quốc bao gồm chính sách ưu đãi đầu tư, độ mở thương mại lớn, lao động rẻ; Với Nhật Bản, hai nhân tố hấp dẫn vốn FDI là chính sách ưu đãi đầu tư và thị trường tiền tệ ổn định. Trong ngắn hạn, mức lương rẻ, chính sách ưu đãi đầu tư, thị trường tiền tệ ổn định, quy mô thị trường và độ mở thương mại là nhân tố hấp dẫn vốn FDI Hàn Quốc; Tuy nhiên, Việt Nam không có nhân tố hấp dẫn vốn FDI từ Nhật Bản trong ngắn hạn. (2) Để tăng cường nhân tố hấp dẫn vốn FDI Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam cần xây dựng lại Chiến lược cụ thể về ngành và lĩnh vực FDI từ Nhật Bản và Hàn Quốc mà Việt Nam muốn thu hút. (3)Tăng cường nhân tố hấp dẫn FDI từ Hàn Quốc và Nhật bản cần thực hiện: (i) Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam để tăng cường nhân tố hấp dẫn độ mở thương mại; (ii) Tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế và các chính sách khác như mở các cảng nước cạn gần những tập đoàn lớn như Samsung, LG, tạo các điều kiện hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu…; (iii) Duy trì nhân tố hấp dẫn lao động rẻ gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các dự án FDI công nghệ cao thu hút FDI Nhật Bản và Hàn Quốc; (iv) Phát triển hạ tầng cơ sở và ngành công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng được mong muốn của các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc.
12456789 77 4 5 5 8 !7 "8# $ % 5& 47 5' & (41) 75*+ ,-65./ 4 5650 2512323 013456789 6 6 3 494 97 !6 "7# !6"#$%&'() *+,- *+,/0 1)2 7 45 6317 8 84 9!62345:5;3631 2 4 ?@5;69A9B 597 7C5 DDE69F23:597 &7C5G:9H 6