MỞ BÀI Chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới. Một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực đó là những chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (“Hợp đồng BCC”). Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Đặc điểm của nó là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề số 7 làm bài tập học kỳ của mình, để bài như sau: “Phân tích đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và sưu tầm một ví dụ về đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam” NỘI DUNG I. Khái quát chung về hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật về đầu tư, ngoài ra, được quy định trong Bộ luật dân sự với tư cách là luật chung về hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong ba hình thức đầu tư được ghi nhận ngay từ Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1977, đến các Luật Đầu tư nước ngoài 1987, 1996 và các Luật sửa đổi bổ sung; cũng như Luật Đầu tư 2005 và 2014. Tuy nhiên, trước khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư trong đó phải có ít nhất 1 bên Việt Nam và 1 bên nước ngoài. Chỉ đến khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, sau đó là Luật Đầu tư 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh mới được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài nhằm hợp tác cùng kinh doanh. Theo khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”. Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một tổ chức kinh tế. Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khái niệm này đã ghi nhận bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng, là hình thức đầu tư theo hợp đồng và không thành lập tổ chức kinh tế. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng tương đồng với khái niệm hợp đồng hợp tác được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 504), vì hợp đồng hợp tác được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đan ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, do những ưu điểm nổi trội của nó như: Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế; Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh; Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này cũng tồn tại những điểm hạn chế như: Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC. Ngoài ra, việc không thành lập tổ chức kinh tế chung còn đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại; Thứ hai, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn. II. Đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật hiện hành của Việt Nam Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, hoạt động đầy được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập tổ chức kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. so với các hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT thì hoạt động đầu tư được thiết lập giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, buộc cá nhà đầu tư phải thành lập pháp nhân để tạo sự ràng buộc khi hợp tác với cơ quan
Trang 1MỞ BÀI
Chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế, góp phần đưa đất nước
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới Một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực đó là những chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (“Hợp đồng BCC”) Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Đặc điểm của nó là gì? Để hiểu rõ hơn
về vấn đề này, em xin chọn đề số 7 làm bài tập học kỳ của mình, để bài như sau:
“Phân tích đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và sưu tầm một ví dụ về đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam”
NỘI DUNG
I Khái quát chung về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật về đầu tư, ngoài ra, được quy định trong Bộ luật dân sự với tư cách là luật chung về hợp đồng Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong ba hình thức đầu tư được ghi nhận ngay từ Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1977, đến các Luật Đầu tư nước ngoài 1987, 1996 và các Luật sửa đổi bổ sung; cũng như Luật Đầu tư 2005 và 2014 Tuy nhiên, trước khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu
tư trong đó phải có ít nhất 1 bên Việt Nam và 1 bên nước ngoài Chỉ đến khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, sau đó là Luật Đầu tư 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh mới được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài nhằm hợp tác cùng kinh doanh
Theo khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm
Trang 2hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế” Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự
thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một tổ chức kinh tế Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Khái niệm này đã ghi nhận bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là
"hợp đồng", là hình thức đầu tư theo hợp đồng và "không thành lập tổ chức kinh tế" Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng tương đồng với khái niệm hợp đồng hợp tác được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 504), vì hợp đồng hợp tác được định nghĩa "là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm"
Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đan ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, do
những ưu điểm nổi trội của nó như: Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng
BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền
bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế; Thứ hai, với hình thức đầu tư này,
các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá
trình sản xuất kinh doanh; Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu
tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc
Trang 3Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này cũng tồn tại những điểm hạn chế như:
Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành
lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC Ngoài ra, việc không thành lập tổ chức kinh tế chung còn đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh,
qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại; Thứ hai, hình thức
đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn
II Đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật hiện hành
của Việt Nam
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, hoạt động đầy được thiết lập trên cơ sở hợp
đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập tổ chức kinh tế, quyền
và nghĩa vụ các bên chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế so với các hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT thì hoạt động đầu tư được thiết lập giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, buộc cá nhà đầu tư phải thành lập pháp nhân để tạo sự ràng buộc khi hợp tác với cơ quan nhà nước
Thứ hai, về Chủ thể hợp đồng BCC.
Theo Điều 28 Luật đầu tư :“1 Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2 Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này”
Trang 4Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Số lượng chủ thế trong từng hợp đồng không giới hạn, tùy thuộc vào quy mô dự án và nhu cầu, khả năng mong muốn của các nhà đầu tư Khác với hợp đồng đầu tư trực tiếp khác như BOT thì chủ thể bắt buộc một bên phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ở Việt Nam, còn một bên là nhà đầu tư
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư trong nước là cá nhân quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh
tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014) Các nhà đầu tư có thể hợp tác song phương hoặc đa phương khi ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các chủ thể này ở vào vị trí bình đẳng với nhau, cùng hướng tới lợi ích chung khi tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh
Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này theo pháp luật về đầu tư trước đây
Về nguyên tắc, bất cứ nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài nào muốn ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, nếu không rơi vào trường hợp Luật cấm, đều trở thành chủ thể của hợp đồng Tuy nhiên, trong những trường hợp Luật chuyên ngành có quy định riêng về chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì chủ thể hợp đồng phải tuân thủ các quy định riêng đó Ví dụ, trong lĩnh vực viễn
Trang 5thông, Điều 4 Nghị định 25/2011/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng ký kết với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam; khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng phải
ký kết với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam (khoản 1, 2) Như vậy,hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông phải có ít nhất một bên chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự hợp tác cùng kinh doanh giữa các nhà đầu tư mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên hợp doanh cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ phát sinh từ hoạt động kinh doanh Việc hợp tác giữa các bên hợp doanh dựa trên sự liên kết giữa các bên hợp doanh tương tự như sự hợp tác giữa các thành viên trong công ty Nhưng kết quả của sự hợp tác theo hợp đồng hợp tác kinh doanh không giống như liên kết trong công ty, vì không tạo ra một chủ thể kinh doanh mới Trong quá trình thực hiện, các bên hợp doanh nhân danh chính mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Điều đó có nghĩa là, nếu hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài, bên Việt Nam và bên nước ngoài đó vẫn sử dụng tư cách pháp lý độc lập của mình để thực hiện các quyền
và nghĩa vụ Việc không tạo ra chủ thể kinh doanh mới từ sự hợp tác của các bên khiến việc hợp tác giữa các bên không chặt chẽ như việc thành lập tổ chức kinh tế; thích hợp với các chủ thể mới gia nhập thị trường, cần thăm dò, xâm nhập thị trường và tìm hiểu đối tác trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, việc không thành lập tổ chức kinh tế mới cũng khiến các bên gặp không ít khó khăn khi triển khai hợp đồng, nhất là hợp đồng giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài hoặc bên nước ngoài với bên nước ngoài, vì nhiêu tổ chức nước ngoài không đủ tư cách pháp lý để thiết lập các giao dịch tại Việt Nam
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Đầu tư 2014, các bên tham gia đồng hợp tác kinh doanh thành lập ban điều phối để thực hiện đồng Ban điều phối do các bên
Trang 6hợp doanh cử ra; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do các bên thỏa thuận Tuy nhiên, ban điều phối không phải là hội đông quản trị của các bên, không có chức năng đại diện cho các bên trong các quan hệ giao dịch Ban điều phổi chỉ có quyền giám sát việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng
mà thôi
Thứ tư, nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Khoản 1 Điều 29 Luật đầu tư 2014 quy định hợp đồng BCC gồm những
nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 29 Luật đầu tư 2014 quy định: Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật
Như vậy, nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC là những thỏa thuận thể hiện tính “ hợp tác kinh doanh ”, bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh Đây chính là đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng này, thời điểm chuyển giao rủi ro được
Trang 7các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng)
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3, Điều 28 Luật Đầu tư 2014, các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên thảo thuận Việc lập ra ban điều phối nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia hợp đồng, cũng như đại diện cho các bên giám sát quá trình thực hiện hợp đồng
Thứ năm, hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được xác lập dưới hình thức văn bản.
Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP không quy định về hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhưng hình thức của hợp đồng được Bộ
luật Dân sự 2015 quy định tại khoản 2 Điều 504: “Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản”
Hình thức văn bản là hoàn toàn thích hợp với hợp đồng hợp tác kinh doanh, vì các chủ thể ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ chỉ theo hợp đồng trong một thời gian nhất định (khác doanh nghiệp còn có Điều lệ và các giấy tờ khác trong hồ sơ) Do vậy, nếu xác lập dưới hình thức lời nói hoặc hành
vi, hợp đồng đó sẽ không bảo đảm được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; dễ xảy ra tranh chấp và khó chứng minh tại cơ quan tố tụng khi quyền lợi của một hoặc cả hai bên bị xâm phạm
Thứ sáu, Hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi được ký kết phải tuân theo thủ tục nhất định do Luật định
Đối với các hợp đồng thương mại thông thường (như hợp đồng đại lý thương mại hay hợp đồng đại diện cho thương nhân đã phân tích trên), sau khi được ký kết, hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp pháp luật quy định khác Tuy nhiên, đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa nhà đầu
tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi được ký kết, các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Trang 8đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 (khoản 2 Điều 28) Cụ thể:
(i) Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư năm 2014, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư
(ii) Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư năm 2014 nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định: Nhà đầu tư nộp
hồ sơ theo quy định cho cơ quan đăng kỷ đầu tư; trong thời hạn 15 ngày kế từ ngày nhận được đủ hồ sơ cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu
rõ lý do (Điều 37 Luật Đầu tư 2014)
Có quy định này vì hợp đồng hợp tác kinh doanh không chỉ là một hợp đồng trong thương mại (một dạng của hợp đồng hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015), mà còn là một hình thức đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư
Vì là hình thức đầu tư, nên hợp đồng hợp tác kinh doanh không chỉ ghi nhận sự thoả thuận của các bên, mà còn chịu sự quản lý của Nhà nước về đầu tư Việc quản lý của Nhà nước được thể hiện thông qua thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; theo Luật Đầu tư 2005 áp dụng đối với các dự án đầu tư theo quy định (từ Điều 45 đến 50); còn theo Luật Đầu tư 2014, chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài Hợp đồng hợp tác kinh doanh được
ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự (khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư năm 2014)
Trên thực tể, có thể có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên danh và hợp đồng liên doanh, vì những hợp đồng này đều mang đặc trưng là sự hợp tác giữa các bên nhằm mục tiêu kinh doanh chung Tuy nhiên,
Trang 9mỗi loại hợp đồng lại có những đặc trưng riêng, phù hợp với từng loại hình kinh doanh, mục đích kinh doanh cụ thể và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật khác nhau
Cụ thể, theo pháp luật hiện hành, không có quy định về hợp đồng liên doanh Luật Đấu thầu 2013 chỉ quy định về hoạt động liên danh của các nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu Luật Đầu tư 2014 không quy định về hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh riêng như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 và 1996, nhưng vẫn quy định về hình thức đầu tư trực tiếp thông qua thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, theo đó, hợp đồng liên doanh có thể được hiểu
là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư để thành lập pháp nhân tiến hành hoạt động chung cho các bên Còn hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế mới Ưu điểm khi ký hợp đông hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư linh hoạt, dự án triển khai nhanh, phù hợp với dự án có thời hạn đầu tư ngắn, sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh do không mất thời gian thực hiện thủ tục thành lập pháp nhân và đầu
tư xây dựng cơ sở sản xuất mới Tuy nhiên, việc hợp tác thông qua ký hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động thực tế, đặc biệt trong việc quản lý chi phí và tiến hành hoạt động giao dịch với bên thứ
ba do mỗi bên vẫn nhân danh mình giao kết hợp đồng
III Ví dụ đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam
Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng”
nhằm tăng cường hợp tác và quản lý xuyên biên giới các hệ sinh thái rừng giữa các quốc gia trong Tiểu vùng Mê Công mở rộng
Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng có tên tiếng Anh là Greater Mekong Subregion (viết tắt là GMS) Đây khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh
Trang 10thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan và tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc Đây là sự
mở rộng của Tiểu vùng sông Mekong vốn không có các tỉnh của Trung Quốc Trên thế giới đã có nhiều kỳ tích, nền văn minh, nhiều dự án, chương trình gắn với tên của các dòng sông nổi tiếng Liên quan đến dòng sông Mêkông đã
có tới gần 10 chương trình hợp tác quốc tế, trong đó Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng được biết đến như là một hình thức liên kết khu vực hiệu quả hơn cả
Khởi nguồn của GMS đưa ta nhớ về nửa thế kỷ trước, đó là vào năm 1957,
Ủy ban Mekong (MC) được thành lập gồm 4 nước thành viên nằm ở hạ lưu là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào Chiến tranh nối tiếp chiến tranh làm cho sự hợp tác suốt 30 năm rất nghèo nàn Nói cho công bằng, MC đã khởi xướng nhiều công trình nghiên cứu về sông nước và môi trường như với bất kỳ con sông quốc tế nào Tuy nhiên, sự khác biệt về ý thức hệ và mưu toan của các thế lực thực dân luôn biến các hoạt động của Mekong mang màu sắc chính trị Phải đến năm 1992, theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), một Chương trình gắn tên Mekong là GMS hứa hẹn có tương lai mới được hình thành với các thành viên sáng lập là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Song, vai trò riêng biệt của MC vẫn tiếp nối dẫn đến sự ra đời của Ủy hội sông Mekong (MRC) và đã có hoạt động phối hợp với GMS Đến năm 2004, một đơn vị hành chính không có sông Mêekog chảy qua là Khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tham gia kết nối GMS
GMS là mô hình kinh điển về liên kết khu vực, là hình thức thể hiện của xu thế “khu vực hóa”, một sự bổ sung và một cách ứng phó với xu thế toàn cầu hóa Với cơ chế thông thoáng và đa dạng, GMS nhằm đạt tới sự phát triển hài