Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
792,5 KB
Nội dung
TUẦN 28 Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010 Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 1) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu khoảng 115 tiếng / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu 3. Thái độ: Tích cực học tập II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Phiếu viết tên các bài tập đọc – học thuộc lòng trong 9 tuần đầu của HKII, bảng phụ kẻ bảng BT 2 III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra TĐ – HTL: - Gọi học sinh lên gắp thăm chọn bài. - Gọi 1 học sinh lên thực hiện các yêu cầu ghi trong phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc (HS khác lên gắp thăm chuẩn bị bài). - Nhận xét, cho điểm. c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Gắn bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh nhìn vào bảng, nêu các kiểu cấu tạo câu. - Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo câu. - Nhận xét về ví dụ học sinh lấy - Hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức về các kiểu cấu tạo câu đã học. - 2 HS lên gắp thăm, chuẩn bị bài trong vòng 2 phút. - Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ghi trong phiếu. Bài 2(100): Tìm các ví dụ và điền vào bảng tổng kết. - 1 học sinh nêu yêu cầu - Nêu và lấy ví dụ cho: + Câu đơn: Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích đá bóng. + Câu ghép: . Câu ghép không dùng từ nối: Mây bay, gió thổi. . Câu ghép dùng QHT: Vì trời mưa to nên chúng tôi nghỉ lao động. . Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng. 1 3. Củng cố , d ặn dò : - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về học bài, xem lại bài, luyện đọc để tiếp tục kiểm tra. Toán: Tiết 136: Luyện tập chung I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian và mối quan hệ giữa chúng; chuyển đổi đơn vị đo thời gian. 2. Kỹ năng: Thực hành làm các bài tập. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 học sinh làm bài tập 3 (trang 143). - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. - Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS làm bài: Bài yêu cầu tính vận tốc theo đơn vị km/giờ nên phải đổi đơn vị mét sang km, phút sang giờ cho phù hợp với yêu cầu rồi mới tính. - Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả - 1 học sinh lên bảng. Bài 1(144): - 1 học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu. - Lắng nghe, hiểu yêu cầu bài - Làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Bài giải 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Mỗi giờ ô tô đi được là: 135 : 3 = 45 (km) Mỗi giờ xe máy đi được là: 135 : 4,5 = 30 (km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 45 – 30 = 15 (km) Đáp số: 15 km Bài 2(144): - 1 học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu - Lắng nghe. - Làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp. Bài giải Vận tốc của XM theo đơn vị đo m/phút là: 1250 : 2 = 625 (m/phút) 1 giờ = 60 phút Mỗi giờ xe máy đi được là: 625 × 60 = 37500 (m) 2 đúng. - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS làm bài: Bài yêu cầu tính vận tốc theo đơn vị m/phút nên phải đổi đơn vị km sang mét, giờ sang phút cho phù hợp với yêu cầu rồi mới tính. - Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu học sinh tiến hành tương tự 2 bài tập trên. - Lưu ý: đổi đơn vị cho phù hợp rồi mới tính. 37500m = 37,5 km Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ Đáp số: 37,5 km/giờ Bài 3(144): - 1 học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu - Lắng nghe. - Làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp. Bài giải 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ Vận tốc của xe ngựa tính theo km/giờ là: 15,75 : 1,75 = 9 (km/giờ) Đổi: 9 km = 9000m ; 1 giờ = 60 phút Vận tốc của xe ngựa tính theo m/phút là: 9000 : 60 = 150 (m/phút) Đáp số: 150 m/phút Bài 4(144): Bài giải 72 km/giờ = 72000 m/giờ Thời gian để cá heo bơi 2400m là: 2400 : 72000 = 30 1 (giờ) 30 1 giờ = 60 phút × 30 1 = 2 phút Đáp số: 2 phút 3. Củng cố,dặn dò: - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài. Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 2) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu khoảng 115 tiếng / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). - Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc, hiểu. - Làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. 3 - Giáo viên: Phiếu viết tên các bài tập đọc; bảng lớp viết sẵn bài 2. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm bài 2 - giờ trước. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra TĐ – HTL: - Gọi học sinh lên gắp thăm chọn bài. - Gọi 1 học sinh lên thực hiện các yêu cầu ghi trong phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc (HS khác lên gắp thăm chuẩn bị bài). - Nhận xét, cho điểm. c. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi học sinh nêu câu ghép đã viết hoàn chỉnh. - Nhận xét về vế câu học sinh viết thêm. - Hướng dẫn học sinh củng cố các kiểu câu ghép đã học. - 3 HS lên bảng. - 2 HS lên gắp thăm, chuẩn bị bài trong vòng 2 phút. - Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ghi trong phiếu. Bài 2(100): Dựa vào câu chuyện “Chiếc đồng hồ”, hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép. - 2 HS đọc. - 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập và trình bày. a, chúng điều khiển kim đồng hồ chạy (hoặc: chúng rất quan trọng). b, chiếc đồng hồ sẽ hỏng (hoặc: chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động). c, "Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người". 3. Củng cố , d ặn dò : - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh tiếp tục ôn tập để kiểm tra. Đạo đức: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (Tiết 1) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. 2. Kỹ năng: Nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức Liên Hợp Quốc 3. Thái độ: Tôn trọng các cơ quan của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam II) Chuẩn bị: Thông tin trong SGK (T40, 41), trong SGV (T71) III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: 4 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu giá trị của hòa bình. + Nêu những việc làm để bảo vệ hòa bình. - Nhận xét HS học bài. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (SGK trang 40, 41) - Yêu cầu học sinh đọc các thông tin ở SGK. - Yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc. - Nhận xét, bổ sung - Kết luận: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay, từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT 1 ) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm 2, yêu cầu các nhóm thảo luận các ý kiến ở bài tập 1 - Tổ chức cho các nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận + Ý kiến đúng: c, d + Ý kiến sai: a, b, đ * Hoạt động tiếp nối: - Tìm hiểu tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. - Sưu tầm các bài báo, tranh, ảnh, … nói về hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới. - 2 học sinh - 2 HS đọc thông tin ở SGK - Vài học sinh nêu. - Lắng nghe. - 2HS đọc. - Thảo luận - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - Theo dõi - Thực hiện yêu cầu. Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010 Toán: Tiết 137: Luyện tập chung I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: 5 - Củng cố kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Biết cách làm bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm bài tập 3 (tr 144) - giờ trước. - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Gọi 1 HS đọc BT 1a: + Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? + Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau? - HDHS vẽ sơ đồ + Khi ô tô và xe máy gặp nhau thì cả hai xe đi được quãng đường dài bao nhiêu? - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm vào nháp. - Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt - HD xác định yêu cầu + Có mấy chuyển động? + Các chuyển động có đồng thời không? + Các chuyển động là cùng chiều hay ngược chiều? - Cho HS làm bài vào vở - Gọi HS chữa bài - Gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. - Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt. - Gọi một HS nêu cách làm. - 2 học sinh Bài 1(144): Tóm tắt: Quãng đường AB: 180 km Ô tô đi từ A -> B: vận tốc 54km/giờ Xe máy đi từ B -> A: vân tốc 36 km/giờ Gặp nhau sau: giờ? Bài giải: Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là: 54 + 36 = 90 (km) Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là: 180 : 90 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ b) Tóm tắt: Quãng đường AB: 276 km ô tô đi từ A-B: 42 km/giờ ô tô đi từ B-A: 50 km/giờ Gặp nhau sau: giờ? Bài giải: Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là: 42 + 50 = 92 (km) Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là: 276 : 92 = 3 (giờ) Đáp số: 3 giờ Bài 2 (145): Tóm tắt: Ca nô đi từ A-B: 12km/giờ Khởi hành lúc: 7 giờ 30 phút 6 - Cho HS làm vào nháp, bảng nhóm. - HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - Hướng dẫn HS làm bài theo 2 cách. - Cho HS làm bài vào nháp. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét - Gọi 1 HS đọc đề bài, tóm tắt. - Gọi HS nêu cách làm. + Tính quãng đường xe máy đi được. + Lấy khoảng cách AB (quãng đường AB) trừ đi quãng đường xe máy đã đi. - Cho HS làm vào vở. - Cho 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. Đến B: 11 giờ 15 phút Quãng đường AB: .km? Bài giải: Thời gian đi của ca nô là: 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ. Quãng đường AB dài là: 12 x 3,75 = 45 (km) Đáp số: 45 km. Bài 3 (145): Tóm tắt: s: 15 km t: 20 phút v: .m/phút? Bài giải: C1: 15 km = 15 000 m Vận tốc chạy của ngựa là: 15 000 : 20 = 750 (m/phút). Đáp số: 750 m/phút. C2: Vận tốc chạy của ngựa là: 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 0,75 km/phút = 750 m/phút. Đáp số: 750 m/phút. Bài 4 (145): Tóm tắt: Quãng đường AB: 135km v: 42 km/giờ t: 2 giờ 30 phút Cách B: ? Bài giải: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là: 42 x 2,5 = 105 (km) Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số ki-lô-mét là: 135 – 105 =30 (km). Đáp số: 30 km. 3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh xem lại các bài tập đã làm. Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 3) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: 7 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu khoảng 115 tiếng / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). - Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của bài "Tình quê hương". - Củng cố kiến thức về câu ghép. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc, hiểu. - Tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài: Tình quê hương. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Phiếu viết tên các bài tập đọc. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm bài 2 - giờ trước. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra TĐ – HTL: - Gọi học sinh lên gắp thăm chọn bài. - Gọi 1 học sinh lên thực hiện các yêu cầu ghi trong phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc (HS khác lên gắp thăm chuẩn bị bài). - Nhận xét, cho điểm. c. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc bài văn - Yêu cầu học sinh đọc phần: Chú giải - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2, trả lời câu hỏi ở SGK. - Tổ chức cho HS trình bày. + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? + Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? - 2 HS lên bảng. - 2 HS lên gắp thăm, chuẩn bị bài trong vòng 2 phút. - Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ghi trong phiếu. Bài 2(101): Đọc bài văn “Tình quê hương” và trả lời các câu hỏi (SGK). - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Đọc bài văn - Đọc: Chú giải - Trao đổi, trả lời câu hỏi. - Đại diện một số nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. a. .đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt. b. Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. 8 + Tìm các câu ghép trong bài văn? (Yêu cầu HS phân tích câu ghép). + Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài? - Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng ở bảng phụ. c. Bài văn có 5 câu, đều là câu ghép (Phân tích lần lượt từng câu ghép). d. - Từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất. - Từ ngữ được thay thế: + Đoạn 1: "mảnh đất cọc cằn" (câu 2) thay thế cho "Làng quê tôi" (câu 1). + Đoạn 2: "Mảnh đất quê hương" (câu 3) thay thế cho "mảnh đất cọc cằn" (câu 2) "Mảnh đất ấy" (câu 4, 5) thay thế cho "Mảnh đất quê hương" (câu 3) 3. Củng cố , d ặn dò : - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh tiếp tục ôn tập để kiểm tra. Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 4) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu khoảng 115 tiếng / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). - Củng cố về văn miêu tả. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc, hiểu. - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu của học kì 2. - Nêu được dàn ý của 1 trong những bài văn miêu tả đã tìm được; nêu chi tiết hoặc câu văn yêu thích, giải thích được lí do yêu thích đó. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Phiếu viết tên các bài tập đọc, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra TĐ – HTL: - Gọi học sinh lên gắp thăm chọn bài. - 2 HS lên gắp thăm, chuẩn bị bài trong 9 - Gọi 1 học sinh lên thực hiện các yêu cầu ghi trong phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc (HS khác lên gắp thăm chuẩn bị bài). - Nhận xét, cho điểm. c. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh xem lại các bài tập đọc đã học ở 9 tuần đầu HKII, tìm các bài tập đọc là văn miêu tả - Gọi học sinh phát biểu - Nhận xét, kết luận. - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh lập dàn ý vào vở bài tập, phát bảng phụ để 3 học sinh lập dàn ý cho 3 bài văn ở trên. - Yêu cầu học sinh trình bày dàn ý đã viết, nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích, giải thích lí do. - Nhận xét, tuyên dương học sinh viết được dàn ý tốt - Hướng dẫn học sinh củng cố về loại văn miêu tả vòng 2 phút. - Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ghi trong phiếu. Bài 2(102): Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần của đầu HKII - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Xem lại các bài tập đọc - Phát biểu ý kiến: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả: + Phong cảnh đền Hùng + Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân + Tranh làng Hồ Bài 3(102): Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên. Nêu chi tiết hoặc câu văn mà em thích trong bài TĐ đó - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Lập dàn ý vào vở bài tập. - Trình bày dàn ý của mình, lớp nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh dàn ý. 3. Củng cố , d ặn dò : - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra. Âm nhạc: Ôn tập 2 bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa - Màu xanh quê hương I/ Mục tiêu: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” ; “Màu xanh quê hương”. - Học sinh đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét – tô- ven. Giáo dục HS tình yêu thương con người. II/ chuẩn bị : 10