Dựa vào số liệu thống kê thấy rằng, ngành tảo khuêchiếm ưu thế với thành phần loài cao hơn so các ngành tảo khác tại cả 3 mô hình Keolai 9,92 ± 5,02 loài, trồng Tràm 7,42 ± 3,34 loài và
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN PHIÊU SINH THỰC VẬT
Ở CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI, TRỒNG TRÀM
VÀ LÚA HAI VỤ VÀO MÙA KHÔ TẠI VƯỜN QUỐC
GIA U MINH HẠ - CÀ MAU
Sinh viên thực hiện
Cán bộ hướng dẫnTHS LÊ VĂN DŨ
Cần Thơ, tháng 05 - 2019
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Lê Văn Dũ đã truyền đạtnhững kinh nghiệm quý báu và tận tình hướng dẫn, luôn động viên và tạo mọi điềukiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường và Tàinguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ - đơn vị trực tiếp quản lý và đào tạongành đã giúp đỡ và truyền dạy kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong suốt quá trìnhhọc tập
Các cán bộ Phòng thí nghiệm Tài nguyên sinh vật – Bộ môn Khoa học môitrường đã hỗ trợ dụng cụ trong quá trình thu mẫu và tạo mọi điều kiện cho chúng tôitrong thời gian phân tích mẫu
Cảm ơn các cô chú cùng ban quản lí Vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau đãtận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài
Xin gửi lòng biết ơn đến bạn Phạm Quốc Thái đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ chúngtôi trong suốt quá trình thu mẫu và thực hiện luận văn, cảm ơn các anh chị ngành Khoahọc Môi trường đã hết lòng chỉ dẫn, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình xử lý sốliệu và viết luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNGLuận văn kèm theo đây, với tựa đề là “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN PHIÊU SINH THỰC VẬT Ở CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI, TRỒNG TRÀM VÀ LÚA HAI VỤ VÀO MÙA KHÔ TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - CÀ MAU”, do
sinh viên NGUYỄN THANH PHONG và NGUYỄN THỊ THỊ VIỆT TRINH thực hiện
và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày.…tháng ….năm
Thành viên của hội đồng
ThS Lê Văn Dũ TS Nguyễn Thanh Giao
TS Trần Thị Kim Hồng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ii
Mục lục iii
Danh mục hình v
Danh mục bảng vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
TÓM TẮT ix
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về VQG U Minh Hạ 3
2.2 Tổng quan về phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) 9
2.3 Tổng quan về cây Keo lai 20
2.4 Tổng quan về cây Tràm 22
2.5 Tổng quan về lúa hai vụ 24
2.6 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn 26
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
3.2 Chu kì thu mẫu: 30
3.3 Địa điểm thu mẫu 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu 30
Chương 4 KẾT QUẢ DỰ KIẾN 38
4.1 Biến động thành phần loài phiêu sinh thực vật 38
4.3 So sánh thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật giữa các mô hình Keo lai và Tràm 71
4.4 So sánh thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật giữa các mô hình Lúa - Tôm và Lúa hai vụ 73
4.5 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon & Weaver (H’) 75
Chương 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2 Kiến nghị 77
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ VQG U Minh Hạ 3
Hình 2.2: Tảo lục (Chlorophyta) 11
Hình 2.3: Tảo lam (Cyanophyta) 13
Hình 2.4: Tảo giáp (Pyrrophyta) 14
Hình 2.5: Tảo mắt (Euglenophyta) 15
Hình 2.6: Tảo khuê (Bacillariophyta) 17
Hình 2.7: Keo lai 1 năm tuổi 21
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu 31
Hình 3.2.Sơ đồ thực nghiệm 32
Hình 3.3: Lưới phiêu sinh định lượng và định tính 34
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện thành phần loài của các ngành tảo tại mô hình Keo lai và Tràm trồng ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 72
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện mật độ các ngành tảo tại mô hình Keo lai và Tràm trồng ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 73
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện thành phần loài của các ngành tảo tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 74
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện mật độ các ngành tảo tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 75
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê dân số theo địa bàn xã 7
Bảng 3.1 Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng 37
Bảng 4.1 Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại khu vực trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 38
Bảng 4.2 Thành phần loài tảo mắt tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 40
Bảng 4.3 Thành phần loài tảo lục tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 41
Bảng 4.4 Thành phần loài tảo lam tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 42
Bảng 4.5 Thành phần loài tảo khuê tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau .43 Bảng 4.6 Thành phần loài tảo giáp tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 44
Bảng 4.7 Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 45
Bảng 4.8 Thành phần loài tảo mắt tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 46
Bảng 4.9 Thành phần loài tảo lục tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 47
Bảng 4.10 Thành phần loài tảo lam tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 48
Bảng 4.11 Thành phần loài tảo khuê tại mô hình trồng Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 49
Bảng 4.12 Thành phần loài tảo giáp tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 50
Bảng 4.13 Thành phần loài phiêu sinh thực vật tại khu vực trồng Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 51
Bảng 4.14 Thành phần loài tảo mắt tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 52
Bảng 4.15 Thành phần loài tảo lục tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 53
Bảng 4.16 Thành phần loài tảo lam tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 54
Bảng 4.17 Thành phần loài tảo khuê tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 55
Bảng 4.18 Thành phần loài tảo giáp tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 56
Bảng 4.19 Mật độ loài tảo mắt tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 57
Bảng 4.20 Mật độ loài tảo lục tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 58
Bảng 4.21 Mật độ loài tảo lam tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 59
Bảng 4.22 Mật độ loài tảo khuê tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 60
Bảng 4.23 Mật độ loài tảo giáp tại mô hình trồng Keo lai ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 61
Trang 8Bảng 4.24 Mật độ loài tảo mắt tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 62
Bảng 4.25 Mật độ loài tảo lục tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 63
Bảng 4.26 Mật độ loài tảo lam tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 64
Bảng 4.27 Mật độ loài tảo khuê tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 65
Bảng 4.28 Mật độ loài tảo giáp tại mô hình Tràm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 66
Bảng 4.29 Thành phần loài tảo mắt tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 67
Bảng 4.30 Thành phần loài tảo lục tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 68
Bảng 4.31 Thành phần loài tảo mắt tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 69
Bảng 4.31 Thành phần loài tảo khuê tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 70
Bảng 4.32 Thành phần loài tảo giáp tại mô hình Lúa hai vụ và Lúa - Tôm ở VQG U Minh Hạ, Cà Mau 71
Bảng 4.32 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon & Weaver (H’) giữa khu vực trồng Keo lai, Tràm trồng và Lúa hai vụ 76
Trang 9Phèn sâuPhiêu sinh thực vậtSinh vật thủy sinh
Tế bàoTrung tâm Nông nghiệp Mùa xuânVườn quốc gia
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện để khảo sát thành phần, số lượng PSTV và mối liên hệvới chất lượng môi trường nước Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại VQG U Minh
Trang 10Hạ trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2019, đề tài tập trung nghiêncứu thành phần, số lượng PSTV bằng cách phân tích định tính, định lượng, ứng dụngthống kê để xem xét sự khác biệt giữa các mô hình Keo lai, trồng Tràm, Lúa – Tôm vàLúa hai vụ Kết quả cho thấy, tại khu vực Tràm (16,08 ± 7,83 loài), khu vực trồng Keolai (25,50 ± 17,75 loài), khu vực luân canh Lúa – Tôm (24,00 ± 5,292 loài) và khu vựcLúa hai vụ (46,67 ± 1,528 loài) Dựa vào số liệu thống kê thấy rằng, ngành tảo khuêchiếm ưu thế với thành phần loài cao hơn so các ngành tảo khác tại cả 3 mô hình Keolai (9,92 ± 5,02 loài), trồng Tràm (7,42 ± 3,34 loài) và Lúa – Tôm (16,00 ± 3,61 loài),nguyên nhân là do tảo khuê là ngành phân bố rộng, ít chịu tác động của phèn, dễ thíchnghi được trong cả thủy vực nước tĩnh và nước động, còn ở mô hình Lúa hai vụ thìngành tảo mắt là loài chiếm ưu thế với thành phần loài là 27,67 ± 3,21 loài, sở dĩ loàitảo mắt chiếm ưu thế vì môi trường nước tại khu vực này giàu hữu cơ, ít chịu tác độngbởi phèn sâu và đặc biệt loài tảo mắt phát triển tốt trong môi trường giàu hữu cơ nhưthế này, vì vậy thành phần loài cao hơn các ngành tảo khác là điều hợp lý Nhìn chung,dựa vào bảng chỉ số H’ cho thấy chất lượng nước ở 4 mô hình đều nằm ở mức rất ônhiễm đến ô nhiễm và độ ĐDSH từ kém đến khá tùy từng mô hình Đề tài chỉ nghiêncứu trong thời gian ngắn (vào mùa khô) do đó cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu trongthời dài và liên tục để có được kết quả chi tiết và đầy đủ hơn để có những đánh giáchính xác hơn về chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: U Minh Hạ, Cà Mau, Phiêu sinh thực vật, Keo lai, Tràm trồng, Lúa
hai vụ, Lúa - Tôm
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Trước kia vùng U Minh Hạ được biết đến là vùng rừng tràm nhưng từ năm
2009, cây Keo lai được đưa vào thử nghiệm và phát triển đại trà trên đất rừng U Minh
Hạ Đến nay, nhiều đơn vị kinh doanh và người dân chuyển dần trồng rừng Tràm thànhrừng Keo lai với diện tích ngày càng mở rộng Bởi cây Keo lai mang lại hiệu quả kinh
tế cao, chu trình sinh trưởng ngắn Để trồng cây Keo lai trên đất phèn rừng U Minh thìkhâu kỹ thuật quan trọng là lên liếp Vì cây Keo lai không chịu được ngập chỉ trồngđược trên đất phèn lên liếp Tuy nhiên, trong quá trình canh tác cây Keo lai, việc lênliếp có biểu hiện tác động xấu làm cho tính chất của đất và chất lượng nước có nguy cơ
bị ô nhiễm Nguyên nhân do việc lên liếp làm xáo trộn đất dẫn đến lớp phèn tiềm tàng
bị kích hoạt thành phèn hoạt động ảnh hưởng đến các loại cây trồng trên đất và cácthủy sản dưới tán rừng Lâu dần gây mất cân bằng sinh thái
Kết quả điều tra của Phạm Văn Toàn (2013) về tình hình quản lý và sử dụngthuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở ĐBSCL nói chung và vùng sản xuất lúa U Minh nóiriêng, cho thấy các nông hộ coi thuốc BVTV là phương pháp chính để khống chế sâubệnh, người dân thường dùng liều lượng cao hơn trên nhãn thuốc Để sản xuất một Kglúa trong điều kiện canh tác truyền thống gây ra ấm lên toàn cầu là 609,6 - 940,0g CO2
tương đương, tác động chua hóa là 4,7 - 6,0g SO2 tương đương và tác động phú dưỡnghóa là 21,0 - 47,9g NO3- tương đương (Lê Thanh Phong và ctv., 2012)
Việc chuyển đổi mô hình trồng Tràm thay dần bằng cây Keo lai cũng như việcsản xuất nông nghiệp ở vùng U Minh Hạ đã tác động đến thủy vực nơi này Trong thờigian gần đây, người ta đã bắt đầu nhìn nhận mức độ ô nhiễm môi trường trên cơ sởsinh thái học bằng việc sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm môitrường (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002) Mọi sinh vật đều có thể sử dụng làm chỉ thịsinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước Tuy nhiên, mỗi nhóm đều cónhững ưu khuyết điểm nhất định Trong số các nhóm sinh vật chỉ thị, tảo là nhóm cónhững đặc điểm nổi bật và thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu đánh giá chấtlượng nước do chúng có chu trình phát triển ngắn, phân bố rộng, phản ứng nhanh vớicác thay đổi của điều kiện môi trường
Trang 12Xuất phát từ thực tế đã nêu trên, đề tài: “Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật ở các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau” được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng môi
trường nước thông qua các chỉ số đánh giá đa dạng phiêu sinh thực vật
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và đánh giá thành phần, số lượng phiêu sinh thực vật (PSTV)
và mối liên hệ với chất lượng môi trường nước ở các mô hình trồng Keo lai, trồngtràm và lúa hai vụ vào mùa khô tại Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ, tỉnh CàMau
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần và số lượng PSTV ở các mô hình trồng Keo lai, trồng
Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
- So sánh số lượng và thành phần loài PSTV giữa các mô hình trồng Keo lai,
trồng Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
- Đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số đa dạng sinh học Shanon giữa các mô
hình nghiên cứu
CHƯƠNG 2 Nội dung nghiên cứu
- Lược khảo tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Khảo sát hiện trạng và xác định vị trí thu mẫu.
- Tiến hành thu mẫu, phân tích, xác định thành phần và số lượng PSTV.
- Lập danh mục thành phần PSTV.
- Tính toán chỉ số đa dạng PSTV và đánh giá chất lượng môi trường nước thông
qua chỉ số ĐDSH và kết quả phân tích chất lượng môi trường nước kế thừa từnhóm nghiên cứu trước
Trang 13CHƯƠNG 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
3.1 Tổng quan về VQG U Minh Hạ
CHƯƠNG 4 Vị trí địa lý
- VQG U Minh Hạ nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây Bắc,
gồm vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, một phần của Lâm ngưtrường U Minh III và Lâm ngư trường Trần Văn Thời trên địa bàn các xã KhánhLâm, Khánh An huyện U Minh, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi huyện TrầnVăn Thời
Hình 2.1 Sơ đồ VQG U Minh Hạ
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cà Mau)
- Vị trí VQG U Minh Hạ được xác định bởi tọa độ địa lý và ranh giới như sau:
Trang 14+ Nam giáp kênh đê bao phía nam giới hạn (khu rừng trồng dân cư đội II
và đội III ấp Vồ Dơi, kênh xáng Minh Hà);
+ Đông giáp kênh số 100 đến đê bao phía Ðông giới hạn (ấp 14 xã Khánh
An và hậu đội I, T19 Ấp Vồ Dơi);
+ Tây giáp kênh T90 đến đê bao phía Tây giới hạn phân trường Công tyLâm Nghiệp U Minh Hạ
- VQG U Minh Hạ có tổng diện tích là 8.527,8 ha và được phân thành 3 phân khu
chức năng:
+ Phân khu Bảo tồn hệ sinh thái trên đất than bùn: 2.592,6 ha
+ Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước: 5.134,2ha
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 801 ha
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Địa hình
Khu vực thiết kế trồng rừng địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch caokhông đáng kể
* Đất đai:
Thuộc dạng lập địa chính là đất sét, phèn tiềm tàng ở độ sâu 0,8 - 1,2 m, không
có tầng than bùn, bên trên là lớp đất do trồng rừng năm 1998 - 1999, bề mặt là tầng aogồm các cành, lá rụng xuống và tạo thành một lớp xác bã thực vật chưa phân hủy với
bề dầy từ 1 - 10 cm Độ pH của đất: pH 4 - 6
* Thực bì:
Toàn bộ diện tích đưa vào thiết kế trồng rừng thực bì chủ yếu gồm các loại như:sậy, dây bòng bong, dớn, choại, năng và cành nhánh sau khai thác còn sót lại, một lớpthực bì tương đối dày, độ che phủ mặt đất rừng khoảng 30 - 40%
* Khí hậu, thủy văn:
- Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ bình quân trong năm là: 26,8oC;
+ Nhiệt độ bình quân cao nhất là: 26,8oC;
+ Ẩm độ bình quân là: 85,9%
Trang 15- Lương mưa:
+ Lượng mưa bình quân năm: 2.399 mm
Toàn bộ khu vực rừng tràm của VQG, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giómùa Tiểu vùng khí hậu bán đảo Cà Mau, trong năm có 02 mùa mưa, nắng rõ rệt
Mùa mưa: Từ tháng 05 đến tháng 10, mùa này chịu ảnh hưởng gió mùa TâyNam, tốc độ gió bình quân 4 m/s, mùa mưa mặt đất rừng bị ngập nước cao nhất từ 0,4 -0,6 m
Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng gió mùaĐông Bắc, tốc độ gió bình quân 5 m/s
* Thủy triều:
Khu vực dân cư vùng đệm VQG U Minh Hạ được bao bọc bởi đê bao quanhkhu vực, do đó không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây, hàng năm khurừng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa bị ngập bởi lượng nước mưa được giữ lại bêntrong Không bị chịu ảnh hưởng của thủy triều do có hệ thống đê bao xung quanh Vàomùa mưa nơi cao nhất chỉ bị ngập nước từ 20 - 30 cm, nơi đất thấp nhất ngập từ 40 -
60 cm so với mặt đất rừng
* Những đặc trưng nổi bật của VQG U Minh Hạ:
- Đặc trưng nổi bật là hệ sinh thái rừng Tràm (Melaleuca cajuputii) họ Sim (Myrtaceae) hình thành trong điều kiện ngập nước, úng phèn, trên đất than bùn, là cây
tiêu biểu của vùng ĐBSCL
- Ngoài ra còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, loài thú có giá trị khoa học vàquý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và nhiều loài động vật thông thường Đặcbiệt có nhiều loài chim đang bị đe doạ tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận nơi đây
- Tài nguyên rừng có giá trị khoa học về bảo tồn nguồn gen và bảo tồn thiênnhiên
- Rừng có giá trị bảo vệ môi trường và cảnh quan đa dạng sinh học (ĐDSH)
- Về thực vật: Gồm 176 loài thuộc 65 chi, 36 họ Một số loài thường gặp như: + Nhóm cây gỗ: Tràm (loài ưu thế nổi bật), mốp, bùi, trâm khế, trâm sẽ.+ Nhóm cây bụi: Mua lông, mật cật gai, bòng bong, dầu dấu, bí bái
+ Nhóm thảm tươi: Dớn, choại, sậy, năng, cỏ đuôi lươn, mây nước, nhảnlòng
Trang 16+ Nhóm thủy sinh: Bèo cái, bèo tai chuột, bèo tây, bèo cám, rau muống,rau trai nước, rau dừa, cỏ mặt bợ, rong.
- Về động vật:
+ Thú rừng: Gồm 23 loài: thuộc 13 họ, 8 bộ
+ Chim: Gồm 91 loài thuộc 33 họ, 15 bộ
+ Bò sát: Gồm 36 loài, thuộc 16 họ, 3 bộ
+ Lưỡng cư: Gồm 11 loài thuộc 5 họ, 2 bộ
- Tài nguyên thuỷ sản:
+ Có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ Trong đó có 9 loài cá kinh tế
+ Loài cá có giá trị kinh tế: Cá lóc, cá trê vàng, cá rô, cá sặc bướm, cá sặcrằn, thát lát, cá dày, lóc bông
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số:
Dân số huyện U Minh đến 31/12/2012 là 102.803 người, bằng 8,43% dân sốtoàn tỉnh Vùng đệm ở VQG U Minh Hạ có mật độ dân số tương đối thưa, đa số ngườidân có nguồn gốc di cư từ các tỉnh và các huyện khác tới đây làm các nghề nông - lâm
- Ngư nghiệp Tổng dân số tại 4 xã là 58.166 người, diện tích bình quân đất nôngnghiệp/hộ là 2 ha Tình hình dân số của 4 xã được thống kê qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Thống kê dân số theo địa bàn xã
Trang 17Xã Dân số
(người)
Diện tích đất NN/hộ (ha)
Tổng số hộ (hộ)
Số hộ nghèo (hộ)
+ Lâm nghiệp: Chủ yếu là trồng Tràm để lấy gỗ và sản xuất tinh dầu Tínhđến cuối năm 2010, diện tích rừng trồng trên 2 huyện U Minh và Trần Văn Thờikhoảng 27.659 ha Tổng sản lượng gỗ khai thác năm 2010 là 50.239 m3, doanh thu đạt81.460.000.000 đồng
+ Nông nghiệp: Chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi giacầm, gia súc Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính Hoạt độngnông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết, nông dân chưa chủ động đượcnguồn nước, năng xuất không ổn định
+ Ngư nghiệp: Nghề nuôi cá đồng hiện nay khá phát triển, với nhiều trangtrại quy mô vừa và nhỏ Các loại cá nuôi chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá trê, thát lát,…
- Ngoài hoạt động nuôi, trồng cư dân trong vùng còn khai thác sản vật tựnhiên như: các loài cá đồng, lươn, rùa, rắn, mật ong,… đây là những hoạt động tự phát
và không được kiểm soát
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, 2015)
Trang 184.1.3 Tổng quan về hiện trạng canh tác tại khu vực nghiên cứu
Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm vào khoảng35.000 ha (Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, 2013) phân bố chủ yếu ở huyện UMinh và huyện Trần Văn Thời trên hai nhóm đất phèn điển hình là đất phèn có lớpthan bùn và đất phèn không có lớp than bùn Tại đây, người dân sinh sống chủ yếu phụthuộc vào cây rừng kết hợp với một số mô hình canh tác nông nghiệp khác như sảnxuất lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, chuối và nuôi cá nhưng về cơ bản thì cây rừng là không thểthiếu đối với mỗi hộ dân Người dân nơi đây đã biết trồng và phát triển thêm rừng tràmsản xuất nên diện tích rừng được ổn định và người dân có thu nhập ổn định Tuy nhiên,thời gian gần đây giá trị cây tràm tăng giảm bất thường, làm cho thu nhập người dântrong vùng ngày càng không ổn định dẫn đến diện tích rừng tràm giảm đi đáng kể
Cũng từ đó, năm 2009, cây Keo lai (Acacia hybrid) đã được tỉnh đưa vào trồng thay
thế do đặc tính có chu kỳ thu hoạch ngắn (4 - 5 năm) cho sinh khối gỗ lớn, hiệu quảkinh tế cao cũng như có khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, mở rahướng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cho người dân trong vùng Từ đó, nhiềuđơn vị kinh doanh lâm nghiệp và người dân ở tỉnh Cà Mau đã đưa cây Keo lai vàotrồng thay thế trên đất rừng tràm vùng U Minh Hạ với diện tích ngày càng mở rộng.Cây Keo lai không chịu được ngập như cây tràm, khi trồng cần phải lên liếp cao nhằmhạn chế tình trạng ngập úng và tạo điều kiện cho Keo lai phát triển (Nguyễn ViệtTrung, 2015) Vì thế, khi lên liếp để trồng Keo lai đã làm xáo trộn đặc tính đất, độcchất phèn được đưa lên mặt đất và bị rửa trôi xuống mương làm chất lượng nước bịthay đổi, điều này cho thấy đã có những biểu hiện xấu làm cho môi trường khu vựcnày bị giảm cấp, nhất là chất lượng nước trong kênh mương bị nhiễm phèn ảnh hưởngđến ĐDSH, đặc biệt tác động đến nguồn lợi cá đồng vốn ổn định qua thời gian dàitrước đây
4.2 Tổng quan về phiêu sinh thực vật (Phytoplankton)
4.2.1 Khái niệm về phiêu sinh thực vật
Phiêu sinh thực vật (PSTV) còn gọi là tảo, sống lơ lửng trong nước, không cókhả năng bơi lội tích cực, sống trôi nổi nhờ thích ứng tỷ trọng của tảo trong môi trườnghay chúng mang những phụ bộ để tăng diện tích bề mặt (Lam Mỹ Lan, 2000)
Trang 19Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể của tảo có cấu trúc rất đa dạng: đơn bào,tập đoàn hay đa bào Mặc dù về cấu tạo, hình dạng, kích thước và màu sắc của tảo rấtkhác nhau, nhưng chúng cũng có một số đặc điểm chung như: cơ thể dạng tảo (khôngphân hóa thành thân, rễ, lá), tế bào có diệp lục nên tự dưỡng được, một vài hình thứcsinh sản cũng như môi trường phân bố gần giống nhau… Vì vậy, người ta thường gộpchúng thành một nhóm có ý nghĩa sinh thái (Hoàng Thị Sản, 2003).
4.2.2 Khái niệm về chỉ số đa dạng sinh học kết hợp với tảo chỉ thị
Chỉ số đa dạng sinh học biểu thị độ phong phú loài trong môi trường đã chọn ởdạng giá trị đơn loài Chúng được sử dụng để đánh giá ba khía cạnh của cấu trúc quầnxã:
- Số lượng loài hoặc độ phong phú (Species abundance pattern).
- Tổng lượng sinh vật của mỗi loài có mặt hoặc độ phong phú.
- Tính đồng nhất phân bố các cá thể giữa các loài khác nhau hoặc tính đồng đều.
Giá trị của chúng dựa trên giả định rằng sự gia tăng ô nhiễm của một hệ sinhthái, các loài mẫn cảm sẽ giảm thiểu dẫn đến việc suy giảm tổng thể tính đa dạng trongquần xã
Thông qua chỉ số đa dạng sinh học, giúp ta xác định chất lượng môi trườngnước nơi thu mẫu Nhưng đôi khi, chỉ số đa dạng thay đổi theo điều kiện tự nhiên củathủy vực, tập tính một số nhóm loài thay thế nhau phát triển về số lượng theo từng thờiđiểm có thể làm giảm chỉ số đa dạng, có nghĩa là trong môi trường không bị ô nhiễmnhưng chỉ số đa dạng vẫn thấp (Đặng Ngọc Thanh, 2002) Chính vì vậy, bên cạnh việc
sử dụng chỉ số đa dạng để đánh giá chất lượng môi trường nước, ta còn kết hợp thêmcác loài tảo chỉ thị cho các môi trường nước khác nhau nhằm giúp cho việc đánh giáchất lượng môi trường nước được chính xác và cụ thể hơn
4.2.3 Hiện tượng phú dưỡng trong nước
Phú dưỡng là một trong những vấn đề chất lượng nước điển hình thường xảy ra
ở các thủy vực, đặc biệt là các vùng nước tĩnh, nông Chúng làm tăng các chất lơ lửng,chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong nước, nhất là ở tầng dưới sâu gây ảnhhưởng không tốt đến chất lượng nước và hệ sinh thái nước
Trang 20Hiện tượng phú dưỡng ở các vùng nước xảy ra do sự giàu lên quá mức bởi cácchất dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng không kiểm soát của tảo, làm phát sinh tảo lam,tảo độc, giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do phân hủy các chất hữu cơ, gia tăngchi phí xử lý nước, làm cho các hồ dần dần trở nên nông hơn ảnh hưởng đến việc cungcấp nước Hiểu được các đặc điểm diễn biến phú dưỡng trong các vùng nước là mộttrong những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soátchất lượng nước.
Trong hệ sinh thái nước ngọt luôn tồn tại sẵn các loại tảo và một hàm lượng cácchất N và P để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của hệ sinh thái này Tảo là thựcvật phù du và được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, P, O, N, H,…
Khi nồng độ P, N tăng cao, sẽ kích thích sự phát triển của tảo, ở điều kiện bìnhthường, tảo có 10 - 100 tb/ml nước, còn trong điều kiện phú dưỡng, tảo có thể lên tới
104 - 105 tb/ml nước Sự phát triển của tảo có thể làm thay đổi màu nước hoặc khônglàm thay đổi màu nước Trong hệ sinh thái nước ngọt, thường có tảo lục và tảo lam, dovậy thường làm nước có màu xanh
4.2.4 Một số loài thực vật nổi thường gặp trong môi trường nước ngọt
- Tảo lục (Chlorophyta):
Đây là một ngành tảo rộng lớn nhất trong tất cả các ngành tảo hiện nay đã biếtchúng thuộc nhóm có nhân thật và có khoảng 13.000 - 20.000 loài (Dương Đức Tiến,1997) Tảo lục phân bố khắp nơi có ánh sáng, 90% giống loài phân bố ở nước ngọt,trên thân cây vách đá, trến đất ẩm Đa số tảo lục sống phiêu sinh tự do, một số sống bìsinh, ngoại sinh hoặc ký sinh, khoảng 10% sống ở biển (Lam Mỹ Lan, 2000) Tảo lụcphân bố chủ yếu ở các thủy vực nước tĩnh (đọng) hoặc chảy yếu, giàu chất dinh dưỡng(Dương Đức Tiến, 1997) Ngoài ra, tảo lục còn được tìm thấy trong nước ngọt và nướcmặn, trong đất, trên cơ thể sinh vật khác và cộng sinh trong cơ thể thực vật khác Chođến nay phần lớn loài tảo này sống trong môi trường nước ngọt, chỉ một số giống sốngtrong môi trường biển (Dương Trí Dũng, 2009) (Hình 2.2)
Trang 21Hình 2.2: Tảo lục (Chlorophyta)
(Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Hoài Hà, 2006)
Tảo lục có 3 hình thức sinh sản: Sinh sản dị dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sảnhữu tính
Trong môi trường giàu dinh dưỡng tảo lục phát triển mạnh và là thức ăn củatôm, cá… Tảo lục là nguồn cung cấp thức ăn, vừa cung cấp oxy cho động vật trong
thủy vực nước ngọt, mặn Tảo lục rất dễ tạo nên hiện tượng nước nở hoa làm cản trở hoạt động của tôm, cá như các loài: tảo Chlorella sp., Chlamydomonas sp., Ankistrodesmus sp., Scenedesmus sp.,… hoặc do tập đoàn Eudorina, Volvox làm nước
có màu lục hay Dunaliella làm mước có màu đỏ Volvox phát triển mạnh ở ao, rãnh hồ nước ngọt có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhiệt độ ấm áp hay Cladophora glemetara thường sống trong các dòng sông nước chảy mạnh Nếu tảo lục phát triển
mạnh trong ruộng lúa sẽ làm hại lúa Bên cạnh những tác hại khi nở hoa, tảo lục còn cónhiều lợi ích khác như: là nguồn thức ăn, nguồn cung cấp oxy cho động vật trong thủy
vực Nhiều loài tảo được nuôi sinh khối để chiết xuất làm chất kháng sinh (Chlorella sp.), Dunaliella được nuôi để chiết xuất chất caroten, làm thức ăn cho người và động vật (Enteromorpha,Ulva, Spirogyra,Oedogonium) Một số loài tảo lục phân bố ở biển
chứa muối calci được sử dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất (Lam Mỹ Lan, 2000).Trong các vực nước tảo lục góp phần quan trọng trong việc bổ sung chất hữu cơ, lànguồn thức ăn và cung cấp oxygen cho thủy vực
- Tảo lam (Cyanophyta):
Tảo lam là ngành tảo nhân sơ hay còn gọi là thực vật bậc thấp có nhiều nétgiống với vi khuẩn quang hợp, không có lục lạp và ti thể nên cơ chế quang hợp và hôhấp nằm ở hệ thống lamen bên trong, chất dự trữ là glycogen và cyanophixin
Trang 22Các loài tảo thuộc chi Nostoc, Oscillatoria có khả năng cố định nitơ góp phần
làm cho đất thêm phì nhiêu, còn các loài tảo lam khác là thành viên của tổ hợp địa y.Một số tảo lam có khả năng cố định nitơ tự do, khả năng này có ý nghĩa lớn ở đất trồnglúa ngập nước Trước khi đất bị ngập nước, lượng nitơ do tảo lam cố định chỉ chiếm30%, sau thời gian ngập nước, giá trị nâng lên tới 70% so với nitơ tổng số Năng suất
cố định nitơ của tảo lam cao nhất trong điều kiện đầy đủ ánh sáng Khả năng cố địnhnitơ của tảo lam ở đất lúa vùng nhiệt đới có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì dinhdưỡng cho đất; mức độ cố định nitơ ở đây cao hơn nhiều so với các vi khuẩn sống tự
do Nhiều loài sống được trong nước nóng 65 - 68oC có khi lên đến 87oC (Phạm Hoàng
Hộ, 1972)
Nhiệt độ tối đa để tảo lam có thể sống và quang hợp được là 65oC, nhưng đókhông phải là giới hạn, chúng có thể trải qua được nhiệt độ cao như vậy là nhờ trạngthái keo đặc biệt của chất nguyên sinh Ở nhiệt độ cao, chất nguyên sinh sẽ từ từ kết
dính chặt lại Mastigocladus lamirnosus và Phormidium lamirnosum là những loài ưa
nhiệt phổ biến nhất trên trái đất Ngoài ra, tảo lam còn có khả năng tồn tại ở nhiệt độrất thấp Một số loài có thể tồn tại hàng tuần ở nhiệt độ -190oC Trong tự nhiên không
có nhiệt độ đó, nhưng ở Nam cực khi nhiệt độ -83oC tảo lam được tìm thấy với một
lượng lớn (Nostoc) (Dương Đức Tiến, 1996).
Tảo lam có thể hình cầu hoặc hình sợi Tảo hình cầu rời nhau (Chroococcus sp.), tổ hợp thành khối nổi (Macrocystis sp.) hoặc dính trên thực vật khác Tảo hình sợi
có thể là sợi đơn do tế bào giống nhau làm ra (Oscillatoria sp., Lyngbya sp.), tảo có thể
trần hay ở trong một bao dày trong suốt hoặc một chất đệm hàn dính chúng lại và tảo
do nhiều sợi dính nhau làm thành lông mịn, miếng hay dề mỏng (Phạm Hoàng Hộ,1972)
Nhờ có khả năng cố định đạm, tảo lam có thể phát triển ở môi trường thiếu dinhdưỡng Trong các nơi sống như vậy hầu như hoàn toàn không có sự cạnh tranh, tảo lam
sẽ chiếm ưu thế (Dương Đức Tiến, 1996)
Tảo lam có khoảng 160 giống, 1.500 loài phân bố trên toàn cầu chiếm khoảng30% về số loài cũng như sinh vật lượng của những loài sống lơ lững, trôi nổi trongnước Tảo lam được coi là thực vật tự dưỡng phổ biến nhất trên Trái Đất (Dương Đức
Trang 23Tiến, 1996) Tảo lam không bao giờ sinh sản hữu phái, chúng sinh sản bằng những tảođoạn (Phạm Hoàng Hộ, 1972) Tảo lam sinh sản theo nhiều hình thức: sinh sản vô tính
và sinh sản dinh dưỡng, nhưng không sinh sản hữu tính (Lam Mỹ Lan, 2000) (Hình2.3)
Hình 2.3: Tảo lam (Cyanophyta)
(Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Hoài Hà, 2006)
Tảo lam phân bố khắp nơi: Ao, hồ, sông, suối, vỏ cây, đất ẩm, nước ngọt, nước
lợ, nước mặn hoặc trong tuyết Có khả năng thích ứng với nồng độ muối từ 7 - 10 ppt(Lam Mỹ Lan, 2000) Biên độ nhiệt của tảo lam rất rộng, có thể lên đến 87oC, và có thểsống trong nước biển có độ mặn khoảng 210‰ Nơi chứa rất nhiều chất hữu cơ, bùn ởruộng, các con rạch có rất nhiều tảo lam (Phạm Hoàng Hộ, 1972)
Trong điều kiện môi trường thuận lợi, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh (mùa hè), ở các thủy vực giàu dinh dưỡng, tảo lam dễ dàng phất triển mạnh tạo thành sinh khối lớn(200 - 500 g/m3) tạo lớp váng dày đặc Những chất do tảo lam tiết ra, cũng như những sản phẩm phân hủy của chúng đều có hại Chất độc của tảo lam không những gây chết
cá mà kể cả gia súc gia cầm cũng bị ảnh hưởng Các giống loài gây hoa nước:
Microcytis, Anabaena, Oscillaoria, Phormidium,… chúng tạo thành váng có màu xanh
xẩm hoặc màu rĩ đồng Chúng gây độc đối với tôm cá, sinh vật phù du và các loại thủy sinh vật khác, gây thiếu oxy, phát triển quá trình kỵ khí trong thủy vực Hình thành cácchất độc như phenol, indol, các khí độc như CO2, NH3, H2S,… làm nhiễm bẩn nước
- Tảo giáp (Pyrrophyta):
Tảo giáp có trên 550 giống gồm 4.000 loài Tảo giáp có màu lục, vàng, nâu nhạt, nâu đỏ Phần lớn tảo giáp là tảo đơn bào có roi, một số ít dạng lập đoàn và dạng
Trang 24sợi Tảo chuyển động nhờ 2 roi, một số ít sông bất động Cơ thể chia ra các phần trên, dưới, lưng, bụng Một roi ở phần đỉnh và một roi ở vùng bụng Hình dạng tảo không đổi do tế bào được bao bởi các mãnh giáp celluose ghép lại hoặc bằng lớp vỏ cứng periplast (Hình 2.4).
Hình 2.4: Tảo giáp (Pyrrophyta)
(Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Hoài Hà, 2006)
Phân nữa giống loài dinh dưỡng theo lối dị dưỡng, tự dưỡng hoặc ký sinh ở động vật không xương sống, cá hoặc thực bào ăn tảo khác Sinh sản sinh dưỡng là hìnhthức sinh sản chủ yếu, ngoài ra sinh sản hữu tính chỉ xảy ra ở một vài giống loài tảo hairoi và trong điều kiện môi trường không thuận lợi thì sinh sản theo hình thức sinh sản
vô tính bằng bào tử
Tảo giáp là thức ăn của động vật biển Nhiều loài sống trong nước bẩn có tác dụng làm sạch sinh học vùng nước Một số loài tảo giáp phiêu sinh khi phát triển mạnhgây ra màu nâu, đỏ do vực nước tạo hiện tượng xích triều Hiện tượng này xảy ra ở cácvùng ven biển và cửa sông Có khoảng 60 loài tảo thuộc các giống khác nhau tiết chất độc thải ra môi trường nước hoặc tích lũy trong các sinh vật trong chuỗi thức ăn Chất độc này là nguyên nhân gây chết cá và ngộ độc cho con người khi ăn các loài nhuyễn thể hay cá bị nhiễm độc (Lam Mỹ Lan, 2000).Có khoảng 60 loài thuộc các giống khác nhau
- Tảo mắt (Eulenophyta):
Ngành tảo mắt được biết với 900 loài gồm những đại diện nguyên sinh vật vớikhoảng 40 giống đơn bào hay tập đoàn, không có vách cellulose, là những tảo phiêu
Trang 25sinh và thường làm thành lớp váng trên mặt nước ao tù như Euglena và Phacus
(Nguyễn Bá, 2007) Tảo mắt rất đa dạng: hình thoi, hình cầu, hình bầu dục, dạng lá,…hầu hết tảo sống đơn độc di chuyển được nhờ một hoặc hai chiên mao (Hình 2.5)
Hình 2.5: Tảo mắt (Euglenophyta)
(Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Hoài Hà, 2006)
Tảo mắt dinh dưỡngtheo ba cách: Dị dưỡng trong môi trường thiếu hay không
có ánh sáng và có nhiều chất hữu cơ; tự dưỡng trong môi trường có đủ ánh sáng mặttrời; hổn dưỡng tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Lam Mỹ Lan, 2000)
Tảo mắt phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt Chúng thường tạo ra hiệntượng “nở hoa” và có nhiều ở các ao, hồ chứa giàu chất hữu cơ hay các thủy vực nướcsinh hoạt, các thủy vực bị ô nhiễm bởi phân thải Vài loài sống ở cửa sông, ruộng muối(Phạm Hoàng Hộ, 1972) Khi tảo phát triển mạnh, làm cho nước có màu xanh lục
(Euglena viridis), màu đỏ (Euglena sanguinese) và màu nâu (Trachelomonas) Ngoài
ra có nhiều tảo mắt phân bố ở khu vực nước lợ, ven biển như Eutreptia
Tảo mắt thường xuất hiện vào mùa ấm, có nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ Khitảo mắt phát triển mạnh thì không nên tiếp tục bón phân, nếu bón phân tảo mắt dễ nởhoa, hình thành hoa nước, gây kiềm hãm sự phát triển của thủy sinh vật khác
Tảo mắt ít có giá trị dinh dưỡng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho tôm, cá,
do một số loài tảo mắt có vỏ cứng nên cá khó tiêu Một số loài thuộc giống Euglena và Astasia được sử dụng làm đối tượng trong các thí nghiệm sinh hóa, sinh lý và sinh vật
chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm (Phạm Hoàng Hộ, 1972)
- Tảo khuê (Bacillariophyta):
Trang 26Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic là tảo đơn bào hay tập đoàn và là thànhphần quan trọng của quần thể planktonic và benthic ở các thủy vực nước ngọt và nướcmặn,chúng thường chiếm khoảng 60 - 70% về số loài cũng như sinh vật lượng trongthực vật phù du ở biển nhất là ở những vùng ven bờ chúng luôn chiếm ưu thế tuyệt đối
có thể chiếm tới 84% về số loài và 99% về sinh vật lượng Vì vậy tình hình phân bố vàbiến động số lượng tảo khuê mang xu thế chung của thực vật phù du ở các vùng biển.Ước tính có đến 25% tổng sản phẩm sơ cấp của cả Trái Đất là của tảo khuê và đó lànguồn thức ăn đầu tiên cho động vật ở biển cũng như nước ngọt Tảo khuê cung cấpchủ yếu carbonhydrat, acid béo, sterol và vitamin cho động vật (Nguyễn Bá, 2007).Tảo khuê có khoảng 250 chi và tới 104.000 loài còn sống và tin rằng số lượng này còntăng hơn nhiều Có tới hàng ngàn loài đã tuyệt chủng được biết qua các vết tích silicatlưu trữ trong vách tế bào (Nguyễn Bá, 2007)
Tảo khuê sống tự dưỡng là chính và thích ánh sáng yếu Tảo khuê sinh sản bằngcách phân đôi tế bào, sinh sản vô tính bằng cách hình thành bào tử hoặc sinh sản hữutính ở một số loài sống ở biển (Lam Mỹ Lan, 2000) Nhiều loài tảo khuê biển ở nước tatiến hành sinh sản mạnh vào cuối mùa thu và đầu mùa đông hoặc đông xuân Sức sinhsản của chúng rất mạnh gây tác động tới xu thế biến đổi sinh vật lượng theo mùa củatảo biển Tảo khuê phân bố rộng ở các thủy vực nước ngọt như ao, hồ, sông, suối, ởvùng nước lợ, mặn Một số loài sống trong đất hoặc trên cạn, trên các loài tảo khác haythực vật đẳng cấp (Lam Mỹ Lan, 2000) (Hình 2.6)
Hình 2.6: Tảo khuê (Bacillariophyta)
(Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Hoài Hà, 2006)
Khi gặp điều kiện bất lợi như thiếu dinh dưỡng khoáng thì tảo khuê sẽ ở trạng
Trang 27nảy mầm và phát triển trở lại (Nguyễn Bá, 2007) Tảo khuê sống ở đáy nhiều hơn sốngtrôi nổi, tảo sống trôi nổi khi phát triển mạnh làm nước có màu vàng nâu hoặc màuvàng lục và gây hiện tượng nước nở hoa (Hoàng Thị Sản, 1999) Tảo khuê nở hoa làm
pH trong nước thấp nhưng không gây độc Ở nước ngọt, tảo khuê gây hiện tượng tảo
nở hoa chủ yếu do Melosira, Asterionella, Fragilaria, Tabellaria.
Ngoài ra, tảo khuê còn là những sinh vật chỉ thị môi trường, cho biết độ ônhiễm, độ mặn, pH của nước vì một số loài có thể hiện diện ở khắp nơi, một số loàikhác chỉ sống được trong môi trường nhất định Tảo khuê là thức ăn chủ yếu của độngvật phiêu sinh, nhuyễn thể, tôm, cá ăn thực vật và một số cá sống đáy (Lam Mỹ Lan,2000)
4.2.5 Vai trò của phiêu sinh thực vật
- Lợi ích:
Tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu đựng được các thay đổi của môi trường,
có khả năng phát triển trong nước thải, có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao,
do đó, người ta đã lợi dụng các đặc điểm này để: Xử lý nước thải và tái sử dụng chấtdinh dưỡng, biến năng lượng mặt trời sang năng lượng trong các cơ thể sinh vật và tiêudiệt các mầm bệnh (Lê Hoàng Việt, 2005)
Tảo là sản phẩm sơ cấp, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong chu trìnhchuyển hóa vật chất và năng lượng trong thủy vực
Tảo là nguồn cung cấp oxy cho thủy vực
Tảo là nguồn cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho tôm cá
Tảo nước ngọt là nguồn phân bón cho nghề trồng trọt
Tảo giàu hàm lượng glucid, protide, các nguyên tố vi lượng, kích thích tố tăng
trưởng nên được dùng làm thức ăn cho gia súc, cho gà ăn tảo Chlorella làm tăng khả
năng sinh sản 40%
Tảo chỉ thị mức độ nhiễm bẩn của nước:
+ Nước rất bẩn (tảo chỉ thị là Polytoma uvella), chứa chát hữu cơ ở dạng cao
phân tử, không có oxy tự do, nhiều H2S, CO2
Trang 28+ Nước bẩn vừa dạng α (tảo chỉ thị là Oscillatorria, Euglena), khi protide phân
hủy tới dạng acid amin và các hợp chất amôn
+ Nước bẩn vừa dạng β (tảo chỉ thị là Melosira, Cosmarium), khi vô cơ hóa tới
NH4+-N, NO2-, NO3- , nước tương đối giàu oxy
+ Nước bẩn ít (tảo chỉ thị là Melosira ilotica), được coi là nước sạch, ít chất hữu
cơ, muối vô cơ vừa phải, thủy sinh vật phong phú
Bùn tảo chữa bệnh phong thấp, rối loạn thần kinh Nhiều loài tảo có chứa iod có
thể chữa bệnh bướu cổ Chiết suất Chlorelin từ tảo Chlorella để sản xuất thuốc kháng
sinh chữa bệnh Nhiều giống loài tảo chứa hàm lượng protein, caroten cao, là nguồn
dược liệu đắt và quý (tảo Dunaliella chứa 50% caroten, tảo Spirulina chứa 70%
protein)…
- Tác hại:
Khi tảo chết và các sản phẩm từ tảo có chất độc làm chết cá và một vài loài thủysinh vật khác Một số tảo tiết ra chất độc làm ảnh hưởng đến nơi trú ngụ của thủy độngvật Một số tảo khi phát triển mạnh trong thủy vực sẽ gây ra hiện tượng nở hoa trongnước làm giảm hàm lượng DO trong nước vào ban đêm gây ngạt các thủy sinh vậtđang sống trong vùng đó (Lam Mỹ Lan, 2000)
4.2.6 Một số yếu tố môi trường đối với phiêu sinh thực vật
Ngoài các yếu tố về sinh học như: các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinhtrùng); các phiêu sinh động vật ăn tảo; sự cạnh tranh giữa các loài thì các yếu tố lý hóacủa thủy vực cũng cần được quan tâm như: Ánh sáng, nhiệt độ, pH, DO, các chất dinhdưỡng (Lê Hoàng Việt, 2005)
- Ánh sáng:
Thực vật trên cạn chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng nhiều hơn các thực vật dướinước Phiêu sinh thực vật sống chủ yếu là quang tự dưỡng, nên hầu hết sống tập trungtrên tầng mặt để tận dụng nguồn ánh sáng mặt trời Vì vậy, ánh sáng cũng ảnh hưởngđến sự phân tầng của PSTV (Dương Trí Dũng, 2009)
- Nhiệt độ:
Trang 29Bức xạ mặt trời là nguồn nhiệt chủ yếu làm cho môi trường nước ấm lên (LêVăn Khoa, 1995) Nhiệt độ của nước ít thay đổi hơn của không khí do nước có các tínhchất nhiệt động học đặc biệt cho phép giảm nhẹ các biến thiên nhiệt độ Thủy sinh vậtthường xuyên chịu đựng nhiệt độ ở mức biến động hẹp hơn là động vật trên cạn(Dương Trí Dũng, 2009) Bên cạnh đó, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới sự phân tầng củaTVTS Thực vật thủy sinh thích hợp với nhiệt độ cao sẽ tập trung ở tầng mặt Nhiệt độthích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sinh là 15 - 30oC (Dương Trí Dũng,2009).
- pH:
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp vàgián tiếp đối với đời sống của SVTS như: Sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinhdưỡng Nồng độ pH của nước tự nhiên dao động từ 6,0 - 8,5; pH thích hợp cho thủysinh vật từ 6,5 - 9 (Lê Hoàng Việt và ctv, 2004)
pH trong môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trìnhphát triển của thủy sinh vật (Dương Trí Dũng, 2009)
- DO:
Oxi cần thiết cho đời sống sinh vật đặc biệt là thủy sinh vật và là chất khí hòatan quan trọng nhất trong môi trường nước (Nguyễn Văn Bé, 1995 trích bởi NguyễnCông Thuận, 2009)
Nồng độ DO phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Quá trình khuếch tán oxy qua bềmặt, quá trình hô hấp, quang hợp của thực vật, quá trình phân hủy chất hữu cơ của visinh vật (Nguyễn Xuân Nguyên và ctv, 2004 trích bởi Nguyễn Công Thuận, 2009)
- Chất dinh dưỡng:
Chất dinh dưỡng trong môi trường nước tồn tại dưới dạng ion hòa tan như:
NH4+–N, NO3- (nồng độ thích hợp từ 0,1 - 1 mg/l), PO43-, Kali, Silic (Dương Trí Dũng,2009)
Trang 304.3 Tổng quan về cây Keo lai
Keo Lai là tên gọi của giống Keo được lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Giống Keo Lai này được Messrs
Herburn và Shim phát hiện đầu tiên vào năm 1972 Năm 1976, M Tham đã kết luậnthông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo Lai cónhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ
Theo Lê Đình Khả (1999), ở Việt Nam, Keo lá tràm và Keo tai tượng đượcnhập vào nước ta từ những năm 1960 nhưng mãi đến những năm 90 thì Keo Lai tựnhiên được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tâycũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992
Đặc điểm hình thái của Keo lai là thân thẳng hơn Keo lá tràm và tròn hơn Keotai tượng, cành nhánh nhỏ và có khả năng tự tỉa cành cao hơn Vỏ thân có màu nâunhạt, mặt vỏ mịn hơn vỏ thân Keo lá tràm, tán lá phát triển tốt, lá Keo Lai thường lớnhơn lá Keo lá tràm và nhỏ hơn lá Keo tai tượng, bề rộng lá từ 4 - 6 cm, dài 15 - 20 cm
có gân trừ gân nằm mép lá là không hiện rõ, lá có màu xanh lục nhạt hơn lá Keo taitượng và không bị úa vàng vào dịp rét
Hoa có màu kem đến màu trắng sắp xếp thẳng dài từ 4 - 10 cm Mùa ra hoa vàotháng 07, tháng 11 Keo lai là loài ít quả và hạt bị biến tính không mang đặc tính trộicủa bố mẹ Keo lai sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ tối cao từ 26 - 34oC và tối thấp
từ 12 - 14oC Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7, phân bố ở độ cao 800 m so với mặtnước biển Cây cao đến 25 - 30 m, đường kính có thể đến 60 - 80 cm
Hình 2.7: Keo lai 1 năm tuổi
Trang 31(Nguồn: Caylamnghiep.vn)
Các kết quả nghiên cứu cho thấy Keo lai là loài ưu việt, nhưng khi nghiên cứu
về hiệu quả của rừng trồng Keo lai mang lại thì ngoài lợi ích sinh thái như các dịch vụmôi trường thì còn phải nhắc đến các hiệu quả kinh tế khác như các lâm sản ngoài gỗ.Trong đó đặc biệt chú ý đến các sản phẩm chủ yếu như nguồn lợi về mật ong rừng.Đây là loại sản phẩm luôn gắn liền với các hệ sinh thái rừng tự nhiên, mang tính chấtđặc trưng cho từng hệ sinh thái rừng khác nhau
Đoàn Hoài Nam (2003) đã tiến hành điều tra sinh trưởng Keo lai tại vùng ĐôngNam Bộ cho thấy rằng mặc dù cây Keo lai là cây cố định đạm, ở rừng non cũng cầnmột lượng phân nhất định để thúc đẩy quá trình sinh trưởng Tác giả đưa ra kết luậnrằng rừng trồng Keo lai được bón lót 100 g NPK/cây và bón thúc 100 g NPK/cây vàonăm thứ hai cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng
Lê Đình Khả (1995) cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về tiềm năng bộtgiấy của Keo lai, tác giả đưa ra kết luận là Keo lai có hiệu quả bột giấy cao, độ chịukéo, độ gấp và độ trắng giấy của Keo lai cũng cao hơn rỏ rệt so với Keo tai tượng vàKeo lá tràm
Ngô Đình Quế và các cộng sự (2008) đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Ảnhhưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam" Tác giả đã tính toán sự hấpthụ khí CO2 của Keo lai ở địa bàn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là: Rừng trồng Keolai các vùng sinh thái, độ tuổi khác nhau thì lưu trữ lượng Carbon khác nhau Tác giảcũng khẳng định, mật độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau thì lưu giữ lượng Carbon khácnhau
Năm 2008, Võ Đại Hải thực hiện đề tài "Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trịthương mại Carbon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam" Tác giả đã tiến hànhnghiên cứu rừng trồng Keo lai ở 4 cấp độ khác nhau (I,II,III.IV) ở mỗi cấp tác giả tiếnhành nghiên cứu sự hấp thụ Carbon ở các cấp tuổi khác nhau từ 1 - 7 tuổi Tác giả đưa
ra các kết quả như sau: Ở các cấp tuổi khác nhau thì hấp thụ Carbon cũng sẽ khácnhau Tổng lượng Carbon hấp thụ trên 1 ha rừng trồng Keo lai là rất lớn và dao độngtrong khoảng 43,85 đến 108,82 tấn/ha Trong cùng một cấp đất, khi tuổi rừng tăng lênthì lượng Carbon hấp thụ trong thành phần cũng có xu hướng tăng lên Tuy nhiên, tổng
Trang 32lượng Carbon hấp thụ phụ thuộc vào mật độ rừng, tình trạng cây bụi, thảm thực vậttươi.
Theo Hoàng Chương (2004) Tràm là loài bản địa duy nhất của nước ta và là loài
có vùng phân bố tự nhiên rộng nhất của chi Tràm Theo các tài liệu khoa học mới đượccông bố gần đây thì loài Tràm có thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng nhiệtđới và cận nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc,Malaysia, miền duyên hải Bắc nước Úc, Ghine và Nigieria ở châu Phi và Brasil ở NamMỹ
Về mặt phân loại học loài Tràm (Melaleuca cajuputi) có 3 loài phụ là:
- Melaleuca cajuputi subsp Cajuputi powell, phân bố ở Indonesia, Australia;
- Melaleuca cajuputi subsp Cumingiana barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam
- Melaleuca cajuputi subsp Platyphylla barlow, phân bố ở Papua New Ghine,
Australia và là giống tràm bản địa chính mọc ở Indonesia
Ở ĐBSCL, rừng Tràm phát triển mạnh ở các vùng đất ngập nước, đất than bùn.Tràm thường mọc tập trung ở những nơi trũng phèn thường gọi là rừng Tràm tự nhiên
ở vùng U Minh hay Đồng Tháp Mười, hoặc gặp phía sau rừng Sác như ở bán đảo CàMau, Bến Tre, Duyên Hải Cà Mau là tỉnh có diện tích rừng Tràm tập trung khá lớn,trong đó rừng Tràm thuần chủng chiếm 62,8 %
Theo Phùng Ngọc Lan et al., (2006) ở ĐBSCL Tràm phân bố tập trung ở 7 tỉnh
và hình thành 3 vùng: Vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp);Vùng Tứ Giác Long Xuyên (An Giang và Kiên Giang); Vùng U Minh thượng và UMinh Hạ (Cà Mau và Kiên Giang)
Trang 33Theo Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm sinh trưởng mạnhthành quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên đất phèn
có độ pH trên dưới 4 Là loài cây ưa sáng, tán tương đối thưa, tăng trưởng nhanh trong
10 năm đầu và kết trái vào khoảng 5 - 7 tuổi
Cây Tràm là một loại cây nếu phát triển tự nhiên có thể cao tới 4 - 5 m Trênthân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài Lá mọc so le, phiến lá hình mác,thường dài 4 - 8 cm, rộng 10 - 20 mm (Võ Văn Chi, 2005) Hoa hình gié ở đầu cành,màu trắng, dài từ 3 - 7 cm trên chót gié có chùm lá nhỏ, lá hoa hình giáo dài 5 - 20
mm Trổ hoa vào tháng 05, kết trái vào tháng 11 (Thái Văn Trừng, 1999)
Theo Võ Thị Gương (2009) rừng Tràm trên đất than bùn cao đến 10 - 15 m,đường kính đạt 30 - 40 cm và mang nhiều dây keo quấn quanh thân Vì sinh trưởngtrên lớp than bùn dày nên cây Tràm tăng trưởng kém cùng với xuất hiện của các loạithảo mộc khác như: Dây Choại (Stenochloena palustris), Dớn (Polybotryaappenddiculata), Mốp (Alstonia spathulata),… Đồng thời, trên loại đất này cũng hàmchứa nhiều yếu tố bất lợi đến sinh trưởng của rừng tràm như dễ bị đổ ngã dưới tácdụng ngoại lực (gió…), các loài Dương xỉ, Dớn, Choại phát triển nhanh trên đất thanbùn, bao phủ mặt đất làm cây tràm con khó phát triển
Tuy Tràm có khả năng chịu được ngập nước nhưng trong môi trường ngập nướctrên 70 cm và thời gian ngập nước hàng năm kéo dài trên 08 tháng, sinh trưởng củaTràm bắt đầu bị ức chế Độ mặn, mức độ phèn hoá, hàm lượng chất hữu cơ cũng ảnhhưởng đến sinh trưởng của Tràm Tràm sinh trưởng thuận lợi trên đất phèn hoạt độngyếu và trung bình Trên đất phèn hoạt động mạnh Tràm sinh trưởng kém (Nguyễn NhưNgọc, 2014)
4.5 Tổng quan về lúa hai vụ
CHƯƠNG 5 Đặc điểm
Cây lúa (Oryza sativa ) là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần
dưỡng Lúa sống một năm, có thể cao tới 1 - 1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp khoảng (2 - 2,5 cm) và dài 50 – 100 cm Rễ chùm, có thể dài tới 2 – 3 km/cây trong thời kỳ trổ bông Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau Khi lúa chín ngã sang màu vàng Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành
Trang 34các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35 – 50 cm Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5 – 12 mm và dày 2 – 3 mm.
5.1.1 Quy trình kỹ thuật trồng lúa
Lúa được trồng 2 vụ trong năm: Vụ Đông Xuân từ tháng 08 đến tháng 01 (âmlịch), Vụ Hè Thu từ tháng 04 đến tháng 07 (âm lịch) Trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhữngvùng đất đã được bố trí sản xuất 02 vụ lúa trong năm, tập trung ở địa bàn huyện TrầnVăn Thời, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau
Chuẩn bị đất :
Diệt cỏ dại, cày hoặc xới, phơi đất từ 7 - 10 ngày, khi đến thời điểm xuốnggiống, tiến hành bơm nước vào ruộng, kết hợp san bằng mặt ruộng, đánh gò thoát nước
để chuẩn đất cho gieo sạ lúa
Chuẩn bị hạt giống và gieo sạ:
Chọn giống: Giống lúa được gieo trồng phổ biến tại Cà Mau: Một bụi đỏ CM, Téphành CM, Tài nguyên đục, Một bụi lùn, ST5, ST20…
Cách ngâm ủ: Ngay khi đổ lúa vào bồn ngâm cần vớt hết các hạt lép lừng ra đểloại bớt mầm bệnh lây lan Thời gian ngâm từ 30 - 36 giờ, sau đó xả bỏ nước và rửasạch hạt giống bằng nước sạch sao cho hạt giống hết mùi chua rồi đem ủ Thời gian ủ
từ 30 - 36 giờ tùy giống đảm bảo hạt vừa nhú mầmlà có thể đem gieo sạ tùy theo công
cụ gieo sạ
Quản lý nước:
Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giữ mực nước ruộng khoảng 1 - 3 cm Giai đoạn
từ 25 - 40 ngày sau khi sạ giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặtđất 15 cm Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày sau sạ, đây là giai đoạn lúa trỗ nên cần giữmực nước trong ruộng cao 3 - 5 cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ nước cho câylúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép, lửng Cây La 70 ngày đến thu hoạch
là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến
Trang 35Quản lý cỏ dại:
Đối với ruộng sản xuất lúa nên sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để hạn chế
cỏ dại, lúa cỏ, lúa lưu trữ ở nền đất ngay trong giai đoạn đầu gieo sạ
Quản lý dinh dưỡng:
Để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cầnchú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng: Bón đúng chủng loại phân, bón đúng nhu cầu sinh
lý của cây, bón đúng nhu cầu sinh thái, bón đúng vụ và thời tiết và bón đúng phươngpháp
Quần xã PSTV có mối tương quan tỷ lệ thuận về mức độ đa dạng thành phầnloài với hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng có trong nước, do đó khi phân bónhòa tan vào nước sẽ làm cho nước ở khu vực trồng Lúa giàu hữu cơ dẫn đến số lượngloài PSTV ở mô hình này cao là đều hợp lí
- Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG
- Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND
- Sâu đục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG vàRegent 10H
- Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H
Bệnh hại:
- Bệnh đạo ôn: Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa họcnhư: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC để phun
- Bệnh khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar Top…
Trang 36- Bệnh bạc lá: Bệnh bạc lá do vi khuẩn gây ra Bệnh lây lan qua con đườnghạt giống Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lýhạt giống.
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ Đỏ)
5.2 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
5.2.1 Kết quả định lượng tảo và tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV
tại khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Lung Ngọc Hoàng
- Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được:
+ Tảo lam có 78 loài, thuộc 2 bộ (Chroococcales và Nostocales) Kết quả điều tra cho thấy, bộ Chroococcales có 9 loài (chiếm 12% số loài), bộ Nostocales có 69 loài (chiếm 88% số loài) Chi Oscillatoria có sự đa dạng về loài cao nhất, nhưng số lượng
cá thể của loài không cao, chỉ rải rác theo các điểm thu mẫu, nguyên nhân có thể do
Oscillatoria chịu tác động của yếu tố giới hạn sự phát triển là Tannin và yếu tố dòng chảy Số lần bắt gặp Oscillatoria tăng lên trong mùa mưa Nguyên nhân do vào mùa
mưa, khu vực Cần Thơ - Hậu Giang xuất hiện vài cơn mưa đầu mùa, nước từ sông Hậu
đổ về Lung mang theo phù sa làm giàu cho thủy vực và pha loãng nồng độ Tannintrong các thủy vực nước chảy tại Lung, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuộc chi
Oscillatoria phát triển Thành phần loài Tảo lam giữa hai mùa không có sự khác biệt
nhiều, có 68 loài được phát hiện vào mùa khô và 64 loài phát hiện được trong mùamưa
+ Tảo lục có 95 loài, 9 bộ Trong 9 bộ tảo lục được phát hiện ưu thế hoàn toàn
thuộc về bộ Chlorococcales với 52 loài và dưới loài, chiếm 54,74% tổng số loài phát hiện Vị trí thứ 2 thuộc về bộ Desmidiales với 29 loài và dưới loài, chiếm 30,53% Ngoài 2 bộ ưu thế là Chlorococcales và Desmidiales có sự đa dạng về họ và chi, 7 bộ
còn lại chỉ xuất hiện đại diện 1 - 2 họ, 1 - 3 chi, mỗi chi cũng chỉ xuất hiện 1 - 4 loài
Vì số loài phát hiện trong 7 bộ này quá ít, dưới các điều kiện môi trường, nếu 1 loàitrong các bộ này mất đi sẽ làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu thống kê thành phần bộ - họ -chi tảo lục ở Lung Ngọc Hoàng Tổng số loài thu được vào mùa khô là 88 loài, nhiềuhơn 31 loài so với tổng số loài được phát hiện vào mùa mưa (57 loài) Rõ ràng thànhphần loài Tảo lục đa dạng hơn nhiều vào mùa khô do sự hạn chế trao đổi nguồn nước
Trang 37giữa khu vực bên trong và ngoài Lung Ngọc Hoàng đã tạo ra các thủy vực giàu chấthữu cơ.
- Qua khảo sát cho thấy, có 9 loại phân bón khác nhau được sử dụng ở vùng trong
và vùng ngoài Lung Ngọc Hoàng Trong đó, 3 loại phân được sử dụng nhiều nhất làphân Ure, phân NPK 25-25-5 và phân Kali Có 3 loại phân được sử dụng ít nhất làphân Đầu trâu TE1, phân Đầu trâu TE2 và phân Lân Tất cả các loại phân trên đềuđược phép lưu hành và sử dụng Lượng phân bón thấp nhất ở vùng trong và vùng ngoàitương ứng 235 kg/ha và 130 kg/ha; lượng phân bón cao nhất lần lượt là 550 kg/havùng trong và 450 kg/ha vùng ngoài
5.2.2 Kết quả thành phần loài tảo tại Trung tâm Nông nghiệp mùa xuân
(TTNNMX)
Qua hai đợt thu mẫu tảo tương ứng với hai mùa khác nhau trong năm là mùakhô và mùa mưa ở 14 điểm khảo sát tiêu chuẩn tại TTNNMX đã thu thập và xác địnhđược 108 loài phiêu sinh thực vật thuộc 38 chi, 31 họ, 22 bộ trong 10 lớp của 4 ngành
Tảo chính là: Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo lam (Cyanophyta), Tảo mắt (Euglenophyta) Trong đó, có 100 loài được ghi nhận vào mùa
mưa và 86 loài được tìm thấy vào mùa khô Thành phần loài tảo tại các vị trí khảo sáttrong mùa mưa có xu hướng tăng lên so với mùa khô, do chất lượng nước được cảithiện khá nhiều trong mùa mưa, hàm lượng các chất ô nhiễm, chất hưu cơ và thànhphần Tannin trong nước được pha loãng rất nhiều nhờ lượng nước đổ về trong mùamưa
Tảo cũng như nhiều loài sinh vật trong nước, chúng rất dễ bị biến động do cáctác động từ các yếu tố lý hóa, cơ học, sinh học,…Mặt khác, môi trường nước trong tựnhiên không đồng nhất mà biến đổi theo từng địa phương, theo từng thủy vực cụ thể
Vì thế đời sống tảo một mặt tuân theo những quy luật chung, mặt khác lại có nhữngđặc điểm riêng trong điều kiện cụ thể của từng thủy vực, từng vùng khác nhau
Tất cả các nhân tố môi trường, ít hay nhiều đều có ảnh hưởng nhất định đến từng quátrình sống của tảo trong thủy vực Vì thế, tại mỗi thủy vực khác nhau, số lượng tảocũng khác nhau
Trang 38Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho những vị trí có mật độ tao caohơn so với các vị trí khác là do tại các điểm khảo sát này chủ yếu nằm trong ao nuôithủy sản hay thuộc khu vực chim sinh sống, đa phần điều là trạng thái nước tù không
có sự trao đổi với bên ngoài, nên hàm lượng các chất hữu cơ trong nước khá cao, códấu hiệu phú dưỡng hóa và đã ghi nhận được hiện tượng tảo nở hoa nên tại các điểmtrên mật độ Tảo khá cao so với những điểm thu mẫu trên các tuyến sống, có lưu vựcnước chảy Bên cạnh đó, nồng độ Tannin trong nước cũng là một yếu tố chủ yếu đểkiềm hảm sự phát triển của một số loài tảo tại các vị trí khảo sát trên sinh cảnh tràm,nồng độ Tannin càng cao thành phần loài tảo tại đây càng thấp và ngược lại Chính vìthế vào mùa mưa số loài tảo tăng lên khá cao Tại các điểm còn lại cũng ghi nhận được
sự giảm xuống về mật độ tảo, do chất lượng nước đã được cãi thiện, các chất ô nhiễmđược pha loãng đi, đồng thời lượng oxy hòa tan tăng lên Các loài tảo đặc trưng chocác thủy vực bị ô nhiễm chất hữu cơ hay bị phú dưỡng hóa có mật độ giảm xuống Cácloài tảo đại diện cho môi trường ít ô nhiễm tăng lên như các loài thuộc ngành Tảo Silic
Coscinodiscus asteromphalus, Melosira varians, Diatoma elogatum Agardh, Navicula gracile,…
Tảo mùa khô tại TTNNMX phân bố không đều theo từng điểm thu mẫu Điểm
có số loài cao nhất là ở sinh cảnh đất trồng lúa, điểm số loài thấp xuất hiện thuộc sinhcảnh rừng Tảo mùa mưa tại TTNNMX phân bố khá đều ở các vị trí thu mẫu Điểm có
số loài cao nhất là ở sinh cảnh đất thủy sản, điểm số loài thấp là thuộc sinh cảnh rừng.Đất thủy sản có diện tích mặt nước khá rộng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cũngnhư ánh sáng phù hợp cho sự phát triển của tảo
Qua khảo sát cho thấy cả vùng trong và vùng ngoài TTNNMX đều sử dụng phổbiến 11 loại phân bón và 32 loại thuốc BVTV được sử dụng, trong đó vùng trongTTNNMX sử dụng 29 loại thuốc và vùng ngoài TTNNMX có 31 loại thuốc Các loạithuốc được sử dụng được chia thành các nhóm thuốc sau: Thuốc diệt ốc, thuốc diệt cỏ,thuốc trừ sâu, thuốc xử lý giống, thuốc trừ bệnh, thuốc điều hòa dinh dưỡng Tất cả cácthuốc trên đều nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng
Trang 39CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019
6.2 Chu kì thu mẫu:
Thu một đợt vào giữa mùa khô
6.3 Địa điểm thu mẫu
Phạm vi vùng đệm VQG U Minh Hạ thuộc 2 huyện U Minh và huyện Trần VănThời tại Cà Mau
6.4 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 7 Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện trên 03 vùng: Vùng chuyển đổi đất trồng Keo Lai,vùng chuyển đổi đất trồng Tràm (trong mỗi vùng chọn 02 biểu loại đất (BLĐ) phènsâu, phèn nông), vùng trồng lúa hai vụ và vùng luân canh Lúa - Tôm, thu thập số liệu:
- Khu vực trồng Tràm và Keo lai trên BLĐ phèn nông: Xã Nguyễn Phích, huyện UMinh
- Khu vực trồng Tràm và Keo lai trên BLĐ phèn sâu: Xã Khánh Thuận, huyện UMinh
- Khu vực trồng Lúa hai vụ: Xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời
- Khu vực luân canh Lúa - Tôm: Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh
Trang 40Hình 3.1 Vị trí thu mẫu