1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIẾNG VIỆT TUẦN 3

8 250 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

TUẦN 3 Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 05 I.Mục tiêu: 1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa phần một vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3) 2. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. - HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật. 3. Hiểu tấm lòng của nhân dân luôn tin tưởng vào cách mạng. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC : Nghìn năm văn hiến. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc. - 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. - GV đọc diễn cảm vở kịch, phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. - HS quan sát tranh minh họa . - Từng tốp HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. - GV giúp HS sửa lỗi phát âm, giọng đọc: hổng thấy, lẹ, tui, Chồng chị à? …và hiểu một số từ được chú giải. - Luyện đọc theo cặp; 1 vài HS đọc lại đoạn kịch. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi nhóm 2 các câu hỏi trong SGK. - Từng HS trình bày trước lớp ý kiến dưới sự điều khiển của nhóm trưởng ; các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý kiến đúng. - Hướng dẫn HS nêu nội dung, ý nghĩa. - 1 vài em nhắc lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai. - 5 HS đọc theo 5 vai. - Từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. - Cả lớp bình chọn HS đọc diến cảm nhất. Hoạt động tiếp nối: - Nêu lại ý nghĩa đoạn kịch. - Chuẩn bị bài sau: Lòng dân (phần 2). - Nhận xét tiết học. LÒNG DÂN TUẦN 3 Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 06 I.Mục tiêu: 1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của vở kịch : Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) 2. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, khiến, câu cảm trong bài; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. - HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật. 3. Hiểu tấm lòng của nhân dân luôn tin tưởng vào cách mạng. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC : Lòng dân. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc. - 1HS giỏi đọc phần tiếp của vở kịch. - HS quan sát tranh minh họa . - Từng tốp HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của màn kịch. - GV giúp HS sửa lỗi phát âm, giọng đọc – đọc đúng các từ địa phương (tía, mầy, hổng, chỉ, nè,…) và hiểu từ được chú giải trong SGK và một số từ HS nêu thêm. - Luyện đọc theo cặp; 1 vài HS đọc lại đoạn kịch. - GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi nhóm 2 các câu hỏi trong SGK. - Một số HS trình bày trước lớp ý kiến dưới sự điều khiển của nhóm trưởng; các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý kiến đúng. - Hướng dẫn HS nêu nội dung, ý nghĩa. - 1 vài em nhắc lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai.VD: Hừm ! Thằng nhỏ lại đây. Ông đó có phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.,……………. - 5 HS đọc theo 5 vai. - Từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất. Hoạt động tiếp nối: - Nêu lại ý nghĩa vở kịch. - Chuẩn bị bài sau: Những con sếu bằng giấy. - Nhận xét tiết học. LÒNG DÂN (tiếp theo) TUẦN 3 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 05 I.Mục tiêu: 1. Xếp được những từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ; hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được. 2. HS khá, giỏi thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2, đặt câu với các từ tìm được ở Bt3. 3. Biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ bảng phân loại để HS làm BT 1,3b – lời giải BT 3b Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC:Luyện tập về từ đồng nghĩa . - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: * Mục tiêu: Xếp được những từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp. - HS đọc nội dung bài tập. GV giải nghĩa từ tiểu thương. - HS trao đổi cùng bạn, ghi ra nháp – trình bày kết quả làm việc. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho những HS làm bài đúng nhất. - GV giải thích thêm một số từ. - HS sửa bài, ghi một từ vào vở. Bài 2: * Mục tiêu: Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. - HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ (cho ví dụ) - HS làm việc theo nhóm đôi, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV và cả lớp nhận xét, kết luận. - HS thi đọc thuộc lòng các từ trên. Bài 3: * Mục tiêu: Hiểu nghĩa từ dồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được. - HS đọc thầm lại truyện Con rồng cháu tiên, suy nghĩ trả lời câu hỏi 3a. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm làm bài 3b trên bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận từ đúng, nhóm làm nhiều nhất. - HS viết vào vở 1 số từ. - Phần 3c HS khá, giỏi làm vào vở, sau đó tiếp nối nhau đọc câu đã làm. - GV nhận xét nhanh, khen những HS đặt câu hay. Hoạt động tiếp nối: - Nêu lại một số từ thuộc chủ đề. - Chuẩn bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa. - Nhận xét tiết học. MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN TUẦN 3 Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 05 I.Mục tiêu: 1. Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưavaf hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả. 2. Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa 3. Giáo dục BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên qua bài Mưa rào, có ý thức BVMT mình đang sống. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh rừng tràm. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Luyện tập làm báo cáo thống kê. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: * Mục tiêu:Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả. - GV mời 1HS đọc nội dung bài tập 1. - HS cả lớp đọc thầm lại bài Mưa rào, trao đổi nhóm 2 trả lới các câu a,b,c,d, SGK trang 32. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến của mình. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng – kết luận cho cả bài tập. Bài 2: * Mục tiêu:Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV gợi ý cho HS: + Mở bài cần nêu những gì? + Trình tự miêu tả. + Những cảnh trong mưa. + Kết bài nêu gì? - Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý vào vở - 2 HS khá, giỏi làm bảng phụ. - Một số HS tiếp nối nhau trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm những dàn ý hay. - HS làm bảng phụ trình bày kết quả cho cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp sửa lại dàn ý của mình. Hoạt động tiếp nối: - Nhắc lại dàn bài chung tả cảnh. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.(chuyển thành một đoạn văn tả cơn mưa) - Nhận xét tiết học. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH TUẦN 3 Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 06 I.Mục tiêu: 1. Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của Bt1. 2. Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí. - HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động. 3. Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bài tả. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Luyện tập tả cảnh - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: * Mục tiêu: Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT. - GV mời 1HS đọc nội dung bài tập 1. - GV nhắc HS chú ý yêu cầu đề bài : Tả quang cảnh sau cơn mưa. - HS cả lớp đọc thầm lại bài 4 đoạn văn, xác định nội dung chính, phát biểu ý kiến của mình. - GV chốt lại với bảng phụ đã viết nội dung chính của mỗi đoạn. - Mỗi HS chọn đoạn để hoàn chỉnh vào vở - tiếp nối nhau đọc bài đã làm. - Cả lớp và GV nhận xét. * GV ví dụ vài đoạn văn hay để HS tham khảo. Bài 2: * Mục tiêu: Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS : dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài tả cơn mưa của bạn HS em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý để thành một đoạn văn miêu tả chân thực. - Cả lớp viết bài vào vở - một số em đọc đoạn văn đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chấm điểm một số đoạn văn hay thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động. Hoạt động tiếp nối: - Về hoàn thành đoạn văn chưa hay. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh. (lập dàn ý cho bài văn tả cảnh trường học). - Nhận xét tiết học. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH TUẦN 3 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 06 I.Mục tiêu: 1. Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp; hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ. 2. Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa. - HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong 1 đoạn văn. 3. Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập1 III.Hoạt động dạy học Hoạt động 1: - KTBC : Mở rộng vốn từ : Nhân dân. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: * Mục tiêu: Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, quan sát tranh minh họa trong SGK, làm bài cá nhân vào vở. - GV mời vài HS lên bảng làm vào bảng phụ. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 1HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ thích hợp. Bài 2: * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ. - HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích một số từ. - HS đọc lại 3 câu tục ngữ a) b) c) làm việc nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ. - GV đặt một số câu gợi ý có thành ngữ đó. Bài 3: * Mục tiêu: Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa. - GV nêu yêu cầu BT, suy nghĩ, chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành một đoạn văn miêu tả. - Một số em phát biểu chọn khổ thơ nào. - GV nhắc HS : có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài và cả những sự vật không có trong bài. Sử dụng từ đồng nghĩa. - Cả lớp viết vào vở rồi tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét, biểu dương những bạn viết hay, sử dụng nhiều từ đồng nghĩa. Hoạt động tiếp nối: - Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về viết lại. - Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG TUẦN 3 Môn: KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: 1. Kể được một câu chuyện (đã chững kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 2. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đã kể. 3. Có thái độ, hành vi đúng đắn về những việc câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh minh họa những việc làm tốt… Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết gợi ý 3. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài. - 1 HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề. - GV nhắc HS: + Câu chuyện em kể là những chuyện đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti-vi . + Đó cũng có thể là câu chuyện của chính em. - HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2 ,3. - GV mời một em đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ và kiểm tra HS chuẩn bị nội dung. - 1 số HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể. Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp, kể cho nhau nghe câu chuyện, nói về suy nghĩ của mình về nhân vật trong truyện. - GV viết lên bảng tên HS tham thi kể và tên câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp – mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ của mình về nhân vật – trả lời câu hỏi của bạn – ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, phù hợp đề bài, người kể chuyện hấp dẫn nhất. Hoạt động tiếp nối: - Nêu lại nội dung đề bài - Chuẩn bị bài sau: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai. - Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA TUẦN 3 Môn: CHÍNH TẢ I.Mục tiêu: 1.Viết đúng chính tả và trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 2. Chép đúng vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. - HS khá, giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. 3. Yêu thích môn học; rèn tính cần thận. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần bài tập 2. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Lương Ngọc Quyến. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: * Hướng dẫn HS nhớ - viết. - HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần viết trong bài Thư gửi các học sinh của Bác Hồ. - HS đọc thầm lại bài chính tả, nêu các từ khó, những chữ dễ sai: hoàn cầu, kiến thiết, trông mong; những chữ cần viết hoa: Việt Nam; cách viết chữ số: 80 năm - Viết bảng con và đọc lại. - HS nhớ lại đoạn thư, tự viết bài – đổi bài soát lỗi . - Chấm 1 số bài; nêu nhận xét chung. Hoạt động 3: * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: * Mục tiêu: Chép đúng vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần. - 1HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK - HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình bảng lớp. - Cả lớp nêu nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần. - GV chốt lại và nhấn mạnh. Bài 3: * Mục tiêu: Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. - GV giúp HS nắm được yêu cầu bài tập. - HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến. - GV kết luận : dấu thanh đặt ở âm chính. - Hai, ba HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh. Hoạt động tiếp nối: - HS về viết lại nhiều lần từ đã viết sai. - Chuẩn bị bài sau: Nghe - viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ. - Nhận xét tiết học. Nhớ - viết: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH . Bt3. 3. Biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ bảng phân loại để HS làm BT 1,3b – lời giải BT 3b. chất tốt đẹp của người Việt Nam ; hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được.

Ngày đăng: 27/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w