1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

T11-CKTKN

25 92 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 276 KB

Nội dung

Tập Đọc ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I/ Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi 2. Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi II/ Đồ dung dạy học: - Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Mở đầu: - Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài: - Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Câu chuyện Ông trạng thả điều 2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi . . . - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc b. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và và trả lời câu hỏi: + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình câu như thế nào? + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? + Đoạn 1, 2 nói lên điều gì? - Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn? - Chủ điểm có chí thì nên - Bức tranh vẽ 1 cậu bé đang đưng ngoài cửa nghe thấy thầy cô giảng bài - HS đọc bài tiếp nối theo trình tự: - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi + Vua Trần Nhân Tông . +Nhà nghèo + Nguyễn Hiền học đến đâu thuộc dến đấy,trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thời giờ chơi diều. + Nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền - 2 HS nhắc lại - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm + Nội dung chính của đoạn 3 là gì? - Ghi ý chính đoạn 4 - Y/c HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều” ? + Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Đoạn cuối cho em biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 4 + Nội dung chính của bài này là gì? c. Đọc diễn cảm - Y/c 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp - Y/c HS đọc theo cách đọc đã phát hiện - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét cách đọc 3. Cũng cố dặn dò + Câu truyện ca ngợi ai? Về điều gì ? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học - Dặn HS phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương trạng nguyên Nguyễn Hiền + Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền - 2 HS nhắc lại - 2 HS đọc thành tiếng. HS trảo đổi vầ trả lời câu hỏi + Vì cậu đôc trang nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều + 1 HS đọc thành tiếng. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hỏi: + Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm sẽ sẽ làm được điều mình mong muốn - Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên - Câu chuyên ca ngợi Nguyễn Hiền thong minh, có ý chí vược khó nên đã đỗ trang nguyên khi mới 13 tuổi - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài - 4 HS đọc. HS cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc + Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Là người ham học, chịu khó nên đã thành tài + Muốn làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó Chính tả : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ. I/ Mục tiêu: - Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. - Làm đúng bài tập 3 ( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho ); làm được BT 2a,b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. II/ Đồ dung dạy - học : - Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a (hoặc 2b), BT3 III/ Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Hướng dẫn viết chính tả + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì? - Tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết - Y/c HS Nhắc lại cách trình bày - Viết, chấm, chữa bài 2.3 Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: a) - Gọi HS đọc y/c - Y/c HS tự làm bài - Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung - Gọi HS đọc bài thơ b) Tiến hành tương tự như phần a) Bài 3: - Y/c HS tự làm bài - Gọi HS đọc câu đúng - GV kết luận lại cho HS hiểu nghĩa của từng câu - HS lên bảng thực hiện y/c HS đọc thuộc lòng bài thơ + Mong ước mình có phép lạ + Các từ ngữ: Hạt giống, đáy biển, trong ruột … - 1 HS đọc thành tiếng - 1 HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp viết vào vở nháp - 2 HS đọc bài thơ a)Trỏ lối sang – nhỏ xíu – sức nóng – sức sống, thắp sáng. - 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK b) nổi tiếng – đỗ trạng – ban thưởng – rất đổi – chỉ xin – nói nhỏ - thửa hàn vi - phải – hỏi mượn – của – dùng bữa – để ăn – đỗ đạt. - 1 HS đọc thành tiếng - Nói nghĩa của từng câu theo ý hiểu của mình. + Tốt gỗ hơn tốt nước sơn : Nước sơn là vẻ ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài. + Xấu người đẹp nét : Người vẻ bề ngoài xấu nhưng tính nét tốt. + Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể : Mùa hè 3. Củng cố dặn dò: - Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS và dặn HS chuẩn bị bài sau ăn cá sống ở song thì ngon,mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon. + Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi. Trăng dù có mờ vẫn sang hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người ở địa vị cao, giỏi ging hay giàu có có dù sa sút thế nào cũng vẫn còn hơn những người khác. ( quan niệm không hoàn toàn đung đắn ) Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I/ Mục tiêu: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian do động từ ( đã, đang, sắp ) - Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1,2,3 ) trong SGK - HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết nội dung BT1 - Bút dạ đỏ + một số tờ phiếu viết sẵn nội dung các BT2, 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Động từ là gì? Cho ví dụ? 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Luyện tập: Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài - Gạch dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa trong từng câu + Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến ? Nó cho biết điều gì? + Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì? Bài 2: - GV phân tích: + Viết “ Chào mào sắp hót…” là không hợp lí vì sắp biểu thị hoạt động chắc chắn xảy ra trong tương lai gần. + Viết “ Mùa na đã tàn…” cũng không hợp lí vì mùa na hết thì chao mào sẽ không về hót như trong câu Chào mào vẫn hót nữa. Vả lại bà mong cháu về để ăn na. Nếu mùa na đã tàn thì bà chắc cũng không sót ruột mong cháu về. Bài 3: - Y/c HS tự làm bài trong nhóm - Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hoặc bỏ bớt từ và nhận xét bài làm - 2 HS trả lời và nêu ví dụ - Lắng nghe - 1 HS đọc y/c và nội dung - 2 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK - Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần . - Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến sự việc được hoàn thành rồi. - 1 HS đọc y/c và nội dung - HS tự làm vào VBT a) Mới dạo nào, nhứng cây ngô……ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. b) Chào mào đã hót…., cháu vẫn đang xa….Mùa na sắp tàn. * HS hoạt động nhóm - Nhận xét chữa bài cho bạn của bạn - Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành + Truyện dáng cười ở điểm nào 3 Củng cố dặn dò: - Những từ nào thường ,bổ sung ý nghĩ thời gian cho động từ? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau - HS trao đổi trong nhóm và dung bút chì gạch chân, viết từ cần điền - HS đọc và chữa bài + Truyện đáng cười ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí HS nêu Kể chuyện: BÀN CHÂN KÌ DIỆU I/ Mục tiêu: - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân diệu kì ( do GV kể ) - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý trí vươn lên trong học tập và rèn luyện. II/ Đồ dùng dạy học: - Các tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài mới 1.1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu 1.2 Kể chuyện ; - GV kể chuyện 1.2 Hướng dẫn kể chuyện: a) Kể trong nhóm Y/c HS trao đổi kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm b) Kể trước lớp - Tổ chức cho HS kể từng đoạn - Nhận xét từng HS kể + Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người ? + Khi cô giáo đến nhà Kí đang làm gì? + Kí đã đạt được những thành công gì? + Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó? c) Tìm hiểu truyện + Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? + Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí? - Lắng nghe - HS trong nhóm thảo luận, kể chuyện. - Các tổ cử đại diện thi kể HS kể - 3 đến 5 HS tham gia thi - Nhận xét đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu + Bị liệt từ nhỏ,hai cách tay em mền nhũn, buông thỏng, bất động. +Đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết, cậu cặp một mẫu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét ngoằn ngoèo. + Hết lớp một, Ký đã đuổi kịp các bạn, chữ viết ngày càng đều hơn, đẹp hơn… Ý đã trở thành sinh viên trường đại học Tổng hợp + Tính kiên nhẫn, bền bỉ, luyện tập kiên trì, vượt lên mọi khó khăn mà Ký đã đạt được những thành công đó. + Phải kiên trì, nhẫn nại, vược lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình + Tinh thần ham học. Nghị lực vươn lên trong cuộc sống 2. Củng cố đặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau Tập Đọc : CÓ CHÍ THÌ NÊN I/ Mục tiêu: - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ : Cần có ý trí,giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản long khi gặp khó khăn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) II/ Đồ dung dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - Tuyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi về nội dung bài 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn luyên đọc và học thuộc lòng GV sữa lỗi phát âm ngắt giọng - HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc phần chú giải - Gọi 1 HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc - Tổ chức cho HS luyện đọc và học thuộc lòng theo nhóm. - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài - Nhận xét giọng đọc 2.3 Tìm hiểu bài + Dựa vào nội dung các tục ngữ trên,hãy xếp chúng vào 3 nhóm ( SGK ) + Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu ? - HS lên bảng thực hiện y/c - HS đọc nối tiếp( 3 lượt) - HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc - 1 HS đọc thành tiếng - 2 HS đọc toàn bài - 4 HS ngồi cùng bàn trên dưới luyện đọc - Mỗi HS đọc thuộc long 1 câu tục ngữ theo đúng vị trí của mình - 3 đến 5 HS thi đọc - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Đọc thầm, trao đổi a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công 1. Có công mài sắt có ngày nên kim. 4. Người có trí thì nên… b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn 2. Ai ơi đã quyết thì hành… 5. Hãy lo bền chí câu cua . c) Khuên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn 3.Thua keo này, bầy keo 6.Chớ thấy sóng cả… 7. Thất bại là mẹ của thành công. - Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh. + Theo em, HS rèn luyện ý chí gì? + Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? - Ghi ý chính của bài 3. Cũng cố dặn dò - Các câu tục ngữ muốn khuyên ta điều gì? - Nhận xét lớp học. Dặn về nhà học thuộc long 7 câu tục ngữ - Phát biểu và lấy ví dụ theo ý hiểu của mình - Giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản long khi gặp khó khăn và khẳng định: Có chí thì nhất định sẽ thành công - 2 HS nhắc lại

Ngày đăng: 27/09/2013, 07:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm - T11-CKTKN
t số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm (Trang 9)
Bài 3: Tính diện tích của hình dưới đây - T11-CKTKN
i 3: Tính diện tích của hình dưới đây (Trang 18)
+ Y/c các nhóm vẽ hình dạng của nhóm   mình   sau   đó   giới   thiệu   về  mình vơi tiêu chí: - T11-CKTKN
c các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình vơi tiêu chí: (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w