Khi tham gia vào TTCK, trên đây là các chỉ sổ cần phải biết để tránh thua lỗ cho người mới bắt đầu
Trang 11.EPS (EARNING PER SHARE) là lợi nhuận (thu nhập) tính trên
mỗi cổ phiếu, hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu.)
Với: Lợi nhuận sau thuế là 4 quý liên tiếp, Nếu nói EPS năm 2017 tức là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu của năm 2017; nếu nói thường EPS thì ta thường mật định là EPS 4 quý báo cáo gần nhất
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Earning per share= net income/average common shares
Số lượng cổ phiếu ở đây có thể là:
- Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông (cho kết quả chính xác)
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ (thuận tiện cho việc tính toán)
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net
Gồm: EPS cơ bản và EPS pha loãng
EPS cơ bản (basic EPS): EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu
ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành
EPS pha loãng (diluted EPS) là EPS do Doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP, phát hành cho cổ đông chiến lược… Nên bị pha loãng cổ phiếu ra
Trang 2EPS pha loãng sẽ có độ chính xác hơn, vì nó phản ảnh sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai
Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0 (P>0), trong khi lợi nhuận doanh nghiệp có thể lãi, có thể lỗ, nên EPS>0, hoặc EPS=<0
• Hay Giá = P/E X EPS
• Khi EPS > 0 thì ta có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E
• Khi EPS < 0 thì ta không áp dụng để tính P/E, mà có thể xài chỉ số P/B
https://cophieux.com/eps-la-gi-chi-so-eps-bao-nhieu-la-tot-hieu-toan-dien-ve-eps/
2.P/E
Viết tắt của Price to Earning Ratio (PER), một số tên gọi khác
như tỷ số P/E, Hệ số P/E;
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price -P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí
Ví dụ:
Nếu giá cổ phiếu của Vinamilk VNM bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500đ thì chỉ số P/E sẽ là 20 ( =150.000 / 7.500), điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong 1 năm Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn
Trang 310 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận
Hiểu đơn giản: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi)
P/E là số liệu được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp
Nhà đầu tư nên phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo (gọi là forward P/E hay P/E dự phóng) Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E
Ví dụ P/E của Vinamilk là 20, một con số khá hợp lý, nhưng nếu Vinamilk tăng trưởng 30% vào năm sau, thì forward P/E của là 15.4, được đánh giá là khá rẻ
Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
• Cổ phiếu đang bị định giá thấp
• Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
• Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
• Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
• Cổ phiếu đang định giá cao
• Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt
• Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
• Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
https://cophieux.com/chi-so-pe/
Trang 43.PEG
P/E được xem là số tiền phải trả cho 1 đồng thu nhập, hay P/E chính là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi
Nhưng thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, đó là 1 trong nhiều lý do tạo nên chỉ số P/E khác nhau giữa các doanh nghiệp
Vậy để khắc phục tình trạng này, thì NĐT sử dụng chỉ số PEG thay thế Chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E (giá/thu nhập) so với tỷ số tăng trưởng G của thu nhập (EPS)
Do đó, chỉ số P/E thể hiện bản chất tĩnh của doanh nghiệp, còn chỉ
số PEG thể hiện bản chất động
Công thức tính chỉ số PEG là:
PEG = PE/G
Với:
• PE: Tức là chỉ số P/E
• G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai (%)
Khi đó ta hiểu:
Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và khi ta có chỉ số G
• Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5
• Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1
• Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75
Chỉ số PEG bao nhiêu là hợp lý?
Trong chứng khoán, chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E & G
Ta có:
Trang 5P/E hợp lý = G
Điều đó: PEG hợp lý = PE/G = 1.
Khi cổ phiếu có Giá (P) để tạo nên: PEG = 1, thì được xem là giá trị thực của cổ phiếu
Nên:
Giá cổ phiếu được xem là đúng giá trị thực, khi cổ phiếu
có chỉ số PEG =1
Hệ quả:
• PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực
• PEG = 1: Giá cổ phiếu đúng bằng giá trị thực
• PEG < 1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực
Khi chỉ số PEG trong chứng khoán ÂM! Cách xử lý.
Như chúng ta đã biết, chỉ số PEG được cấu thành từ 2 chỉ số là PE
& G Vậy khi nào chỉ số PEG âm?
• P/E âm, tức là doanh nghiệp làm ăn lỗ
• G âm, tức là lợi nhuận năm tương lai, ít hơn hiện tại & quá khứ
Trường hợp 1: Chỉ số P/E âm Nếu bạn đã đọc bài kỹ bài về bài
chỉ số P/E Ngọ viết Khi đó P/E âm sẽ không có ý nghĩa về kinh tế (Chẳng có tôi bỏ âm tiền (ông cho tôi tiền), để mua doanh nghiệp ông Hay chẳng ai vừa trả tiền, vừa trao doanh nghiệp thua lỗ của mình – Thà tuyên bố phá sản, giải thể còn hơn)
P/E âm => Không có ý nghĩa về mặt định giá, hay kinh tế
Trường hợp 2: Khi G âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại.
Khi G âm, thì ta nên xét không phải là G của năm sau mà là G dài hạn, từ 3-10 năm!
Khi G âm, thường xảy ra bởi nguyên nhân sau:
Trang 6• Do doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định
• Do doanh nghiệp gặp những khó khăn tạm thời
• Do biến động của kinh tế vĩ mô, chu kỳ kinh tế,
• Do thay đổi của ngành: Taxi truyền thống bị thay thế dần bởi taxi công nghệ
• Do chính vấn đề nội tại của doanh nghiệp
• Đối thủ cạnh tranh
• …
Khi G âm, hay PEG âm (G: dài hạn âm), thì mua cổ phiếu những doanh nghiệp này rủi ro hơn Nhưng cũng hãy chú ý là G ÂM nhẹ
Khi bạn quyết mua cổ phiếu doanh nghiệp này, thì bạn không nên
áp dụng chỉ số PEG âm mà thay vào đó là các chỉ số tài chính khác Ví dụ như P/B, cổ tức…
Khi PEG âm, bạn nên sử dụng công cụ định giá khác
https://cophieux.com/chi-so-peg-la-gi/
4 BVPS (Book-value per share) – giá trị sổ sách của công ty
BVPS=(tổng tài sản-tài sản vô hình-nợ)/số lượng cổ phiếu phát hành
BVPS=total assets – Intangible assets and liabilities
Giá trị sổ sách (giá trị ghi sổ) là tổng giá trị của toàn bộ tài sản (tiền, nhà xưởng, trang thiết bị, vật liệu,…) được ghi trên sổ kế toán trừ đi nợ và không bao gồm lãi
Trong đó:
Tài sản vô hình (tài sản cố định vô hình)=nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế
Trang 7Nợ (nợ phải trả)= nợ dài hạn + nợ ngắn hạn
5 P/V
https://cophieux.com/hieu-chi-so-pb-tu-a-den-z/
http://sfcgroup.vn/tai-chinh/ca-c-chi-so-chu-ng-khoa-n
6 ROA (return on assets) (tiếng nói của doanh nghiệp)
ROA (viết tắt của Return on Assets) – gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời
Công thức:
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Trong đó:
• Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
• Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp.
• P/s: Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
• ROA đơn vị tính là %.
Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản
ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả Tương tự như chỉ số ROE, những chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn Và tất yếu những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng có giá cao hơn
Tóm lại, ROA = hiệu quả sử dụng tài sản
Trang 8ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm
=> Doanh nghiệp tốt.
Lưu ý: Điều này không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài
chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…
Ngành ngân hàng mà duy trì ROA > 2%, cũng đã là khá tốt Vì đòn bẩy của ngân hàng khá cao
Ta còn có công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA 7.ROE
ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn cũng được
Có thể hiểu: Bạn bỏ tiền của chính mình ra (không vay mượn) để
mở quán cà phê, trong 12 tháng có một số tiền lời Thì chỉ số ROE
chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra Cụm từ “một
vốn, bốn lời” thì ROE = 4 / 1 = 4 hay 400%, đơn vị tính ROE là % Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :
ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi
ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty
đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương
Trang 9trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không
Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ
số ROE rất cao
Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%
Đây là tiêu chí rất quan trọng để Buffett lựa chọn công ty, ông muốn công ty có ROE >= 15%
Theo tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil thì ROE của doanh nghiệp cũng phải tối thiểu 15%
ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm
=> Doanh nghiệp tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố động của ROE, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm, tuy nhiên bạn không nên nhìn vào xu hướng tăng giảm một cách vô hồn, mà còn nhìn vào yếu tố tác động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố:
ROE = lợi nhuận biên X vòng quay tài sản X đòn bẩy tài chính
Do đó để tăng ROE thì bắt buộc nhà quản trị phải tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số kia Đó cũng là cách những nhà đầu tư cần đánh giá khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp
Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế/doanh thu:
Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên?
Vòng quay tài sản = doanh thu/ tài sản
Trang 10Doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có?
Ví dụ ban sáng bạn bán đồ ăn sáng, buổi trưa bạn bán cơm bình dân cho dân văn phòng và buổi tối bạn bán cà phê Như vậy với cùng một tài sản là cửa hàng bạn đã gia tăng được doanh thu nhờ biết bán những thứ cần thiết vào thời gian thích hợp
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu
Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách vay nợ thêm vốn để đầu tư Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền
để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả
Ngoài ra còn có những chỉ số liên quan đến ROE như ROI, ROIC…
Những lưu ý khác về chỉ số ROE
– Không được coi trọng quá mức chỉ số ROE, cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để được hiệu quả tốt hơn
– Chỉ số ROE hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó nhà đầu tư sẽ
“mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu
– Vẫn có nhiều phân khúc khác để đầu tư, không nhất thiết phải
có chỉ số ROE cao
8.ROS
Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên
doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu) Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ % Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty Người Việt ta hay nói là bán
Trang 111 lời 1 (tức vốn chi phí = 1 đồng, bán 2 đồng, lời 1 đồng), thì khi
đó ta hiểu ROS = 50%
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó Đơn vị tính là %
Cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ở báo cáo tài chính
Công thức tính tỷ số ROS như sau:
Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu % so với doanh thu Doanh thu là con số dương Vậy nên:
+ Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn
+ Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ
Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
9 GOS
GOS là tỷ suất lợi nhuận gộp là so sánh khá đơn giản giữa chi phí hang hóa mà công ty bạn bán bới khoản thu nhập từ những sản phẩm này Tỷ suất lợi nhuận gộp là tỷ lệ lợi nhuân gộp trên tổng doanh thu được thể hiện dưới dạng phần trăm Nó là cách nhanh chóng và hữu ích để so sánh công ty bạn với đói thủ cạnh tranh hoặc giá trị trung bình ngành Nó cũng đồng thời được sử dụng để
Trang 12so sánh tình trang hiện tại của công tu bạn với hiệu suất làm việc trong quá khứ, đặc biệt trên thị trường khi giá trị hàng hóa có thể dao động một cách đáng kể
Cách tính GOS:
Tỷ suất lợi nhuận gộp=(doanh thu thuần – giá vốn hàng hóa bán)/doanh thu thuần
COGS (Cost of goods sold)= giá vốn hàng bán (giá nguyên vật liệu giá phụ liệu, chi phí lao động, những chi phí trực tiếp tạo ra sản phâm,dịch vụ,…)
10 DAR là tỉ lệ nợ/tài sản (%)
Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là nợ gắn hạn +
nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kì nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ các số liệu này có thể lấy từ bản cân đối kế toán của doanh nghiệp
Tỷ số nợ trên tài sản= Tổng nợ/Tổng tài sản *100%
11.ROIC=ROC
ROIC=lợi nhuận sau thuế/(Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)