HÌNH HỌC SIÊU PHI OCLID

2 518 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
HÌNH HỌC SIÊU PHI OCLID

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐINH VĂN QUYẾT Hình học Nguyễn Cảnh Toàn Với lòng nhiệt tình và say mê khoa học, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong sự nghiệp và trở thành những người nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Nhà toán học, GS, VS Nguyễn Cảnh Toàn cũng là một trong những người như thế. GS,VS toán học Nguyễn Cảnh Toàn sinh tại xã Ðông Sơn, huyện Ðô Lương, tỉnh Nghệ An - là vùng quê có truyền thống hiếu học, có nhiều người học giỏi, xuất sắc, đỗ đạt cao. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều công trình toán học, giáo dục học nổi tiếng, được Nhà nước ta và thế giới thừa nhận. Ðiều đó thể hiện rõ nhất khi đọc cuốn Tuyển tập các bài viết về Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, Nhà Xuất bản đại học Sư phạm, 2006. Một trong số đó là công trình toán học vô cùng uyên bác, xuất chúng và rực rỡ, một lý thuyết toán học mới và hiện đại - Hình học siêu phi Ơclit mà chúng ta có thể tự hào gọi đó là Hình học Nguyễn Cảnh Toàn. Thấm thoát 40 năm trôi qua, kể từ khi Hình học Nguyễn Cảnh Toàn ra đời (1969), đã có biết bao nhiêu sự kiện diễn ra, đang làm cho đất nước chúng ta ngày càng đổi mới và phát triển. Riêng đối với bản thân GS, VS Nguyễn Cảnh Toàn, có lẽ còn ít người, nhất là các bạn trẻ, biết đến những thành tích, công lao đóng góp to lớn của ông cho lĩnh vực toán học và cho sự nghiệp giáo dục của đất nước và thế giới. Sự ra đời và kể từ lúc phôi thai Hình học Nguyễn Cảnh Toàn là cả một chặng đường đầy gian nan, song cũng đầy vinh quang và thắng lợi. Năm 1957, tại Liên Xô, ông miệt mài học tập, nghiên cứu với một nghị lực phi thường và chỉ trong thời gian ngắn (1958), vừa hoàn thiện luận án, vừa tập trung học tiếng Nga, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ toán - lý (bằng tiếng Nga), mở ra con đường "xa vô tận" cho sự nghiệp toán học của ông. Tiếp đến, bằng con đường tự lực, tự nghiên cứu, ông lại là người Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực khoa học cơ bản, bảo vệ thành công và xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học toán học Lý thuyết đối hợp bộ n ở Trường đại học Sư phạm Lê-nin (1963). Khi đó, lý thuyết của ông đã được chứng minh và bảo vệ đầy sức thuyết phục và thán phục của một tập thể Hội đồng các nhà khoa học Xô-viết. " . Nguyễn Cảnh Toàn là một nhà hình học xạ ảnh thiên tài, tinh thông cả phương pháp tổng hợp lẫn phương pháp giải tích .", GS Gla-gô-lép, người đứng đầu phản biện tập thể của Trường đại học Sư phạm Crúp-xkai-a đã nhận xét như vậy. Cho đến khi hình học siêu phi Ơclit ra đời (1969), khi đó được ông gọi là Lý thuyết các không gian có tuyệt đối động và được chính thức công bố qua một bài báo gửi đăng tại một Hội nghị toán học quốc tế ở Ni-xơ (Pháp, 1970). Bài báo này đã được đăng trong kỷ yếu của hội nghị năm 1971. Suốt quãng thời gian tiếp theo, cho đến khi trở thành một lý thuyết mới, có đầy đủ cơ sở, đã được ông tổng hợp và thay cái tên mới: Hình học siêu phi Ơclit (bài tổng quan bằng tiếng Pháp về lý thuyết này đã đăng trong Tạp chí Acta Mathematica, năm 1988, tập 13, số 1, trang 117 - 151). Người cộng sự và cũng là người được ông hướng dẫn trực tiếp làm luận án phó tiến sĩ, hồi đó là NCS Nguyễn Ðăng Phất, Ðại học Sư phạm Hà Nội, phải mất 15 năm (luận án ĐINH VĂN QUYẾT hoàn thành từ cuối năm 1974, bảo vệ đầu năm 1989) mới bảo vệ thắng lợi đề tài của mình. Khi đó, ở Việt Nam chưa có ai nghiên cứu về lĩnh vực toán học này, cho nên đề tài của NCS Nguyễn Ðăng Phất chẳng có ai nhận phản biện và phải "nằm chờ" cơ hội. Thậm chí ngay cả thế giới, tình hình cũng tương tự như vậy. Khi gửi đề tài của mình sang Trường đại học Sư phạm Lê-nin, phải mất gần một năm rưỡi, sau khi "xem xét, nghiên cứu" thận trọng, với đề nghị của ông hiệu trưởng, tập thể các nhà khoa học, chuyên gia của trường đã đi đến quyết định cho phép NCS Nguyễn Ðăng Phất được bảo vệ. Ðây quả là con đường gian nan, đầy chông gai, thử thách đối với thầy trò Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Ðăng Phất. Sau sự kiện này, GS, TS Rô-dăng- phen B.A đã tuyên bố: "Mặc dù lý thuyết về các không gian có tuyệt đối động chỉ mới được nghiên cứu ở một nước là nước CHXHCN Việt Nam, nhưng đề tài luận án hoàn toàn mang tính thời sự, vì nó mở rộng các nghiên cứu về các không gian phi Ơclit cổ điển: không nghi ngờ gì nữa, nó sẽ tìm thấy ứng dụng trong hình học, toán học, khoa học tự nhiên". Còn TS Ki-ri-sen-cô thì khẳng định: "Lý thuyết này mở ra một triển vọng mới, một chân trời mới!". Nỗi tự hào dân tộc lại trào dâng trong tôi khi biết rằng, thế giới có Ni-en Hen-rích A-ben, nhà toán học vĩ đại Na Uy mà Hơ-mi-tê đã ca ngợi: "Người đã để lại công việc cho các nhà toán học nghiên cứu trong 500 năm sau" (xem cuốn Các danh nhân toán học, của tác giả Ngô Thúc Lanh), thì Việt Nam có Nguyễn Cảnh Toàn mà lý thuyết của ông đã mở ra "một chân trời mới" cho toán học. Và cuối cùng, năm 1999, hình học siêu phi Ơclit đã được ông chọn lọc, sắp xếp và nâng cao thành cuốn sách đầu tiên trên thế giới: ULTRA NON EUCLIDIAN GEOMETRY, để lại một di sản toán học vĩ đại và vô giá cho các thế hệ mai sau. Ðể ghi nhận công lao của ông về những đóng góp cho toán học và sự nghiệp giáo dục cũng như tấm gương tự học, năm 2004, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trung tâm nghiên cứu Tiểu sử phục vụ giáo dục (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) quyết định thành lập Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn nhằm trao cho những cá nhân và tập thể có thành tích, công lao lớn trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, v.v. Và như một lẽ tự nhiên, nhưng cũng rất đỗi tự hào vì ngày 24-9-2007, Viện Tiểu sử Hoa Kỳ đề nghị được lấy tên ông để thành lập Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn dành cho các cá nhân có những công trình đóng góp xứng đáng về toán học và giáo dục của quốc tế. TS NGUYỄN NGỌC THÀNH (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) theo NHÂN DÂN . đại học Sư phạm, 2006. Một trong số đó là công trình toán học vô cùng uyên bác, xuất chúng và rực rỡ, một lý thuyết toán học mới và hiện đại - Hình học siêu. đại - Hình học siêu phi Ơclit mà chúng ta có thể tự hào gọi đó là Hình học Nguyễn Cảnh Toàn. Thấm thoát 40 năm trôi qua, kể từ khi Hình học Nguyễn Cảnh Toàn

Ngày đăng: 27/09/2013, 01:10