1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bàn về văn học dân gian

52 2,3K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 338,5 KB

Nội dung

Văn học dân gian Văn học dân gian Khái niệm văn học dân gian - Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân). - Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân. - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc. Các thể loại văn học dân gian 1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ. 2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. 3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ .) 2. Tính truyền miệng. 3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động .) Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc 1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân. 2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc. Tát nước đầu đình Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp cho một thúng sôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Lời bình 1 Văn học dân gian "Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận hỏi Đào" . Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc: "Gặp đây anh lắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử": "Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà" Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (Kiều). Bỏ đi sao đành, khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh: "Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu" Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa", "mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao). Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang gọi bóng gió: "cô ấy". Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ cười, mái tóc . như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi: "Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình vang ngân: "Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau". Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho giúp cho ." tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới. 2 Văn học dân gian Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên . đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị . của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp . là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng. Một số bài tập Baì 20591 Bình giảng bài ca dao “Tát nước đầu đình”. BÀI LÀM “Tát nước đầu đình” còn được nhiều người gọi là “Bài ca xin áo”. Là bài ca tỏ tình, là tiếng hát giao duyên của anh trai cày sau luỹ tre xanh thuở nào. Trai gái làng quê xưa đã tình tự, đã giao duyên, đã hát ghẹo nhau nơi sân đình, nơi gốc đa,… để rồi “chín nhớ mười thương”, để rổi “Yêu nhau cởi áo cho nhau - Về nhà dối mẹ, qua cầu gió bay”. Có ngàn vạn mối tình thì cũng có ngàn vạn cách tỏ tình “dịu ngọt”; - “Gặp đây Mận mới hỏi Đào, Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa? .” “Đôi ta được gặp nhau đây, Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng”. “Tình yêu làm cho trái tim biết hát”, làm cho “con mắt có đuôi”, để rồi cùng “xe chỉ luồn kim”. Anh trai cày trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” đã từ chuyện “hôm qua” mà nói chuyện “hôm nay” và chuyện trăm năm “sau này”. Chuyện hôm qua là chuyện anh mải miết làm ăn mà đãng trí nên mới để…, thật chàng đáng trách mà lại rất dễ thương: “Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin…” Cái cớ mà chàng trai cày bịa ra thật đậm đà, đáng yêu. Cô thôn nữ mà anh gặp “xin áo” hôm nay chính là người từng “để thương, để nhớ, để sầu” cho anh đã bao lâu rồi. Anh lấy cớ “mất áo” để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là một cách duyên cho đậm đà, cho tình tứ. Cô thôn nữ xinh giòn ấy đã bị buộc vào một cảnh ngộ “khó xử”: “Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà.” Đã từ lâu lắm rồi, từ những ngày xửa ngày xưa, cái áo từng được trai gái yêu nhau dùng “để làm tin trong nhà”, một chút kỷ vật của mối tình đầu đẹp: “Anh về để áo lại đây, Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng”. Hoặc: “Áo xông hương của chàng vắt mắc, 3 Văn học dân gian Đêm em nằm em đắp lấy hơi”. Chiếc áo đã trở thành “cái cầu” thương nhớ, giao duyên. Thật là hồn nhiên, tự nhiên: quên áo sau khi tát nước, chuyện mới xẩy ra hôm qua ở đầu đình. Cô thôn nữ chắc là đã “lặng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng” (Truyện Kiều). “Em được thì… Hay em để…”, nhẹ nhàng thế thôi, dịu ngọt thế thôi, em bỏ đi sao đành? Ở cái tuổi hoa, tuổi nụ, cô thôn nữ sao mà chẳng “xôn xao” trong lòng trước ánh mắt, tấm lòng đầy tin cậy của chàng trai? “Em” làm sao nỡ bỏ đi khi nghe “anh” thổ lộ gia cảnh: áo anh không rách, nó chỉ “sứt chỉ đường tà”, nhưng “áo anh sứt chỉ đã lâu”, bởi lẽ” “Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu” Không phải thổ lộ để cầu xin một chút thương hại. Anh đã gợi lên trong lòng thiếu nữ một tình thương. Cô xúc động khi nghe anh nói. Anh đang cần một người như cô để săn sóc mẹ già, cần một người đẹp đôi như “em” để xây dựng một tổ ấm gia đình. Chàng trai đã đến với thiếu nữ bằng tất cả tấm long tin yêu chân thành, chân thật, với tất cả nỗi lòng khao khát tình yêu hạnh phúc gia đình. Anh là một con người siêng năng chịu khó. Anh là một đứa con hiếu thảo. Anh là một trai tơ “vợ anh chưa có”. Tiếng nói của anh, gia cảnh của anh “đánh thức” trong lòng thiếu nữ biết bao tình yêu thương “trong buổi mới lạ lùng” ấy. Và cô hiểu rằng, anh không thể thiếu cô trong cuộc đời và cô phải đến với anh bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Cái áo “sứt chỉ đường tà” đã đi trọn “một vòng đời” khi anh nhẹ nhàng, nửa kin nửa hở nói: “Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”. “Cô ấy” là cô nào, một cách nói bóng gió dễ nghe. Chữ “cùng”là cách nói “buông”, nghĩa là cùng ăn, cùng ở, cùng nên vợ nên chồng. Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh còn mẹ già: “mẹ già bằng ba lần cửa”, “Mẹ già như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Từ chỗ gọi bằng “em” khi xin áo, chàng trai cày đã chuyển sang nói bóng gió: “cô ấy” khi mượn khâu áo “sứt chỉ đường tà” “Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ tra công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho”. Anh là một con người chu tất, trọn vẹn trong ứng xử. Anh sống nhân hậu, tình nghĩa thuỷ chung. Chàng trai nói về chuyện “trả công”, nói về chuyện “giúp cho”. Rất hậu hĩnh. Chỉ khâu cái áo sứt chỉ đường tà mà anh anh sẽ “giúp cho”: “một thúng xôi vò”, “một con lợn béo”, “một vò rượu tăm”. Cùng với lời nói, đến đây khoé mắt, đuôi mày, nụ cười, mái tóc… như đều biết thổ lộ tâm tình, đều cùng tham dự vào cuộc tỏ tình, giao duyên. mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ “một” đã thành “đôi” tự bao giờ rồi” “Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo”. Bài ca dao - bức thông điệp cầu hôn – đã thấm sâu vào tâm hồn thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình ngân lên: “Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.” Trả công khâu áo bằng một lễ cưới to tát, sang trọng, có cheo cưới đàng hoàng. Anh đã nói rất dễ thương một điều “rất khó nói” xưa nay. Anh trai cày đã đến với thiếu nữ bằng một nỗi ước mong chân thành. Các điệp ngữ: “giúp cho…giúp cho…giúp cho…” tạo nên một ngữ điệu 4 Văn học dân gian nồng nàn, ý vị, thiết tha, biểu lộ một ước mơ tốt đẹp nên vợ nên chồng mà anh trai cày đang hướng tới. Con chim khoe giọng hót. Hoa thì khoe sắc khoe hương. Anh thợ mộc Thanh Hoa kheo tài chạm trổ… “một đèn anh để đợi chờ nàng đây”. Còn anh trai cày lại mượn chuyện bỏ quên cái áo “sứt chỉ đường tà”… Trai gái làng quê xưa đã tỏ tình, đã giao duyên… đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm ấm hạnh phúc “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”… là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. “Bài ca xin áo” đâu chỉ là chuyện “Tơ tằm đã vấn thì vương – Đã trót đau díu thì thương nhau cùng”, mà còn cho thấy: cheo cưới là thuần phong mĩ tục, là nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Chân thành, tế nhị… trong tỏ tình, ước mong nên vợ nên chồng của anh trai cày trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” thật đáng yêu, đáng trân trọng. Bài ca người thợ mộc Anh là thợ mộc Thanh Hoa, Làm cầu, làm quán, làm nhà . khéo thay! Lựa cột anh dựng đòn tay, Bào trơn đóng bén nó ngay một bề. Bốn cửa anh chạm bốn dê Bốn con dê đực chầu về tổ tông, Bốn cửa anh chạm bồn rồng, Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo. Bốn cửa anh chạm bốn mèo, Con thì bắt chuột, con leo xà nhà. Bốn cửa anh chạm bồn gà, Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn. Bốn cửa anh chạm bốn lươn, Con thì thắt khúc, con trườn bò ra. Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dưới là hoa sen. Bốn cửa anh chạm bốn đèn, Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ. Một đèn đọc sách ngâm thơ, Một đèn anh để đợi chờ nàng đây. Lời bình Tục ngữ có câu: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kì", hoặc: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Thuận Quảng". Thợ mộc dù giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Thợ mộc làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây dựng cung điện thời Lê - Thịnh, thời Nguyễn sau này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoá. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là "Anh làm thợ mộc Thanh Hoa". Theo ý chúng tôi là “Anh là thợ mộc Thanh Hoa”; một chữ là biết mấy tự hào khi chàng trai xưng danh với cô gái. Không phải thợ mộc tầm thường mà là thợ mộc Thanh Hoa xây dựng cung điện đấy nhé! Hai chữ "khéo thay" cũng là lời tự khen, khoe tài của anh: "Làm cầu, làm quán, làm nhà . khéo thay"! Có tài thực mà khoe khoang thì cũng chẳng hay ho gì! Ở đây, chàng thợ mộc Thanh Hoa khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương, được chúng ta đồng tình. 5 Văn học dân gian Câu 3,4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc "bào trơn, đóng bén" . Từ câu thứ năm trở đi, bằng biện pháp liệt kê, chàng thợ mộc khoe tài chạm trổ của anh. Năm bức chạm con vật: dê, rồng, mèo, gà, lươn. Hai bức chạm cảnh: hoa và đèn. Có bức chạm tứ linh: rồng, nhưng đã được cách điệu dân gian hoá, bình dị hoá. "Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo" Con lươn có gì đáng chạm? Với tài nghệ điêu luyện, bức chạm lươn vô cùng sống động, tuyệt khéo: "Bốn cửa anh chạm bốn lươn Con thì thắt khúc, con trườn bò ra". Nghệ thuật cổ phương Đông lấy cái cân xứng làm thành một tiêu trí của cái đẹp. Hội hoạ, chạm trổ, kiến trúc, thơ văn . hay miêu tả cảnh vật qua bộ tứ bình: tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông; ngư tiều, canh, mục .nghệ sĩ lấy cái đối xứng, cái hài hoà làm trọng. Trong bài ca dao này, các tiểu đối đã làm rõ vẻ đẹp bức chạm đầy mĩ thuật của chàng thợ mộc: - Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo. - Con thì bắt chuột // con leo xà nhà. - Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn. - Con thì thắt khúc // con trườn bò ra. - Trên là hoa sói // dưới là hoa sen. - v.v . Cái hồn của bức chạm 5 con vật được thể hiện ở trạng thái động: " Chầu về tổ tông", "rồng ấp rồng leo", "bắt chuột . leo xà nhà", "gáy ra ăn vườn", "thắt khúc . trườn bò ra". Tất cả các bức chạm đều cho thấy anh thợ mộc là con một người rất tài hoa. Anh còn là một chàng trai đa tình. Làm nghề thợ mộc dù giỏi đến mấy cũng thuộc vị thế tầm thường qua sự xếp đặt 4 lớp người trong xã hội phong kiến. Bức chạm hoa - hoa sói , hoa sen - là một ngầm ý: khoe tâm hồn thanh cao. Chàng trai đang tỏ tình không phải là loại người vai u thịt bắp đâu nhé! Bức chạm đèn mới thật kì diệu. Hai ngọn đèn cho người khéo tay hay lam hay làm - chính là cô gái - để dệt vải, để quay tơ. Đèn thứ ba, để cho ai, "đọc sách ngâm thơ"? Một con người nho nhã đang tỏ tình với nàng. Ngọn đèn thứ tư là ngọn đèn hạnh phúc: "Một đèn anh để đợi chờ nàng đây". Có thể nói bức chạm đèn rất đẹp, đẹp về mặt mĩ thuật, đẹp ở tâm tình chàng thợ "mộc", đó là một con người luôn luôn hướng về một cuộc sống lao động, êm đềm hạnh phúc của lứa đôi trong mỗi gia đình Việt Nam. Cấu trúc bài ca dao cân xứng, hài hoà. Giọng điệu hồn nhiên tự tin và chân thành. Chàng thợ mộc Thanh Hoa là một chàng trai tài hoa và đa tình: Anh là một con người dễ mến dễ thương. 6 Văn học dân gian Một số bài tập Baì 20592 Bình giảng bài ca dao “Bài ca người thợ mộc”. BÀI LÀM Tiếng hát giao duyên, tỏ tình của trai gái làng quê xưa được thể hiện trong ca dao, dân ca rất hay, rất đậm đà” “Gặp đây Mận mới hỏi Đào…”, “Hôm qua em đi hái dâu…”. “Tát nước đầu đình…”, và “Bài ca chàng thợ mộc”. Với 20 câu lục bát đi liền một mạch, qua ánh mắt và nụ cười, chàng thợ mộc tài hoa và đa tình mượn chuyện chạm trổ của mình để tỏ tình với cô thôn nữ. Bốn câu đầm ấm áp với bao tình quê vơi đầy. Chàng trai đã xưng danh, xưng nghề, xưng quê hương bản quán. Cũng như nhiều thiếu nữ khác đã bẽn lẽn nói về mình: “Em là cô gái đồng trinh…”, “Em là con gái kẻ Mơ…”, chàng trai thật đàng hoàng tự tin nói với cô thôn nữ: “Anh là thợ mộc Thanh Hoa Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay! Lựa cột anh dựng đòn tay, Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề.” Tục ngữ có câu: “Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kỳ”, hoặc: “Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Thuận Quảng”. Thợ mộc dù tài giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Chỉ có thợ mộc làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây cung điện thời Lê-Trịnh, thời Nguyên sau này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoa. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là “Anh làm thợ mộc Thanh Hoa”, vì quen miệng theo đà 3 chữ “làm” trong câu ca thứ hai nên mới lầm lẫn như thế! Một chữ “là” biểu lộ biết bao tự hào về quê hương bản quán, về nghề nghiệp truyền thống của mình. Không phải là một tay “đục đẽo” tầm thường, mà anh chính là thợ mộc Thanh Hoa từng xây dựng cung điện, nổi danh tài ba. Ba câu tiếp theo, anh tự khẳng định mình là một người làm ăn giỏi, một thợ mộc giỏi toàn diện, nổi danh tài ba. Ba câu tiếp theo, anh tự khẳng định mình là một người làm ăn giỏi, một thợ mộc giỏi toàn diện, biết “Làm cầu, làm quán, làm nhà”, biết “lựa cột dựng đòn tay”, biết “bào trơn đóng bén”. Hai chữ “khéo thay” là tự khen, tự khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương và được chúng ta đồng tình. Vả lại, thói đời xưa nay vẫn thế “Gái tham tài, trai tham sắc”. Câu 3, 4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc “bào trơn, đóng bén…” mà khoe? Mười câu ca dao tiếp theo, bằng biện pháp liệt kê, anh thợ mộc Thanh Hoa nói với cô thiếu nữ về nghệ thuật chạm trổ về những con giống. Mỗi con vật được chạm trổ đều có đôi, có đàn; con nào cũng đều mang một hình thù, một dáng vẻ khác nhau, trong trạng thái động. Nghệ thuật chạm trổ đạt đến trình độ cực kỳ điêu luyện, sáng tạo, đẹp mắt và hấp dẫn. Đình đền, cung điện… mới chạm rồng; vật linh thiêng trong nhóm tứ linh: long, li, quy, phượng. “Long vân giao hội” v.v… là những bức thêu, bức chạm đã được nghệ thuật cổ phương Đông quy phạm, làm biểu tượng cho cái đẹp, cho uy quyền của đế vương. Anh thợ mộc Thanh Hoa cũng chạm rồng, nhưng chỉ là “Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo”. Con rồng dưới bàn tay chạm trổ của anh đã được cách điệu đậm đà màu sắc nghệ thuật dân gian, và trong một chừng 7 Văn học dân gian mực nào đó, nó gợi ra một khát vọng sống trong sinh sôi nảy nở, trong hạnh phúc tròn đầy, tươi vui. “Bốn cửa anh chạm bốn dê, Bốn con dê đực chầu về tổ tông”. Dân gian quan niệm con quạ và con dê là hai loài vật tình nghĩa nhất. Đã từng có lời ca truyền tụng: “Quạ còn mớm mồi lại, Dê còn giữ lễ quỳ, Khuyên ai đạo làm con, Đọc sách nên có hiểu”. Bức chạm “Bốn con dê đực chầu về tổ tông”, biểu lộ một cách kín đáo về một tấm lòng ân nghĩa thuỷ chung, thoáng hiện chất hóm hỉnh, tinh nghịch, phong tình. Sau lời giới thiệu chạm bốn con dê đực là một tiếng cười khẽ đưa duyên… Anh khoe tài, không chỉ biết chạm dê, chạm rồng mà còn biết chạm những con vật gần gũi với đời sống dân dã, gắn bó với mọi người nơi đồng nội, trong vườn tược của mỗi gia đình chốn quê” Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dưới là hoa sen. Bốn cửa anh chạm bốn đèn, Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ. Mèo bắt chuột, gà gáy… con vật nào cũng đáng yêu, có ích, sống động, biểu tượng cho đức tính chăm chỉ, cần mẫn, hay lam hay làm. Bức chạm lươn thật kì lạ! Con lươn có gì mà đáng chạm? Là người đồng hương của Trạng Quỳnh nên anh mới chạm lươn chăng? “Thân lươn bao quản lấm đầu” ấy đã được chàng thợ mộc Thanh Hoa chạm trổ rất bay bướm và có thần” Bốn cửa anh chạm bốn lươn, Con thì thắt khúc, con trườn bò ra. “Thắt khúc” và “trườn bò ra” là hai nét chạm cực khéo, làm cho con vật đơn sơ, bình dị được nghệ thuật “thổi hồn vào”. Có thể nói, 5 bức chạm dê, chạm rông, chạm mèo, chạm gà, chạm lươn, bức nào cũng sống động, khéo léo, tài ba. Qua những bức chạm ấy, anh thợ mộc Thnh Hoa kín đáo thổ lộ với người bạn tình một nỗi ước mong về cuộc đời có âm dương, có đôi lứa, có no đủ sung túc, có hoà hợp yên vui, được sống hạnh phúc trong một mái ấm gia đình do tài năng anh tự vui đắp nên. Nói ca rồi anh nói gần, anh đã làm cho thiếu nữ “Lặng nghe lời nói như ru…” Chàng thợ mộc giới thiệu bức chạm hoa” “Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dưới là hoa sen”. Có hoa thì hương thơm ngào ngạt như hoa sói. Có hoa thì rực rỡ “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh - Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như hoa sen. Bức chạm này cũng gởi gắm bao nết tài hoa, thơ mộng, bởi lẽ “Lòng đời chắc nặng lắm – Hoa sói hoài không thôi” (Hoa về - Huy Cận). Sau bức chạm hoa là bức chạm đèn. Mỗi cây đèn soi tỏ một nét tâm tình dưới tổ ấm gia đình hạnh phúc. “Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ” hướng về cô nàng khéo tay hay làm. Cây 8 Văn học dân gian đèn thứ ba: “Một đèn đọc sách ngâm thơ” chiếu sáng một tâm hồn thanh cao nho nhã. Cây đèn thứ tư là “cây đèn thần”, cây đèn ước hẹn chờ mong “đèn thương nhớ ai – mà đèn không tắt”,… Lời tỏ tình thật hồn nhiên, chân tình, duyên dáng” “Một đèn anh để đợi chờ nàng đây”. Đó là một tiếng nói yêu thương, nồng nàn, dịu ngọt, một tiếng nói có mùi thơm của hương hoa, có ánh sáng của lửa đèn và chứa chan hy vọng về ngày mai hạnh phúc. Tóm lại, bài ca dao “Bài ca chàng thợ mộc” là một trong những bài ca dao tỏ tình hay nhất, ý vị nhất. Tất cả 20 câu lục bát là lời độc thoại của chàng thợ mộc về quê quán, nghiệp nghề, về tài hoa… Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài để tỏ tình. Con người tài hoa, đa tình ấy mới đáng yêu làm sao! Cấu trúc vần thơ, câu thơ cân xứng kết hợp với các biện pháp điệp ngữ, liệt kê làm cho lời tỏ tình trở nên duyên dáng, hồn nhiên, dung dị như tấm lòng hồn hậu, chan chứa yêu thương và khát khao hạnh phúc lứa đôi của chàng thợ mộc Thanh Hoa. Câu ca nào cũng ngọt ngào đằm thắm để thương để nhớ trong lòng người bao lâu nay một vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng cân xứng, hài hoà. Cuộc sống vốn thế, tình yêu vốn thế” “Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo” “Con thì bắt chuột // con leo xà nhà” “Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn” “Con thì thắt khúc // con trườn bò ra” “Trên là hoa sói // dưới là hoa sen” “Một đèn dệt cửi // một đèn quay tơ” “Bài ca chàng thợ mộc” còn là một bài hát ngành nghề đậm đà ý vị mang tình quê hương. Con người có bàn tay vàng ấy đã đem tài nghệ, tài hoa làm đẹp cuộc đời, xây đắp hạnh phúc cuộc đời trong tình yêu và hy vọng: “Một đèn anh để đợi chờ nàng đây” Có thực tài và dám đàng hoàng đem tài hoa ra để tỏ tình, để giao duyên như chàng thợ mộc Thanh Hoa mới đáng yêu chứ. Vượt biển Tóm tắt "Vượt biển" là một truyện thơ dân gian Tày, Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ. Tiếng Tày, Nùng gọi là "Khảm hải". Truyện được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ ba bể, tỉnh Bắc Cạn. Các thầy cúng xưa nay vẫn đọc "Vượt biển" trong những buổi lễ cầu hôn, cầu mát nghe rất não nùng, ai oán. Có thể tóm tắt truyện thơ "Vượt biển" như sau: Có hai anh em nhà kia mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Sau khi người anh lấy vợ, rồi giàu có. Người anh trở nên nhạt nhẽo và bỏ mặc em sống nghèo đói lam lũ, rách rưới. Chị dâu thương tình vá áo cho đứa em chồng. Lưng áo rách của em đã in những ngón tay chàm của chị dâu. người anh đi làm về nhìn thấy vết tay chàm trên lưng áo em, ghen tức. "Chém đầu em treo ngọn cọ, Chặt chân em treo ở ngọn vông". 9 Văn học dân gian Em chết đau đớn, oan khuất. Linh hồn không nơi lưng tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm phủ bắt làm sa dạ sa đồng - phu chèo thuyền trên biển ma. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài 12 rán nước, đay thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các sa dạ sa đồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương), sa dạ ngồi trên bờ biển than khóc, khiếp sợ nghĩ đến cảnh phải vượt biển trở lại tiếp theo . Phân tích đoạn thơ "Chèo thuyền vượt biển" Ở dương gian, người em trải qua nhiều cái khổ: mồ côi, cô đơn, đói rách, bị anh giết chết một cách dã man và oan uổng. Xuống địa ngục lại trở thành sa dạ sa đồng, phải trèo thuyền vượt qua biển dữ, biển ma. Hải trình là 12 rán nước, mỗi rán nước là một cửa tử, rùng rợn vô cùng. Phép liệt kê tăng cấp cùng với tiếng than khóc, tiếng biển sôi, biển réo tạo nên cảnh chết vô cùng hãi hùng! Rán thứ chín "mặt biển nước sôi gầm réo", rán thứ mười "nước trời băng băng, làm cho con thuyền "cánh dầm tung bốn góc". Rán thứ mười một "sóng đuổi sóng xô đi", v.v… Thuỷ quái, nhất là con "ngọ lồm" - quỷ biển ma - đón đường cắn xé sa dạ sa đồng. Phu chèo thuyền kinh hãi, cất tiếng khóc than: "Biển ơi, đừng giết tôi Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền". Họ gọi nhau "chèo mau lên, chèo cố" giữa biển ma mịt mù và cái chết nơi cõi âm bủa vây. Các slay - quan quân lên bờ, có người "ôm hoa", "ôm hương", có người "cầm nón", "cầm ô", "xách giầy hoa .giầy đẹp", gánh gồng bao của quý "đi lễ người". Còn các sa dạ sa đồng, hồn ma của người em bất hạnh ngồi trên bờ biển càng cảm thấy cô đơn, nghĩ đường về nhà kinh hãi: "Chèo thuyền qua lò than, qua biển Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung". Hết rán nước này qua rán nước khác, chèo thuyền đi rồi lại chèo thuyền về trên biển ma - kết cấu chuyển dịch nhằm diễn tả những kiếp người luân hồi đau khổ. "Vượt biển" qua giọng đọc và khấn cầu của thầy cúng, ai đã một lần được nghe mới súc động trước âm điệu thê thiết não nùng, mới cảm thấy cái khủng khiếp của bể trầm luân và thương sót với những kiếp người đau khổ, bất hạnh. Truyện thơ "Vượt biển" là tiếng kêu đau thương từ cõi âm vọng về cõi dương. Đó là nội dung nhân đạo của nó. Tiễn dặn người yêu Tóm tắt "Tiễn dặn người yêu" là một truyện thơ dài 1846 câu của người Thái ở Tây Bắc nước ta. Truyện kể về một mối tình chung thuỷ của lứa đôi, trải qua nhiều trắc trở đắng cay, cuối cùng cũng đoàn tụ. Cốt truyện như sau: Chàng trai nhà nghèo yêu một cô gái. Hai người có bao kỷ niệm đẹp êm đềm và từng gắn bó thề nguyền:"Sông Đà cạn bằng chiếc đũa hãy quên". Anh nhờ người mối lái, lo lễ vật đến xin ở rể, nhưng bố mẹ cô gái chê anh nghèo, không nhận lời. Cô bị bố mẹ ép gả cho một người con 10 [...]... khỏe khoắn yêu đời,ham sống 16 Văn học dân gian Chử Đồng Tử và Tiên Dung cùng nhân dân lao động ,biến một vùng sông nứơc hoang vu thành nơi xóm làng đông đúc.Hai người học được phép tiên rồi bay về trời Chặng này kể tiếp về những gì xảy ra với hai nhân vật kể từ sau hôn nhân.Có ba sự kiện tạo thành ba chi tiết chủ yếu sau: - Hai người không hề về triều đình ở lại cùng nhân dân “ làm ăn ngày một thịnh... các anh hùng khác ở các tác phẩm sử thi là phẩm chất của dân tộc,bộ lạc,của nhân dân. Họ mang tầm cỡ và vẻ đẹp dân tộc.Nói cách khác,khi xây dựng hình tượng anh hùng,sử thi nhằm đề 31 Văn học dân gian cao,thậm chí phóng đại,sức mạnh cộng đồng trong các cuộc chiến tranh hay quá trình dựng xây đất nước - Do yêu cấu biểu hiện y thức cộng đồng,sức mạnh dân tộc,nghệ thuật của sử thi có những đặc trưng riêng... hệ ấy được truyện dân gian kết tinh vào hình tượng nhân vật Chử Đồng Tử cùng vợ là công chúa Tiên Dung.Từ một chàng trai sống bằng nghề đánh bắt cá ven sông (chặng 1) Chử Đồng Tử trở thành một vị thủ lĩnh đã điều khiển nhân dân lao động,cải tạo một vùng lầy thụt ven sông thành nơi xóm làng định cư sung túc ( chặng 3 ) là một sự phát triển hợp lý của hình tượng nhân vật văn học dân gian. Người cầm đầu... nước ta ngay từ thời Bắc thuộc.Có điều người bình dân Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng cảu Đạo giáo mà ít quan tâm đến khía cạnh lý thuyết triết học của nó như tầng lớp trí thức và tầng 17 Văn học dân gian lớp quý tộc.Họ bắt gặp ở Đạo giáo cái phần khuyến khích con người sống một cách tích cực,phấn đấu cho hạnh phúc ở ngay kiếp này.Cái phần mà người bình dân muốn hướng đến ấy cũng là để chống lại những ràng... tích,kết hợp phát biểu cảm nghĩ riêng của người viết về cuộc hôn nhân Tiên Dung-Chử Đồng Tử,cũng chính là nét dẹp độc đáo của tác phẩm.Do đó,phải trên cơ sở phân tích hai nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung(chủ yếu phẩm chất cao quý, ước mơ về cuộc đời tự do,phóng khoáng giữa đất trời,giữa nhân dân) và cuộc hôn nhân giữa hai người,người viết 18 Văn học dân gian nêu lên suy nghĩ,cảm xúc của minh.Cụ thể,lưu... (mà thei lời Tiên Dung là không cưỡng được với trời) ! Một vài điều cần biết về chuyện cổ tích 1 Cổ tích là tích cũ, chuyện xa xưa, ra đời khi xã hội có áp bức, bóc lột Cổ tích kể về những truyện mang yếu tố hoang đường, sự tích kì lạ về con người, hoặc thế giới muôn loài, chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc 19 Văn học dân gian 2 Người ta chia truyện cổ tích thành 3 loại: - Truyện cổ tích loài vật... con trâu dữ đang húc nhau chí tử, chàng Ngốc nhớ lời vợ dặn, anh 21 Văn học dân gian chạy vào cố sức vỗ về hai con vật ,miệng nói “dĩ hoà vi quý” để chúng húc cho thủng bụng b Ý nghĩa của câu chuyện “vô lý” và “trẻ thơ” về chàng ngốc: - Rõ ràng Làm theo vợ dặn là câu chuyện của những sự vô lý, chẳng hề có trên đời sống Song, nhân dân xưa kia đã không xem đó là câu chuyện có thật Trái lại, mỗi khi nghe... đồng ,dân tộc và nhân dân. Tác phẩm được sáng tác nhằm mục đích biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình.Chính vì thế,nội dung của sử thi bao giờ cũng là các sụ kiện mang tính toàn dân, toàn dân tộc,không phải là những câu chuyện riêng tư,ca nhân - Sử thi tập trung xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, tức là người đại diện cho sức mạnh của cộng đồng,của dân tộc... đổ, mỗi cành hoá ra một bản mường: "Một cành đổ về đất Sạp Nên mường Sạp Một cành đổ về đất Giạp Nên mường Giạp Một cành ngã về đất Bi, đất Lỗ Nên Mường Bi, Mường Lỗ " Có một cành si lại hoá ra Mụ Dạ Dần; mụ đẻ ra hai cái trứng kì dị, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ Vừa mới nở, cun Bướm Bạc đã ăn hết 9 chõ cơm; cun Bướm Bờ ăn hết 5 chõ 26 Văn học dân gian xôi: "Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ Lớn cao... 28 Văn học dân gian Từ đó, mường nước yên vui, hoà bình thịnh vượng Lang Cun Cần đã sống được trên vạn năm Trẻ già, trai gái mường nước nô nức sắm áo quần, lo kiệu lo ngai, rước vua về, "Đồng chì tam quan kẻ chợ" Giảng văn: Đẻ nước 1 Xuất xứ Đoạn thơ này trích gần trọn chương "Đẻ nước" trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước"; từ câu 268-334 theo sưu tầm của Hoàng Anh Nhân (Thanh Hoá) 2 Ý chủ đạo Đoạn thơ nói về . Văn học dân gian Văn học dân gian Khái niệm văn học dân gian - Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân) sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc. Các thể loại văn học dân gian

Ngày đăng: 26/09/2013, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w