Duy trì sĩ số lớp 3: 2009-2010

22 419 0
Duy trì sĩ số lớp 3: 2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SỐ LỚP 3C TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ “B” . . A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mục tiêu giáo dục tiểu học là ngoài việc giúp các em học tập, chấp hành nội qui nhà trường, đi học đều và đúng giờ, giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập…. Nhà trường còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi Bỏ học là vấn đề đang phổ biến và bức xúc đối với các vùng nông thôn hiện nay. Vấn đề này chính là do mâu thuẫn giữa: * Một bên, chúng ta muốn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, muốn có trên 80% học sinh đến trường học, tốt nghiệp đúng độ tuổi. * Song bên kia, các bậc phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đến việc học tập của con em mình. Đại đa số chạy theo kinh tế, đổ xô về TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, để làm ăn kéo theo một số học sinh trong lứa tuổi cắp sách đến trường, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học Về đoàn thể: Chính quyền địa phương chưa quan tâm sâu sắc để kết hợp môi trường các gia đình – nhà trường – xã hội nhằm vận động học sinh ra lớp và giáo dục học sinh. Có học sinh đến trường rồi nhưng đi học không đều, cũng có, lưu ban cũng có, bỏ học luôn cũng có, mặc cảm khi học thua sút bạn bè cũng có, tới vụ mùa theo cha mẹ đi cắt lúa cũng có. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B Gần đây có rất nhiều văn bản chỉ đạo của UBND huyện và của phòng GD Mỹ Tú chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác duy trì sỉ số học sinh. Theo mục tiêu đề án xây dựng Trường TH Mỹ Tú B thì việc duy trì số học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học để hạn chế tối đa tình trạng lưu ban là nhiệm vụ trọng tâm nhất đối với mọi thầy cô giáo, mọi thành viên trong hội đồng. Là giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy cũng như các đồng nghiệp tôi luôn mong muốn hiệu quả giảng dạy hàng năm của mình phải cao, vì nghĩ rằng muốn đơn vị có hiệu quả đào tạo cao, bản thân mỗi người trực tiếp giảng dạy phải có hiệu quả cao. Những điều vừa nêu trên đây chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp duy trì số học sinh” để nghiên cứu, hi vọng ở công trình nghiên cứu này tôi tìm thấy nhiều kinh nghiệm có thể giúp lớp mình, giúp nhà trường hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. 2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu này nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học để đảm bảo duy trì 100% học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy hàng năm 3/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu các cơ sở khoa học có liên quan đến tâm lý, hoạt động học sinh để lí luận cho cách làm của mình. - Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. - Chọn và thực hiện các giải pháp để duy trì số học sinh kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm cho những năm sau. 4/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Những học sinh có tâm trạng đặc biệt do đang nằm trong các hoàn cảnh: Nhà nghèo, nhà xa trường, cha mẹ ly thân, học sinh yếu, học sinh lớn tuổi hơn bạn. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B Những học sinh có thái độ chưa ngoan, dễ va chạm và những học sinh có xu hướng cần kiếm tiền hơn cần học. 5/ KHÁCH THỂ : Tất cả học sinh lớp 3C trường TH Mỹ Tú B ( 2009- 2010) và những học sinh của nhà trường đã bỏ học vào những năm trước. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Theo giáo trình tâm lí học lứa tuổi tiểu học do trường đại học sư phạm Hà Nội biên soạn: - Tình cảm thầy trò là một hiện tượng tâm lý, tình cảm tốt đẹp của thầy, trò bao gồm: Tình thương yêu, các cảm giác nhớ nhung, vui buồn, gắn bó… các hành động biểu hiện sự tôn trọng nhau, hi sinh cho nhau diễn ra trong các quan hệ giữa thầy và trò. - Ở tình cảm thầy trò chúng ta có thể tìm gặp: + Hoạt động dạy giáo viên diễn ra trên nền sự yêu thương, nhờ vậy nó có thể diễn ra một cách tích cực, có trách nhiệm và có hiệu quả. + Tâm trạng học sinh vừa kính trọng, vừa quí trọng, tôn trọng; nhờ đó mà hoạt động học diễn ra một cách tích cực, chủ động, hoạt động tự giáo dục diễn ra một cách tự giác. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B + Ở tình cảm thầy trò chúng ta cũng còn bắt gặp một hiện tượng rất đặc biệt: Dạy, học, giáo dục và tự giáo dục điều diễn ra nhằm giải quyết nhu cầu tình cảm, chẳng hạn như : Đến trường để được gần gũi, ngoan ngoãn để được thầy (cô) thương. Dạy tốt dạy đầy đủ, quan tâm nhiều đến học sinh, để học sinh không bị thiệt thòi, trong lòng bớt áy náy đồng thời duy trì được mối quan hệ này lâu dài. - Như vậy ở trong tình cảm thầy, trò, chúng ta chắc chắn sẽ gặp hoạt động bám trường bám lớp của thầy trò. Vì nếu không đến trường, đến lớp họ sẽ không giải quyết được nhu cầu do tình cảm đặt ra. Cũng theo giáo trình tâm lí học lứa tuổi do trường đại học sư phạm Hà Nội biên soạn. - Học sinh tiểu học giao lưu với bạn bè cùng lớp là chính. Tập thể học sinh Tiểu học cũng là một môi trường, một điều kiện để qua đó tiến hành các hoạt động để giáo dục học sinh. - Chúng ta thấy: Tình cảm tốt đẹp giữa học trò cùng lớp bao gồm sự nhớ nhau chia sẻ cho nhau, giúp đỡ nhau trong quan hệ học tập vui chơi. - Tình cảm học trò với nhau cũng có nhu cầu được gần gũi nhau. Việc giải quyết nhu cầu này cũng đòi hỏi các em đến trường đều đặn. Việc tạo điều kiện để các em giao lưu tình cảm, có được tình cảm tốt đẹp với nhau là rất cần thiết trong việc tổ chức lớpduy trì số lượng học sinh đến trường. - Hiện nay, cha mẹ học sinh là người quyết định việc cho con đến trường cũng như ngược lại. Đa số cha mẹ học sinh đều muốn con mình học giỏi, đều rất tôn trọng nhà trường, thầy cô giáo. Cha mẹ học sinh là người trực tiếp quản lí bao quát việc tự học, tự rèn ở nhà của các em. Đôi khi, cha mẹ học sinh cũng là tác nhân gián tiếp đồng tình với việc trốn học bỏ học của con mình. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH ĐÃ BỎ HỌC 1/ Điều tra về học sinh đã bỏ học. Những năm gần đây, tuy duy trì số khá tốt xong trong suốt thời gian qua học sinh trường Tiểu học Mỹ Tú B cũng có không ít các em đã bỏ học trong đó có những em nhà trường đã huy động trở lại và những em mất luôn. Thực trạng về nguyên nhân dẫn đến học sinh trường tiểu học Mỹ Tú B đã bỏ học trước đây rất đa dạng. - Có những em bỏ học vì nhà nghèo, cha mẹ bắt đi làm mướn, bắt làm việc nhà nhiều, nhà nghèo thiếu dụng cụ học tập; nhà nghèo không có tiền ăn, mặc cảm; nhà nghèo do công việc của cha mẹ không ổn định nên đem con đi đến chỗ làm mướn để làm theo từng mùa. - Có những em nhà quá xa trường học lúc bình thường thì đi học đều khi có chuyện vui ở lối xóm thì trốn học, trốn quen rồi bỏ học. Ngoài ra vẫn có một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là: Giáo viên không hiểu học sinh, giải quyết các vấn đề liên quan đến học không hợp dẫn đến học sinh bỏ học. Nguyên nhân này xuất phát từ các vấn đề rất khách quan cụ thể. - Giáo viên tiểu học chưa bồi dưỡng lớp tâm lí học dành cho lứa tuổi thiếu niên trong khi đó đối tượng học sinh lớp 3C vùng sâu lại không ít em đang ở tuổi 12-13. - Cách giáo dục của giáo viên chưa phù hợp giáo viên coi tất cả học sinh tiểu học đều là trẻ em từ 11 tuổi không nắm chắc nguyên nhân đôi lúc bao quát không chặt chẽ, đôi lúc lại quá nóng nảy la mắn lung tung…trong khi học sinh bị la mắn thì cảm thấy xấu hổ với bạn bè thậm chí có em tiếp tục vi phạm cho hả giận…rồi bỏ học. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B 2/ Thực trạng học sinh lớp 3C năm học 2009-2010 Học sinh lớp 3C mà tôi đang phụ trách cũng có không ít các em nằm trong các nguyên nhân dự báo có thể bỏ học, cụ thể như sau: 2.1. Về phía học sinh: - Qua điều tra độ tuổi có 4 em có độ tuổi 12 - 13 đây là lứa tuổi thiếu niên nên tâm lí có nhiều thay đổi các em không còn thơ dại như những em ở độ tuổi thiếu nhi nữa. - Một số học sinh xa trường (có em ở tận trong những con rạch nhỏ, mùa mưa lầy lội) như em: Trung, Thi, Trà Mi, Yến, Trúc My. - Có những em vì nhà quá nghèo vừa đi học vừa giúp việc nhà nhất là những ngày mùa các em cùng cha mẹ đi cấy đi gặt lúa… kiếm thêm thu nhập như em: Mạnh Vũ Luân, Nhí. - Có những em cha mẹ đi làm Thành Phố phải sống với ông bà như em: Cẩm Tiên, Thương, Thắm, Ái Trân. - Có em thì do lười học dẫn đến học yếu mặc cảm thua sút bạn bè rồi bỏ học. 2.2. Mối quan tâm của gia đình: Do điều kiện sống của gia đình gặp nhiều khó khăn, cha mẹ các em còn phải tất bật chạy từng cái ăn cái mặc lo cho cuộc sống gia đình nên không còn thời gian để giáo dục theo dõi việc học của con cái. Một số cha mẹ học sinh do trình độ còn thấp nên không biết kiểm tra bài vở của các em, không biết cách kèm các em ở nhà… đôi khi vì hoàn cảnh khó khăn phải cho con nghỉ học 2, 3 ngày để giúp việc nhà. 2.3. Môi trường sống: Hiện nay thì các hàng quán mọc lên khắp nơi, có nhiều trò chơi điện tử, phim ảnh hấp dẫn đang lôi cuốn các em hàng ngày vì thế càng góp phần làm cho các em mê chơi học yếu rồi dẫn đến bỏ học NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ SỐ HỌC SINH Ở LỚP 3C Duy trì số đối với học sinh vùng sâu đặc biệt là học sinh lớp 3 còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu thật sự quan tâm tìm ra giải pháp tốt thì chúng ta sẽ thành công. Với thực trạng trên tôi xin đưa ra một số giải pháp sau để chúng ta cùng nghiên cứu. 1/ Nhóm giải pháp có liên quan đến tâm lí học sinh 1.1 Xác định đối tượng trên cơ sở tìm ra nguyên nhân dự báo: Là giáo viên, đầu năm học, khi nhận lớp ai cũng muốn sự hiện diện của các em hôm nay cũng còn nguyên vẹn đến cuối năm: danh sách các em hôm nay chính là danh sách mà mình đề nghị nhà trường xét lên lớp và bàn giao cho giáo viên khác. Thế nhưng không ai biết chắc rằng điều đó diễn ra như mình mong muốn. Mỗi học sinh một tâm lí, một bí ẩn, đang ngồi đó biết đâu trong các em đã có sẳn nguyên nhân dự báo về bỏ học. “ Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” thật vậy muốn học sinh không bỏ học, việc làm cấp thiết nhất ngay đầu năm học là điều tra, nắm chặt chẽ cụ thể các nguyên nhân dự báo về bỏ học đang tồn tại trong học sinh của mình nó bao gồm: Lứa tuổi, tâm lí, hoàn cảnh từng em, khả năng học tập từng em, thói quen không ổn… cách làm: - Làm phiếu điều tra, nội dung điều tra liên quan đến các thông tin cần nắm. - Tổ chức và đến thăm một số gia đình học sinh để có thể hiểu hơn. - Trò chuyện, tìm hiểu từ: + Giáo viên chủ nhiệm cũ. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B + Cán sự lớp cũ. + Ban giám hiệu và tổng phụ trách đội. + Những em cùng xóm… - Tổng hợp thực trạng trên vào sổ tay, sổ chủ nhiệm để làm cơ sở căn cứ cho mọi kế hoạch sau này 1.2 Xây dựng tình cảm thầy và trò tốt đẹp: Tình cảm giữa thầy và trò là một hiện tượng tâm lí tình cảm tốt đẹp của thầy cô, trò bao gồm tình thương yêu các cảm giác nhớ nhung vui buồn gắn bó…; các hành động biểu hiện sự tôn trọng nhau hi sinh cho nhau diễn ra trong các quan hệ giữa thầy và trò nhất là vào những giờ sinh hoạt lớp, những giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp vào các dịp lễ hội truyền thống của nhà trường. Tình cảm thầy trò rất cần được xây dựng được vun đắp liên tục trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của mọi giáo viên. Để thầy trò có được quan hệ tình cảm tốt đẹp tôi đã thực hiện một số giải pháp: + Trò chuyện cụ thể với từng học sinh trong tuần lễ đầu để hiểu biết thêm về hoàn cảnh của mỗi em và xây dựng ấn tượng ban đầu tốt đẹp về mình trong các em . Ví dụ: Nội dung trò chuyện: Nhà em có mấy anh em, em thứ mấy, cha mẹ em làm nghề gì? Ở nhà em thường giúp cha mẹ làm việc gì? .Em dự định sau này sẽ làm nghề gì? Em thích nhất cái gì? Từ những lời hỏi thăm đó các em sẽ cảm thấy mình gần gũi với thầy cô hơn. Giúp các em có tự tin hơn khi tiếp xúc với thầy cô để trò chuyện hỏi thăm về bài vở. + Duy trì thường xuyên các cuộc trò chuyện các lần thăm hỏi gia đình học sinh. Nội dung cuộc trò chuyện xây dựng một cách linh hoạt + Giao nhiệm vụ vừa sức từng học sinh để tạo điều kiện được tuyên dương khen các em trước lớp. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B + Tâm lí giáo viên lúc này chỉ nên khẳng định : Mình chưa hiểu các em, mình cần có cách để hiểu các em hơn. Tránh ý nghĩ: Học sinh này học dỡ, học sinh nọ khó dạy, bướng bỉnh, vô lễ. Xử phạt học sinh ta không nên vội vàng nóng giận mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và giúp đỡ các em sửa đổi. 1.3 Tạo điều kiện xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa học trò cùng lớp với nhau: Tình cảm tốt đẹp giữa học trò cùng lớp bao gồm sự nhớ nhau, chia sẻ cho nhau, giúp đỡ nhau trong quan hệ học tập vui chơi. Tình cảm học sinh với nhau cũng có nhu cầu được gần gũi nhau. Việc giải quyết nhu cầu này cũng đòi hỏi các em phải đến trường đều đặn, việc tạo điều kiện để các em giao lưu tình cảm có được tình cảm tốt đẹp với nhau là rất cần thiết trong việc tổ chức lớpduy trì số lượt học sinh đến trường. Để giữa các em có tình cảm tốt đẹp với nhau, tôi thực hiện một số giải pháp như sau : - Tạo điều kiện để các em biết tôn trọng biết quý tình bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập Ví dụ: Trường hợp có 2 em My và Vương đánh nhau. Tôi không nên la rầy hay dùng bất cứ hình phạt gì với các em mà dùng giải pháp thích hợp nhất để giáo dục giúp các em hòa thuận. Để giải quyết trường hợp này tôi gọi 2 em lên trước lớp cho mỗi em tự nhận ra cái sai của mình. Sau đó tôi phân tích cho các em hiểu. Giữa bạn bè với nhau thì phải quý mến nhau, đoàn kết với nhau thì các em học tập mới tiến bộ được. Nên cho các em bắt tay giải hòa nối lại tình bạn trước sự chứng kiến của lớp. Có như vậy các em sẽ không bị ấm ức. Thường xuyên kể cho các em nghe mẫu chuyện về tình bạn để các em noi gương. Biết giúp đỡ bạn bè trong mọi hoàn cảnh. Giải thích cho các em hiểu sâu hơn về giá trị thiêng liêng trong tình cảm bạn bè. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B Ví dụ: Một học sinh “Vương” nghỉ học lí do không có đồng phục lành lặn để đi học tôi động viên các em như sau: các em biết bạn “Vương” bỏ học vì lí do gì không ? Vì bạn ấy không có đồng phục lí do nhà quá nghèo, vậy các em có cách gì để giúp bạn ấy không? Học sinh có thể trả lời: Các em sẽ góp tiền mua đồng phục cho bạn ấy. “ Tôi nói lời cảm ơn với các em và cùng các em đóng góp một phần sau khi đã mua được đồng phục thì cử một số em đến nhà thăm hỏi trao quà và động viên bạn trở lại lớp. - Tạo điều kiện để các em cùng mình đến thăm hỏi gia đình của nhau, nhưng lưu ý phải khéo léo giải thích riêng để khi đến nhà bạn thông cảm cho hoàn cảnh của bạn, kính trọng cha mẹ người thân của bạn là trên hết không có lí do gì xem thường hoặc chê bai. - Luôn động viên và tuyên dương đặc biệt những học sinh kịp thời phát hiện động viên để bạn không trốn học, bỏ học những học sinh phát hiện kịp thời và biết thăm hỏi gia đình bạn khi có chuyện không vui hoặc khi có người đau ốm, nhất là bạn đau ốm. Nội dung tuyên dương phải rõ ràng và đúng đối tượng. + Tuyên dương tình cảm (bạn) giữa 2 em, giữa nhóm. + Khen cá nhân tích cực nhất trong quan hệ này. Mức độ tuyên dương phải bằng từ điển hình trước lớp trở lên. - Tạo điều kiện để các em được học được thi đua, vui chơi hoạt động… trong tập thể không cố định. 2. Nhóm giải pháp có liên quan đến việc tổ chức lớp học: 2.1 Tổ chức bộ máy lớp học: Tổ chức lớp học là làm cho lớp có nề nếp trong mọi hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy, học, giáo dục , tự giáo dục. Tổ chức lớp học nhằm làm cho kết quả học tập, rèn luyện của lớp cao hơn tổng kết quả riêng lẻ của các thành viên cộng lại. NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 10 [...]...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B Tổ chức lớp học tốt sẽ nhận được sự hỗ trợ hợp tác từ phía tập thể ( học sinh) để thực hiện nhiệm vụ của lớp học trong đó có việc duy trì số học sinh Để lớp 3C trở thành lớp có tổ chức tốt tôi thực hiện một số giải pháp sau: - Xây dựng đội ngũ các sự lớp với hi vọng các em biết làm việc, các em sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn bè bằng cách:... danh, đại diện các tổ chức của lớp + Giao việc phù hợp với năng lực riêng + Tạo điều kiện để các em chủ động thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao + Tạo quan hệ liên thông cán sự lớp, các lớp phó, trưởng các tổ chức….với cán sự của tổ ( tổ trưởng, tổ phó…) để các em hỗ trợ nhau, giúp nhau cùng tiến bộ 2.2 Tổ chức lớp học cùng tham gia duy trì số: * Phát động phong trào thi... đến trường, đến lớp, được học tập tốt 5 Kết quả: Sáng kiến này tôi đã nghiên cứu từ đầu năm 2009 – 2010 đến nay Với giải pháp của sáng kiến đã đem lại hiệu quả rất cao + Cuối năm 2008 – 2009 duy trì số 100% + Năm học 2009 – 2010 đầu năm học đến nay lớp có 32/17 nữ, có một em bỏ học sau khi vận động đã trở lại học Ngoài ra khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến còn giúp giảm số lượng học sinh... gọi bạn mình ra lớp trước khi báo cáo với giáo viên Chúng ta ( lớp) sẽ nhận ra được giải pháp nhiều hơn, bao quát tốt hơn, có nhiều giải pháp chắc chắn số lượng đến lớp của học sinh sẽ đều đặn, điểm chuyên cần của từng em sẽ cao hơn và sẽ không có học sinh bỏ học ( chủ quan) - Để đẩy mạnh phong trào thi đua đến trường đều đặn, tôi thực hiện một số công việc sau: + Đầu năm học chia các lớp thành nhóm... lại Đa số cha mẹ học sinh đều muốn con mình học giỏi, đều rất tôn trọng nhà trường thầy cô giáo Cha mẹ học sinh là người trực tiếp quản lí bao quát việc tự học tự rèn ở nhà của các em Đôi khi cha mẹ học sinh cũng là tác nhân gián tiếp đồng tình với việc trốn học, bỏ học của con mình Ví dụ: Bắt con ở nhà giữ em liên tục để đi làm - Việc tranh thủ sự hợp tác của cha mẹ học sinh để duy trì số học sinh,... một số hạn chế đối với việc quản lí lớp cụ thể: + Chủ quan học sinh chịu rất nhiều chi phối khó có thể tự giác, đôi khi xem việc đến trường nhẹ hơn nhu cầu vui chơi khác + Tôi chỉ cộng điểm chuyên cần, so sánh em này hơn em khác… rồi kết luận thì hoàn toàn thiếu giải pháp, kết luận sẽ trở nên vội vàng có thể để lại hậu quả không lường được ( học sinh bỏ học) + Giải pháp để khắc phục tình trạng duy trì. .. của việc giúp con em họ học tốt trên lớp là học ở nhà Vì thời gian ở lớp chiếm rất ít Đề nghị cha mẹ học sinh giúp đỡ động viên kiểm soát thời gian học ở nhà Không nên để các em đi học quá sớm tránh các em la cà ở dọc đường vì các em sẽ mê chơi rồi không học được, không giúp gì được cha mẹ 3 Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục học sinh: * Giáo dục ngoài giờ lên lớp - Giáo dục toàn diện cho học sinh... nhau theo dõi, phát hiện qua lại và đưa ra kế hoạch động viên NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 13 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B (2) Cập nhật đầy đủ - Số lượt vắng mặt của từng em - Số lượt phát hiện của từng em - Số lượt tham gia đến nhà động viên của từng em (3) Ghi nội dung phiếu tính điểm và kết quả tính điểm hàng tuần + Hàng ngày nhắc nhở, động viên các em tích cực tham gia +... tôi thực hiện một số công việc sau: + Ngay đầu năm tôi tổ chức họp cha mẹ học sinh, nắm hoàn cảnh gia đình từng em giải thích hậu quả của việc trốn học một ngày; công bố các qui định về nề nếp, giờ giấc, các yêu cầu có liên quan đến việc học tập của mỗi cá nhân học sinh, cùng trau đổi đi đến thỏa thuận nhiều mặt, trong đó có thỏa thuận theo dõi, tạo điều kiện động viên con em mình đến lớp đều đặn NGƯỜI... mình sau này Đối với trường hợp này khi đã trở lại lớp học đều đặn tôi vẫn cần đến nhà một vài lần nữa, nên lựa dịp mà em vừa đạt một thành quả học tập rèn luyện, đáng được tuyên dương để dễ gần cha mẹ em hơn NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ THỊ UYÊN Trang 15 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B + Học ở nhà là biện pháp tích cực giúp cho việc học tập ở lớp nên tôi thường tìm cách tìm dịp thuận tiện để . TÚ B CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở LỚP 3C Duy trì sĩ số đối với học sinh vùng sâu đặc biệt là học sinh lớp 3 còn gặp rất nhiều. tài “ Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh” để nghiên cứu, hi vọng ở công trình nghiên cứu này tôi tìm thấy nhiều kinh nghiệm có thể giúp lớp mình,

Ngày đăng: 26/09/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan