Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
376,5 KB
Nội dung
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP DÂN SỐ - CƠ CẤU DÂN SỐ - PHÂN BỐ DÂN CƯ – ĐÔ THỊ HÓA 1. So sánh đặc điểm và chức năng của hai loại hình quần cư: quần cư nông thôn và quần cư thành thị 2. Dựa vào tháp dân số Việt Nam (Sách OLP2007/35) Hãy phân tích sự thay đổi về cơ cấu dân số nước ta. Sự thay đổi đó có tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. 3. Dựa vào bảng số liệu thống kê (Sách OLP2007/41) Đặc điểm phân bố dân cư địa cầu (Đơn vị: %) Khu vực Dân số Khu vực nhiệt đới 40 Khu vực ôn đới 58 Khu vực có độ cao dưới 500m so với mặt nước biển 82 Vùng ven biển và đại dương (16% diện tích đất nổi) 50 Châu Á, Châu Âu, Châu Phi 86,3 Châu Mỹ, Châu Úc 17,7 Hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư thế giới theo bảng thống kê trên. Rút ra kết luận có tính quy luật của sự phân bố dân cư. 4. Sư gia tăng dân số quá nhanh đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bằng những kiến thức đã học, hãy lập sơ đồ về hậu quả gia tăng dân số. 5. Dựa vào bảng số liệu, hãy trình bày và giải thích : Tỷ lệ tăng dân số và kết cấu dân số theo giới tính ở một số vùng của nước ta dưới đây Một số vùng lớn Tỷ lệ tăng dân số Nam Nữ Miền núi trung du phía Bắc 2,82 48,9 51,1 Tây Nguyên 5,64 49,3 50,7 Đồng bằng sông Hồng 2,24 47,8 52,2 6. Nêu các đặc điểm của quá trình đô thị hóa? 7. Quan sát bảng số liệu dưới đây: Năm 1804 1927 1959 1975 1987 1999 Số dân thế giới (tỷ người) 1 2 3 4 5 6 Nhận xét và giải thích tình hình gia tăng dân số thế giớii Nếu tỷ lệ tăng dân số thế giới là 1,7% và không đổi thì cho biết đến năm nào dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người? 8. Dựa vào lược đồ phân bố dân cư thế giới, năm 2000 (sách OLY07/88) Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới. Giải thích nguyên nhân 9. Sự phát triển dân số do những yếu tố nào tạo thành và quyết định? Kết cấu dân số già và kết cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế? Cho biết công thức tính dân số vào năm sau, vào năm, mười năm sau (cho tỷ lệ tăng dân không đổi)? Điền vào bảng dân số sau cho hoàn chỉnh: Năm 1990 1991 1992 1996 2000 Dân số (ngàn người) ? 69742 ? ? ? Giả sử tỷ lệ gia tăng dân suốt thời kỳ không thay đổi là 1,8% 10. Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục, khi đó hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? Tại sao? Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích hiện tượng ngày đêm ở các vĩ độ Vĩ độ 66 0 33’B 70 0 B 75 0 B 80 0 B 85 0 B 90 0 B Số ngày có ngày dài suốt 24h 1 65 103 134 181 186 11. Hãy thiết lập công thức dự báp dân số. Giả sử tỷ suất gia tăng tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi, hãy dự báo dân số Ấn Độ năm 2015. Biết rằng dân số năm 1998 là 975 triệu người. 12. Cho bảng số liệu: Phân bố dân cư theo các khu vực năm 2005 TT Khu vực Mật độ dân số (ng/km 2 ) TT Khu vực Mật độ dân số (ng/km 2 ) TT Khu vực Mật độ dân số (ng/km 2 ) 1 Bắc Phi 23 7 Caribê 166 13 Trung – Nam Á 143 2 Đông Phi 43 8 Nam Mỹ 21 14 Bắc Âu 55 3 Nam Phi 20 9 Trung Mỹ 60 15 Đông Âu (trừ LB Nga) 93 4 Tây Phi 45 10 Đông Á 131 16 Nam Âu 115 5 Trung Phi 17 11 Đông Nam Á 124 17 Tây Âu 169 6 Bắc Mỹ 17 12 Tây Á 45 18 Châu Đại Dưong 4 Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Giải thích vì sao có sự phân bố dân cư như vậy? 13. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? Hệ quả của sự chuyển động này? Tại sao ở Việt Nam vào mùa đông (ví dụ tháng giêng), lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà nằm chếch về phía Nam. Chỉ về mùa hạ mới có Mặt Trời đứng bóng 2 lần? 14. Dựa vào các thông số dưới đây về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất: Khu vực % dân số thế giới Khu vực ôn đới 58 Khu vực nhiệt đới 40 Khu vực có độ cao 0 – 500m 82 Khu vực ven biển và đại dương, 16% diện tích đất nổi 50 Cực lục địa (Châu Âu, Á, Phi), 69% diện tích các châu lục 86,3 Tân lục địa (Châu Mỹ, Châu Úc), 31% diện tích các châu lục 13,7 Hãy rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Hãy nhận xét và phân tích các nhân tốt tác động đến sự phân bố dân cư. 15. Đô thị hóa là gì? Nêu những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Biện pháp điều khiển quá trình đô thị hóa hiện nay. 16. Giả sử tỷ lệ gia tăng dân số Việt Nam là 1,7% và không thay đổi trong suốt thời gian từ 1997 – 2001 Trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu sau: Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Dân số (người) ? ? 76.327.900 ? ? Cho biết năm nào dân số nước ta sẽ đạt 81,25 triệu người? Năm 20005, dân số Việt Nam 83,3 triệu người, tỷ suất sinh thô trong năm là 190/00, tỷ suất tử thô là 60/00, tính: Số trẻ em được sinh ra trong năm. Tỷ suất gia tăng tự nhiên. Trong năm 2005, Việt Nam có thêm bao nhiêu người? 17. Đô thị hóa là gì? Các đặc điểm của quá trình đô thị hóa? Tại sao phải điều khiển quá trình đô thị hóa? Cần phải làm gì để điều khiển qiá trình này? Ở nước ta quá trình này diễn ra như thế nào? 18. Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số các châu lục thời kỳ 1980 – 2002 Năm 1980 2002 Châu lục Triệu người % so với thế giới Triệu người % so với thế giới Châu Á 2642 59,3 3766 60,9 Châu Âu 693 15,6 728 11,7 Châu Phi 476 10,7 839 13,5 Châu Mỹ 610 13,7 850 13,7 Châu Úc 23 0,5 32 0,5 Hãy nhận xét và phân tích xu hướng thay đổi quy mô dân số của các châu lục thời kỳ 1980 – 2002 19. Nêu các loại cơ cấu dân số chủ yếu và ý nghĩa của từng loại 20. Các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư? Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Diện tích và dân số TB của các vùng kinh tế nước ta năm 1994 STT Vùng Diện tích (km 2 ) Dân số (nghìn người) 1 Cả nước 330.991 72.509,5 2 Trung du – miền núi Bắc Bộ 102.961 12.397,9 3 Miền núi Bắc Bộ 87.580 6.931,4 4 Trung du Bắc Bộ 15.381 5.456,5 5 ĐB sông Hồng 12.510 14.065,4 6 Bắc Trung Bộ 51.174 9.726,6 7 Duyên hải Nam Trung Bộ 45.192 7.557,6 8 Tây Nguyên 56.083 2.998,7 9 Đông Nam Bộ 23.467 8.878 10 ĐB sông Cửu Long 39.568 15.850,6 Hãy chứng minh rằng dân số nước ta phân bố không đều Giải thích tại sao lại có sự phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ? 21. Dựa vào bảng số liệu sau đây: đơn vị (%) Châu lục 1965 1750 1850 2000 Châu Á 53,8 61,5 61,1 60,7 Châu Âu 21,5 21,2 24,2 12,0 Châu Mỹ 2,8 1,9 5,4 13,6 Châu Phi 21,5 15,1 9,1 13,2 Châu Đại Dương 0,4 0,3 0,2 0,5 Thế giới 100,0 100 100 100 Nhận xét sự thay đổi về sự phân bố dân cư giữa các chây lục trên thế giới. Nêu những nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố dân cư không đều. ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP 1. Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp? 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp? Vì sao các khu công nghiệp có xu hướng di dời ra phía biển? Liên hệ thức tế, cho ví dụ? 3. Tại sao từ một nước đang phát triển đi lên nhưng các nàgnh công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học vẫn được khẳng định là ngành có tiềm năng và có thể trở thành ngành trọng điểm của nước ta? 4. Tại sao ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới? Đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành này thường chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành công nghiệp khác? 5. Trình bày các hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong công nghiệp, lợi ích của từng hình thức? Lập sơ đồ hình thức liên hiệp hóa và hợp tác hóa. 6. Ngành công nghiệp điện tử - tin học gồm những ngành nào? Chế tạo ra những sản phẩm gì? Được phân bố sản xuất ở đâu? ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP 1. Lập bảng so sánh những nét khác biệt giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa hiện đại 2. Để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần có những điều kiện gì? Trình bày đặc điểm sinh thái và phân bố của các loại cây: củ cải đường, cà phê, chè, bông vải. 3. Tại sao nói nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế? 4. Nêu vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp. Hãy giải thích tại sao ở các nước phát triển, nông nghiệp đang mang dần tính công nghiệp? 5. Hãy điền vào bảng dưới đây các thông tin còn thiếu về các cây trồng hiện nay trên thế giới? Cây trồng Đặc điểm sinh thái Giá trị kinh tế Phân bố trên TG Phân bố ở VN Bông Brasil, Việt Nam, Columbia Ưa nhiệt ẩm, không chịu được gió mạnh Lúa gạo Chủ yếu ở ĐBSCL, DHMT, ĐBSH. 6. Khi nói về hoạt động sản xuất nông nghiệp, tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bằng kiến thức địa lý và vốn hiểu biết thực tế, hãy giải thích và phân tích câu tục ngữ trên. Trong thế giới khoa học và thực tiễn hiện nay, cau tục ngữ đó có còn hoàn toàn đúng như vậy không? Tại sao? 7. Vì sao đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế? 8. Trình bày vai trò, đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp. So sánh sự phát triển nông nghiệp ở các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Hãy giải thích tại sao ở các nước phát triển, nông nghiệp đang mang dần tính công nghiệp? Trình bày tầm quan trọng sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay? Nêu các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay. (OLP2006/48) 9. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi và mối quan hệ giữa ngành chăn nuôi với trồng trọt. Tại sao việc phát triển ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển là một điều kiện không dễ dàng. Dựa vào bảng thống kê sau đây, hãy nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta. Đơn vị: triệu con Năm Trâu Bò Lợn Dê – cừu Gia cầm 1980 2,31 1,66 10,00 0,17 64,60 1990 2,85 3,12 12,26 0,37 107,40 1998 2,93 4,02 18,50 0,52 170,20 10. Hãy phân biệt vai trò và đặc điểm của cây lương thực và cây công nghiệp? Tại sao hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp? Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Năm Lương thực quy ra thóc (triệu tấn) Lúa (triệu tấn) Dân số (triệu người) 1989 21,51 18,99 64,77 1990 21,48 19,22 66,23 1991 21,98 19,62 67,77 1992 24,21 21,59 69,40 1993 25,50 22,83 71,02 1994 26,19 23,52 72,50 1995 27,75 24,96 73,96 1996 29,20 26,39 75,10 a) Vẽ biểu đồ biểu hiện sự gia tăng sản lượng lúa, sản lượng hoa màu quy ra thóc, gia tăng dân số ở nước ta từ 1989 đến 1996. b) Nhận xét về vai trò của cây lúa, các cây hoa màu và mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực ở nước ta. VŨ TRỤ – TRÁI ĐẤT – HỆ MẶT TRỜI HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI – TÍNH GÓC NHẬP XẠ 1. Cho 3 địa điểm sau đây: Hà Nội vĩ độ: 21 0 02’B Huế vĩ độ: 16 0 26’B TP.HCM vĩ độ: 10 0 47’B Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế? Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và TP.HCM khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế. Xác định phạm vi trên Trái Đất không lặn, không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế. 2. Quan sát bảng số liệu dưới đây: Bảng phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ. Đơn vị: cal/cm 2 /ngày Ngày tháng trong năm Vĩ độ 0 0 10 0 20 0 50 0 70 0 90 0 21/3 672 659 556 367 132 0 22/6 577 649 728 707 624 634 23/9 663 650 548 361 130 0 22/12 616 519 286 66 0 0 Cho biết bảng số liệu thuộc bán cầu nào? Vì sao? Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ. 3. Tính góc nhập xạ vào các ngày 21/3, 23/9, 22/6, 22/12 của các địa phương sau: Hà Nội: 21 0 02’B Đà Lạt: 11 0 57’B Huế vĩ độ: 16 0 26’B TP.HCM vĩ độ: 10 0 47’B 4. Hãy điền số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến trong bảng dưới đây? Vĩ tuyến Số giờ chiếu sáng trong ngày 21/3 22/6 23/9 22/12 66 0 33’B 23 0 27’B 0 0 23 0 27’N 66 0 33’N 5. Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ vào ngày hạ chí và đông chí Địa điểm Vĩ độ Lần 1 Lần 2 Cách nhau Độ cao Mặt Trời Hạ chí Đông chí Hà Nội 21 0 02’B Huế 16 0 26’B TP.HCM 10 0 47’B 6. Hãy cho biết ngày 01/05, 01/09, 22/11 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở những vĩ độ nào? Tại các vĩ độ đó có góc nhập xạ là bao nhiêu khi Mặt Trời lên thiên đỉnh bào ngày đông chí và hạ chí? 7. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm là gì? Hãy vẽ hình biểu dĩen chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích. 8. Xác định tọa độ địa lý của các địa điểm A, B có ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1, lần lượt là ngày 13/6, 25/5 và có giờ lần lượt là 8h3’12”; 8h10’44”; biết rằng lúc đó giờ ở kinh tuyến gốc là 1 giờ cùng ngày. Tính góc nhập xạ các địa điểm trên vào các ngày Xuân phân, Hạ chí và ngày Đông chí. 9. Dựa vào hình vẽ a, b, c, d (sách OLP 2007/48) để hoàn thành nội dung sau: Đặt tên cho hình vẽ. Trình bày nội dung hình vẽ. Nêu kết luận cần thiết về nội dung hình vẽ. 10. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao? 11. Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục của nó thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất? 12. Chuyển động tự quay quanh trục của TĐ đã sinh ra những hệ quả địa lý nào? Hãy trình bày những hệ quả đó. 13. Một điện tích đánh từ Huế lúc 7h ngày 20/4/2006, 1 giờ sau trao cho người nhận ở Washington. Hỏi người nhận vào thời điểm nào? 14. Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 01/03/2006 đến London sau 12h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại London thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau: Vị trí Tokyo New Delhi Sydney Washington Los Angeless Kinh độ 135 0 Đ 75 0 Đ 150 0 Đ 75 0 T 120 0 T Giờ ? ? ? ? ? Ngày ? ? ? ? ? 15. Hãy ghép các góc nhập xạ vào đúng các vĩ độ sau: Vị trí Góc nhập xạ 1. 10 0 02’B 77 0 45’A 56 0 31’F 2. 10 0 47’B 73 0 34’B 45 0 31’G 3. 12 0 15’B 79 0 13’C 55 0 46’H 4. 16 0 26’B 79 0 58’D 50 0 07’I 5. 21 0 02’B 68 0 58’E 54 0 18’J 16. Tính góc tới của tia sáng Mặt Trời lúc 12h trưa vào các ngày 21/3 và 23/9 ở các điểm sau: Địa điểm Vĩ độ Vinh Linh 17 0 00B Quảng Nam 15 0 53’B Ninh Hòa 12 0 30’B Mũi Dinh 11 0 21’B Bình Định 13 0 55’B Ý nghĩa của góc tới: (khi góc tới càng gần vuông góc thì lượng ánh sáng và nhiệt đem đến cho mặt đất càng lớn) Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt tới mặt đất. Cho biết độ cao từ Mặt Trời đến mặt đất. 17. Xác định tọa độ hai điểm A và B nằm trong vùng nội chí tuyến . Biết rằng: + Điểm A nằm phía trên đường xích đạo và có góc nhập xạ vào giữa trưa ngày 21/3 là 77 0 34’ và có giờ sớm hơn giờ GMT là 7h12’ + Điểm B có góc nhập xạ vào giữa trưa ngày 22/6 là 46 0 33’ và có giờ là 22h10’ ngày 19/4/2007, cùng lúc đó giờ GMT (giờ kinh tuyến gốc) là 1h30’ ngày 20/4/2007. Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở hai điểm A và B nêu trên Một người đi từ điểm A đến điểm B (2 điểm nêu trên) khởi hành lúc 5h ngày 20/4/2007 (giờ tại A) và đi mất 18 giờ 30’. Hỏi người đó đến điểm B vào lúc mấy giờ? (tính theo giờ tại điểm B) 18. Nhật ký của một nhà lữ hành có ghi: Độ cao sao Bắc cực Hai mốt độ ba ba Giữa trưa hướng về Bắc Bóng dài bằng thân ta Hãy xác định vĩ độ và ngày, tháng lúc người quan sát đã ghi. 19. Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh trục. Hệ quả các chuyển động tự quay của Trái Đất. Cho biết ngày 30/4, 2/9, 20/11, 1/1 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào? Tại các vĩ độ đó có góc nhập xạ bao nhiêu khi Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. 20. Sách OLP2007/112 Dựa vào lược đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. Dựa vào biểu đồ các kiểu khí hậu, hãy cho biết: tên của 2 kiểu khí hậu đó; so sánh những điểm giống và khác nhau. 21. Một trận bóng đá giao hữu giữa hai đội Pháp và Brasil diễn ra lúc 19 giờ 45 phút ngày 28 tháng 2 năm 2006 tại Brasil (kinh độ 45 0 T). Các nước đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này, hãy tính giờ truyền hình trực tiếp ở các nước sau: Nước Kinh độ Nước Kinh độ Việt Nam 105 0 Đ Achentina (Buenos Aires) 60 0 T Anh 0 0 Nam Phi (Johannesburg) 30 0 Đ LB Nga (Moscow) 45 0 Đ Gambia 15 0 T Hoa Kỳ (Los Angeles) 120 0 T Trung Quốc (Bắc Kinh) 120 0 Đ 22. Huế ở vĩ độ 16 0 26’B. Các em hãy cho biết: Ngày 21/4 Huế có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng bao nhiêu? Những ngày nào Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Huế. Những ngày nào lúc giữa trưa tại Huế có góc nhập xạ là 82 0 59’ 23. Bảng số liệu chưa đúng dưới đây: Độ dài ngày và góc nhập xạ lúc 12h trưa ở ngày Hạ chí của các vĩ độ khác nhau Vĩ độ Số giờ ban ngày Góc nhập xạ lúc 12h trưa Vĩ độ Số giờ ban ngày Góc nhập xạ lúc 12h trưa 90 0 B 13 giờ 30’ 90 0 10 0 N 0 giờ 0 0 80 0 B 24 giờ 73 0 27’ 20 0 N 5 giờ 52’ 26 0 33’ 70 0 B 12 giờ 07’ 23 0 27’ 23 0 27’N 10 giờ 55’ 0 0 66 0 33’ 13 giờ 21’ 86 0 33’ 30 0 N 8 giờ 04’ 56 0 33’ 60 0 B 15 giờ 01’ 66 0 33’ 40 0 N 0 giờ 43 0 06’ 50 0 B 24 giờ 46 0 55’ 50 0 N 9 giờ 20’ 0 0 40 0 B 14 giờ 05’ 33 0 27’ 60 0 N 0 giờ 6 0 33’ 30 0 B 16 giờ 23’ 83 0 27’ 66 0 33’N 10 giờ 12’ 46 0 33’ 23 0 27’B 24 giờ 76 0 33’ 70 0 N 11 giờ 32’ 0 0 20 0 B 18 giờ 53’ 43 0 27’ 80 0 N 0 giờ 16 0 33’ 20 0 B 12 giờ 43’ 53 0 27’ 90 0 N 10 giờ 30’ 36 0 33’ 0 0 24 giờ 63 0 27’ Dựa vào kiến thức đã học về ngày đêm dài ngắn theo mùa và tho vĩ độ cũng như về tính góc nhập xạ, hãy sắp xếp lại bảng trên cho đúng độ dài ngày và góc nhập xạ lúc 12h trưa ở ngày hạ chí của các vĩ độ khác nhau. 24. Tìm ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vị trí sau: Hà Nội: 21001’B TP.HCM: 10040’B Hãy cho biết góc nhập xạ tại Hà Nội, TP.HCM vào các ngày phân và các ngày chí. 25. Trình bày đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả của nó. Giải thích hiện tượng đêm trắng và ngày liên tục. 26. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau: Ngày, tháng Bán cầu ngả về phía MT Vĩ độ trên TĐ có góc chiếu sáng 90 0 lúc 12h trưa Bán cầu có lượng nhiệt lớn 21/3 22/6 23/9 22/12 Giải thích vì sao các địa điểm trên bề mặt Trái Đất lại có góc chiếu sáng và nhận được lượng nhiệt khác nhau. Đà Nẵng nằm ở 16 0 B. Mỗi năm Mặt Trời qua thiên đỉnh ở Đà Nẵng mấy lần và vào thời điểm nào? 27. Vẽ hình và phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vào ngày 22/6 và ngày 22/12 Câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối Đúng với vùng nào trên Trái Đất? Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau? 28. Vẽ sơ đồ về sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Trình bày hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. 29. Hãy cho biết khoảng cách tương đối từ vĩ tuyến 2015’B đến vĩ tuyến 58015’B, từ xích đạo đến chí tuyến Bắc 23027’B. Biết rằng chiều dài từ cực Bắc đến cực Nam trung bình là 20.000.000m Hãy xác định tọa độ địa lý của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc chính trưa ở nơi đó vào ngày 22/12 là 67035’ và giờ thành phố đó nhannh hơn giờ kinh tuyến gốc (GMT) là 4 giờ 02 phút. Hãy xác định kinh độ của hai điểm A và B khi giờ gốc (GMT) là 10 giờ 30 phút và giờ tại điểm A là 18 giờ 30 phút, ở điểm B là 8 giờ 30 phút Cho biết điểm cận nhật và viễn nhật là ngày nào? Vào các ngày này thì Trái Đất cách Mặt Trời là bao nhiêu? Đơn vị thiên văn dài bao nhiêu? Giả sử trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 55 0 (thay vì như hiện nay là 66 0 33’) thì có những thay đổi gì về chí tuyến, vòng cực và đới khí hậu? 30. Xích đạo và địa cực có đặc điểm gì? 31. Hãy cho biết phải đánh điện từ Hà Nội (múi giờ số 7) lúc mấy giờ để tất cả các địa phương khác trên thế giới đều nhận được trong cùng một ngày? Thời gian từ lúc đánh đến lúc nhận trung bình là 5 phút. Có còn giờ nào khác nữa không, giải thích? Các địa phương khác như Matxcova (múi giờ số 2), Newdelhi (múi giờ số 5), Bắc Kinh (múi giờ số 8); Tokyo (múi giờ số 9), Newyork (múi giờ số 19) và London (múi giờ số 0) khi đó ở từng địa phương đó là mấy giờ? 32. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất (giữa trưa) vào các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí (ở nước ta) của các vĩ độ sau: Vĩ độ Góc nhập xạ vào các ngày Xuân phân 21/3 Hạ chí 22/6 Thu phân 23/9 Đông chí 22/12 Cực Bắc Vòng cực Bắc Chí tuyến Bắc Xích đạo Chí tuyến Nam Vòng cực Nam Cực Nam Xác định tọa độ địa lý của địa điểm A có giờ là 5 giờ 17 phút và cách chí tuyến Bắc 10033’ về phía Bắc. Biết rằng, cùng lúc độ giờ ở kinh tuyến gốc là 22 giờ 5 phút và địa điểm A ở bán cầu Đông. Tính số giờ ban ngày của địa điểm A vào ngày 22/6. 33. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất vào các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 của các địa điểm sau: Địa điểm Vĩ độ Xuân phân (21/3) Hạ chí (22/6) Thu phân (23/9) Đông chí (22/12) Cần Thơ 10 0 02’B Đà Nẵng 16 0 02’B Nha Trang 12 0 15’B Hà Nội 21 0 02’B Cho biết ở những địa điểm trên, Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh vào những ngày tháng nào trong năm? 34. Hãy xác định tọa độ địa lý điểm A trong vùng nội chí tuyến, biết răng độ cao MT lúc giữa trưa vào ngày 22/6 là 82036’ và giờ của nơi đó sớm hơn giờ của kinh tuyến gốc là 7 giờ 13 phút. Cho biết điểm A thuộc thành phố nào? 35. Vẽ hình biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích? Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 của các địa điểm sau: Điểm A ở vĩ độ 7 0 15’B Điểm B ở vĩ độ 18 0 22’N 36. Góc nhập xạ là gì? Tìm góc nhập xạ của các địa điểm dưới đây vào các ngày xuân phân và hạ chí? Địa điểm Vĩ độ Lũng Cú 23 0 23’B Hà Nội 21 0 01’B Huế 16 0 24’B TP.HCM 10 0 47’B Xóm Mũi 8 0 34’B 37. Trình bày cách tính dương lịch hiện nay? 38. Đà Nẵmg ở khoảng vĩ độ 16 0 B. Hãy cho biết: Ngày 17 tháng 4 ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa là bao nhiêu? Những ngày nào ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 85 0 ? KHÍ ÁP – GIÓ 1. Phân biệt xoáy thuận, xoáy nghịch. Xoáy thuận, xoáy nghịch có ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết và khí hậu trên Trái Đất? 2. Vẽ hình mô tả gió trong xoáy thuận và xoáy nghịch ở hai bán cầu? 3. Vẽ hình và trình bày sự hoạt động của các đới gió trên địa cầu. 4. Giải thích cơ chế gió Mậu Dịch và gió mùa nhiệt đới? 5. Hãy cho biết tại sao Việt Nam không có hoang mạc như các khu vực cùng nội chí tuyến khác như Bắc Phi, Tây Nam Á. 6. Vẽ hình và trình bày hoạt động của các đới gió trên địa cầu. 7. Nhà thơi Tố Hữu có câu thơ: Trường Sơn đông nắng tây mưa Ai chưa đến đó, như chưa hiểu mình! Giải thích hiện tượng địa lý tự nhiên trong lời thơ. Hiện tượng trên xảy ra ở đâu, khoảng thời gian nào trong năm? 8. Trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và gió bằng hình vẽ. Giải thích vì sao có sự phân bố khí áp như thế. Nêu nguyên nhân gây ra các hướng gió trên Trái Đất. 9. Dựa vào lược đồ sau đây (sách OLP 2006/21), hãy giải thích cơ chế gió Mậu dịch và gió mùa nhiệt đới? KHÍ QUYỂN – SỰ PHÂN BỐ NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Quan sát bảng số liệu sau: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lý ở bán cầu Bắc. Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) Biên độ nhiệt độ năm ( 0 C) 0 24,5 1,8 20 25,0 7,4 30 20,4 13,3 40 14,0 17,7 50 5,4 23,8 60 -0,6 29,0 70 -10,4 32,2 Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ không khí ở bán cầu Bắc theo vĩ độ Hãy nhận xét và giải thích: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. 2. Trình bày cấu tạo, thành phần của khí quyển. Phân tích vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất. Giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất. Nêu các nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Chúng ta nên làm gì đề phòng ngừa nạn ô nhiễm khí quyển. 3. Trình bày sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất? 4. Trình bày các tác nhân làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Các giải pháp toàn cầu về bảo vệ môi trường. 5. Các khối khí hình thành như thế nào? Căn cứ nào để người ta chia thành các khối khí khác nhau? Các khối khí đó hình thành ở đâu và tính chất của chúng? Cho biết tên gọi các khối khí Em, NPc, Tm, TBg Nhiệt độ không khí do đâu mà có? Nhiệt độ không khí thay đổi do những yếu tố nào? 6. Thế nào là độ ẩm tuệyt đối và độ ẩm tương đối? Hoàn thành bảng sau: Địa phương Nhiệt độ không khí Độ ẩm bão hòa (gam) Lượng hơi nước (gam) Độ ẩm tương đối (%) Matxcova 0 ? 4 ? Hà Nội 20 ? 13 ? TP.HCM 30 ? 25 ? 7. Vẽ sơ đồ cấu tạo của khí quyển và trình bày cấu tạo của khí quyển? Cho biết vai trò của khí quyển đối với đời sống của sinh vật trên bề mặt Trái Đất? Nêu các biện pháp bảo vệ khí quyển. 8. Thời tiết là gì? Để nghiên cứu thời tiết cần phải quan sát những yếu tố nào? 9. Nêu nguyên nhân hình thành khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực hoạt động và đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. 10. Nêu vai trò của khí quyển đối với đời sống Hãy xác định kiểu khí hậu của các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới dây (sách OLP 2006/113) NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN – MƯA 1. Bảng số liệu: Lượng mưa trung bình năm ở các đới trên đất nổi (mm) Các đới theo vĩ độ 0 – 100 10 – 200 20 – 300 30 – 400 40 – 500 50 – 600 60 – 700 70 – 800 Bán cầu Bắc 1677 763 513 501 561 510 340 194 Bán cầu Nam 1872 1110 607 564 868 976 100 Nhận xét và giải thích sự thay đổi lượng mưa theo vĩ độ. 2. Quan sát bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Lượng mưa trung bình năm ở các đới trên đất nổi Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) 0 – 100 1677 0 – 10 1872 1 – 20 763 10 – 20 1110 20 – 30 513 20 – 30 607 30 – 40 501 30 – 40 564 40 – 50 561 40 – 50 868 50 – 60 510 50 – 60 976 60 – 70 340 60 – 90 100 70 – 80 194 [...]... 25,7 48 27,1 1931 0 Giải thích vì sao: Hà Nội có mùa lạnh, mùa khô không quá khô? Huế có mưa vào mùa thu – đông, lượng mưa lớn vào tháng 10? TP.HCM nóng quanh năm, mùa khô sâu sắc? MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN THI N NHIÊN – SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1 Các nguyên nhân gây ô nhiệm không khì? Tác hại và những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí? 2 Thế nào là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo? Nêu... Ngành giao thông vận tải có vai trò quan trọng gì trong nền kinh tế - xã hội? Vời điều kiện tự nhiên của Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì đến sự phát triển giao thông vận tải? Trong các tuyến giao thông vận tải nước ta, theo em tuyến nào là quan trọng nhất? Vì sao? 6 Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải Tại sao nói để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi thì ngành giao thông vận tải phải... axit là gì? Nêu những nguyên nhân gây ra mưa axot Mưa axit có tác hại gì ĐỊA LÝ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI – THÔNG TIN LIÊN LẠC 1 Nêu những điểm giống nhau, khác nhau của kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama 2 Vì sao nói các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải? 3 Hãy giải thích tại sao ngành vận tải đường sắt đang bị ngành... 1997, chưa tính ngành hàng không Loại hình Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển (nghìn tấn) (……) Tổng số 112266,5 34275,7 Đường sắt 4752,0 1533,3 Đường bộ 71912,4 3824,4 Đường sông 25941,1 2759,7 Đường biển 9661,0 26158,3 Hãy nhận xét và giải thích về vai trò của từng loại hình vận tải 8 Trình bày các nhân tố quyết định trong việc phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? Ở Việt Nam, các... tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất nơi có lượng mưa trung bình ít nhất và nơi có lượng mưa trung bình nhiềt nhất trên Trái Đất 4 Trình bày các đại lượng đặc trưng của hơi nước trong không khí và mối quan hệ giữa chứng? PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU 1 Dựa vào các bảng số liệu sau, hãy nêu tên và đặc điểm các kiểu khí hậu tại các địa điểm A, B, C Địa điểm A Tháng Nhiệt độ (0C)... vận tải đường sắt đang bị ngành vận tải ô tô cạnh tranh gay gắt? Liên hệ thực tế ở Việt Nam 4 Dựa vào lược đồ thế giới, hãy trả lời các câu hỏi sau: (sách OLP 2007/135) Cho biết tên những đầu mối giao thông quan trọng trên thế giới dựa vào các ký hiệu từ Đ1 – Đ8 Cho biết tên các cảng có ký hiệu C1, C2, C3, C4 Tại sao phần lớn các hải cảng lớn nhất thế giới lại phân bố ở hai bờ đối diện của Đại Tây Dương?... vận tải 8 Trình bày các nhân tố quyết định trong việc phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? Ở Việt Nam, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? . không đều. ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP 1. Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với đặc điểm của sản xuất nông. nông nghiệp. Hãy giải thích tại sao ở các nước phát triển, nông nghiệp đang mang dần tính công nghiệp? 5. Hãy điền vào bảng dưới đây các thông tin còn thi u