1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Quản lý chất thải rắn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

86 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 8,66 MB

Nội dung

Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường (BVMT). Không có những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý rác thải sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, công tác quản lý của các đơn vị thành phố, thị xã thuận lợi hơn về nguồn nhân lực, kinh phí, mạng lưới giao thông, trình độ dân trí, mạng lưới thu gom so với các đơn vị cấp huyện. Đối với công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Cao Lộc, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn thiếu, chưa chú trọng đến các giải pháp công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt thu gom phù hợp với trình độ và điều kiện kinh tế của huyện, chủ yếu mới tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải ở các khu đông dân cư và đổ lộ thiên. Chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Trên cơ sở đó, để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cao Lộc đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là quản lý hiệu quả chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Nhằm giúp các nhà quản lý môi trường trên địa bàn huyện có cái nhìn khách quan và tổng thể về hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cao lộc, tỉnh Lạng Sơn”.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-Lăng Thị Hạnh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-Lăng Thị Hạnh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG ANH LÊ

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đã được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS Hoàng Anh Lê, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, động viên và hướng dẫn nhiệt tình của thầy trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến quý thầy cô giáo trong khoa Môi Trường, phòng Sau đào tạo đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN Cảm ơn thầy cô đã truyền cho tôi kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo

và các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017

Học viên

Lăng Thị Hạnh

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

Bảng 3.5: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Cao Lộc 42

PHỤ LỤC 71

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Cao Lộc 2016 25

Bảng 3.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư 35

Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ 37

Bảng 3.3: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác 39

Bảng 3.4: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh 40

- Căn cứ tiêu chuẩn thải rác đối với vùng nông thôn: theo kết quả điều tra thực tế năm 2017 ( Bảng 3.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư), hiện tại chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người trên địa bàn huyện Cao Lộc đối với khu vực thị trấn là 0,67 kg/người/ngày, khu vực các xã là 0,45 kg/người/ngày Trung bình chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người của cả huyện là 0,43 kg/người/ngày 43

Bảng 3.6: Dự báo lượng CTRSH phát sinh và thu gom vào năm 2020 và năm 2025 44

Bảng 3.7: Một số tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Cao Lộc 47

Bảng 3.8: Ước tính khối lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn huyện 48

Bảng 3.9: Phương tiện thu gom CTRSH trên địa bàn huyện 49

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện [14] 11

Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Cao Lộc 21

Hình 3.1: Tỉ lệ CTRSH phát sinh từ các nguồn 41

Hình 3.2: Sơ đồ phân vùng quản lý CTRSH huyện Cao Lộc 58

Hình 3.3: Sơ đồ quản lý CTRSH tập trung theo cụm xã/thị trấn 60

Hình 3.4: Sơ đồ thu gom, xử lý CTRSH tập trung theo xã 61

Hình 3.5: Sơ đồ thu gom, xử lý CTRSH theo thôn 61

Hình 3.6: Sơ đồ quản lý CTRSH quy mô cấp xã 62

Hình 3.7: Tổ chức dịch vụ trong mô hình hộ gia đình 63

Trang 8

MỞ ĐẦU

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với

sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùnghàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn

đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nôngnghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại, Việc thu gom, vận chuyển, xử lý vàtiêu hủy chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt đã và đang trở thành một bàitoán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở cácnước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng khối lượng CTR phátsinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR đô thịchiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng CTR còn lại là CTR côngnghiệp, y tế và làng nghề Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinhkhoảng 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025, tăng từ 1,6 đến 3,3lần so với hiện nay [16] Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốcnăm 2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó,chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày[4]

Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược quantrọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và cả nước Làmột địa danh có lịch sử lâu đời, nằm ở cửa ngõ thông thương giữa đất nước ta vàTrung Quốc, Cao Lộc sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế, thương mại và hoạt độngđối ngoại của tỉnh Lạng Sơn Trong những năm gần đây huyện Cao Lộc đang cónhiều bước chuyển mình trong nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội Tuy nhiên,còn nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng và kinh tế kỹ thuật còn yếu, sự phát triển khôngđồng đều trên địa bàn huyện, tỷ lệ gia tăng dân số cao ở vùng trung tâm, dẫn đếnphát sinh nhiều vấn đề môi trường và xã hội

Sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạtầng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch

Trang 9

vụ công cộng, du lịch, thương mại…đã phát sinh lượng lớn rác thải từ khu vực dân

cư, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi cảnhquan của huyện cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đangsinh sống trên địa bàn huyện Đặc biệt việc xả thải các chất thải rắn, chất thải độchại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô nhiễm môi trường

Chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát sinh trong quá trình

ăn, ở, tiêu dùng của con người Mức sống của người dân ngày càng cao thì việc tiêudùng các sản phẩm của xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng chấtthải rắn sinh hoạt Mặt khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay mới chỉđạt 60-80%, phần còn lại được thải tự do vào môi trường Ở nhiều nơi trên đất nước

ta chất thải sinh hoạt là nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễmnguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, gây bệnh cho con người, cây trồng vàvật nuôi làm mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn

Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết các thành phố, thị xã

ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môitrường (BVMT) Không có những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn vànhững giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xâydựng và quản lý rác thải sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chấtlượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sựphát triển của xã hội Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, công tác quản lý của các đơn vịthành phố, thị xã thuận lợi hơn về nguồn nhân lực, kinh phí, mạng lưới giao thông,trình độ dân trí, mạng lưới thu gom so với các đơn vị cấp huyện Đối với công tácquản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Cao Lộc, cơ chế quản lý

và các chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn thiếu, chưachú trọng đến các giải pháp công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt thu gom phù hợpvới trình độ và điều kiện kinh tế của huyện, chủ yếu mới tổ chức thu gom, vậnchuyển rác thải ở các khu đông dân cư và đổ lộ thiên Chưa phân loại chất thải rắnsinh hoạt tại nguồn Trên cơ sở đó, để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trênđịa bàn huyện Cao Lộc đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững, một trongcác nhiệm vụ trọng tâm là quản lý hiệu quả chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh

Trang 10

hoạt trên địa bàn Nhằm giúp các nhà quản lý môi trường trên địa bàn huyện có cáinhìn khách quan và tổng thể về hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

của huyện tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải

rắn sinh hoạt tại huyện Cao lộc, tỉnh Lạng Sơn”.

Đề tài sẽ là một trong những cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng tới xây dựng huyện Xanh -Sạch - Đẹp - Bền vững

Mục tiêu của đề tài:

- Đánh giá được hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc

- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp giúp cho các cơquan quản lý có chiến lược đầu tư và biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý,kịp thời

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt

1.1.1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Theo Nghị định 59/2007/NĐ - CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lýchất thải rắn [2]: Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cánhân, hộ gia đình, nơi công cộng

1.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của cácnghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tănglên, cùng với đó là lượng CTRSH của các hoạt động này cũng gia tăng CTRSH đượcthải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đólượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp.Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,

gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…[8]

1.1.1.3 Khái niệm hoạt động quản lý CTRSH

Hoạt động quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tưxây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vậnchuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu nhữngtác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người [2]

1.1.1.4 Một số khái niệm liên quan

Thu gom CTRSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạmthời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhànước có thẩm quyền chấp thuận

Vận chuyển CTRSH là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thugom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuốicùng Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử lý, chônlấp các loại CTRSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Trang 12

Xử lý CTRSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làmgiảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTRSH; thuhồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTRSH

Chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầucủa tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh

1.1.2 Hệ thống quản lý CTRSH

Hiện nay hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam mỗi một

cơ quan, ban nghành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống quản lýCTR, trong đó: Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiếnlược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuấtluật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lượcquản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải UBND thành phố chỉ đạo UBND cácquận, huyện, sở khoa học công nghệ và môi trường và sở giao thông công chínhthực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lượcchung và luật pháp về bảo vệ môi trường của nhà nước Công ty môi trường đô thị

là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xủa lý CTR, bảo vệ vệ sinh môi trườngthành phố theo chức trách được sở giao thông công chính thành phố giao

1.1.3 Các công cụ quản lý môi trường và CTRSH

Công cụ quản lý môi trường và CTRSH là các biện pháp hành động thực hiệncông tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi mộtcông cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia,các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, cácngành kinh tế, các địa phương

- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạtđộng sản xuất kinh doanh Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh

tế thị trường

- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước

về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô

Trang 13

nhiễm trong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giámôi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nềnkinh tế phát triển như thế nào.

1.1.4 Những tác động của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người

1.1.4.1 Những tác động của CTRSH đến môi trường

* Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao

trong toàn bộ khối lượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước

ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trìnhlên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từcác quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 [15]

* Ảnh hưởng môi trường nước

Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh.Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chấtlượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưaxuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn

Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khảnăng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước Hậu quảcủa hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt Việc ô nhiễm cácnguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵtrực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng [15]

*Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất:

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thảiđược đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loàisinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xươngsống, ếch nhái làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinhnhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túinilôn trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới

phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn

Trang 14

chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm

độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [15]

1.1.4.2 Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người

Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệlớn Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối Rác thải không đượcthu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con ngườisống xung quanh Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như nhữngngười làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi,sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa Hàng năm, theo tổ chức Y

tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh cóliên quan tới rác thải Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác độngvật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành

từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đậpnhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh Các kết quả nghiêncứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày,

vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày Các loại vi trùng gây bệnh thực sựphát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác nhưnhững ổ chứa chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người vàgia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnhdịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗitruyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết [15]

1.1.4.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị

- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thugom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều

là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quanđường phố, thôn xóm

- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dânchưa cao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mươngrãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý

Trang 15

và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.

1.1.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1.1.5.1 Phương pháp chôn lấp

Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác Phương pháp này

có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển

Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới các bãi đãxây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổlên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột… theo thời gian, sựphân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống.Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới

Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các nướcđang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cáchnghiêm ngặt Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nướcđang phát triển

Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước ngầm

và nguồn nước mặt Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớpchống thấm bằng màn địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom

và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường Việc thu khí ga để biến đổi thànhnăng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích [13]

- Ưu điểm của phương pháp:

+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải

+ Chi phí vận hành bãi rác thấp

- Nhược điểm của phương pháp:

+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn

+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh

+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao

+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn

1.1.5.2 Phương pháp đốt rác

Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu

xử lý cuối cùng Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều chỉ còn

Trang 16

khoảng 10 % so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25% hoặc thấphơn so với ban đầu Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và giảmnhu cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyênchở ra bãi chôn lấp tập trung nếu cần Tuy nhiên phương pháp đốt rác sẽ gây ônhiễm không khí cho khu vực dân cư xung quanh, đồng thời làm mất mỹ quan đôthị, vì vậy phương pháp này chỉ dùng tại các địa phương nhỏ, có mật độ dân sốthấp.

Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí đểđốt một tấn rác cao hơn gấp 10 lần Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốcgia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rácsinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội toàn dân Tuy nhiên việc đốt rác sinhhoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sinh khói độc và dễ sinh khí dioxin nếukhông giải quyết tốt việc xử lý khói Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tậndụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghệ nhiệt và phát điện Mỗi lòđốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm khống chế ô nhiễmkhông khí do quá trình đốt gây ra

Hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạtcác vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốt rác thảithường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện hoặc rác thảicông nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được [13]

1.1.5.3 Phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hìnhthành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môitrường tối ưu đối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phươngpháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó cóViệt Nam Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chấtmùn Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gâybệnh và hạt cỏ Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng đểtăng cao nhiệt độ của đống ủ Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần

Trang 17

và hơn nữa so với bể aeroten Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại,lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt

độ được kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trongsuốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thốirữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin,xenlulo, sợi… [14]

Công nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định

kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp rất có hiệu quả,sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súc cho ta chấthữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho việc cải tạo đất

1.1.5.4 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thugom vào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải,các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh,nhựa… được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệthống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạothành các kiện với tỷ số nén rất cao

Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấpcác vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát Trên diện tích này có thể sửdụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựngnhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác

Rác

thải

Phễu nạp rác

Các khối kiện

sau khi ép

Phân loại

Kim loạiThủy tinh

GiấyNhựa

Băng tải rác

Băng tải thải vật liệu

Máy ép rác

Trang 18

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện [14]

1.1.5.5 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex

Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ (2/1996) Côngnghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (kể cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục

vụ ngành xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng trong nông nghiệp hữuích Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa và sửdụng áp lực lớn để nén, định hình các sản phẩm Rác thải được thu gom (rác hỗnhợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyển về nhà máy, không cần phân loại và đưa vàomáy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa đến các thiết bị trộn bằng băng tải Chất thải lỏngpha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa và khử độc thực hiện trongbồn Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn: chấtlỏng và rác thải kết dính với nhau sau khi cho thêm thành phần polime hóa vào Sảnphẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy ép cho ra sản phẩm mới Các sản phẩmnày bền, an toàn với môi trường [14]

1.1.5.6 Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin

Ban đầu rác thải được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệthống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại Tiếp đến, băngtải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói Rác tiếp tục đi qua hệthống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng

Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ(kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt Trong quá trình vận chuyểnnày, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi,làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại Sau đó, rác hữu cơ đượcđưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày Buồng ủ có chứa một chủng vi sinhkhác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn Rác biến thành phânkhi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng Phân trên sàng được bổsung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng,thay thế trên 50% phân hoá học Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trongthời gian 7-10 ngày

Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tục phát triển hệ thống xử

Trang 19

lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín Phế thải trơ và dẻo

đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch Sản phẩm thu được ở giai đoạnnày là phế thải dẻo sạch Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gianhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao

Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốppha Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chấtthải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh Loại phân này hiện đã đượcbán trên thị trường với giá 500 đồng/ kg

Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làm cho rácthải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xâydựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp Các sản phẩm này đãđược cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểmđịnh và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường Vớicông nghệ seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để

sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải trên thế giới

Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [4], lượng chất thải rắn sinh hoạt tính theo đầu

Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom rácthải sinh hoạt rất hiệu quả

Trang 20

- Hà Lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ được táchriêng Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thànhphố Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ kính, thuỷ tinh Thùng màuxanh nhạt để chứa giấy Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt hai thùng rácmàu sắc khác nhau, một loại chứa rác có thể phân huỷ và loại không phân huỷ.

- Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêngbiệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữư cơ, rác vô cơ và giấy vải, thuỷtinh, các kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuấtphân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa đều được đưađến các cơ sở tái chế hàng hoá

- Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác có màu khác nhau: màuxanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đenđựng các thứ khác Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau

Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố, rác được chia thành 4loại với 4 thùng có màu khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa

và kim loại, màu đỏ đựng kính, thuỷ tinh và màu xanh thẫm đựng rác còn lại

1.2.1.2 Tình hình xử lý rác thải trên thế giới

Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và việc xử lý rác thải càngtrở nên quan trọng hơn bao giờ hết Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liênquan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụngcác biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải rắn đang trở thành vấn đề quantâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước công nghiệp pháttriển, nơi sử dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất kinh doanh

Hiện nay, nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại chấtthải rắn Kinh nghiệm một số nước cho thấy có 90% chai và trên 90% can đượcđưa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý rác, người ta

có thể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc (Nguyễn Thị Anh Hoa,2006) [4]

Tuỳ theo điều kiện thực tế mỗi nước mà phương pháp và trình độ côngnghệ xử lý chất thải rắn cũng khác nhau:

Trang 21

- Ở Mỹ: Hàng năm có 15% chất thải rắn được tái chế, khoảng 16% đượcthiêu đốt, 67% còn lại được chôn lấp ở 2.900 bãi rác Mỹ đang thực hiệnphương pháp xử lý chất thải rắn thành năng lượng (113 nhà máy thực hiện) Vớiphương pháp này có thể giảm 70% - 90% tổng lượng chất thải rắn và thu hồinhiệt lượng để chuyển thành điện năng.

- Ở Thuỵ Điển: Thực hiện chiến lược giảm tối thiểu lượng chất thải rắn vàtăng cường thu hồi phế liệu cho tái chế (chiếm 25% tổng số chất thải rắn phátsinh năm 1997), áp dụng công nghệ tiên tiến để phân loại, thu gom, vận chuyển

và xử lý chất thải rắn (phương pháp hút chân không tự động để thu gom chấtthải rắn) Thuỵ Điển hiện có 282 bãi chôn lấp với tổng số 4,75 triệu tấn chấtthải được chôn lấp Thuỵ Điển là một trong số những quốc gia thực hiện phânloại rác tại nguồn rất có hiệu quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân

cư, đồng thời xử lý chất thải rắn rất có hiệu quả

- Ở Singapore: Chất thải rắn được thu gom bằng túi nilon đặc biệt và đượcphân loại ngay tại nguồn Đến năm 2001 cả nước có 5 nhà máy đốt rác với côngsuất 9.000 tấn/ngày (khoảng 97%, còn 3% chôn lấp đặc biệt ở biển) Năm 2004,

ở Singapore đã xây dựng nhà máy đốt rác thứ sáu Trong quá trình tiêu huỷ chấtthải rắn, nhiệt được thu hồi để chạy máy phát điện Đó là một đất nước sạch,đẹp, văn minh

- Ở Nhật Bản: Do diện tích đất đai có hạn nên hiện nay Nhật Bản đang sửdụng phương pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lượng là chủ yếu(chiếm 72,8% tổng lượng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt rác hoạt động) Côngsuất của các xí nghiệp lớn nhất lên tới 1980 tấn/ngày đêm

- Ở Đức: Rất chú trọng đến biện pháp tái sinh chất thải rắn, lượng chấtthải rắn chôn lấp có xu hướng giảm dần (70% năm 1990 chỉ còn lại 46% ởnhững năm cuối thế kỷ 20), nguyên nhân chính là do chính phủ quy định côngnghệ chôn lấp phải tiên tiến, bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận rác đã qua thiêu huỷhoặc xử lý sơ bộ (nghiền, nén)

Trong khi đó, ở các nước đang phát triển còn phải đối mặt với những khó

Trang 22

khăn về xử lý chất thải Chủ yếu là thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm, thườngtập trung xử lý chôn lấp (Mockva 90%, Seoul 70%, Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ87,5%, Budapest - Hungari 50%, Bangkok 85%, Philipin xấp xỉ 90%, Việt Namgần 100%), chỉ một khối lượng rất nhỏ được chế biến phân bón và đốt, xấp xỉ2% với những kỹ thuật chưa tiên tiến Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các chínhquyền đô thị và sự quan tâm của Nhà nước.

1.2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình phát sinh

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể vềphát triển kinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạttrên 7%/năm Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ Tính đến tháng6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43

đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn vàthị tứ) Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thànhnhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Tuy nhiên, bêncạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép vềnhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững.Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiềuvới thành phần phức tạp [1]

Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinhngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% Tỷ lệ tăng cao tập trung ởcác đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và cáckhu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%),Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực TâyNguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn(5,0%) [6]

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thịloại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lênđến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các

Trang 23

chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y

tế Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thịtuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn vớiCTRSH đô thị [6]

Theo Lê Văn Khoa (2001) [3], nhìn chung lượng chất thải rắn đô thị phụthuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số Theo thống kêmức chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình là 0,3kg/người/ngày Tạicác đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải khoảng 0,5 – 0,8 kg rác.Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số Rác tồn đọng trong khu tập thể,trong phố xá phụ thuộc vào các yếu tố như: địa hình, thời tiết, tần suất thu gom Rất khó xác định thành phần chất thải rắn đô thị vì trước khi tập trung đến bãi, rác

đã được thu gom sơ bộ Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều

có chung 2 đặc điểm:

- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân hủy, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏtrung bình chiếm khoảng 30 – 60% Đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biếnCTR thành phân hữu cơ

- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bìnhchiếm khoảng 20 – 40%

Bên cạnh đó, thành phần và khối lượng CTR thay đổi theo các yếu tốsau: điều kiện kinh tế - xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xãhội, quản lý và chế biến trong sản xuất, chính sách của nhà nước về chất thải

Theo báo cáo môi trường quốc gia [5], tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăngtới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 lên 0,65 kg/người/ngàytại các đô thị nhỏ Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên 45 triệutấn vào năm 2020 Trong khi đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trungbình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%, phương thức chủyếu là chôn lấp

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 [7], khối lượng chất thải rắn sinhhoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếmkhoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn

Trang 24

sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị Chất thải rắn sinhhoạt đô thị phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

từ tất cả các đô thị Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ởmức độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vàmột số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long, thành phố Đà Lạt, thànhphố Hội An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người thấpnhất tại thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh ĐăkNông, thành phố Cao Bằng từ 0,31-0,38 kg/người/ngày

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng

23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinhhoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày [7]

1.2.2.2 Tình hình thu gom, vận chuyển

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các

đô thị trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vàtại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chấtthải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nôngthôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạtphát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặccác thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu,vùng xa [7]

Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do Công ty môitrường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh đó, trong thờigian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã

có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắnsinh hoạt tại đô thị Nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thảirắn sinh hoạt đô thị hiện nay do Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu phí vệsinh trên địa bàn Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4000-6000 đồng/người/tháng

Trang 25

hoặc từ 10.000-30.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương Mức thu tại các

cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000-200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô,địa phương Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinhhoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thugom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địaphương Mức thu và cách thu tùy thuộc vào từng địa phương, từ 10.000-20.000đồng/hộ/tháng và do thành viên hợp tác xã, tổ đội thu gom trực tiếp đi thu Hiện

có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt

tự quản, công cụ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển hầu hết do tổ đội tựtrang bị Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn không thuận tiện về giaothông, dân cư không tập trung còn tồn tại hiện tượng người dân vứt bừa bãi chấtthải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống mà không có sự quản lý củachính quyền địa phương

Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn

có quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưađược thống kê đầy đủ Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và

337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn

Trang 26

là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồngây ô nhiễm môi trường.

Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt độngnhư: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý chấtthải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc Công tyTNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu xử lý chất thải NamSơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội,…Trên thực tế, tại nhiều

cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưathực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, hiện vẫn đang là vấn đềgây bức xúc trong xã hội Bên cạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hìnhthức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấpchất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên

Hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụngcông nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thảirắn sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môitrường Bình Dương; Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnhthuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh; Nhà máy xử lý rácTràng Cát, thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng; Nhà máy xử

lý chất thải rắn Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH xây dựng thươngmại và sản xuất Nam Thành;…Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ củacác cơ sở xử lý được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công nghệ nướcngoài Một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng đượctiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân rộng còngặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế; tínhđồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền côngnghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô côngnghiệp Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập khẩu từ nước ngoài cáccông nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ nhưng công nghệ xử lý chưađạt được hiệu quả như mong muốn: dây chuyền xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa phùhợp với điều kiện Việt Nam, tỉ lệ chất thải rắn được đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất

Trang 27

lớn từ 35-80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao,…Ngoài ra, sản phẩm phân hữu cơsản xuất ra hiện nay khó tiêu thụ, chỉ phù hợp với một số loại cây công nghiệp.

Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắnsinh hoạt ở tuyến huyện, xã Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư

lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Theo báocáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa

số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi tiết về tínhnăng kỹ thuật khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ Trong đó cókhoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắp ráp trong nước

Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất lớn,hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phần dịch vụmôi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón tại cụmcông nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái Bình;…

Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyếtnhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khuvực nông thôn Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khíthải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy

tờ liên quan tới lò đốt Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địabàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứcấp vào môi trường không khí Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còntồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từquá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồinước rác; không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để

Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thảiphát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, lànguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh

1.3 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc

1.3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Cao Lộc

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Trang 28

Cao Lộc là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý

từ 220 01' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh độ Đông, có vị tríđịa lý như sau:

Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Cao Lộc

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, với đường biên giới dài 74,153 kmthuộc thị trấn Đồng Đăng và các xã Bảo Lâm, Thanh Loà, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn

- Phía Đông giáp huyện Lộc Bình;

- Phía Tây giáp huyện Văn Lãng;

- Phía Nam giáp huyện Văn Quan và huyện Chi Lăng

Đơn vị hành chính của huyện gồm 2 thị trấn (Cao Lộc và Đồng Đăng) và 21

xã (Thụy Hùng, Hồng Phong, Bảo Lâm, Phú Xá, Song Giáp, Bình Trung, Gia Cát,Tân Liên, Yên Trạch, Xuân Long, Tân Thành, Hợp Thành, Thạch Đạn, Hòa Cư,Lộc Yên, Thanh Loà, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn, Công Sơn) Thị trấnĐồng Đăng là trung tâm kinh tế sầm uất của huyện và của tỉnh Lạng Sơn Là mộtthị trấn biên giới, cách thành phố Lạng Sơn 13 km, nằm trên trục đường từ thànhphố đến cửa khẩu Tân Thanh, theo quốc lộ 1A đến cửa khẩu Hữu Nghị, có ga liên

Trang 29

vận quốc tế và một số con đường bộ sang Trung Quốc… Đồng Đăng có nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch Cửa khẩu quốc tế HữuNghị nằm tại km0 của tuyến đường 1A huyết mạch, là điểm nối giữa tuyến đườngcao tốc Nam Ninh - Bằng Tường (Trung Quốc) và Lạng Sơn - Hà Nội Do đó cửakhẩu Hữu Nghị có vai trò quan trọng trong phát triển giao lưu kinh tế giữa LạngSơn - Trung Quốc nói riêng, cũng như giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung [17].

1.3.1.2 Địa hình

Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độcao trung bình của toàn huyện khoảng 260m Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn

Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn ở phần Đôngcủa huyện và núi đá vôi Đồng Đăng ở Tây - Tây Bắc huyện Dải đường biên cóhướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 300, dải tiếp giáp với địa bàn huyệnLộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt mạnh Khu vực có địa hình thunglũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện [17]

1.3.1.3 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của Cao Lộc chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 210C, nhiệt

độ trung bình tháng nóng nhất 270C - 320C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 130C, nhiệt

độ trung bình tháng thấp nhất 90C, có nơi, có ngày nhiệt độ xuống dưới -10 C

Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.320mm, 70% lượngmưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thuỵ Hùng, Phú Xá,Hồng Phong, Lộc Yên Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có gió mùaĐông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nôngnghiệp Độ ẩm trung bình cả năm là 82% [17]

1.3.1.4 Tài nguyên đất

Theo thống kê đất đai của huyện năm 2016 tổng diện tích tự nhiên của huyện

là 63.427,06 ha chiếm 7,66% diện tích toàn tỉnh được phân chia thành 23 đơn vịhành chính Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp của huyệnchiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên (52.397 ha), trong đó đất sản xuất nôngnghiệp chiếm 13,85 %, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 85,99%

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tích tự nhiên (3109,02

Trang 30

ha), trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 50,7%, đất sông suối và mặt nước chuyêndùng là 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiêncủa huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có

6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây có1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa sử dụng [17]

Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của các xã phía Nam huyện Cao Lộc là đất feralithình thành trên đá cát kết và cát bột kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồitrung bình và đồi cao Các xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ cóđất feralit phát triển trên đá cát, phiến thạch sét và cát bột Các xã Gia Cát, Hoà Cư,Hợp Thành là đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ đệ tam Trên địa phận xã MẫuSơn và Công Sơn tồn tại hai loại đất có tầng đất mỏng, đất từ chua đến rất chua:

- Trên độ cao 700 – 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu vàng nhạt, hàmlượng mùn trên 6%

- Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen, hàm lượngmùn thô đạt đến 10%

1.3.1.5 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Cao Lộc có mật độ sông suối tương đối dày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùngchảy qua 4 xã Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khôlượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòngchảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây

là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước Trên địa bàn hiện

có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 101 công trình thuỷ lợilớn nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391 ha) [17]

Nguồn nước ngầm

Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trìnhthủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nướcngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn vàkhả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung,

Trang 31

cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùngcòn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặpnhiều trở ngại[17].

1.3.1.6 Tài nguyên rừng

Huyện Cao Lộc có trữ lượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa dạng, nhiềucây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên rừng đã

bị suy kiệt rất nhiều Năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Cao Lộc chỉ đạt 25%

Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc đã nỗ lực trồng thêm rừng,vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ môi sinh và cảithiện môi trường Năm 2010 tỷ lệ che phủ là 52%, trong đó rừng trồng và vườnươm là 20.763,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của huyện [17]

1.3.1.7 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Cao Lộc không nhiều và trữ lượng nhỏ, có thể khai thácbằng các hình thức tận thu phục vụ phát triển công nghiệp địa phương, phân bố cácloại khoáng sản gồm: quặng nhôm Tam Lung -Thụy Hùng, đa kim Tình Slung - GiaCát, vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (Tân Liên và Gia Cát), đất sét, cao lanh ở CaoLộc, Hợp Thành; cát xây dựng nằm rải rác dọc sông Kỳ Cùng (Gia Cát, Song Giáp)

và mỏ đá vôi - Hồng Phong, Phú Xá, Bình Trung; suối khoáng Mẫu Sơn có thể cungcấp lượng nước khoáng khoảng 500 nghìn m3/năm [17]

1.3.1.8 Tài nguyên du lịch

Cao Lộc là huyện miền núi có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi cao làtiềm năng tự nhiên quý giá để phát triển du lịch Điển hình là khu vực Mẫu Sơncách TP Lạng Sơn 30 km về phía Đông, liên kết 03 xã Công Sơn, Mẫu Sơn (huyệnCao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) có diện tích 10.470 ha, nằm ở độ cao1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 15,60C, rất thíchhợp cho du lịch nghỉ dưỡng

Mẫu Sơn được bao bọc bởi trăm quả núi lớn nhỏ Mùa hè mát mẻ, mùa đôngđỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi.Nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng như đào Mẫu Sơn, chè Mẫu Sơn, hoa đàoMẫu Sơn lại rất thuận lợi về giao thông, giầu tài nguyên thiên nhiên, cách Hà Nội

Trang 32

không đến 180 km, từ Mẫu Sơn du khách có thể đi thăm Trung Quốc qua cửa khẩuChi Ma Về giá trị tiềm năng du lịch Mẫu Sơn của Lạng Sơn có thể so sánh vớiSapa của Lào Cai [17].

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.2.1 Dân số và phân bố dân cư

Tổng nhân khẩu của huyện đến nay khoảng 76.337 người, mật độ dân sốtrung bình 120 người/km2; tổng số hộ của huyện là 17.564 hộ Dân số của huyệnchủ yếu là dân số nông thôn, số dân nông thôn chiếm tỷ lệ 78,98%, dân số thành thịchỉ chiếm 21,02% và tập trung trong hai đô thị đang trên đà phát triển là thị trấnĐồng Đăng và thị trấn Cao Lộc Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm (giai đoạn

2010 – 2015) là 1,05% Cao Lộc là huyện có thành phần dân tộc tương đối thuần,trong đó nhóm người Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,0%, tiếp theo là nhóm ngườiTày chiếm tỷ lệ 30,3%, nhóm người Kinh là 8,1%, các dân tộc khác là 3,6% [10]

Bảng 1.1: Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Cao Lộc 2016

thị trấn

DT đất tự nhiên (km 2 )

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km 2 )

Trang 33

1.3.2.3 Văn hoá - xã hội

a Giáo dục và đào tạo

Đến năm 2015, toàn huyện có 21 trường mầm non, 24 trường tiểu học (gồm cảphân trường), 23 trường phổ thông cơ sở, 2 trường phổ thông trung học Trong nhữngnăm qua, huyện đã đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, từng bước chuẩn hoá đội ngũgiáo viên và nâng cao về trình độ chuyên môn [10]

Trang 34

b Y tế

Đến năm 2016, huyện có 25 cơ sở y tế, trong đó có 2 bệnh viện tổng sốgiường điều trị đạt 180 giường, đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo chuyênmôn, 100% trạm y tế xã có bác sỹ [10]

c Văn hoá, thông tin tuyên truyền, thể dục - thể thao

Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thểthao được tăng cường triển khai thực hiện; chuẩn bị tốt các điều kiện cho tổ chức Hộinghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện Cao Lộc giaiđoạn 2000-2015; triển khai tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việtnam 28/6; thành lập Đoàn tham gia “Hội thi Câu lạc bộ gia đình tuyên truyền, phổbiến pháp luật công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình” tại tỉnh đạt giải Nhìtoàn đoàn Phối hợp với LĐLĐ huyện tổ chức thành công Hội thi thể thao cán bộ,công nhân viên chức lao động năm 2016; rà soát lựa chọn vận động viên, chuẩn bị cơ

sở vật chất cho tập luyện tham gia Hội thi thể thao 5 huyện biên giới tỉnh Lạng Sơn[10]

d Lao động - người có công và xã hội

Công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực lao động, người có công và xãhội tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả Tạo việc làm, dạy nghề trongtháng được 75 lao động (lũy kế đến hết tháng 7 là 546 lao động); đề nghị Sở Lao độngThương binh và Xã hội ban hành 14 quyết định mai táng phí cho đối tượng người cócông và thân nhân, phê duyệt danh sách 726 gia đình chính sách nhận quà của Chủ tịchnước; Quyết định tặng quà của tỉnh cho 728 gia đình chính sách người có công nhân kỷniệm 69 năm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7; ban hành 68 quyết định trợ cấp xã hội hàngtháng tại cộng đồng; 04 quyết định điều chỉnh danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm2015; tổ chức 04 cuộc tuyên truyền cho hơn 200 người nghe tại 04 xã, với các nội dung

về phòng, chống tệ nạn xã hội lồng ghép với các nội dung bảo vệ chăm sóc và giáo dụctrẻ em, bình đẳng giới; hoàn chỉnh hồ sơ đưa 01 trường hợp nghiện ma tuý đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc Tổng thanh toán chế độ trợ cấp xã hội trong tháng 7 là:1.728.618.300đ Các hoạt động từ thiện, nhân đạo được quan tâm, tổ chức cứu trợ độtxuất 05 trường hợp số tiền là 2.500.000đ; phối hợp tổ chức khám bệnh nhân đạo các

Trang 35

bệnh về mắt cho người dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện [10].

1.3.2.4 Lĩnh vực kinh tế

a Sản xuất nông, lâm nghiệp

Tập trung chuẩn bị thu hoạch vụ đông xuân và gieo cấy các cây trồng vụ mùa.Đến nay, đã được thu hoạch lúa xuân được: 1.100 ha, đạt 95% kế hoạch, bằng91,66% so với cùng kỳ; ngô xuân 820 ha, đạt 90% kế hoạch, đạt 102,5 % so cùng kỳ;đậu các loại thu hoạch xong 34 ha; làm đất vụ mùa được ước đạt 1.900 ha, đạt 100%

so với kế hoạch, cấy lúa mùa được 1.250 ha, đạt 90% so với kế hoạch; trồng ngôđược 480 ha, bằng 92,66% so với kế hoạch

Các loại vật tư, giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứngđược nhu cầu của nhân dân Đàn gia súc, gia cầm cơ bản ổn định và phát triển bìnhthường, không phát hiện dịch bệnh xảy ra Tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm phòngđịnh kỳ năm 2016; công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển được thựchiện thường xuyên tại các điểm chợ

Mô hình triển khai trồng rau an toàn gắn với xây dựng thương hiệu nhãn mácsản phẩm vùng trồng rau an toàn tại xã Tân Liên - Gia Cát, UBND huyện đã chỉ đạocác cơ qua, đơn vị và UBND xã Tân Liên, Gia Cát tổ chức tập huấn quy trình trồngrau an toàn theo chương trình VIETGA cho 02 tổ chức hợp tác xã sản xuất rau antoàn với 46 người tham dự, quy mô 4 ha Hiện nay các hộ dân đã gieo trồng và làmđất theo quy trình

Trồng trừng mới được 20 ha, lũy kế ước đạt 456 ha, đạt 91,2% kế hoạch.Công tác bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm, trong tháng không xảy

ra vụ cháy rừng trên địa bàn Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triểnkhai chương trình VIETGAP trên cây Hồng không hạt Bảo Lâm với quy mô diệntích là 20 ha và 64 hộ tham gia tại xã Lộc Yên; đã triển khai tập huấn được 01lớp về quy trình kỹ thuật chăm sóc và quản lý theo quy trình VIETGAP cho các

hộ dân tham gia

Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quan tâm chỉ đạo,tiến hành kiểm tra 18/23 xã thị trấn về thực hiện công tác phòng chống thiên tai vàtìm kiếm cứu nạn năm 2016; cấp xi măng cho các xã để làm đập thuỷ lợi nhỏ, kiên

Trang 36

cố đập và kênh mương được 18 tấn, lũy kế 240 tấn, đạt 40% kế hoạch [10].

b Sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại - dịch vụ

Giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 47.552,1 triệu đồng; sản lượng một sốsản phẩm như đá xây dựng, gạch chỉ, gạch bê tông cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêudùng, giá cả tương đối ổn định, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Gạch chỉước đạt: 6,68 triệu viên; Gạch bê tông các loại ước đạt: 633,6 nghìn viên; Đá cácloại ước đạt: 42.800 m3; Cát xây dựng ước đạt : 2.500 m3 Hoạt động thương mại -dịch vụ: Hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhândân, giá cơ bản ổn định trên cơ sở đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêudùng; hướng dẫn, lập hồ sơ cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công cho các tổ chức,

cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn [10]

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắnsinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cụ thể làhoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đồng thời xácđịnh rõ nội dung chính của đề tài nghiên cứu

- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiêncũng như kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu Tìm hiểu cụ thể hiện trạng chấtthải rắn sinh hoạt và xác định nguồn gốc, thành phần, khối lượng

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý vàquản lý CTR sinh hoạt làm cơ sơ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác thu gom, quản lý CTR trên địa bàn

- Dự báo khối lượng CTRSH sẽ phát sinh trên địa bàn huyện trong thời gian tới

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện CaoLộc Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND các xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Cao Lộc

2.3.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việctham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong nhà trường, sự đónggóp ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý về rác thải sinh hoạt tại huyện, tỉnh Do đốitượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng nên đây được xem là phương pháp ưuviệt, phù hợp và đưa ra kết quả cần thiết cho đề tài

2.3.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn các xã, thị trấn; tìm hiểu tình hình quản lý

Trang 38

rác thải, các điểm tập kết rác của các xã, thị trấn giúp có những nhận xét đánh giákhách quan, chính xác về hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thảisinh hoạt của từng địa bàn.Tiến hành điều tra khảo sát tại các địa điểm trên địa bàn.

- Khảo sát chợ

- Khảo sát trường học trên địa bàn

- Khảo sát các đoạn đường Quốc lộ chạy qua huyện

- Khảo sát một số cơ quan trên địa bàn huyện

- Khảo sát CTRSH tại hộ gia đình

* Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm các nội dung:

- Việc phân loại CTRSH tại nguồn.

- Lư ợ ng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình

- Việc nộp lệ phí thu gom CTRSH của các đối tượng được tiến hành thu gom

- Hình thức phỏng vấn: phát phiếu điều tra

- Tiến hành phỏng vấn 100 hộ gia đình, cá nhân, trong đó mỗi khu vựcphỏng vấn điều tra 50 hộ gia đình, cá nhân (Khu vực thị trấn, khu vực các xã) theotiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi,nghề nghiệp Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới Cụ thể :

Trang 39

+ Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu cần hỏi thêm nhữngvấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn.

2.3.4 Phương pháp xác định khối lượng CTRSH

2.3.4.1 Phương pháp xác định khối lượng CTRSH được thu gom

Tiến hành theo dõi việc tập kết CTRSH tại các điểm tập kết của từng khuvực để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong vòng 2 tháng Mỗi ngày 1 lần trước giờ thugom của xe chuyên dùng Các xe đẩy tay được đẩy đến điểm tập kết vào đúng giờquy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của tổ thu gom Với phương pháp đếm

số xe và cân sẽ biết được khối lượng CTRSH được thu gom hàng ngày Do lượngthải là tương đối ổn định từ các nguồn thải, ít biến động nên tiến hành xác định khốilượng và sau đó tính trung bình

2.3.4.2 Phương pháp xác định khối lượng CTRSH

a, Đối với các hộ gia đình và khu dân cư (bình quân người/ngày)

Địa bàn huyện được chia thành 2 khu vực khác nhau về mật độ phân bố dân

cư, điều kiện cơ sở hạ tầng, địa hình gồm:

- Khu vực thị trấn

- Khu vực các xã

Tiến hành phỏng vấn, điều tra 100 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫunhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp.Mỗi hộ gia đình đặt 1 túi nilong và hướng dẫn hộ gia đình thu gom toàn bộ rác của giađình vào túi Cân rác hàng ngày và cân trong 7 ngày liên tiếp Kết quả xác định khốilượng CTRSH của khu dân cư là kết quả trung bình của 2 tháng theo dõi

+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại cân, theo dõi

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 01lần/ngày

Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom đến các điểm tậptrung rác của từng xã, thị trấn Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tínhđược lượng rác thải trung bình của 01 hộ/ngày và lượng rác thải bìnhquân/người/ngày

Trang 40

b, Đối với rác tại các chợ (kg/ngày)

Dựa trên việc nghiên cứu điều tra về đặc điểm các chợ ở từng xã, thịtrấn: số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ (hàng ngày hay theophiên) từ đó có cách theo dõi sau:

- Xã, thị trấn được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy taychở rác trong ngày, trong tháng Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượngrác/ngày/tháng sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom

- Xã, thị trấn chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác đượcthu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng

Số lần cân lặp lại 2 lần/tháng, theo dõi trong 2 tháng

c, Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học, cơ sở dịch vụ (Kg/ngày)

Đối tượng này có đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc khá giốngnhau Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh ởcác xã, thị trấn; các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, số cán bộ giáo viên, loạihình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh Sau đócăn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học, cơ sở kinhdoanh để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau:lựa chọn một số cơ quan trường học (trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND),

cơ sở kinh doanh sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng, cân trong 2 tháng) rồi tínhtrung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom Từ đó ước tínhkhối lượng rác phát sinh và tính trung bình lượng rác/ngày/tháng

2.3.5 Phương pháp dự báo

Dự báo theo quy mô dân số qua số liệu thống kê về dân số, mức độ gia tăngdân số và lượng CTR phát sinh để tính lượng CTR phát thải đầu người từ đó tínhđược lượng CTRSH trong tương lai trên cơ sở dự báo dân số Phương pháp này cóthể dự báo lượng CTRSH tương đối chính xác Công thức áp dụng để tính lượngCTRSH gia tăng như sau:

Tw = (Gw x P)/1.000

Tính toán khối lượng CTRSH được thu gom, xử lý theo công thức sau:

= (Gw x P)/1.000 x RcT

Ngày đăng: 14/04/2020, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chi cục môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việcphân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới
Tác giả: Chi cục môi trường
Năm: 2008
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định 59/NĐ-CP, ngày 09 tháng 04 năm 2007, Về quản lý chất thải rắn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngày 09tháng 04 năm 2007
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2007
3. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học Môi trường, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và việc quản lý chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Thị Anh Hoa
Năm: 2006
5. Tổng cục môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011
Tác giả: Tổng cục môi trường
Năm: 2011
6. Tổng cục môi trường (2010), Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thịở Việt Nam
Tác giả: Tổng cục môi trường
Năm: 2010
7. Tổng cục môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia về quản lý chất thải rắn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia về quản lý chất thảirắn
Tác giả: Tổng cục môi trường
Năm: 2011
8. Trần Hiếu Nhuệ (2008), Quản lý chất thải rắn- Tập 1- Chất thải rắn đô thị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn- Tập 1- Chất thải rắn đô thị
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ
Năm: 2008
9. UBND huyện Cao Lộc (2016), Báo cáo công tác QLCTR năm 2016 của UBND huyện Cao Lộc, Cao Lộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác QLCTR năm 2016 của UBNDhuyện Cao Lộc
Tác giả: UBND huyện Cao Lộc
Năm: 2016
10. UBND huyện Cao Lộc (2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc năm 2016, Cao Lộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện CaoLộc năm 2016
Tác giả: UBND huyện Cao Lộc
Năm: 2016
11. UBND huyện Cao Lộc (2016), Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2016, Cao Lộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2016
Tác giả: UBND huyện Cao Lộc
Năm: 2016
12. UBND huyện Cao Lộc (2016), Phương án quản lý rác thải sinh hoạt giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Cao Lộc, Cao Lộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương án quản lý rác thải sinh hoạt giai đoạn2010-2015 trên địa bàn huyện Cao Lộc
Tác giả: UBND huyện Cao Lộc
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w