1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

20 NĂM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

213 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng và lãnh đạo, với sự nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế tăng trưởng nhanh, nền kinh tế đang phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tình hình chính trị và an ninh được ổn định và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Ngành thương mại đã trải qua một quá trình đổi mới toàn diện, kể cả đổi mới về nhận thức và phương thức hoạt động. Với quá trình đổi mới chính sách, cơ chế thương mại đã tạo ra những thay đổi căn bản trong hoạt động thương mại, tạo ra hiệu ứng tích cực, góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế xã hội của đất nước. Thành tựu nổi bật trong đổi mới cơ chế, chính sách thương mại trong 20 năm qua đó là: Thứ nhất, nhận thức về vai trò quan trọng của Thương mại đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế trong 20 năm qua đã được đổi mới căn bản ở các cấp, các ngành: Thương mại ngày nay không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà đã tiếp cận tới cả lĩnh vực thương mại dịch vụ; Thương mại từ chỗ được hiểu là khâu trung gian nối liền khu vực sản xuất với người tiêu dùng qua khâu lưu thông, ngày nay đã có vai trò kích thích và tác động, hướng dẫn phát triển sản xuất và xuất khẩu. Thứ hai, trong 20 năm qua các chủ thể tham gia thương mại đã được đa dạng hóa và ngày càng cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Từ chỗ chỉ có hai thành phần (quốc doanh và hợp tác xã), đến nay các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại đã phong phú và đa dạng hơn nhiều. Hiện nay, đã có tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhanh của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực ngoài quốc doanh. Thứ ba, từ chỗ thị trường trong nước bị cắt khúc theo địa giới hành chính và gần như cô lập với thị trường ngoài nước, chúng ta đã tạo được một thị trường thống nhất trong cả nước và ngày càng có gắn bó với thị trường ngoài nước. Hàng hóa của Việt nam hiện đã có mặt tại gần 200 nước và vùng lãnh thổ, nhiều mặt hàng của Việt nam hiện đứng ở một trong những vị trí hàng đầu trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu... Thứ tư, kinh tế Việt nam nói chung và thương mại Việt nam nói riêng đang từng bước hội nhập sâu, rộng với kinh tế và thương mại quốc tế. Chúng ta đã chủ động gia nhập Cộng đồng các nước Đông Nam Á và thực hiện Hiệp định CEPTAFTA, tham gia APEC, ASEM, đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ và chuẩn bị gia nhập WTO… Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được trong 20 năm qua, Ngành Thương mại cũng còn những hạn chế không nhỏ cần phải tiếp tục giải quyết. Hạn chế lớn nhất đó là thương mại còn chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu phát triển với tốc độ cao và bền vững trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó được thể hiện ở sức cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế còn thấp so với khu vực và thế giới; chưa khai thác hiệu quả những thị trường xuất khẩu tiềm năng, thị trường với sự tham gia hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu nên dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường thế giới, tính tự phát của thị trường còn cao… Những hạn chế trong phát triển thương mại thời gian qua đặt ra yêu cầu phải tổng kết quá trình đổi mới chính sách, cơ chế thương mại nhằm rút ra những bài học cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách thương mại thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới Nhằm góp phần vào việc làm sáng tỏ hơn một số cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá cơ chế, chính sách thương mại Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, cũng như đứng trên quan điểm của các nhà nghiên cứu để đánh giá thực tiễn quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại, qua đó đề xuất các kiến nghị để tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ hơn cơ chế, chính sách thương mại của nước ta trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành biên soạn và giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách: 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt nam Những thành tựu và bài học kinh nghiệm. Đây là cuốn sách chuyên khảo nên nó sẽ giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và phục vụ cho công tác đào tạo chuyên ngành thương mại. Tham gia biên soạn cuốn sách này bao gồm: TS. Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ biên; CN. Bạch Văn Mừng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại; PGS. TS. Đinh Văn Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại; ThS. Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Thương mại; ThS. Trịnh Minh Anh, Phó Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế; ThS. Phan Văn Chinh, Phó Vụ trưởng Vụ xuấtnhập khẩu, Bộ Thương mại; ThS. Vũ Bá Phú, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại. Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp ý kiến quý báu của Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Xuấtnhập khẩu, Vụ Chính sách Thương mại trong nước, Viện Nghiên cứu Thương mại và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đã nhận sự góp ý hết sức quý báu của các nhà khoa học thuộc các trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung tương (CIEM) và các cơ quan nghiên cứu có liên quan. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn cuốn sách này.Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nội dung cuốn sách có thể còn những khiếm khuyết nhất định, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả cuốn sách này và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Chủ biên TS. Lê Danh Vĩnh CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA 1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.1.1.Khái niệm cơ chế, chính sách thương mại Cơ chế quản lý thương mại là phương thức tác động của Nhà nước vào nền kinh tế, thị trường để định hướng sự phát triển của thương mại trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Một nền thương mại chỉ có thể phát triển theo một khuynh hướng mong muốn khi có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế quản lý thương mại, một mặt phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật phát triển khách quan, mặt khác phải có một hệ thống các công cụ và chính sách quản lý thích hợp – chính sách thương mại. Chính sách thương mại là hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp của Nhà nước để điều chỉnh các hoạt động thương mại của quốc gia trong những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính sách thương mại là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, nó bao gồm nhiều loại chính sách để điều chỉnh toàn bộ hoặc các hoạt động thương mại cụ thể khác nhau. Chính vì vậy, có nhiều cách tiếp cận và phân loại chính sách thương mại khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Trong thực tiễn, người ta thường đề cập tới các chính sách thương mại cụ thể. Chẳng hạn: Chính sách thương mại quy định về các hoạt động của thương nhân, chính sách phát triển thương mại trong nước và quốc tế, chức trách của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tổ chức lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại ở các vùng, chính sách thuế quan, chính sách phi thuế quan, trách nhiệm và quyền hạn của các thương nhân khi kinh doanh thương mại trong nước hay với nước ngoài, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tổng kết quá trình đổi mới chính sách thương mại, chúng tôi tiếp cận các chính sách thương mại theo 3 nhóm chính sách lớn, đó là: Chính sách thương mại đối với thị trường nội địa (chính sách phát triển thương mại trong nước). Chính sách phát triển xuất, nhập khẩu. Chính sách hội nhập kinh tế thương mại quốc tế. 1.1.2. Nội dung của chính sách thương mại ở nước ta Các chính sách thương mại khác nhau sẽ có những nội dung cụ thể khác nhau, song các chính sách thương mại đều có các nội dung điều chỉnh hoạt động của thương nhân, điều chỉnh thị trường, mặt hàng hoặc các quy định về đầu tư phát triển thương mại. Dưới đây là nội dung chủ yếu của các quy định này: Chính sách thương nhân: chính sách thương nhân ở nước ta hiện nay quy định việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam, theo đó các thương nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và đồng thời cũng được hưởng một số ưu đãi và được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Chính sách thị trường: Đối với thị trường trong nước, chính sách của Nhà nước ta hiện nay là đảm bảo tập trung nguồn lực để thúc đẩy sản xuất hàng hoá, quy hoạch và cơ cấu lại để có những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn, đảm bảo hệ thống lưu thông hàng hoá thông suốt giữa các vùng, các địa phương; đảm bảo cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá cân đối, tránh những biến động bất ổn trên thị trường; thúc đẩy việc hình thành đồng bộ các loại thị trường, đảm bảo nhất quán, ổn định của chính sách để các chủ thể kinh doanh chủ động với các tình thế trên thị trường, hình thành thị trường thống nhất trong phạm vi toàn quốc với nhiều cấp độ thị trường và chú trọng phát triển các thị trường trọng điểm quốc gia, vùng lãnh thổ. Đối với thị trường ngoài nước, chính sách thị trường hiện hành của Nhà nước Việt Nam hướng vào mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tích cực mở rộng, tìm kiếm và tiếp cận thêm các thị trường mới. Chính sách mặt hàng: gồm các quy định cụ thể đối với các loại mặt hàng như các mặt hàng cấm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng thuộc diện hạn chế kinh doanh, mặt hàng khuyến khích và tự do kinh doanh, các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế do Nhà nước cân đối ở tầm quốc gia và quản lý tập trung. Chính sách mặt hàng bao gồm nhiều tầng, vừa bảo đảm tính đa dạng, phong phú về chủng loại, vừa có mũi nhọn, chiều sâu ở cấp quốc gia, cũng như các cấp, các đơn vị của nền kinh tế quốc dân. Chính sách mặt hàng phải đảm bảo phát triển mặt hàng với cơ cấu hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Chính sách đầu tư phát triển thương mại: để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá và phát triển thị trường Nhà nước còn có hệ thống chính sách và giải pháp phát triển vốn đầu tư cho thương mại thích hợp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. 1.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.2.1. Là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội Chính sách thương mại là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế, giúp khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế và phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đạt quy mô tối ưu với hiệu quả cao nhất. 1.2.2. Tác động đến giao lưu hàng hóa trong nước và xuất khẩu Chính sách thương mại tác động lớn đến việc mở rộng giao lưu hàng hoá trong nước và xuất khẩu, có tầm quan trọng lớn đối với tăng trưởng trong thương mại, nhất là trong điều kiện thương mại quốc tế chính sách thương mại tạo ra một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. 1.2.3. Là một trong các yếu tố cấu thành của chiến lược phát triển công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu Chính sách thương mại là một trong các yếu tố cấu thành của chiến lược phát triển công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với các chính sách liên quan khác, chính sách thương mại góp phần tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống tài chính, đào tạo và nâng cao trình độ của lực lượng lao động, khuyến khích việc tiếp nhận công nghệ mới và thúc đẩy hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử. 1.2.4. Góp phần vào công cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước Chính sách thương mại góp phần vào công cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Trong quá trình xây dựng chính sách và định hướng phát triển thương mại, những chính sách ưu tiên nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ hiện đại, sản xuất hướng về xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp… đã thúc đẩy sản xuất trong nước phải nhanh chóng phát triển theo hướng hiện đại. Yêu cầu này đã từng bước góp phần vào công cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước, góp phần giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu đặt ra về quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.3. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.3.1. Đường lối chính trị và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Mọi chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, trong đó có cơ chế, chính sách thương mại đều mang tính chính trị. Ở Việt Nam, chủ thể ban hành cơ chế, chính sách thương mại là Nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc hoạch định các cơ chế, chính sách thương mại, trước hết phải căn cứ vào đường lối chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Đảng. Là công cụ quản lý Nhà nước về thương mại, cơ chế, chính sách thương mại phải hướng vào mục tiêu của Nhà nước, thể hiện bản chất và phương hướng của Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra cương lĩnh, chiến lược, định hướng về cơ chế, chính sách. Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng bằng pháp luật và thực thi đường lối chủ trương đó trong thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế, chính sách thương mại phải hướng tới đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ do Đảng Cộng sản khởi xướng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo đảm tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế xã hội. 1.3.2. Những quy định về pháp luật hiện hành Ở nước ta, pháp luật Nhà nước là một hệ thống pháp luật thống nhất, từng bước phù hợp với định hướng XHCN, bao quát và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế nói chung, thương mại nói riêng theo cơ chế thị trường phù hợp với thực tiễn nước ta và thông lệ quốc tế. Là sự thể chế hoá Cương lĩnh, Chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng, hệ thống luật pháp ban hành ở nước ta đòi hỏi các cơ chế, chính sách thương mại phải căn cứ vào những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, tuân thủ những quy phạm pháp luật được thể chế hoá từ đường lối chính trị đó, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. 1.3.3. Bối cảnh lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế của đất nước Ở tầm vĩ mô, các điều kiện kinh tế như trình độ phát triển, mức tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển và nhu cầu phát triển của lĩnh vực kinh tế là những yếu tố có ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách thương mại. Ở nước ta, công cuộc đổi mới những năm qua đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng lien tục ở mức cao, lạm phát bị đẩy lùi và được kiểm soát, sản xuất nhiều loại hàng hoá bảo đảm đủ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay nước ta vẫn là một trong nước nghèo, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 2005 mới đạt 600 USDngười( ). Trong môi trường kinh tế đó, các cơ chế, chính sách thương mại phải phù hợp với những điều kiện kinh tế hiện có. Bên cạnh điều kiện phát triển kinh tế, hoàn cảnh lịch sử cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ chế, chính sách thương mại. Cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta hiện nay được hình thành và thực thi trong bối cảnh lịch sử của quá trình vận động từ một xã hội chậm phát triển sang xã hội văn minh, hiện đại; từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh và mở cửa với bên ngoài, có sự quản lý của Nhà nước, phải luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện. Quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới của nước ta đòi hỏi vừa bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước vừa phải cắt giảm hàng rào thuế quan, phù hợp với quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.3.4. Xu hướng phát triển của cơ chế, chính sách thương mại thế giới Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế, chính sách thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu là xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ thương mại. Xu hướng tự do hoá thương mại: đòi hỏi cơ chế, chính sách thương mại phải được điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần, với bước đi phù hợp với các công cụ bảo hộ trong quan hệ thương mại quốc tế được xây dựng dựa trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa phương. Nhà nước từng bước giảm thiểu rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. Tự do hoá thương mại nhằm vừa mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu, mở cửa cho hàng hoá và dịch vụ quốc tế thâm nhập vào thị trường nội địa dễ dàng hơn, tạo thuận lợi từ phía các bạn hàng nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Xu hướng bảo hộ: mục tiêu là bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hoá và dịch vụ từ bên ngoài; xuất hiện, hình thành và tiếp tục được củng cố thông qua các công cụ thuế quan, hạn ngạch, cấm, các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm… Về bản chất, hai xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ là đối lập với nhau, phải được kết hợp trên cơ sở các đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực hoạt động thương mại trong quá trình hình thành cơ chế, chính sách thương mại. Một số xu hướng khác ảnh hưởng đến việc hình thành và ban hành cơ chế chính sách thương mại là xu hướng bủng nổ cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh té, xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu, xu hướng phát triển mạnh các loại hình đầu tư quốc tế, xu hướng phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia… 1.4. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Theo cách phân loại các công cụ chính sách, chính sách thương mại là một trong số 04 nhóm chính sách lớn là: Chính sách cạnh tranh, Chính sách công nghiệp, Chính sách thị trường lao động và Chính sách thương mại( ). Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý nhà nước, việc đánh giá, nhận xét các chính sách này cần phải được xem xét ở tầm vĩ mô, đứng trên các quan điểm sau: 1.4.1. Quan điểm phát triển “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”( ). Quan điểm này xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam, quy định và hướng dẫn các chính sách kinh tế, trong đó có chính sách thương mại. Vì vậy, đánh giá chính sách thương mại cần đặt trong khuôn khổ quan điểm xuyên suốt về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải tính đến các yếu tố công bằng xã hội, phân phối thu nhập, khoảng cách giàu nghèo, công ăn việc làm, phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế... 1.4.2. Quan điểm tổng hợp, toàn diện Khi đánh giá chính sách thương mại, chúng ta phải dựa trên những tiêu chí mang tính tổng hợp, phản ánh được các tác động chính sách trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Trong một nền kinh tế, các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội đan xen tương tác lẫn nhau. Việc đánh giá các chính sách thương mại đơn thuần chỉ về khía cạnh kinh tế là chưa toàn diện, dễ dẫn đến tình trạng đề cao thái quá, hay hạ thấp giá trị tác động của chính sách. Điều này có thể đưa đến những khuyến nghị sai chệch. Đánh giá một cách tổng hợp các chính sách thương mại là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 1.4.3. Quan điểm đánh giá dựa trên lợi ích tổng thể toàn xã hội Có nhiều các đánh giá khác nhau về lợi ích của một chính sách thương mại: Đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp, mục tiêu theo đuổi cuối cùng phải là lợi nhuận; Đối với người tiêu dùng, đó là tối đa hóa độ thỏa dụng; Đối với một ngành hàng, đó là tối đa hóa lợi ích của ngành... Lợi ích của các nhóm đối tượng không giống nhau, đôi khi xung đột, mâu thuẫn nhau. Chính vì vậy, một chính sách thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm đối tượng này nhưng lại là bất lợi đối với nhóm đối tượng khác. Trên góc độ quản lý Nhà nước về thương mại, việc đánh giá lợi ích của các chính sách thương mại cần căn cứ vào lợi ích tổng thể của toàn xã hội, không chỉ căn cứ vào lợi ích của từng ngành, của từng nhóm đối tượng mà phải căn cứ vào lợi ích tối đa trên phương diện toàn xã hội. 1.4.4. Quan điểm cần xem xét trong mối quan hệ với yếu tố phát triển bền vững Yếu tố phát triển bền vững đòi hỏi phải đạt được “tính hiệu quả trong dài hạn”, coi các vấn đề phát triển kinh tế là một bài toán tối ưu trong dài hạn. Quan điểm phát triển bền vững có thể được cụ thể hóa thành nhiều dạng chỉ tiêu đánh giá rất khác nhau, như chỉ tiêu về môi trường, chuyển dịch cơ cấu, năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển, hàm lượng tri thức trong sản phẩm, giá trị thặng dư... 1.4.5. Quan điểm cần chú ý đến xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam Kể từ Đại hội Đảng VI, khi chúng ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các yếu tố, công cụ hỗ trợ cho sự vận hành của cơ chế thị trường còn yếu kém và rất sơ khai. Trong bối cảnh đó, sự tác động của một chính sách thương mại thường có độ lệch nhất định so với những dự liệu ban đầu. Vì vậy, việc đánh giá phải tính đến yếu tố lịch sử và yếu tố xuất phát điểm của mỗi thời kỳ. 1.4.6. Đánh giá phải xét đến xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu, tác động đến tất các các quốc gia, thu hẹp khoảng cách không gian, hội nhập

BỘ THƯƠNG MẠI TS Lê Danh Vĩnh (Chủ biên) 20 NĂM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ Hà Nội, 2006 MỞ ĐẦU Sau 20 năm thực đường lối đổi Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng lãnh đạo, với nỗ lực toàn Đảng tồn dân, cơng đổi nước ta đạt thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa; kinh tế tăng trưởng nhanh, kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, tình hình trị an ninh ổn định uy tín nước ta trường quốc tế ngày nâng cao Cùng với công đổi đất nước, Ngành thương mại trải qua trình đổi toàn diện, kể đổi nhận thức phương thức hoạt động Với trình đổi sách, chế thương mại tạo thay đổi hoạt động thương mại, tạo "hiệu ứng" tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu kinh tế - xã hội đất nước Thành tựu bật đổi chế, sách thương mại 20 năm qua là: Thứ nhất, nhận thức vai trò quan trọng Thương mại tăng trưởng phát triển kinh tế 20 năm qua đổi cấp, ngành: Thương mại ngày không giới hạn lĩnh vực thương mại hàng hóa mà tiếp cận tới lĩnh vực thương mại dịch vụ; Thương mại từ chỗ hiểu khâu trung gian nối liền khu vực sản xuất với người tiêu dùng qua khâu lưu thông, ngày có vai trị kích thích tác động, hướng dẫn phát triển sản xuất xuất Thứ hai, 20 năm qua chủ thể tham gia thương mại đa dạng hóa ngày cạnh tranh bình đẳng thị trường Từ chỗ có hai thành phần (quốc doanh hợp tác xã), đến thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại phong phú đa dạng nhiều Hiện nay, có tất thành phần kinh tế hoạt động lĩnh vực thương mại, đặc biệt xuất phát triển ngày nhanh khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước (FDI) khu vực quốc doanh Thứ ba, từ chỗ thị trường nước bị cắt khúc theo địa giới hành gần lập với thị trường nước, tạo thị trường thống nước ngày có gắn bó với thị trường ngồi nước Hàng hóa Việt nam có mặt gần 200 nước vùng lãnh thổ, nhiều mặt hàng Việt nam đứng vị trí hàng đầu thị trường giới gạo, cà phê, hạt tiêu Thứ tư, kinh tế Việt nam nói chung thương mại Việt nam nói riêng bước hội nhập sâu, rộng với kinh tế thương mại quốc tế Chúng ta chủ động gia nhập Cộng đồng nước Đông Nam Á thực Hiệp định CEPT/AFTA, tham gia APEC, ASEM, thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác quan trọng EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ chuẩn bị gia nhập WTO… Bên cạnh thành tựu quan trọng đạt 20 năm qua, Ngành Thương mại cịn hạn chế khơng nhỏ cần phải tiếp tục giải Hạn chế lớn thương mại chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu phát triển với tốc độ cao bền vững điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Điều thể sức cạnh tranh hàng hóa, doanh nghiệp, ngành kinh tế thấp so với khu vực giới; chưa khai thác hiệu thị trường xuất tiềm năng, thị trường với tham gia hoạt động doanh nghiệp vừa nhỏ chủ yếu nên dễ bị tổn thương trước biến động thị trường giới, tính tự phát thị trường cịn cao… Những hạn chế phát triển thương mại thời gian qua đặt yêu cầu phải tổng kết trình đổi sách, chế thương mại nhằm rút học cho công tác xây dựng, hoạch định sách thương mại thời gian tới, bối cảnh Việt Nam thành viên Tổ chức thương mại giới Nhằm góp phần vào việc làm sáng tỏ số sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá chế, sách thương mại Việt Nam từ tiến hành công đổi đến nay, đứng quan điểm nhà nghiên cứu để đánh giá thực tiễn q trình đổi chế, sách thương mại, qua đề xuất kiến nghị để tiếp tục đổi cách mạnh mẽ chế, sách thương mại nước ta thời gian tới, tiến hành biên soạn giới thiệu bạn đọc sách: 20 năm đổi chế sách thương mại Việt nam- Những thành tựu học kinh nghiệm Đây sách chun khảo nên giúp ích cho nhà hoạch định sách, nhà nghiên cứu kinh tế phục vụ cho công tác đào tạo chuyên ngành thương mại Tham gia biên soạn sách bao gồm: TS Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ biên; CN Bạch Văn Mừng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Thương mại; PGS TS Đinh Văn Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại; ThS Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường nước, Bộ Thương mại; ThS Trịnh Minh Anh, Phó Văn phịng Ủy ban quốc gia Hợp tác kinh tế quốc tế; ThS Phan Văn Chinh, Phó Vụ trưởng Vụ xuất-nhập khẩu, Bộ Thương mại; ThS Vũ Bá Phú, Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Thương mại Trong q trình thực cơng trình nghiên cứu chúng tơi nhận giúp đỡ nhiệt tình đóng góp ý kiến q báu Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Xuất-nhập khẩu, Vụ Chính sách Thương mại nước, Viện Nghiên cứu Thương mại Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Hợp tác kinh tế quốc tế Đồng thời, chúng tơi nhận góp ý q báu nhà khoa học thuộc trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung tương (CIEM) quan nghiên cứu có liên quan Chúng xin chân thành cám ơn tất quan cá nhân tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ trình biên soạn sách này.Mặc dù có nhiều cố gắng nội dung sách cịn khiếm khuyết định, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả sách mong nhận ý kiến đóng góp bạn đọc Chủ biên TS Lê Danh Vĩnh CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA 1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.1.1.Khái niệm chế, sách thương mại Cơ chế quản lý thương mại phương thức tác động Nhà nước vào kinh tế, thị trường để định hướng phát triển thương mại kinh tế nhằm đạt mục tiêu định Một thương mại phát triển theo khuynh hướng mong muốn có chế quản lý phù hợp Cơ chế quản lý thương mại, mặt phải tuân thủ yêu cầu quy luật phát triển khách quan, mặt khác phải có hệ thống cơng cụ sách quản lý thích hợp – sách thương mại Chính sách thương mại hệ thống quy định, công cụ biện pháp thích hợp Nhà nước để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc gia thời kỳ định nhằm đạt mục tiêu đề chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chính sách thương mại phận sách kinh tế - xã hội Nhà nước, bao gồm nhiều loại sách để điều chỉnh toàn hoạt động thương mại cụ thể khác Chính vậy, có nhiều cách tiếp cận phân loại sách thương mại khác tuỳ theo mục đích nghiên cứu Trong thực tiễn, người ta thường đề cập tới sách thương mại cụ thể Chẳng hạn: Chính sách thương mại quy định hoạt động thương nhân, sách phát triển thương mại nước quốc tế, chức trách quan quản lý nhà nước lĩnh vực thương mại, tổ chức lưu thơng hàng hố, phát triển thương mại vùng, sách thuế quan, sách phi thuế quan, trách nhiệm quyền hạn thương nhân kinh doanh thương mại nước hay với nước ngoài, hợp tác quốc tế lĩnh vực thương mại Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tổng kết q trình đổi sách thương mại, chúng tơi tiếp cận sách thương mại theo nhóm sách lớn, là: - Chính sách thương mại thị trường nội địa (chính sách phát triển thương mại nước) - Chính sách phát triển xuất, nhập - Chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế 1.1.2 Nội dung sách thương mại nước ta Các sách thương mại khác có nội dung cụ thể khác nhau, song sách thương mại có nội dung điều chỉnh hoạt động thương nhân, điều chỉnh thị trường, mặt hàng quy định đầu tư phát triển thương mại Dưới nội dung chủ yếu quy định này: Chính sách thương nhân: sách thương nhân nước ta quy định việc đăng ký kinh doanh thực quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật; quy định quyền hạn nghĩa vụ thương nhân; quy định quyền hạn nghĩa vụ thương nhân nước hoạt động thương mại Việt Nam, theo thương nhân nước ngồi phải tn thủ quy định pháp luật Việt Nam đồng thời hưởng số ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Việt Nam Chính sách thị trường: Đối với thị trường nước, sách Nhà nước ta đảm bảo tập trung nguồn lực để thúc đẩy sản xuất hàng hoá, quy hoạch cấu lại để có vùng chuyên canh sản xuất hàng hố lớn, đảm bảo hệ thống lưu thơng hàng hố thơng suốt vùng, địa phương; đảm bảo cho sản xuất, lưu thông tiêu dùng hàng hoá cân đối, tránh biến động bất ổn thị trường; thúc đẩy việc hình thành đồng loại thị trường, đảm bảo quán, ổn định sách để chủ thể kinh doanh chủ động với tình thị trường, hình thành thị trường thống phạm vi toàn quốc với nhiều cấp độ thị trường trọng phát triển thị trường trọng điểm quốc gia, vùng lãnh thổ Đối với thị trường ngồi nước, sách thị trường hành Nhà nước Việt Nam hướng vào mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tích cực mở rộng, tìm kiếm tiếp cận thêm thị trường Chính sách mặt hàng: gồm quy định cụ thể loại mặt hàng mặt hàng cấm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng thuộc diện hạn chế kinh doanh, mặt hàng khuyến khích tự kinh doanh, mặt hàng quan trọng kinh tế Nhà nước cân đối tầm quốc gia quản lý tập trung Chính sách mặt hàng bao gồm nhiều tầng, vừa bảo đảm tính đa dạng, phong phú chủng loại, vừa có mũi nhọn, chiều sâu cấp quốc gia, cấp, đơn vị kinh tế quốc dân Chính sách mặt hàng phải đảm bảo phát triển mặt hàng với cấu hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa xuất Chính sách đầu tư phát triển thương mại: để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nâng cao khả cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá phát triển thị trường Nhà nước cịn có hệ thống sách giải pháp phát triển vốn đầu tư cho thương mại thích hợp tầm vĩ mơ vi mơ 1.2 VAI TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.2.1 Là phận sách kinh tế - xã hội Chính sách thương mại phận sách kinh tế - xã hội Nhà nước, có quan hệ chặt chẽ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tác động mạnh mẽ đến trình sản xuất, chuyển dịch cấu kinh tế đất nước, quy mô phương thức tham gia kinh tế nước vào phân công lao động quốc tế thương mại quốc tế, giúp khai thác triệt để lợi so sánh kinh tế phát triển ngành sản xuất dịch vụ đạt quy mô tối ưu với hiệu cao 1.2.2 Tác động đến giao lưu hàng hóa nước xuất Chính sách thương mại tác động lớn đến việc mở rộng giao lưu hàng hố nước xuất khẩu, có tầm quan trọng lớn tăng trưởng thương mại, điều kiện thương mại quốc tế sách thương mại tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế 1.2.3 Là yếu tố cấu thành chiến lược phát triển công nghiệp thúc đẩy xuất Chính sách thương mại yếu tố cấu thành chiến lược phát triển công nghiệp thúc đẩy xuất Cùng với sách liên quan khác, sách thương mại góp phần tạo lập mơi trường vĩ mơ ổn định, nâng cấp sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống tài chính, đào tạo nâng cao trình độ lực lượng lao động, khuyến khích việc tiếp nhận cơng nghệ thúc đẩy hồn thiện mơi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử 1.2.4 Góp phần vào cơng đại hố cơng nghiệp hố đất nước Chính sách thương mại góp phần vào cơng đại hố cơng nghiệp hố đất nước Trong q trình xây dựng sách định hướng phát triển thương mại, sách ưu tiên nhập công nghệ mới, công nghệ đại, sản xuất hướng xuất khẩu, nâng cao khả cạnh tranh hàng hoá, doanh nghiệp… thúc đẩy sản xuất nước phải nhanh chóng phát triển theo hướng đại Yêu cầu bước góp phần vào cơng đại hố cơng nghiệp hố đất nước, góp phần giúp kinh tế đạt mục tiêu đặt q trình cơng nghiệp hoá đại hoá đất nước 1.3 CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.3.1 Đường lối trị quan điểm đạo Đảng Nhà nước Mọi sách kinh tế - xã hội Nhà nước, có chế, sách thương mại mang tính trị Ở Việt Nam, chủ thể ban hành chế, sách thương mại Nhà nước XHCN, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, việc hoạch định chế, sách thương mại, trước hết phải vào đường lối trị tư tưởng đạo Đảng Là công cụ quản lý Nhà nước thương mại, chế, sách thương mại phải hướng vào mục tiêu Nhà nước, thể chất phương hướng Đảng cầm quyền Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch cương lĩnh, chiến lược, định hướng chế, sách Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương Đảng pháp luật thực thi đường lối chủ trương thực tiễn Trong giai đoạn nay, chế, sách thương mại phải hướng tới đẩy mạnh công đổi toàn diện đồng Đảng Cộng sản khởi xướng, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo đảm tăng trưởng nhanh, hiệu bền vững kinh tế - xã hội 1.3.2 Những quy định pháp luật hành Ở nước ta, pháp luật Nhà nước hệ thống pháp luật thống nhất, bước phù hợp với định hướng XHCN, bao quát điều chỉnh quan hệ xã hội nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, tạo sở pháp lý cho trình hình thành kinh tế thị trường nước ta, tăng cường quản lý nhà nước hoạt động kinh tế nói chung, thương mại nói riêng theo chế thị trường phù hợp với thực tiễn nước ta thông lệ quốc tế Là thể chế hoá Cương lĩnh, Chiến lược định hướng sách Đảng, hệ thống luật pháp ban hành nước ta địi hỏi chế, sách thương mại phải vào quan điểm, đường lối Đảng Nhà nước, tuân thủ quy phạm pháp luật thể chế hoá từ đường lối trị đó, phù hợp với hệ thống pháp luật hành 1.3.3 Bối cảnh lịch sử điều kiện phát triển kinh tế đất nước Ở tầm vĩ mơ, điều kiện kinh tế trình độ phát triển, mức tăng trưởng kinh tế, phát triển nhu cầu phát triển lĩnh vực kinh tế yếu tố có ảnh hưởng đến chế, sách thương mại Ở nước ta, cơng đổi năm qua đạt thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng lien tục mức cao, lạm phát bị đẩy lùi kiểm soát, sản xuất nhiều loại hàng hoá bảo đảm đủ cho tiêu dùng xuất Tuy nhiên, nước ta nước nghèo, tiềm lực kinh tế cịn hạn chế, trình độ phát triển kinh tế, suất lao động, chất lượng hiệu sản xuất kinh doanh thấp, sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 2005 đạt 600 USD/người (1) Trong mơi trường kinh tế đó, chế, sách thương mại phải phù hợp với điều kiện kinh tế có Bên cạnh điều kiện phát triển kinh tế, hoàn cảnh lịch sử yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành chế, sách thương mại Cơ chế, sách thương mại nước ta hình thành thực thi bối cảnh lịch sử trình vận động từ xã hội chậm phát triển sang xã hội văn minh, đại; từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường cạnh tranh mở cửa với bên ngồi, có quản lý Nhà nước, phải ln ln đổi hồn thiện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Báo cáo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 dự báo giai đoạn 2006-2010 Quá trình hội nhập với nước khu vực giới nước ta đòi hỏi vừa bảo hộ hợp lý sản xuất nước vừa phải cắt giảm hàng rào thuế quan, phù hợp với trình cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.4 Xu hướng phát triển chế, sách thương mại giới Trong giai đoạn nay, chế, sách thương mại chịu ảnh hưởng nhiều xu hướng phát triển khác nhau, chủ yếu xu hướng tự hoá thương mại xu hướng bảo hộ thương mại Xu hướng tự hố thương mại: địi hỏi chế, sách thương mại phải điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần, với bước phù hợp với công cụ bảo hộ quan hệ thương mại quốc tế xây dựng dựa sở thoả thuận song phương đa phương Nhà nước bước giảm thiểu rào cản thuế quan phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi cho phát triển hoạt động thương mại quốc tế bề rộng bề sâu Tự hoá thương mại nhằm vừa mở rộng quy mô xuất nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu, mở cửa cho hàng hoá dịch vụ quốc tế thâm nhập vào thị trường nội địa dễ dàng hơn, tạo thuận lợi từ phía bạn hàng nước ngồi hàng hóa dịch vụ xuất nước Xu hướng bảo hộ: mục tiêu bảo vệ thị trường nội địa trước xâm nhập ngày mạnh mẽ hàng hố dịch vụ từ bên ngồi; xuất hiện, hình thành tiếp tục củng cố thông qua công cụ thuế quan, hạn ngạch, cấm, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm… Về chất, hai xu hướng tự hoá thương mại bảo hộ đối lập với nhau, phải kết hợp sở đặc điểm điều kiện cụ thể lĩnh vực hoạt động thương mại trình hình thành chế, sách thương mại Một số xu hướng khác ảnh hưởng đến việc hình thành ban hành chế sách thương mại xu hướng bủng nổ cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh té, xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường quy mơ tồn cầu, xu hướng phát triển mạnh loại hình đầu tư quốc tế, xu hướng phát triển mạnh công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia… 10 21 Nghị 04/NQ-NQTW ngày 29/12/1997 Ban chấp hành Trung ương (Khoá VIII) tiếp tục đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu hợp tác quốc tế, cần kiệm để cơng nghiệp hố, đại hố, phấn đấu hồn thành mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000 22 Nghị số 07/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 Bộ Chính trị Hội nhập kinh tế quốc tế 23 Nghị số 13/NQ-TW ngày 18/3/2002 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (Khoá IX) tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu kinh tế tập thể 24 Nghị số 14/NQ-TW ngày 18/3/2002 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (Khố IX) sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân 25 Quyết định số 113-HĐBT ngày 10/7/1982 Hội đồng Bộ trưởng số biện pháp phát triển hướng sản xuất tăng cường công tác quản lý xuất nhập 26 Quyết định số 177-HĐBT ngày 15/6/1985 sách, biện pháp đẩy mạnh xuất tăng cường quản lý xuất, nhập 27 Quyết định số 193-HĐBT ngày 23/12/1988 kinh doanh thương mại dịch vụ thị trường nước 28 Quyết định số 242/QĐ-TTg cuối năm 1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành chế điều hành xuất, nhập năm 2000 29 Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ quản lý xuất, nhập hàng hoá thời kỳ 2001-2005 30 Quyết định 53/2001/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 19/4/2001 Chính sách khu kinh tế cửa biên giới 31 Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng 199 32 Quyết định 311/2003/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010” 33 Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu 34 Quyết định 559/2004/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 35 Luật Thương mại năm 1997 36 Luật HTX năm 1996, năm 2003 37 Luật Doanh nghiệp năm 1999, năm 2005 38 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX 200 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo đánh giá tiềm xuất Việt Nam, Dự án VIE/61/04, Bộ Thương mại, 2005 Báo cáo đánh giá tình hình thực Nghị 12/NQBCT năm 1996 Bộ Chính trị phát triển thương nghiệp nội địa, Bộ Thương mại, năm 2003 Báo cáo đánh giá khả cạnh tranh sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ), lĩnh vực trình hội nhập giải pháp thực hiện, Bộ Thương mại, 2001 Báo cáo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 dự báo giai đoạn 2006-2010, Bộ Kế hoạch Đầu tư, năm 2005 Báo cáo Tổng kết "Một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi (1986-2006)", Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2005Báo cáo tình hình quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại, Bộ Thương mại, năm 2004 Báo cáo tổng kết thương mại hàng năm, giai đoạn 19862005, Bộ Thương mại Báo cáo Bộ Thương mại Công văn số 0197/TM-ĐB ngày 13/1/2005 Cơ sở khoa học xây dựng định hướng phát triển thương mại 2001-2005, Chuyên đề khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, 2001 Chính sách giải pháp phát triển thị trường hàng hóa xuất Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ thương mại, 2003 10 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2001-2010, (Báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng) 11 Chiến lược phát triển phát triển xuất – nhập thời kỳ 2001-2010, Bộ Thương mại, năm 2000 201 12 Định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư, năm 2004 13 Đổi hoàn thiện quản lý nhà nước thương mại thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ thương mại, 2002 14 Economics, David Greenaway Chris Milner, NXB Oxfort, 1993 15 Giáo trình Kinh tế Thương mại, NXB Thống kê, 2003 16 Kết Bài học kinh nghiệm xuất nước ta 10 năm qua (1991-2000), Chuyên đề khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, năm 2001 17 Kinh tế giới thập kỷ đầu kỷ XXI: Xu Thách thức, Bùi Trường Giang, Viện kinh tế giới 18 Một số sách phát triển thị trường cho xuất khẩu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ thương mại, 2003 19 Nơng nghiệp Việt Nam q trình hội nhập quốc tế, Lê Xn Đình, tạ chí cộng sản số 11 (6-2000) 20 Niên giám thống kê Báo cáo Tổng cục Hải quan từ năm 1986-2005 21 Luật Thương mại năm 1997 22 Luật Thương mại năm 2005 23 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, số vấn đề lý luận thực tiễn, Viện Chiến lược Phát triển, 2004 24 Tiềm Việt Nam kỷ 21, Nhà xuất Thế giới, năm 2002 25 Tổng quan quy hoạch Phát triển kinh tế Xã hội Việt Nam, Nhà xuất Chính trị quốc gia, 2002 26 Văn kiện đại hội đảng IX, Nhà xuất Chính trị quốc gia, 2001 202 27 Xây dựng sách tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng xuất khẩu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2002 28 Thực trạng phát triển thị trường hàng hóa xuất nước ta 10 năm qua (1991-2000), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, năm 2001 29 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000, Tổng Cục Thống kê, Nhà xuất Thống kê, Hà Nội, 2001 30 Tổng kết hoạch động thương mạ thời kỳ 1991-2000, Chuyên đề khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, 2001 31 Báo cáo Bộ Tài ngày 27/12/2004, Bộ Kế hoạch Đầu tư ngày 28/12/2004 32 Thương mại Việt Nam tiến trình HNKTQT, Báo cáo Hội thảo khoa học quốc gia tháng 11/2003, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Tổng Thứ ký UBQG-HTKTQT Các Website dùng tham khảo tìm kiếm tư liệu: http://www.cpv.org.vn: Ðảng Cộng sản Việt Nam http://www.na.gov.vn: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam http://www.vietnam.gov.vn: Trang tin điện tử phủ http://www.mof.gov.vn: Bộ Tài http://www.mpi.gov.vn: Bộ Kế hoạch Đầu tư http://www.industry.gov.vn: Bộ Công nghiệp http://www.mots.gov.vn: Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường http://www.agroviet.gov.vn: Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn http://www.fistenet.gov.vn: Bộ Thuỷ sản 10 http://www.mofa.gov.vn: Bộ Ngoại giao 11 http://www.vietnamtourism.com: Tổng Cục Du lịch 12 http://www.customs.gov.vn: Tổng cục Hải quan Việt Nam 203 13 http://www.gso.gov.vn: Tổng cục thống kê 14 http://www.ciem.org.vn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 15 http://www.un.org.vn: Văn phòng Liên Hiệp Quốc Việt Nam 16 http://www.worldbank.org.vn: Ngân hàng Thế giới (WB) 17 http://www.adbvrim.org.vn: ADB Việt Nam 18 http://www.un.org.vn/unido/: UNIDO Việt Nam http://www.vinanet.com.vn: Trung tâm TT thương mại – Bộ Thương mại 204 MỤC LỤC CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA 1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.2 VAI TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.3 CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.4 QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 11 1.5 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 13 CHƯƠNG 19 BỐI CẢNH VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 19 2.1 BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA 19 2.2 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 25 CHƯƠNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 85 3.1 NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU 85 3.2 NHỮNG HẠN CHẾ 103 3.3 NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 111 3.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA Q TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI THỜI KỲ 1986-2005 121 CHƯƠNG 135 BỐI CẢNH MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CĨ TÍNH NGUN TẮC CỦA TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 135 4.1 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 135 4.2 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 143 4.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 155 4.4 NHỮNG TIỀN ĐỀ VÀ ĐIỀU KIỆN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 159 CHƯƠNG 168 TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI 168 5.1 ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 168 5.2 VỀ XUẤT-NHẬP KHẨU 178 5.3 VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 180 205 KẾT LUẬN 186 PHỤ LỤC 191 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRUỜNG TRONG NƯỚC THỜI KỲ 1986-2005 191 PHỤ LỤC 193 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG THỜI KỲ 1986-2005 193 Bảng 8: Kim ngạch xuất-nhập tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1986-2005 193 PHỤ LỤC 197 DANH MỤC MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI THỜI KỲ 1986-2005 197 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 201 DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC HỘP GIẢI THÍCH, MINH HỌA Hộp 1: Danh mục hàng cấm XNK theo quy định Nghị định 114 63 Hộp 2: Danh mục hàng xuất, nhập quản lý hạn ngạch theo quy định Nghị định 114 63 Hộp 3: Danh mục vật tư, thiết bị chuyên dùng theo quy định Nghị định 114 64 Hộp 4: Tóm tắt chế, sách Nhà nước xuất-nhập giai đoạn 19982001 66 Hộp 5: Nguyên tắc xác định quản lý hàng hố cấm xuất-nhập xuất-nhập có điều kiện giai đoạn 2001-2005 70 Hộp 6: Nguyên tắc riêng quản lý số mặt hàng xuất- nhập giai đoạn 2001-2005 70 Hộp 7: Các cam kết chủ yếu theo quy định AFTA (Lộ trình cắt giảm thuế quan loại bỏ hàng rào phi thuế quan) 78 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 206 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á ASEAN+ Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á đối tác kinh tế - thương mại AFTA Khu vực thương mại tự ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEM Hợp tác kinh tế châu Á – Âu (Asia-Europe Meeting) CEPT Hiệp định chung ưu đãi thuế quan DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa nhỏ ĐKKD Đăng ký kinh doanh ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐH V Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ĐCSVN ĐH VI Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ĐCSVN ĐH VII Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ĐCSVN ĐH VIII Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ĐCSVN ĐH IX Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ĐCSVN FTA Hiệp định tự thương mại song phương (Free Trade Area) HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HTX Hợp tác xã HTX MB Hợp tác xã mua, bán HTX TM Hợp tác xã thương mại IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ODA Hỗ trợ phát triển thức IDA Hỗ trợ phát triển quốc tế RTA Hiệp định tự thương mại vùng (Regional Trade 207 Agreement) TNQD Thương nghiệp quốc doanh WB Ngân hàng giới WTO Tổ chức thương mại giới XHCN Xã hội chủ nghĩa 208 ... GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA 1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI 1.1.1.Khái niệm chế, sách thương mại Cơ chế quản lý thương mại phương thức tác động Nhà nước vào... VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Theo cách phân loại cơng cụ sách, sách thương mại số 04 nhóm sách lớn là: Chính sách cạnh tranh, Chính sách cơng nghiệp, Chính sách thị trường lao động Chính sách. .. để điều chỉnh sách chế cho phù hợp 18 CHƯƠNG BỐI CẢNH VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 2.1 BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NƯỚC TA 2.1.1

Ngày đăng: 10/04/2020, 10:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, Dự án VIE/61/04, Bộ Thương mại, 2005 Khác
2. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 12/NQ- BCT năm 1996 của Bộ Chính trị về phát triển thương nghiệp nội địa, Bộ Thương mại, năm 2003 Khác
3. Báo cáo đánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ), lĩnh vực trong quá trình hội nhập và giải pháp thực hiện, Bộ Thương mại, 2001 Khác
4. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 và dự báo giai đoạn 2006-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005 Khác
6. Báo cáo tổng kết thương mại hàng năm, giai đoạn 1986- 2005, Bộ Thương mại Khác
7. Báo cáo của Bộ Thương mại tại Công văn số 0197/TM-ĐB ngày 13/1/2005 Khác
8. Cơ sở khoa học xây dựng định hướng phát triển thương mại 2001-2005, Chuyên đề khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, 2001 Khác
9. Chính sách và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ thương mại, 2003 Khác
10. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2001-2010, (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) Khác
11. Chiến lược phát triển phát triển xuất – nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, Bộ Thương mại, năm 2000 Khác
12. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2004 Khác
13. Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại trên thị trường nội địa ở nước ta thời kỳ đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ thương mại, 2002 Khác
14. Economics, David Greenaway và Chris Milner, NXB Oxfort, 1993 Khác
15. Giáo trình Kinh tế Thương mại, NXB Thống kê, 2003 16. Kết quả và Bài học kinh nghiệm xuất khẩu của nước ta 10 năm qua (1991-2000), Chuyên đề khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, năm 2001 Khác
17. Kinh tế thế giới những thập kỷ đầu thế kỷ XXI: Xu thế và Thách thức, Bùi Trường Giang, Viện kinh tế thế giới Khác
18. Một số chính sách và phát triển thị trường mới cho xuất khẩu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ thương mại, 2003 Khác
19. Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Lê Xuân Đình, tạ chí cộng sản số 11 (6-2000) Khác
20. Niên giám thống kê và Báo cáo của Tổng cục Hải quan từ năm 1986-2005 Khác
21. Luật Thương mại năm 1997 22. Luật Thương mại năm 2005 Khác
23. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Phát triển, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w