Gi¶ng d¹y ph©n m«n tËp viÕt Ngêi thùc hiÖn: Vũ Thị Minh Huệ §¬n vÞ: Huyện Yê n Khánh – Ninh Bình I. Hướng dẫn học sinh viết chữ: 1. Viết chữ thường: Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ, Giáo viên thường sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mỗi chữ. Nét viết và nét cơ bản được phân biệt như sau: - Nét viết: Là một đường viết liền mạch không phải dừng lại để chuyển ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành VD: Nét viết chữ cái c là một nét cong (trái), nét viết chữ cái e là hai nét cong (trái–phải) tạo thành… * Nét cơ bản: Là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết. Ví dụ: - Nét cong (trái) đồng thời là nét viết chữ cái c . - Nét cong (phải) kết hợp với nét cong (trái) để tạo thành nét viết chữ cái e . Mẫu chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo dáng thẩm mĩ của hình chữ cái, do vậy các nét cơ bản của chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không “thuần túy” như chữ cái viết thường. Nét cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 loại (không có nét hất): nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết. Ví dụ: A, B, N, K, Y 2. Chữ viết hoa: II. Các trường hợp nối chữ: Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ cái viết thường, tạo nên sự liên kết của một tổ hợp chữ cái ghi vần, ghi tiếng. Dựa vào những nét cơ bản của chữ cái viết thường GV cần dạy cho HS các trường hợp nối chữ (từ dễ đến khó) và lưu ý HS trong quá trình thực hiện như sau: - Trường hợp 1:Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau: VD: an; im; ai; tư …. -Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau: VD: em, cư ; ơ n; oi…. - Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau: VD: ac; họ; gà; yến… - Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau: VD: oe; oa; oe; xo…. * Cách viết liền mạch: Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ của chữ cái và dấu thanh) theo trình tự: dấu phụ trước (từ trái sang phải), dấu thanh sau: VD: bài; đư ờ ng… *. Cách đặt dấu thanh: Cách đặt dấu thanh trong chữ tiếng Việt cũng cần đảm bảo sự hài hòa, cân đối mang tính thẩm mĩ. Do đó, các dấu huyền; hỏi; ngã; sắc; nặng thường được đặt vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới) đối với các chữ cái a, ă, o, ơ , e, i. Riêng đối với các chữ cái a, ê, ô (có dấu mũ), các dấu huyền; sắc được đặt về phía bên phải của dấu mũ Ví dụ: thuyền; hỏi; đỡ ; bé; nặng III. Một số thuật ngữ và cách sử dụng: Phân môn Tập viết có những nét đặc trưng riêng. Do đó trong hoạt động dạy học GV khi sử dụng thuật ngữ cần đảm bảo tính khoa học: - Chữ dùng để ghi tiếng; mỗi tiếng được viết thành một chữ… - Chữ cái dùng để ghi các nguyên âm và phụ âm…. - Rê bút là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét khác đè lên… - Lia bút là chuyển dịch đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy… . quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mỗi chữ. Nét viết và nét cơ bản được phân biệt như sau: - Nét viết: Là một đường viết liền. Bình I. Hướng dẫn học sinh viết chữ: 1. Viết chữ thường: Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ, Giáo viên thường