1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ ngành phát triển nông thôn kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân tỉnh an giang

314 39 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 314
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM XUÂN PHÚ

KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI LŨ CỦA NÔNG DÂN TỈNH AN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÃ NGÀNH: 9620116

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM XUÂN PHÚ

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận án này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ quý Thầy Cô, bạn bè và người thân Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Thầy hướng dẫn khoa học PGs.Ts Nguyễn Ngọc Đệ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô và các anh, chị của Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL đã cung cấp thêm kiến thức, tạo mọi điều kiện cho tôi và quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang,

Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên, Bộ môn Phát triển Nông thôn - QLTNTN đã tạo điều kiện để tôi được tham gia học

tập nâng cao trình độ chuyên môn, các bạn đồng nghiệp đã không ngừng động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án

Chân thành cảm ơn!

Phạm Xuân Phú

Trang 4

ii

TÓM TẮT

An Giang là một trong chín tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng bởi lũ hàng năm và là một trong những tỉnh đầu nguồn có biên giới giáp với Campuchia Hàng năm, khi lũ từ thượng nguồn đổ xuống cùng với lượng nước mưa đã gây ngập lũ Khi lũ về đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của nông dân Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp của kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân ở tỉnh An Giang, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả sử dụng kiến thức bản địa trong việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân vùng lũ Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững để đánh giá tính tổn thương sinh kế của kiến thức bản địa do lũ, sử dụng chỉ số tổn thương (LVI) đánh giá tính tổn thương sinh kế thay đổi do lũ đối với cộng đồng địa phương và áp dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng chéo, kiểm định t và phân tích phương sai (ANOVA) và tương quan đa biến .Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở địa bàn nghiên cứu vẫn còn lưu giữ nhiều kiến bản địa có giá trị trong thích ứng với lũ Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép cụ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng Bên cạnh đó, cũng có một số kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay cần nên xem xét trong điều kiện hiện tại Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế của khu vực nghiên cứu giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, kiến thức - kỹ năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu nhập và tài chính, chiến lược sinh kế, thảm họa thiên nhiên và khác nhau ở vùng đầu, giữa và cuối nguồn Vì thế nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp bảo tồn kiến thức bản địa có giá trị, ứng dụng kết hợp kiến thức bản địa với các biện pháp thích nghi hiện tại để nâng cao khả năng chủ động thích nghi với lũ trong điều kiện khí hậu biến đổi

Trang 5

iii

ABSTRACT

An Giang is one of nine provinces of Mekong Delta affected by monsoon flood annually and is an upstream province bordering with Cambodia Yearly, upstream flood water discharges to downstream along with rain water when they cause flood When flood comes, it causes a lot of difficulties and damages for agricultural production and livelihood.This research was carried out to systematize and assess the appropriateness of farmer’s indigenous knowledge and their adaptive capacity to floods in An Giang province, providing a scientific foundation for proposing solutions to conserve and enhance the use of indigenous knowledge in reducing the vulnerability of people living in flooded areas The Sustainable Livelihood Framework is used to create a livelihood vulnerability index for this study and use tools statistical analysis such as descriptive statistics, crosstab, T-test, analysis of variance (ANOVA) and Pearson correlation The results showed that local people used several effective indigenous knowledges for coping with floods However, the valuable indigenous knowledge has not been recorded yet, nor documented in written materials for sharing to young generation and communities; some indigenous practices are not suitable with the current requirement for flood adaptation strategies The livelihood vulnerability index (LVI) in different Zone (upper zone, middle zone, and lower zone) was decreasingly based on major components as social networks, knowledge and skills, natural resources, finance and incomes, livelihood strategies, natural disaster and climate variability The research also suggests some solutions to conserve the valuable indigenous knowledge in adapting the change of climate of local people

Trang 7

v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii ABSTRACT iii LỜI CAM ĐOAN iv MỤC LỤC v DANH SÁCH BẢNG xii DANH SÁCH HÌNH xvi HỘP THÔNG TIN xviii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xx Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

Trang 8

vi

2.1 TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ

VIỆT NAM 6

2.1.1 Khái niệm và quan điểm về kiến thức bản địa 6

2.1.2 Đặc điểm của kiến thức bản địa 10

2.1.3 Các loại hình của kiến thức bản địa 12

2.1.4 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu kiến thức bản địa 15

2.1.5 Tầm quan trọng của kiến thức bản địa và điều kiện để phát huy tốt vai trò của kiến thức bản địa 18

2.1.6 Các hình thức lưu giữ và bảo tồn kiến thức bản địa 23

2.1.7.Tình hình nghiên cứu kiến thức bản địa trên thế giới và ViệtNam 25

2.1.7.1 Tình hình nghiên cứu kiến thức bản địa trên thế giới 25

2.1.7.2 Tình hình nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam 28

2.2 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, THIÊN TAI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 35

2.2.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu, thiên tai trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu 35

2.2.1.2 Khái niệm về thiên tai 36

2.2.2 Tác động của BĐKH và thiên tai trên thế giới và Việt Nam 37

2.2.2.1Tác động của BĐKH về thảm họa thiên tai trên thế giới 37

2.2.2.2 Tác động của BĐKH về thảm họa thiên tai ở Việt Nam 39

2.3 TỔNG QUAN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG……… 48

2.3.1 Khái niệm về sinh kế………48

Trang 9

vii

2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG SINH

KẾ TRÊN THẾ VÀ VIỆT NAM 52

2.4.1 Khái niệm về tổn thương 52

2.4.2 Các nghiên cứu liên quan đến tổn thương sinh kế trên thế giới và Việt Nam 54

2.4.2.1 Đối với tổn thương trên thế giới……… 54

2.4.2.2 Đối với tôn thương ở Việt Nam……….56

2.4.3 Các phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương 60

2.4.3.1 Phương pháp đánh giá tổn thương do BĐKH 60

2.4.3.2 Phương pháp đánh giá tổn thương về sinh kế 62 2.4.3.3 Phương pháp tổn thương về lũ 64 2.4.3.4 Phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững 65 2.5 Thích ứng và giải pháp thích ứng với lũ và BĐKH………67 2.5.1 Khái niệm thích ứng……….67 2.5.2 Các biện pháp thích ứng với lũ và BĐKH………67 2.6 DIỄN BIẾN LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TỈNH AN GIANG 67

2.6.1 Khái niệm lũ và phân loại lũ 69

2.6.2 Đặc điểm và diễn biến lũ ở khu vực ĐBSCL 73

2.6.3 Diễn biến thời tiết và lũ qua các năm ở tỉnh An Giang 75

2.6.4 Các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ lũ ở ĐBSCL đã thực hiện 82

2.6.4.1 Biện pháp công trình 82

2.6.4.2 Biện pháp phi công trình 85

Trang 10

viii 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 87 3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ CHỌN MẪU NC 89 3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 89 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu 91

3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 94

3.3.1 Thu thập tài liệu thứ cấp 94

3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp 94

3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 98

3.4.1 Phương pháp phân tích số liệu 98

3.4.1.1 Mục tiêu 1: Hệ thống hóa và đánh giá được sự phù hợp của KTBĐ và khả năng thích ứng với lũ của nông dân ở các điều kiện khác nhau 98

3.4.1.2 Mục tiêu 2: Phân tích tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với lũ của nông dân ở các điều kiện khác nhau 99

3.4.1.3 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng KTBĐ của nông dân tỉnh An Giang 106

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 107

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 108

4.1 ĐẶC ĐIỂM KHẢO SÁT CỦA NÔNG HỘ 108

4.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC VÙNG KHẢO SÁT 111

4.2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 111

4.2.2 Diễn biến lũ tại vùng khảo sát 116

4.2.3 Ảnh hưởng của lũ đến cuộc sống và sản xuất của người dân 118

Trang 11

ix

CỨU 122

Trang 12

x

4.4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN Ở BA VÙNG NGHIÊN CỨU ( ĐẦU NGUỒN, GIỮA NGUỒN, CUỐI NGUỒN) TRONG DỰ BÁO VÀ THÍCH ỨNG VỚI LŨ 139

4.4.1 Quan điểm của người dân về lũ và vai trò của lũ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 139 4.4.2 Nhận định về sự thay đổi của lũ đối với đời sống và hoạt động SXNN 141 4.4.3 Hiện trạng sử dụng kiến thức bản địa của người dân trong dự báo lũ ở vùng nghiên cứu 142 4.4.4 Hiện trạng sử dụng kiến thức bản địa của người dân trong thích nghi với lũ 146 4.4.5 Hiện trạng sử dụng kiến thức bản địa của người dân trong SXNN và khả năng thích nghi với lũ 149

4.5 XU HƯỚNG NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG CÁC KÊNH THƠNG TIN ĐỂ DỰ ĐỐN VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI LŨ 163 4.6 ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ ĐẾN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ VÙNG TRONG VÀ NGOÀI ĐÊ BAO 166

4.6.1 Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến sinh kế của nông hộ ở vùng ngoài đê bao 166 4.6.2 Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến sinh kế của nông hộ ở vùng trong đê bao 178

4.7 MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG SINH KẾ VÀ VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NÔNG HỘ

TRONG VÀ NGOÀI ĐÊ BAO Ở VÙNG NGHIÊN CỨU 188

Trang 13

xi

đê bao ở địa bàn nghiên cứu 188

4.7.3 So sánh sự khác nhau 3 vùng nghiên cứu đầu nguồn, giữa nguồn, cuối nguồn về kinh nghiệm thích ứng thay đổi của lũ trong SXNN….189 4.7.4 So sánh tương quan kiến thức bản địa với tổn thương sinh kế trong và ngoài đê bao ở địa bàn nghiên cứu 193

4.8 NHỮNG VẤN ĐỀ TRỞ NGẠI TRONG SXNN CỦA NƠNG HỘ TRONG VÀ NGỒI ĐÊ BAO Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 194

4.9 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN THÍCH ỨNG VỚI LŨ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỊA BÀN NGHIÊNCỨU 197

4.9.1 Giải pháp thích ứng với lũ trong SXNN và đời sống 197

4.9.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa 199

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 204

5.1 KẾT LUẬN 204

5.2 ĐỀ XUẤT 205

TÀI LIỆU THAM KHẢO 206

Trang 14

xii

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa kiến thức bản địa và kiến thức hàn lâm 8

Bảng 2.2 Sự khác nhau giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học 14

Bảng 2.3 Cách nhận biết đất tốt, xấu 31

Bảng 2.4 Tổn thất trong ngành trồng trọt và chăn nuôi do các loại hình thiên tai gây ra 39

Bảng 2.5 Ngành nông nghiệp của các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai 39

Bảng 2.6 Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 2081-2100 so với thời kỳ cơ sở 41

Bảng 2.7 Mức độ hiểm họa của các loại hình thiên tai ở các vùng 46

Bảng 2.8 Sự đóng góp của nhân tố IPCC đến các yếu tố dễ bị tổn thương chính 64

Bảng 2.9 Quá trình phát triển đê bao ở ĐBSCL 83

Bảng 3.1 Địa bàn điều tra hộ và thu thập thông tin về kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp 91

Bảng 3.2 Cơ cấu phiếu khảo sát……….92

Bảng 3.3 Phương pháp thu thập số liệu thức cấp 95

Bảng 3.4 Thang đo và ý nghĩa các giá trị 98

Bảng 3.5 Bảng phân loại mức độ tổn thương của chỉ số LVI 102

Bảng 3.6 Phân nhóm những hợp phần chính theo yếu tố ảnh hưởng của IPCC 104

Bảng 3.7 Các biến số để đánh giá chỉ số tổn thương của lũ đến sinh kế của nông hộ 104

Trang 15

xiii

Trang 16

xiv

chữa các bệnh thông thường 135 Bảng 4.17 Kiến thức bản địa của người dân dự báo thời tiết 136 Bảng 4.18 Kiến thức bản địa của người dân dự báo lũ 137 Bảng 4.19 Kiến thức bản địa của người dân trong sản xuất nông nghiệp và đời sống 138 Bảng 4.20 Lịch thời vụ ……… 152 Bảng 4.21 Ý kiến của nông dân về mối quan hệ giữa nước lũ và phù

sa 153 Bảng 4.22 Kiến thức, thái độ hành vi của nông hộ trong quá trình nhận thức thích ứng thay đổi của thời tiết khí hậu trong SXNN 155 Bảng 4.23 Quan điểm của nông dân về tác động của lũ nhỏ đến việc canh tác lúa 156 Bảng 4.24 Ý kiến của người dân về mối quan hệ giữa nước lũ và phù sa 157 Bảng 4.25 Đánh giá tính hiệu quả của các nguồn thông tin 165 Bảng 4.26 Giá trị các yếu tố chính, các yếu tố phụ của chỉ số LVI ngoài đê bao 168 Bảng 4.27 Tính toán về những yếu tố ảnh hưởng theo LVI-IPCC ngoài đê bao 172 Bảng 4.28 Giá trị các yếu tố chính, các yếu tố phụ của chỉ số LVI trong vùng đê bao 180 Bảng 4.29 Tính toán về những yếu tố ảnh hưởng theo LVI-IPCC tại ba địa bàn nghiên cứu của tỉnh An Giang 183 Bảng 4.30 So sánh tính dễ tổn thương sinh kế của nông trong bao đê và ngoài bao đê ở vùng nghiên cứu 189 Bảng 4.31 So sánh sự khác biệt về kiến thức của nhóm nơng dân ngồi đê bao ở các vùng sinh thái khác nhau (đầu nguồn, giữa nguồn, cuối

nguồn) 189 Bảng 4.32 So sánh sự khác biệt về kiến thức của nhóm nông dân trong đê bao ở các vùng sinh thái khác nhau (đầu nguồn, giữa nguồn, cuối

Trang 17

xv

Trang 18

xvi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 2081-2100 so với thời kỳ cơ sở……… 40

Hình 2.2 Thiệt hại do thiên tai của Việt Nam năm 2017……… 42

Hình 2.3 Thiệt hại về người do thiên tai từ năm 2011-2017 ở Việt Nam 43

Hình 2.4 Thiệt hại về kinh tế do thiên tai từ năm 2011-2017 ở VN 43

Hình 2.5 Khung sinh kế bền vững 49

Hình 2.6 Mô hình đánh giá tổn thương do BĐKH 60

Hình 2.7 Mô hình đóng góp của các nhân tố IPCC đến các yếu tố tổn thương chính 64

Hình 2.8 Đồ thị diễn tả một quá trình lũ 70

Hình 2.9 Mùa lũ ở các khu vực của Việt Nam 72

Hình 2.10 Diễn biến mùa lũ năm 1994, 1996, 2000 ở một số vùng của ĐBSCL 74

Hình 2.11 Nhiệt độ trung bình từ năm 1985 đến 2015 76

Hình 2.12 Lượng mưa và mức lũ trung bình hàng năm 76

Trang 19

xvii

Hình 4.4 Quan điểm của nông dân về diễn biến của lũ trong 10 năm

qua 117

Hình 4.5 Thiệt hại do lũ gây ra trong các năm 2000, 2011 và 2016 119

Hình 4.6 Thiệt hại về tính mạng con người do lũ ở ba vùng nghiên cứu 120

Hình 4.7 Mức lũ và sản lượng khai thác cá tự nhiên từ 2010-2015 121

Hình 4.8 Quan điểm của người dân về vai trò của lũ trong canh tác lúa 140

Hình 4.9 Các dấu hiệu được người dân sử dụng trong dự báo lũ 142

Hình 4.10 Đánh giá khả năng dự báo lũ của người dân 145

Hình 4.11 Kiến thức bản địa của người dân thích ứng với lũ 146

Hình 4.12 Đặc điểm nhà sàn của người dân vùng nghiên cứu 148

Hình 4.13 Xu hướng về độ cao của nhà sàn trong tương lai 149

Hình 4.14 Kiến thức bản địa của người dân thích ứng với lũ trong SXNN 151

Hình 4.15 Các kênh thông tin được người dân sử dụng để nhận biết sự suy giảm của mực nước lũ 163

Hình 4.16 Các kênh thông tin và mức độ sử dụng của người dân trong dự báo lũ 164

Hình 4.17 Biểu đồ tính dễ bị tổn thương 5 nguồn vốn sinh kế ở địa bàn nghiên cứu 166

Hình 4.18 Biểu đồ thể hiện TDBTT về nguồn vốn nhân lực 174

Hình 4.19 Biểu đồ thể hiện tính dễ bị tổn thương về vốn tự nhiên 175

Hình 4.20 Biểu đồ chỉ số tổn thương của các nguồn vốn xã hội, vật chất và tài chính 177

Hình 4.21 Biểu đồ tính dễ bị tổn thương 5 nguồn vốn sinh kế ở địa bàn đối chứng 179

Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện TDBTT về nguồn vốn nhân lực 185

Trang 20

xviii

Trang 21

xix

HỘP THƠNG TIN

Trang

Hộp thơng tin số 4.1: Quan điểm của nông dân về diễn biến lũ 118

Hộp thông tin 4.2: Lũ nhỏ ảnh hưởng đến sinh kế người dân đánh bắt cá tự nhiên và người dân sản xuất ngư cụ và phương tiện đánh bắt cá 122

Hộp thông tin 4.3: Vai trò của lũ trong sản xuất và đời sống 139

Hộp thông tin 4.4: Quan điểm của người dân về sự suy giảm mực nước lũ 142

Hộp thông tin 4.5: Kinh nghiệm dự báo lũ của nông dân 144

Hộp thông tin 4.6: Xu hướng về độ cao nhà sàn trong tương lai 148

Hộp thông tin 4.7: Nông dân thích ứng với lũ qua mô hình trồng dưa hấu trên nên lụt bình……… 150

Hộp thông tin 4.8: Nguyên nhân suy giảm phù sa 154

Hộp thông tin 4.9: Nông dân thích ứng với lũ qua cất nhà sàn……… 158

Hộp thông tin 4.10: Sự thay đổi lịch thời vụ khi lũ giảm 159

Hộp thông tin 4.11: Nguy cơ gia tăng sâu bệnh trên đồng ruộng 160

Hộp thông tin 4.12: Gia tăng dịch chuột phá hoại đồng ruộng 160

Hộp thông tin 4.13: Diệt chuột bằng thuốc Trung Quốc 161

Trang 22

xx

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

BĐKH Biến đổi khí hậu

CP Chính Phủ

CRES Central Resources and Eniromental Studies Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Môi trường DFID Department For International Development

Bộ Phát triển Quốc tế (Vương Quốc Anh) DTTS Dân Tộc Thiểu Số

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng

FAO Food and Agriculture Organization

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FVI Flood Vulnerability Index Chỉ số tổn thương lũ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý

Trang 23

xxi KAP Knowledge, Attitudes, Practices Kiến thức, thái độ, hành vi KIP Key Imformant Panel Người am hiểu IMHEM Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Enviroment

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường IIRR International Institute of Rural Reconstruction

Viện Kiến Tái thiết Nông thôn Quốc tế IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu ISDR International Strategy for Disater Reduction

Chiến lược Quốc tế giảm rủi ro LVI Livelihood Vulnerability Index

Chỉ số tổn thương sinh kế

MSL Mean Sea Level

Mực nước biển trung bình KTBĐ Kiến thức bản địa

NĐ Nghị Định

NN &PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn PCLB Phòng chống lụt bão

Trang 24

xxii Khung sinh kế bền vững

SPSS Statistical Package for Social Sciences Gói Thống kê cho khoa học xã hội SXNN Sản Xuất Nông Nghiệp

TDBTT Tính dễ bị tổn thương

UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

Trang 25

1

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm Theo Dương Văn Nhã (2006), khi lũ về, bên cạnh việc mang một lượng lớn phù sa để bồi đắp, cải thiện độ phì của đất, vệ sinh đồng ruộng, rửa phèn, lũ còn tạo việc làm và thu nhập cho người dân qua việc đánh bắt cá tự nhiên, hái rau thủy sinh, các dịch vụ du lịch Tuy nhiên, lũ cũng mang đến một số bất lợi cho người dân, cụ thể từ năm 2000 cho đến nay diễn biến bất thường của lũ đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của người dân Để có thể thích ứng với những thay đổi của lũ, với những thay đổi của xã hội và môi trường con người phải luôn biết cách sử dụng kiến thức bản địa để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thích hợp và quản lý một cách linh hoạt hơn (CRES, 2010) Kiến thức bản địa trong thích nghi với lũ ở An Giang được hiểu là kinh nghiệm được tích lũy của cộng đồng địa phương qua nhiều thế hệ và được thừa kế một cách rộng rãi, nó được phản ảnh qua việc người dân địa phương sống và ứng phó hài hòa với lũ hàng năm để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên do lũ mang lại, nhưng tránh được các tổn thương do lũ

gây ra (Van et al., 2011) Công tác ứng phó với lũ dựa trên kiến thức sẵn có của

cộng đồng địa phương cần được tìm hiểu và phổ biến hiệu quả để góp phần vào phát triển bền vững của địa phương trước hoàn cảnh của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến thay đổi bất thường của lũ Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiến thức bản bản địa về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn về cây dược liệu, bảo tồn gen, giống địa phương, sống chung với lũ ở ĐBSCL, thay đổi thời tiết của các tác giả Warren (1995); Luise (1999); Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc

(1998); Mai Văn Tùng (2006), Hoàng Thị Hoàng Ngân (2010); Van et al.,

(2011); Bùi Quang Vinh (2013); Nguyên Kim Uyên (2013); Hanh (2014); Ngô

Văn Lệ và ctv., (2016), Lê Thị Thanh Hương và Nguyễn Trung Thành (2016)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu về hệ thống hóa và đánh

Trang 26

2

đổi của lũ trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu trước bối cảnh biến

đổi khí hậu Do đó, đề tài “ Kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của

nông dân tỉnh An Giang” được tiến hành nhằm tìm hiểu hệ thống hóa và đánh giá

sự phù hợp của kiến thức bản địa góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thự tiễn cho khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng kiến thức bản địa của nông dân tỉnh An Giang giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của nông dân trong sản xuất nông nghiệp trước bối cảnh của biến đổi khí hậu

1.2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Cung cấp các thông tin về kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ

của nông dân tỉnh An Giang nhằm làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp trong việc sử dụng kiến thức bản địa để giảm tính dễ bị tổn thương để thích ứng với thay đổi chế độ ngập lũ và chiến lược sinh kế của

người dân vùng lũ được hiệu quả và bền vững 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:

(1) Hệ thống hóa và đánh giá được sự phù hợp của kiến thức bản địa và khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau

(2) Phân tích được tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau

(3) Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng kiến thức của nông dân tỉnh An Giang

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 27

3

trong các điều kiện khác nhau; (ii) Đánh giá sự phù hợp và khả năng của kiến thức bản địa ứng dụng trong thực tế của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau

(b) Phân tích được tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau: (i) Tính tổn thương của nông dân đối với lũ ở các điều kiện khác nhau; (ii) Đánh giá khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ ở các điều kiện khác nhau

(c) Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng kiến thức của nông dân tỉnh An Giang: (i) Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng kiến thức của nông dân tỉnh An Giang

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(i) Các kiến thức bản địa nào đã và đang được người dân trong vùng nghiên cứu ứng dụng?

(ii) Kiến thức bản địa đối với khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau như thế nào?

(iii) Các yếu dễ bị tổn thương ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau ra sao?

(iv) Cần có giải pháp, chính sách gì để duy trì và bảo tồn kiến thức bản địa của nông dân tỉnh An Giang mang lại hiệu quả và bền vững để góp phần hỗ trợ việc thích ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực trong điều kiện của biến đổi khí hậu?

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 28

4

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Vùng nghiên cứu gồm: Ba huyện An Phú, Châu Thành, Tri Tôn tỉnh An Giang

- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ trong sản xuất nông nghiệp của nông dân tỉnh An Giang Nghiên cứu không đi sâu phân tích về kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông nghiệp cũng như về mặt hiệu quả kinh tế - môi trường

1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Đây là nghiên cứu đầu tiên về kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân tỉnh An Giang

Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của luận án tổng kết những kinh nghiệm trong dân gian về dự báo lũ vào những biểu hiện của sinh vật và điều kiện thay đổi của môi trường Đây là thông tin quan trọng giúp triển khai các nghiên cứu khoa học luận giải cho các kinh nghiệm dân gian này

- Những kinh nghiệm trong dân gian khá chính xác trong dự báo lũ có thể phổ biến trong cộng đồng vùng lũ để tạo sự quan sát, giám sát và dự báo lũ trong cộng đồng

- Những thích nghi tốt với lũ có thể phổ biến trong cộng đồng vùng lũ để hạn chế rủi ro, thiệt hại do lũ gây ra trong điều kiện biến đổi khí hậu

Trang 29

5

Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm cung cấp cơ sở khoa học trong công tác quản lý rủi ro về lũ ở tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung có chính sách phù hợp trong việc sử dụng kiến thức bản địa để giảm tính dễ bị tổn thương để thích ứng với thay đổi chế độ ngập lũ và chiến lược sinh kế của người dân vùng lũ được hiệu quả và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay

Trang 30

6

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1.1 Khái niệm và quan điểm về kiến thức bản địa

Cho tới nay, khái niệm kiến thức bản địa hay tri thức địa phương vẫn được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn hay theo các mục đích sử dụng như tri thức bản địa, tri thức dân gian, văn hoá truyền thống, kiến thức địa phương, tri thức tộc người các cách gọi khác nhau

này cho thấy các quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của cụm từ “Kiến

thức bản địa”

Kiến thức bản địa là kiến thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng Kiến thức bản địa còn cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân địa phương (World Bank, 1998)

Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý xác định với sự đóng góp của các thành viên trong cộng đồng (Louise, 1998) Như vậy, ba yếu tố góp phần hình thành nên kiến thức bản địa bao gồm môi trường địa lý xác định, thời điểm không gian nhất định và cộng đồng tại một khu vực cụ thể Đặc trưng cơ bản nhất của kiến thức bản địa là tính đặc hữu, nó là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hay của cộng đồng tại một khu vực cụ thể, được tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý nhất định (Warren,1995)

Trang 31

7

những người dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định Sự phát triển của hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, kể cả việc quản lý môi trường tự nhiên, từ lâu đã là vấn đề sống còn đối với những con người sáng tạo ra chúng Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có tính động, kiến thức mới liên tục được bổ sung Các hệ thống này luôn đổi mới và cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên ngoài nhằm phù hợp với điều kiện của địa phương

Kiến thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm của quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng với môi trường Nó tồn tại với nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội (Ngô Đức Thịnh, 2004) Kiến thức bản địa là kinh nghiệm tích lũy của con người trong một thời gian lâu dài thông qua các hoạt động sống của họ nhằm thích ứng với những biến đổi của môi trường sống và nhu cầu vật chất cũng như tinh thần, kiến thức bản địa tồn tại và lưu truyền thông qua việc trao đổi kinh nghiệm trong cộng đồng (Ngô Văn Lệ và ctv., 2016)

Trang 32

8

được nhập từ bên ngoài hoặc là sự kết hợp giữa các yếu tố địa phương và kiến thức được đưa đến địa phương đó Ngoài ra, hai tác giả Broding and Schonberger cũng đã lập bảng so sánh kiến thức bản địa với kiến thức hàn lâm ở Bảng 2.1 Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa kiến thức bản địa và kiến thức hàn lâm

Kiến thức bản địa Kiến thức hàn lâm

Truyền miệng Truyền bằng văn bản

Học qua quan sát và thực hành Học qua lý thuyết được ứng dụng Tiếp cận tổng thể hay hệ thống Tiếp cận đơn lẻ bộ phận

Kiểu suy nghĩ trực giác Lý luận phân tích và quy nạp

Chủ yếu định tính Chủ yếu định lượng

Dữ liệu do người lao động làm ra (có tính đại chúng) Dữ liệu thu thập bởi các nhà chuyên môn (có tính cá biệt) Dữ liệu dùng ngôn từ bản địa (địa phương)

Dùng ngôn ngữ đương đại

Môi trường như một bộ phận của những mối quan hệ xã hội – thần linh

Quản lý môi trường có tổ chức, có thứ bậc, ngăn nắp Dựa trên những kinh nghiệm thu thập và tích luỹ Dựa trên các định luật và học thuyết khoa học

(Nguồn: Broding and Schonberger, 2000)

Trang 33

9

trường tự nhiên để kiếm sống và chỉ tồn tại trong môi trường cụ thể, kiến thức bản địa luôn được kế thừa và phát triển

Kiến thức bản địa được hình thành trong hoạt động sống, thường xuyên được kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống để ngày càng thích nghi với môi trường của các cộng đồng người (Phạm Quang Hoan, 2005) Kiến thức bản địa, còn được gọi là kiến thức truyền thống hay kiến thức địa phương là sản phẩm lao động của người dân địa phương trong hàng thế kỷ Chúng được tích lũy, hoàn thiện và lưu truyền qua nhiều thế hệ của cả cộng đồng tại các địa phương Kiến thức bản địa chủ yếu là kinh nghiệm và những hoạt động cụ thể, vì vậy nó có thể trái ngược với kiến thức hàn lâm do các nhà nghiên cứu đưa ra (Ngơ Thị Phương Lan, 2013)

Hồng Xn Tý và Lê Trọng Cúc (1998), kiến thức bản địa còn được gọi là kiến thức truyền thống hay kiến thức địa phương là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó, nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định.dù được hình thành tại địa phương, hoặc du nhập rồi sau đó được biến đổi nhiều lần để phù hợp với thiên nhiên và tập quán xã hội, nhưng kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với điều kiện cụ thể ở nơi đang sử dụng chúng Kiến thức bản địa ln gắn liền và hồ hợp với nền văn hoá, tập tục địa phương, vì vậy khả năng tiếp thu, ứng dụng trong cộng đồng là rất dễ (Ngô Văn Lệ, 2012)

Kiến thức bản địa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường là bằng lời nói và nghi lễ văn hóa, và là cơ sở nền tảng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo tồn và hàng loạt các hoạt động khác, những hoạt động giúp duy trì xã hội trong nhiều khu vực của thế giới (UNESCO, 2010) Kiến thức bản địa mang tính địa phương nên có thể gọi là tri

thức địa phương và gắn liền với một cộng đồng cư dân bản địa (Ngô Văn Lệ và

Trang 34

10

Các định nghĩa nêu trên thì kiến thức bản địa (hay còn gọi "kiến thức địa phương", "kiến thức kỹ thuật bản địa" hay "kiến thức truyền thống") đều đề cập đến kinh nghiệm thuần thục của cộng đồng cư dân địa phương đã được tích lũy và kiểm nghiệm qua thực tiễn trong một thời gian dài, và thường xuyên thay đổi để thích nghi với một vùng xác định, được bảo lưu trong ký ức cộng đồng và hoàn thiện qua kế thừa phát triển của các thế hệ trong cộng đồng Kiến thức bản địa được chia sẻ và truyền bá thông qua ngôn ngữ nói, bằng các ví dụ cụ thể và thông qua luật tục, tập quán, văn hoá của cộng đồng Do vậy, mặc dù sử dụng các tên gọi khác nhau nhưng đối tượng kiến thức bản địa được nghiên cứu luôn là một hệ thống các kiến thức có được của cộng đồng địa phương liên quan đến cách cộng đồng này quan hệ với môi trường tự nhiên xung quanh Các hình thức giao tiếp và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa đối với việc bảo tồn, phát triển và phổ biến các kiến thức bản địa

Tóm lại, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm kiến thức bản địa song từ các định nghĩa ở trên đều cập đến khía cạnh nội hàm của khái niệm kiến thức bản địa như sau: (i) Kiến thức bản địa là một hệ thống, một bộ phận của hệ thống kiến thức nhân loại, phân biệt với hệ thống kiến thức khoa học; được tạo ra bởi người dân trong một cộng đồng cụ thể trong quá trình tương tác và thích nghi với môi trường địa lý cụ thể; được truyền từ thế này sang thế hệ khác thông qua hình thức truyền miệng (ii) Kiến thức bản địa có tính kế thừa và luôn vận động, phát triển theo thời gian với thay đổi của môi trường xung quanh (iii) Kiến thức bản địa có tính động Nó là kết quả của một quá trình tích lũy kinh nghiệm, đổi mới và thích nghi một cách liên tục Chính những điểm này đa cho thấy kiến thức bản địa có thể hòa nhậpvới khoa học và kỹ thuật

2.1.2 Đặc điểm của kiến thức bản địa

Trang 35

11

địa được truyền miệng hoặc truyền qua việc bắt chước và trình diễn (iii) Kiến thức bản địa là kết quả của sự tham gia thực tế trong cuộc sống hàng ngày và liên tục được củng cố bởi kinh nghiệm thông qua việc thử và sai (iii) Kiến thức bản địa mang tính kinh nghiệm chứ không phải là kiến thức lý thuyết (iv) Đối với một số khu vực, đặc tính truyền miệng của nó lại gây cản trở các tổ chức cần thiết cho sự phát triển của tri thức lý thuyết đúng đắn (v) Kiến thức bản địa mang lặp đi lặp lại là một đặc tính riêng biệt của truyền thống, ngay cả khi kiến thức mới được thêm vào (vi) Kiến thức bản địa là quá trình thay đổi liên tục, được tạo ra cũng như tái sinh, được khám phá ra cũng như bị mất đi, mặc dù nó luôn luôn được hình dung như là tạo ra bằng cách này hay cách khác (vii) Nét đặc trưng của kiến thức bản địa là được chia sẻ ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều hơn so với các hình thức khác của kiến thức khác (viii) Kiến thức bản địa không tồn tại trong các cá nhân cụ thể mà tồn tại trong thực tế và trong các tương tác mà ở đó bản thân các cá nhân tham gia vào (ix) Kiến thức bản địa là khó hiểu nhất vì nó chứa đựng quá nhiều thông tin, có thể áp dụng trực tiếp, tổ chức của kiến thức bản địa là mang tính chức năng (x) Đặc điểm của kiến thức bản địa là nằm trong truyền thống văn hóa rộng hơn; tách riêng phần kỹ thuật với phần phi kỹ thuật, tách riêng phần hợp lý với không hợp lý là vấn đề khó giải quyết (Roy Ellen and Holly Harris, 1997)

Trang 36

12

Còn đối với Hồng Xn Tý và Lê Trọng Cúc (1998), Ngơ Văn Lệ và ctv.,

(2016), kiến thức bản địa có các điểm sau: (i) Thích nghi với đặc điểm văn hóa

và môi trường: phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội của các cộng đồng người; phản ánh một đặc tính phổ biến của văn hóa là đồng quy (các cộng đồng người sinh sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau, sẽ có các đặc điểm văn hóa tương đồng) (ii) Thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng: luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống (iii) Dựa trên kinh nghiệm: được hình thành trong quá trình nghiệm sinh (trải nghiệm và đúc kết thành tri thức) (4) Năng động và luôn thay đổi – kiến thức bản địa không phải là một cấu trúc nhất thành bất biến mà nó luôn có sự tích hợp sau quá trình phát triển tự thân hoặc tiếp biến văn hóa

Tóm lại, quan điểm về kiến thức bản địa của các tác giả trong và ngoài nước đều có đề cập đến đặc điểm chung gồm: (i) Kiến thức bản địa được hình thành từ những trải nghiệm kiến thức thực tế trong cuộc sống hàng ngày của người dân cộng đồng địa phương trong một thời gian dài thử và sai (ii) Kiến thức bản địa luôn gắn liền với một địa điểm cụ thể, mang tính giá trị và liên quan chặt chẽ đến văn hóa địa phương, phụ thuộc vào các giá trị chuẩn mực và phong tục tập quán của địa phương (iii) Kiến thức bản địa chứa đựng hệ thống niềm tin của cộng đồng địa phương (iv) Kiến thức bản địa là tài sản chung của cộng đồng địa phương, không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân đơn lẻ nào

2.1.3 Các loại hình kiến thức bản địa

Có nhiều cách phân loại kiến thức bản địa tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành khoa học mà có các tiêu chí khác nhau

Trang 37

13

Ngô Đức Thịnh (1995), sau khi đồng nhất khái niệm kiến thức bản địa với kiến thức dân gian thì cho rằng: “Tri thức dân gian có thể được chia thành các loại: (i) kiến thức về tự nhiên và môi trường; (ii) kiến thức về bản thân con người; (iii) kiến thức về sản xuất; (iv) kiến thức về quản lý xã hội và cộng đồng

Kiến thức thể hiện qua: (i) sự nhận biết các yếu tố tự nhiên (đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, các đặc tính sinh học của động - thực vật, khí hậu - thời tiết, nguồn nước), các kinh nghiệm khai thác, sử dụng và quản lý các yếu tố đó; (ii) các kiến thức liên quan đến quá trình mưu sinh (các phương thức sinh kế cụ thể, các giống cây trồng - vật nuôi, mùa vụ, công cụ); (iii) các kiến thức liên quan đến đời sống vật chất (làng xã, nhà cửa, trang phục, đồ ăn - thức uống, phương tiện vận chuyển); (iv) các kiến thức trong việc quản lý xã hội (thiết chế tự quản làng xã với vai trò của luật tục, người già và các thủ lĩnh, dòng họ và gia đình); (v) các kiến thức trong đời sống tinh thần (tín ngưỡng, pháp y - dược thuật, các chuẩn mực trong ứng xử và giao tiếp xã hội, các loại hình văn học, nghệ

thuật dân gian) (Ngô Văn Lệ và ctv., 2016) Phân loại theo phương pháp này

không mâu thuẫn với các phương pháp khác, ngoài ra nó còn mang ưu điểm là tính bao quát toàn diện hơn so với các ngành khoa học chuyên sâu Tuy nhiên, trong bối cảnh của một nền khoa học liên - đa ngành, sự kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản về dân tộc học với các ngành khoa học chuyên sâu là hết sức cần thiết

IIRR (1996), kiến thức bản địa có thể phân ra các loại hình như sau: (i)

Thông tin: Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật có thể được trồng trọt hay canh

tác tốt cùng tồn tại với nhau trên một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ

số về thực vật (ii) Kỹ thuật công nghệ: Kiến thức bản địa bao gồm kỹ thuật về

trồng trọt, chăn nuôi và phương pháp trữ giống, thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho

người, gia súc, gia cầm (iii) Tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể đóng vai trò cơ bản

trong sinh kế, chăm sóc sức khỏe và quản lý môi trường của con người, nhờ lý do

này mà có thể bảo vệ những khu vực lớn đầy sự sống (iv) Công cụ: Kiến thức

bản địa được thể hiện ở những công cụ lao động trang bị cho canh tác và bảo vệ

Trang 38

14

tiểu thủ công nghiệp truyền thống (6) Kinh nghiệm: Người dân tích lũy kinh nghiệm thông qua quá trình canh tác, khai thác tự nhiên (7) Tài nguyên nhân

lực: Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao như thầy lang, thợ rèn có thể coi như

đại diện của kiến thức bản địa

Bảng 2.2 Sự khác nhau giữa kiến thức bản địa và kiến thức khoa học Các lĩnh vực tri thức Kiến thức bản địa Kiến thức khoa học Phạm vi Linh thiêng và thể tục cùng đồng hành, bao gồm cả siêu nhiên

Chỉ tính tới thế tục, loại trừ siêu nhiên

Hội nhập toàn thể, dựa vào hệ thống Phân tích hay quy giản, dựa vào các tập hợp nhỏ của các đoàn thể Được lưu giữ thông qua truyền miệng

và trong các thực hành văn hóa

Được lưu giữ thông qua sách vở và máy tính Mức độ chân lý Được coi là chân lý và chủ quan Được coi là tiếp cận gần nhất đến chân lý

Chân lý được thấy trong tự nhiên Chân lý được tìm thấy từ sự lý giải của con người

Giải thích dựa vào ví dụ, kinh nghiệm và tục ngữ

Giải thích dựa vào giả thuyết, lý thuyết và quy luật

Mục đích Trí tuệ lâu dài Suy đoán ngắn hạn

Thực tế cuộc sống và tồn tại Trừu tượng, trải qua kiểm tra Có khả năng dự báo tốt ở địa phương

(có giá trị về sinh thái)

Có khả năng dự báo tốt trong điều kiện tự nhiên (có giá trị về tư duy)

Yếu hơn trong các điều kiện ở các vùng xa khác

Trang 39

15 Các lĩnh vực tri thức Kiến thức bản địa Kiến thức khoa học Cách dạy và học Lĩnh hội mất nhiều thời gian (kiến thức chậm)

Lĩnh hội nhanh (kiến thức nhanh)

Học thông qua cách sống, trải nghiệm và làm Học thông qua giáo dục chính thức Dạy thông qua ví dụ, làm mẫu, tôn giáo và kể chuyện

Dạy thông qua sách giáo khoa

Được kiểm nghiệm thông qua các tình huống thực tế

Được kiểm nghiệm giả tạo trong các kiểm tra

(Nguồn: Bùi Hoài Sơn, 2008)

2.1.4 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu kiến thức bản địa

Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (1998), tiếp cận tri thức bản địa cần có nhiều hiểu biết về kỹ thuật lẫn xã hội, thông thường nên sử dụng các phương pháp có người dân tham gia như PRA, nhưng cần sử dụng rất linh hoạt, kiểm tra nhanh kết quả và kết hợp đa ngành

Không có một cách tiếp cận riêng nào cho việc lưu giữ tri thức bản địa Các phương pháp tiếp cận được trình bày dưới đây không phải là những hướng dẫn cụ thể, chi tiết để sử dụng mà chỉ là một trong nhiều cách có thể sử dụng được Các phương pháp này phải được sửa đổi và kết hợp với nhau cho phù hợp với từng lĩnh vực nghiên cứu (IIRR , 1996)

- Xác định các chuyên gia về tri thức bản địa: Là phương pháp xác định, nhận diện những cá nhân có các kiến thức đặc biệt bằng phương pháp dùng câu hỏi và sơ đồ hóa

Trang 40

16

- Quan sát tại hiện trường: Quan sát ngoại mạo những hiện tượng được thực hiện hoặc có sẵn của cộng đồng cư dân địa phương Phương pháp này được dùng với mục đích thu thập thêm dữ liệu, xác định lại thông tin đã có được từ những phương pháp khác, để học hỏi và để lưu giữ tri thức bản địa

- Phỏng vấn chuyên sâu: Là một dạng phỏng vấn trong đó các câu hỏi và chủ đề được xây dựng trên cơ sở phát triển ý tưởng nhằm phát hiện sự thật và sự linh hoạt

- Quan sát và tham gia vào cuộc sống của người dân: Là phương pháp nghiên cứu trong đó điều tra viên với cộng đồng cư dân cùng quan sát và tham gia các hoạt động hàng ngày nhằm phát hiện chủ đề nghiên cứu

- Phân tích kỹ thuật có sự tham gia của người dân: Là phương pháp phân tích có hệ thống mà nghiên cứu viên và người dân địa phương cùng cộng tác phân tích phát triển chi tiết về hoạt động của một kỹ thuật cụ thể

- Khảo sát: là công cụ nghiên cứu khoa học xã hội để nghiên cứu lĩnh vực rộng lớn về các đặc điểm của một cộng đồng dân cư với mục đích tạo nên những dữ liệu cơ bản và dữ liệu để đánh giá

- Phương pháp động não: Là phương pháp thảo luận nhóm trong đó các thành viên lần lượt đưa ra những ý kiến có liên quan đến một chủ đề cụ thể

- Năm câu hỏi: Là phương pháp gồm năm bước phân tích nguyên nhân và kết quả

- Phương pháp sử dụng các trò chơi: Là dạng điều tra bằng trò chơi hoặc thể thao nhẹ dựa theo những quy tắc nhất định nhằm phát huy ý tưởng hoặc gợi nhớ trithức trong các tình huống cụ thể trong thời điểm cụ thể, có phát huy năng lực cá nhân

Ngày đăng: 10/04/2020, 08:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w