1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ giáo dục học nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố hồ chí minh

227 132 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

Trang 1

-NGUYỄN VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÂM LÝTRƯỚC THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG TRẺ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP Hồ Chí Minh, 2018

Trang 2

-NGUYỄN VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÂM LÝTRƯỚC THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BẮN SÚNG TRẺ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Giáo dục họcMã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:1 GS.TS Lê Quý Phượng2 PGS.TS Đỗ Vĩnh

TP Hồ Chí Minh, 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêngtôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Quý Phượng và PGS.TSĐỗ Vĩnh Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu thamkhảo được sử dụng là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốcrõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Văn Hoàng

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao 5

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 5

1.1.2 Các nhân tố quyết định năng lực thi đấu của vận động viên các mônthể thao 7

1.2 Đặc điểm chung về tâm sinh lý của vận động viên thể thao 9

1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý tuổi 16 – 20 9

1.2.2 Đặc điểm tâm lý trong các môn thể thao cá nhân 14

1.2.3 Đặc điểm tâm lý trong môn bắn súng 15

1.3 Trạng thái tâm lý trước thi đấu và nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng tháitrước thi đấu 16

1.3.1 Trạng thái tâm lý trước thi đấu 16

1.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng thái trước thi đấu 19

1.4 Năng lực điều chỉnh tâm lý 20

1.4.1 Ý chí 20

1.4.2 Tính quả quyết 21

1.4.3 Tự kiềm chế 22

1.4.4 Dũng cảm 23

1.5 Chuẩn bị tâm lý vững vàng cho vận động viên thể thao 24

1.6 Các liệu pháp tâm lý được sử dụng trong điều chỉnh tâm lý 26

1.6.1 Liệu pháp thư giãn 26

1.6.2 Các liệu pháp thở, tĩnh công dưỡng sinh 31

1.6.3 Liệu pháp điều chỉnh niềm tin xúc cảm Albert Ellis 33

1.6.4 Liệu pháp điều chỉnh nhận thức của Aeron Beck 34

1.7 Khát quát về môn bắn súng ở thành phố Hồ Chí Minh 35

1.8 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 38

Trang 5

2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 41

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 41

2.1.2 Khách thể nghiên cứu: 41

2.2 Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan 41

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 42

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 42

2.2.4 Phương pháp kiểm tra tâm lý 42

2.2.5 Phương pháp kiểm tra y học 50

2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 50

2.2.7 Phương pháp toán thống kê 50

2.3 Tổ chức nghiên cứu 53

2.3.1 Kế hoạch nghiên cứu: 53

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 54

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 55

3.1 Đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấucủa VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 55

3.1.1 Xác định các yếu tố phản ảnh tâm lý trước thi đấu của VĐV bắnsúng trẻ TP.HCM 55

3.1.2 Xác định các test đo lường tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súngtrẻ TP.HCM 59

3.1.3 Đánh giá tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 63

3.1.4 Phân tích sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đến thành tích thiđấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 86

3.2 Xác định và ứng dụng các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu củaVĐV bắn súng trẻ TP.HCM 96

Trang 6

3.2.2 Lựa chọn các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu cho VĐV

3.3.1 Mức tăng trưởng của thành tích thi đấu 121

3.3.2 Mức tăng trưởng của trạng thái tâm lý cảm xúc trước thi đấu 125

3.3.3 Mức tăng trưởng của ý chí chiến thắng và nỗ lực ý chí trước thi đấu 136

3.3.4 Mức tăng trưởng của năng lực trí tuệ trước thi đấu 140

3.3.5 Mức tăng trưởng của phản xạ tâm vận động trước thi đấu 144

Trang 7

TTĐ Trước thi đấu

TT.TLTTĐ Trạng thái tâm lý trước thi đấu

GĐCBCM Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn

Trang 8

Bảng 1.1

Phân biệt mức độ tác dụng của các nhân tố quyết địnhlên năng lực thi đấu của các VĐV của các nhóm mônkhác nhau

Bảng 3.1

Sự ảnh hưởng ngoại tại của tâm lý trước thi đấu đốivới thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻTP.HCM

Bảng 3.3 Các hệ số tải và hệ số tích lũy Total Variance

Bảng 3.4 Ma trận xoay các yếu tố thành phần Rotated

Bảng 3.5 Trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đối với tâm lý

trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 59Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phản ảnh tâm lý tước thi đấu của VĐV

Bảng 3.7

Bảng tần số ($T1 Frequencies) về kết quả phỏng vấnxác định các chỉ tiêu, các test đánh giá tâm lý củaVĐV bắn súng trẻ

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn

Bảng 3.9 Mô tả mẫu nghiên cứu về các VĐV bắn súng trẻ

Bảng 3.10 Trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 64Bảng 3.11 Tần số và tần suất trạng thái cảm xúc của VĐV bắn

Bảng 3.12 Mô tả thống kê về trạng thái cảm xúc của VĐV bắn

Trang 9

Bảng 3.14 Mô tả thống kê về mức độ lo lắng của VĐV bắn súng

Bảng 3.20 Mô tả thống kê về trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn

súng trẻ TP.HCM theo Tapping test 74Bảng 3.21 Phân loại trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn súng trẻ

Bảng 3.22 Mô tả thống kê về ý chí chiến thắng của VĐV bắn

Trang 10

Bảng 3.30 Mô tả thống kê về phân phối chú ý 82Bảng 3.31 Phân loại phân phối chú ý của VĐV bắn súng trẻ

Bảng 3.37

Sự ảnh hưởng của các chỉ số phản xạ tâm vận độngđến thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻTP.HCM (Coefficientsa)

Bảng 3.38 Mức độ tương quan của các yếu tố đối với thành tích

Bảng 3.39 Mức độ phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng (Model

Bảng 3.42 Khả năng kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn

Trang 11

Bảng 3.44 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn

lựa chọn các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu 102

Bảng 3.46 Chu kỳ huấn luyện và tác động thực nghiệm năm 2016 113Bảng 3.47 Phân phối thời lượng thực nghiệm các biện pháp, liệu

pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu 115

Bảng 3.48

Kết quả mô tả thống kê về thành tích thi đấu(Descriptives) của các VĐV bắn súng trẻ sau các chukỳ huấn luyện tác động thực nghiệm

Sau 121

Bảng 3.49 Kết quả phân tích phương sai về thành tích thi đấu ở

Bảng 3.50 Kết quả so sánh thành tích thi đấu (Multiple

Comparisons) của các chu kỳ huấn luyện 123Bảng 3.51 Kết quả kiểm tra XAN test trước thi đấu ở các chu kỳ

Bảng 3.52

Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái cảm xúc theoWashman trước thi đấu ở các chu kỳ huấn luyện(Crosstab)

Sau 127

Bảng 3.53 Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái lo lắng trước thi

đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab) Sau 128Bảng 3.54 Kết quả kiểm tra đánh giá trạng thái sẵn sàng trước thi

đấu ở các chu kỳ huấn luyện (Crosstab) 130Bảng 3.55 Kết quả kiểm tra hưng phấn cảm xúc trước thi đấu ở

Bảng 3.56 Kết quả kiểm tra ý chí chiến thắng trước thi đấu ở từng

Bảng 3.57 Kết quả thống kê mô tả về sự nỗ lực ý chí của các 138

Trang 12

Bảng 3.59 Kiểm nghiệm sự khác biệt về sự nỗ lực ý chí của các

VĐV bắn súng trẻ (Multiple Comparisons) 140

Bảng 3.60

Kết quả kiểm tra năng lực trí tuệ trước thi đấu của cácVĐV bắn súng trẻ ở từng chu kỳ huấn luyện thựcnghiệm

Sau 140

Bảng 3.61 Kết quả kiểm tra trước thi đấu về phản xạ đơn ở các

Trang 13

Biểu đồ 3.1 Sự ảnh hưởng của tâm lý đối với thành tích thi đấu 57Biểu đồ 3.2 Tần số của trạng thái cảm xúc X của các VĐV bắn

Biểu đồ 3.17 Diễn biến thành tích thi đấu của các VĐV nam qua

Biểu đồ 3.18 Diễn biến thành tích thi đấu của các VĐV nữ qua

Biểu đồ 3.19 Diễn biến cảm xúc XAN của các VĐV nam bắn

Biểu đồ 3.20 Diễn biến cảm xúc XAN của các VĐV nữ bắn Sau 125

Trang 14

Biểu đồ 3.25 Diễn biến trạng thái hưng phấn cảm xúc trước thi

đấu của các VĐV nam – nữ bắn súng trẻ 135Biểu đồ 3.26 Diễn biến ý chí chiến thắng trước thi đấu của các

Biểu đồ 3.27 Diễn biến kết quả nỗ lực ý chí trước thi đấu của

VĐV nam ở các chu kỳ huấn luyện Sau 138Biểu đồ 3.28 Diễn biến kết quả nỗ lực ý chí trước thi đấu của

VĐV nữ ở các chu kỳ huấn luyện Sau 138Biểu đồ 3.29

Diễn biến kết quả kiểm tra năng lực xử lý thôngtin trước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳhuấn luyện

Biểu đồ 3.30

Diễn biến kết quả kiểm tra độ ổn định chú ý trướcthi đấu của VĐV nam – nữ ở các chu kỳ huấnluyện

Biểu đồ 3.31

Diễn biến kết quả kiểm tra độ phân phối chú ýtrước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳhuấn luyện

Biểu đồ 3.32

Diễn biến kết quả kiểm tra phản xạ tâm vận độngtrước thi đấu của VĐV nam - nữ ở các chu kỳhuấn luyện

145

Trang 15

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thao khácnhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong đó cómột số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căng thẳng … để giànhchiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đối mặt với những khókhăn, những căng thẳng đến giới hạn cả về tinh thần và thể chất Trong đó, tâmlý thể thao trước thi đấu là mặt rất quan trọng cần chuẩn bị tốt cho các vận độngviên (VĐV) thể thao bước vào thi đấu đạt thành tích thể thao cao nhất có thể.

Thi đấu thể thao đòi hỏi con người những hoạt động cơ bắp tối đa trongnhững hình thức khác nhau nhất, hoạt động này luôn mang tính chất thi đấu vàthường xuyên thể hiện dưới những hình thức tranh đấu thể thao Mặt khác, thiđấu thể thao cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con người, luôn gắn liềnvới những trạng thái cảm xúc khác nhau Sự căng thẳng về cảm xúc kết hợp vớisức chịu đựng lớn về thể lực trong nhiều môn thể thao đã tác động đáng kể tớicơ thể và đó là sự thử thách quan trọng về khả năng thích ứng của cơ thể Trongthể thao hiện đại diễn ra sự đồng đều về trình độ chuẩn bị kỹ thuật, chiến thuậtvà thể lực Theo đó, nguồn dự trữ khả năng chuẩn bị thể lực khi chưa được sửdụng bị co hẹp lại và lòng khao khát chiến thắng thúc đẩy sự ganh đua thể thaomãnh liệt và không nhân nhượng Do đó, nhiều hiện tượng chấn thương tâm lýtrong thi đấu thể thao xuất hiện Ở một số VĐV trong quá trình tập luyện và thiđấu xuất hiện những rối loạn cảm xúc khác nhau, điều này gây ảnh hưởng xấuđến sức khỏe và thành tích Vì vậy, cùng với việc chuẩn bị về thể lực, kỹ thuật,chiến thuật thì việc chuẩn bị về tâm lý cũng chiếm tỷ lệ tương đương Sự hiểubiết về các quy luật chủ yếu trong lĩnh vực thần kinh - tinh thần của VĐV, dựphòng những rối loạn của trạng thái thần kinh - tâm lý, làm rõ những tình huốngchấn thương tâm lý xuất hiện trước và trong thời gian thi đấu là cần thiết đối vớivận động viên thể thao.

Trang 16

Thành tích thể thao đòi hỏi năng lực chịu đựng của VĐV ở mức cao nhấtcường độ, lượng vận động (LVĐ) LVĐ càng lớn, kích thích tác động lên cơ thểcàng sâu Phản ứng với tác động càng mạnh, sự thay đổi các chức năng cơ thểcàng rõ, sự thích nghi của VĐV sẽ đạt tới mức lớn nhất theo khả năng của từngngười Do đó, VĐV phải cố gắng vượt qua chính mình, chịu đựng LVĐ cao tớigiới hạn có thể cả về thể chất lẫn tâm lý Thành tích thể thao càng được nângcao, việc huấn luyện VĐV bên cạnh sự chuẩn bị về kỹ thuật, thể lực, chiến thuậtthì việc chuẩn bị về tâm lý ngày càng đóng vai trò quan trọng Khoa học thể thaohiện đại cũng như thực tế chứng minh: ngày nay, các VĐV trên thế giới có sựđồng đều về mặt thể lực, kỹ chiến thuật, hơn kém nhau, chênh lệch không baonhiêu, yếu tố tâm lý trở thành quyết định thắng thua trong thi đấu Các VĐV cócùng trình độ, điều kiện, chế độ tập luyện… thì tâm lý của VĐV là yếu tố quyếtđịnh thắng thua trong trận thi đấu - có khi đạt tới 90% (Grosser, M & Starischa,S - 1982); (Willy Pieter & John Heymans, 1997).

Trạng thái tâm lý thi đấu mà thành phần chủ yếu của nó là động cơ vàcảm xúc, rất đa dạng về sắc thái và cường độ Nó có thể giúp cho vận động viênphấn chấn, tự tin, cảm giác sung mãn, nhanh nhạy Nếu nói theo ngôn ngữ củatâm lý học là hoạt hóa được các chức năng tâm lý và phát huy đầy đủ khả năngcủa bản thân Ngược lại vận động viên thấy thiếu tự tin, căng thẳng, lo lắng hoặcchán nản, các phản ứng trở nên trì trệ chậm chạp, phối hợp hoạt động trở nên rốiloạn Nếu nói theo ngôn ngữ của nhà tâm lý học thì họ ở trạng thái các chứcnăng tâm lý không được hoạt hóa, bị kìm hãm, do đó không phát huy được cácnăng lực của bản thân [17], [31], [105]

Theo tiến trình thi đấu, trạng thái tâm lý được phân ra thành 3 giai đoạn:trạng thái tâm lý trước thi đấu, trong thi đấu và sau thi đấu Trong đó, trạng tháitâm lý trước thi đấu được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì lý do trạng thái tâmlý này có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái kế tiếp [44]

Trang 17

Bắn súng là một trong các môn thể thao mũi nhọn của ngành thể thao ViệtNam Bắn súng đã dành nhiều thứ hạng cao tại các đấu trường khu vực, châu lụcvà quốc tế, từ đó khẳng định vị thế của môn thể thao này Bắn súng là môn thểthao đòi hỏi độ chính xác rất cao nên cần phải quan tâm đến từng chi tiết nhỏ.Thành tích thi đấu của môn bắn súng là sự phối hợp các mặt kỹ thuật, chiếnthuật, thể lực và tâm lý Trong các cuộc thi đòi hỏi các vận động viên phải nỗlực rất lớn, đặc biệt là về mặt tâm lý mới có thể nâng cao được thành tích Tronghuấn luyện cũng như trong tập luyện thường thấy các vận động viên trong thiđấu vẫn chưa thể hiện được khả năng vốn có của mình Điều đó xuất phát từnhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân rất quan trọng là trạng thái tâm lý củaVĐV Thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng phụ thuộc nhiều vào khảnăng kiểm soát trạng thái tâm lý của bản thân để có được trạng thái tâm lý ổnđịnh Vì vậy huấn luyện tâm lý là một bộ phận cần thiết và không thể tách rờiquá trình đào tạo vận động viên thể thao

Trong những năm gần đây, lĩnh vực huấn luyện và thi đấu thể thao ở nướcta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm soát trạng thái tâmlý trong tập luyện và thi đấu của các vận động viên còn ít quan tâm Bên cạnhđó, môn bắn súng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các biện pháptác động để kiểm soát trạng thái tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻTP.HCM nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên ngày càng tốthơn Đó là lý do để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vậnđộng viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.”

Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối vớithành tích thi đấu của VĐV Từ đó, xác định các biện pháp kiểm soát tâm lýtrước thi đấu phù hợp nhằm ổn định và nâng cao tâm lý trước thi đấu góp phần

Trang 18

nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốthơn.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành

tích thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu 2: Xác định và ứng dụng các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi

đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kiểm soát tâm lý

trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

Giả thuyết khoa học:

Tuy phức tạp vì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và luôn biến độngnhưng cũng như các hiện tượng khác, tâm lý cũng có những quy luật của mình.Sự hiểu biết về những quy luật của tâm lý giúp huấn luyện viên (HLV) chuẩnđoán, nhận biết, dự báo cũng như có thể kiểm soát, điều chỉnh giảm thiểu nhữngảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tâm lý của VĐV Nếu đượcchuẩn đoán bằng những test đáng tin cậy và có những biện pháp kiểm soát, điềuchỉnh hiệu quả sẽ hình thành ở VĐV bắn súng trẻ tâm lý tích cực tạo điều kiệnnâng cao thành tích thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn.

Trang 19

Chương 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao.

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Năng lực, theo các chuyên gia tâm lý học, đó là tổng hợp những đặc tính

tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạtđộng nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả [9], [30],[94], [99].

Năng lực thể thao là đặc điểm mang tính cá thể, cho phép vận động viên

thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ vận động nào đó, với một thành tích nhấtđịnh, được hình thành trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao [32], [58].

Quá trình hình thành các năng lực diễn ra trên cơ sở của các dấu hiệu tiềmẩn về đặc điểm giải phẫu – sinh lý bẩm sinh, mà trước hết là đặc điểm năng lựcbẩm sinh của hệ thần kinh trung ương, cấu trúc của cơ thể, của các thuộc tínhcủa bộ máy thần kinh – cơ, các thuộc tính thần kinh không quyết định đến quátrình phát triển năng lực, nhưng trên nền tảng của chúng sẽ làm giảm nhẹ quátrình hình thành nhân cách, trong khi năng lực là sự phối hợp nhất quán của cảnăng lực tâm lý và sinh lý Mức độ phát triển năng lực thể thao diễn ra khôngđồng đều và có đặc tính giai đoạn [27], [61], [93], [110].

Tâm lý, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là thuộc tính của vật chất có tổ

chức cao (não bộ), là hình thức đặc biệt của sự phản ánh hiện thực khách quan –kết quả của sự tác động qua lại của chủ thể sống với môi trường xung quanh

[54], hoặc tâm lý, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là tổng thể sự nhận thức, tìnhcảm, ý chí của mỗi một con người [63] hoặc tâm lý là toàn bộ thế giới tinh thần

Trang 20

của con người [61] Tâm lý tồn tại dưới những hình thức khác nhau: quá trình,trạng thái, thuộc tính [54].

Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, biểu hiện và

phát triển của tâm lý trong quá trình tiến hóa của thế giới sinh vật (phát sinh

chủng loài) và trong quá trình phát sinh cá thể ở người [54], hoặc tâm lý học là

ngành khoa học nghiên cứu nguyên lý nảy sinh và vận hành thế giới tinh thần

trong đời sống hàng ngày của con người [61], hoặc tâm lý học là khoa học

nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của con người [63].

Tâm lý học thể thao là một lĩnh vực chuyên ngành của khoa học tâm lý,

nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự biểu hiện và phát triển tâm lý của cánhân hoạt động (vận động viên) trong những điều kiện đặc thù của hoạt động thểthao [57], [60].

Trạng thái tâm lý là đặc điểm hoạt động của các chức năng/hiện tượng

tâm lý (hoạt tính tâm lý) tại một thời điểm/khoảng thời gian nào đó [61], [64].

Trạng thái tâm lý trước thi đấu là trạng thái của các chức năng tâm lý

của vận động viên xảy ra trước các cuộc thi đấu từ hàng tuần đến vài ngày, vàigiờ, thậm chí ngay trước lúc xuất phát [61], [64].

Biện pháp, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là cách làm, cách thức tiến

hành, giải quyết một vấn đề cụ thể [63].

Liệu pháp, theo Đại từ điển tiếng Việt, đó là cách chữa bệnh [63] Thuật

ngữ này chủ yếu được dùng trong y học (tiếng Anh là: therapy, therapeutics).

Biểu hiện, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là sự biểu lộ cảm xúc bằng

nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trong một hoàn cảnh nhất định [63].

Hiện tượng, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, là khái niệm nói lên cái

xuất hiện ra với chúng ta trong kinh nghiệm, thông qua các giác quan Hiện

tượng biểu hiện một cái gì ẩn giấu Hiện tượng tâm lý là hiện tượng ‘tinh thần’

Trang 21

thuộc về chủ quan, nảy sinh và phát triển trong quá trình hoạt động giao tiếp,phản ánh, thích ứng với cải tạo thế giới khách quan [63].

1.1.2 Các nhân tố quyết định năng lực thi đấu của vận động viên cácmôn thể thao.

Sự cao thấp về năng lực thi đấu của VĐV bất kỳ môn thể thao nào đều đượcquyết định bởi các năng lực như tâm lý, kỹ thuật, thể lực, trí lực Trong đó thểlực lại bao gồm trạng thái về ba phương diện là hình thái, cơ năng và tố chất;năng lực kĩ thuật, chiến thuật của VĐV có thể khái quát thành kỹ năng (hình1.1).

Nguồn: Nguyễn Tiên Tiến và cộng sự (2017) [44]

Hình 1.1 Các nhân tố cấu thành năng lực thể thao

Thế nhưng, tác dụng của các nhân tố kể trên lên năng lực thể thao tổngthể của VĐV lại căn cứ vào sự khác nhau về đặc điểm của nhóm môn thể thaomà có sự khác biệt rõ ràng (xem bảng 1)

Trang 22

Bảng 1.1 Phân biệt mức độ tác dụng của các nhân tố quyết định lên nănglực thi đấu của các VĐV của các nhóm môn khác nhau

Sứcbềntốc độ

Tính biểu hiệnTính đối khángKhó

* ∆∆∆: tác dụng mang tính quyết định, ∆∆: tác dụng quan trọng, ∆: tác dụng mang tính cơ sở

Nguồn: Nguyễn Tiên Tiến và cộng Sự (2017) [44]Mức độ phát triển tố chất sức bền động lực và năng lực làm việc của hệthống tim mạch đối với các VĐV nhóm môn sức bền loại thể năng, là nhân tốmang tính quyết định trình độ năng lực thi đấu của VĐV, đối với các VĐV thểdục dụng cụ, mức độ quan trọng của tố chất sức bền lại được giảm thấp mộtcách đáng kể Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác huấn luyệnVĐV nhóm môn đối kháng của loại thể năng là bồi dưỡng ý thức chiến thuậtmãnh liệt trong các hoạt động mang tính đối kháng mạnh và nỗ lực nâng cao khảnăng làm ra phản ứng thích ứng đối với các hoạt động của đối thủ, tiếp đó lànăng lực chiến thuật khắc chế đối thủ để giành chiến thắng; còn trong huấnluyện bắn súng, thì cần tập trung vào việc bồi dưỡng VĐV không chịu sự quấynhiễu của đối thủ và môi trường thi đấu, tập trung cao độ sự chú ý vào năng lựctự khống chế tâm lý VĐV thể dục nghệ thuật và trượt băng nghệ thuật thì mỗimột động tác nhấc tay, một bước đặt chân đều cần phải chú ý cái đẹp của tư thế

Trang 23

thân người, biểu hiện ra khí chất thanh cao, lòng nhiệt tình biểu diễn, đối với cácVĐV ném đẩy vật thì căn bản không cần phải quá chú ý đến tư thế của mình cótạo cảm giác tốt cho người khác không, đương nhiên cũng không nhất thiết phảiđặt nặng một cách có ý thức cảm giác đẹp về hình thể, năng lực thi đấu đượcphát triển cao độ của họ được biểu hiện một cách đầy đủ ở việc ném dụng cụ điđược càng xa hoặc vật ngã đối thủ [44], [90], [101].

Cùng là một loại năng lực thể thao, tác dụng của nó đối với năng lực thểthao chỉnh thể của VĐV cũng cùng với sự khác nhau của nhóm môn thể thao màcó sự khác biệt rõ rệt Ví dụ, trình độ kỹ thuật của VĐV đối với việc phát triểnnăng lực thể thao cao độ của VĐV mỗi môn thể thao đều có ý nghĩa quan trọngkhông thể xem nhẹ Nhưng đối với các nhóm môn khác nhau, sự khác nhau về

mức độ tác dụng của nó vẫn biểu hiện ra sự khác biệt rõ nét 1.2 Đặc điểm chung về tâm sinh lý của vận động viên thể thao.

1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý tuổi 16 – 20 [35], [43], [60], [62].

Đặc điểm phát triển sinh lý học tuổi 16-20:

Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn

thiện hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh và có ưu thế so với hệ thống tínhiệu thứ nhất Khả năng tư duy phân tích tổng hợp trừu tượng hóa và khả nănggiao tiếp ngày càng được hoàn thiện làm sự nhận thức được mở rộng Độ linhhoạt của các quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế được cân bằng, các loạihình hoạt động thần kinh thể hiện rõ rệt Sự phối hợp động tác tới kỹ xảo Hệthần kinh trung ương đã phát triển đầy đủ, do đó hoạt động phân tích và tổnghợp của nó đã trở nên tốt hơn Hệ thống tín hiệu thứ hai đã phát triển đạt mứchoàn thiện cao thể hiện không chỉ ở ngôn ngữ miệng và viết của học sinh đãphát triển đạt trình độ cao, mà cả ngôn ngữ bên trong cũng biểu hiện rất đadạng.

Trang 24

Hệ vận động:

- Hệ xương: Vẫn tiếp tục được cốt hóa mãi tới năm 24 – 25 tuổi mới hoànthiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 – 44% trọng lượng toàn thân Sự cốthóa bộ xương, điều đó có nghĩa là đã giảm sự phát triển chiều dài Quá trình đóxảy ra do các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn.

- Hệ cơ: Cùng với lứa tuổi khối lượng cơ tăng dần, tuy nhiên sự tăngtrưởng cơ xảy ra không đều, trong 15 năm đầu sự tăng trưởng của cơ vàokhoảng 9%, còn 2 – 4 năm sau là 12%, ở người trưởng thành là 40% Từ 20tuổi khối lượng cơ tăng lên 7 – 8 lần, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ kháctăng 9 – 14 lần.Các cơ phát triển tương đối nhanh, các cơ co phát triển chậmhơn các cơ duỗi.

Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện Buồng tim phát triển tương đối

hoàn chỉnh Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim ở mức caohơn trẻ em, ví dụ: trẻ em 8 – 10 tuổi trọng lượng tim tuyệt đối vào khoảng 96g;15 tuổi 200g và 18 – 20 tuổi khoảng 300g Tần số co bóp của tim ở ngườitrưởng thành, lứa tuổi 17 – 20 nam khoảng 70 – 80 lần/phút và của nữ khoảng75 – 85 lần/phút Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràngnhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng Thể tích tâm thutối đa ở lứa tuổi trưởng thành là 120 – 140ml Huyết áp tăng dần theo lứa tuổi,khi 15 tuổi sẽ tăng lên 100 – 110mmHg, ở người trưởng thành là 110 –130mmHg Huyết áp tối thiểu đến 15 – 16 tuổi tăng 80 – 95mmHg, ngườitrưởng thành là khoảng 70 – 90mmHg Sau hoạt động mạch và huyết áp hồiphục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với những bài tập có cường độ và khốilượng tương đối lớn Ở lứa tuổi này tỷ lệ giữa khối lượng tim và cơ cấu cácmạch máu đã đạt mức tiêu chuẩn, tần số mạch và mức huyết áp đã gần đạt mứccủa người lớn; hoạt động của tim đã trở nên ổn định hơn [35].

Trang 25

Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của

nam vào khoảng 75 – 80cm, nữ 80 – 85cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng120 – 150cm , dung lượng phổi 4 – 5 lít Tần số hô hấp giảm hơn ở trẻ em, tầnsố hô hấp của trẻ 7 – 8 tuổi là 25 – 30 lần/phút và giảm dần ở tuổi trưởng thànhkhoảng 18 – 20 lần/phút Độ sâu hô hấp ở lứa tuổi trưởng thành vào khoảng450 – 500ml Dung tích sống của nam lứa tuổi này khoảng 3500ml, của nữkhoảng 2800ml Sự hấp thụ oxy khi yên tĩnh của lứa tuổi trưởng thành cũngcao hơn so với trẻ em cho nên sẽ hồi phục nhanh chóng trong thời gian nghỉngơi sau các bài tập với cường độ và khối lượng lớn

Quá trình phát triển các chỉ số năng lượng sinh học theo lứa tuổi có sựkhác biệt ở nam giới cường độ yếm khí tăng nhanh đến tuổi 20, chỉ số cườngđộ của quá trình ưa khí VO2 max ở nam cực đại tuổi 25.

Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là sự phát

triển hình thành cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra chậm Nhu cầu về đường, đạm,mỡ, nước, muối khoáng ít hơn so với tuổi dậy thì Sự trao đổi đường tốt hơn cơthể người trưởng thành và có thể huy động nguồn đường dự trữ nhanh hơn vàduy trì cường độ cao trong hoạt động, tuổi này lượng đường huyết giảm chậmhơn trong tập luyện và thi đấu thể thao căng thẳng Nhu cầu về nước ở lứa tuổinày là 40 – 50g/kg trọng lượng/ngày Nước chiếm gần 80% trọng lượng cơ thểtrẻ em và giảm dần 68 – 72% ở tuổi trưởng thành

Bắt đầu từ lứa tuổi này (từ 14 – 15 đến 17 – 18 tuổi) quá trình dậy thì đãkết thúc Ở lứa tuổi này nhịp độ phát triển chiều cao chậm dần, còn mức pháttriển trọng lượng tăng lên Ngoài ra, việc cốt hóa vẫn tiếp tục (nó thường kếtthúc chỉ vào lúc 24 – 25 tuổi), các cơ tăng khối lượng và đã đạt đến 43 – 44%trọng lượng toàn thân Sức mạnh cơ bắp và sức bền thể lực đã phát triển rất lớn,khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt Vì vậy, các học sinh lớp cao đã có

Trang 26

thể áp dụng tất cả các loại bài tập có dùng sức mạnh và sức bền, các em có thểtham gia thi đấu các môn thể thao tốc độ mà không có hại gì cho cơ thể.

Đặc điểm tâm lý tuổi 16-20:

Bước sang tuổi này, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiềuthay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy Cácnghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tíchcực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh Thanh niên có khả năngvà rất ưa thích khái quát các vấn đề Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liênquan chặt chẽ với khả năng sáng tạo

Hoạt động học tập của các em lứa tuổi này trở nên phức tạp hơn nhiềukhông chỉ về mặt nội dung mà cả về tính chất và phương pháp hoạt động Quátrình này đòi hỏi các em phải có tính tích cực và tính tự lập cao Sở dĩ như vậylà vì các em không thể tiếp thu được chương trình các môn học ngày càng phứctạp ở lớp 9 – 10 nếu không biết tự phân tích các sự kiện của hiện thực, tự rút ranhững kết luận và sử dụng dễ dàng các khái niệm có tính chất khái quát.

Ở lứa tuổi này vẫn tiếp tục phát triển tất cả các loại hình và các tính chấtchú ý Đặc biệt vai trò của chú ý có ý thức tăng lên rất cao: các em có thể tậptrung chú ý vào cái không gây hứng thú trực tiếp, nhưng là quan trọng tới việctiếp thu kiến thức Nếu tổ chức tốt công tác học tập thì các em có thể duy trì sựchú ý bền vững và có ý thức trong thời gian khá lâu, với cường độ chú ý khácao [62].

Đồng thời lứa tuổi này cũng xảy ra những chuyển biến nhất định trong sựphát triển trí nhớ có ý thức Các em ngày càng ít học thuộc một cách máy móc,các em vận dụng có ý thức các thủ thuật chuyên môn để ghi nhớ nhanh và hiệuquả.

Trang 27

Sự tư duy của các em mang một số đặc điểm cơ bản Khả năng phân tíchvà tổng hợp những tài liệu tiếp nhận được trong quá trình học tập tăng lên độtngột, hứng thú đối với sự giải thích về các hiện tượng cần học, đối với căn cứcủa các điều chứng minh, kết luận cũng tăng lên Ở lứa tuổi này phát triển tínhphê phán trong tư duy, tính hứng thú đối với các vấn đề lý thuyết đồng thời đãphát triển cả khả năng lập luận về các thể loại trừu tượng [60], [62].

Trong thời kỳ này sự tưởng tượng, tưởng tượng tái tạo cũng như sáng tạo,phát triển rất tích cực Hứng thú của các em đối với các loại hoạt động sáng tạokhác nhau phát triển rất mạnh Sự tưởng tượng sáng tạo của các em trong việctạo nên hình ảnh tương lai, trong mơ ước về một tương lai tươi sáng đẹp đẽ, vềcác mục đích sống lớn lao

Ở lứa tuổi này không chỉ hoạt động lý trí, trí tuệ mà cả những rung độngcảm xúc về tình cảm cũng phát triển rất mạnh mẽ Các em dễ bị tác động trướcnhững tác phẩm nghệ thuật, thơ, văn học, phim ảnh… Một số em ở lứa tuổi nàybắt đầu tập làm thơ bày tỏ cảm xúc của mình, đặc biệt là ở các bạn nữ Ý chícủa các em trong lứa tuổi này tiếp tục phát triển, thể hiện ở các phẩm chất ý chínhư tính tích cực, tính kiên quyết, tính can đảm, chịu đựng và tự chủ.

Các đặc điểm này có những mặt tích cực của nó Nếu HLV nắm đượcnhững đặc điểm này và có biện pháp phù hợp để làm VĐV hiểu rõ được vị trí,vai trò của các em trong xã hội và mối liên kết với HLV và các VĐV khác sẽgóp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách và sự tự tin trong cuộc sốngcủa các em.

Động cơ và hứng thú học tập, lao động, tập luyện thể thao của thiếu niêncó sắc thái riêng và có ý nghĩa xã hội Sự hứng thú, say mê và sáng tạo trongcác loại hoạt động của mình đã đem lại cho các em những kết quả đáng kểtrong các cuộc thi đấu học sinh giỏi trong nước và quốc tế, và cả các cuộc thiđấu thể thao trong và ngoài nước Thực tế trong hoạt động thể thao hiện đại, đã

Trang 28

có những khẳng định mang tính chân lý: Thể thao là của tuổi trẻ Điều đó nóilên sự hứng thú có nhận thức về hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao ở thanhthiếu niên chiếm ưu thế hơn bất cứ lứa tuổi nào khác Tính độc lập ở tuổi thanhthiếu niên cũng phát triển, các em có thể gánh vác nhiều công việc gia đình,nhà trường và xã hội, các em có khả năng tổ chức tập thể tự quản Song khôngphải bao giờ các em cũng có quan điểm đúng đắn Vì thế chúng ta cần đánh giáđúng tính độc lập của thanh thiếu niên Hơn lứa tuổi nào hết, như nguyên tắcgiáo dục mà Macarencô thanh thiếu niên đã đề ra: “Quý trọng con người đếnmức cao nhất, đòi hỏi con người ở mức cao nhất” đối với thiếu niên thật là phùhợp Tóm lại, sự phát triển trẻ em ở tuổi thiếu niên mang tính độc đáo, nổi bậtnhất là tính chất quá độ: “Vừa trẻ con, vừa người lớn” Vì lẽ đó nên trong giáodục và đối xử với thanh thiếu niên phải hết sức tế nhị và tôn trọng tính độc lậpcủa các em nhưng lại phải hướng dẫn, theo dõi kịp thời từng bước phát triểncủa chúng [60].

1.2.2 Đặc điểm tâm lý trong các môn thể thao cá nhân.

Thể dục thể thao có rất nhiều môn, trong đó các môn thể thao đều cónhững đặc điểm riêng Thể dục thể thao chia làm 2 loại hình: các môn thể thaocá nhân và các môn thể thao tập thể Do vậy các môn thể thao đều có yêu cầuriêng về tâm lý, sinh lý …

Môn thể thao cá nhân là những môn đòi hỏi VĐV phải có sự tập trung chúý cao và luôn ổn định, biết tự kiểm tra cơ bản, biết nắm vững những thủ phápthực hiện và các biện pháp khắc phục yếu tố tác động từ bên ngoài Phải có sựchính xác về cảm giác phân phối lực cơ bắp, có nỗ lực ý chí cao để điều khiểntập trung chú ý và duy trì kỹ thuật trong thời gian dài để chống lại sự mệt mỏithần kinh do hoạt động đơn điệu kéo dài cũng như khắc phục cảm giác bực tứcdo những lần làm sai Đòi hỏi VĐV phải có ổn định cảm xúc cao, có ý chí đểduy trì và điều khiển kỹ thuật của mình [61], [91], [104].

Trang 29

Môn thể thao cá nhân không có sự góp sức của đồng đội, đòi hỏi VĐVphải tự mình chiến thắng chính bản thân mình về tư tưởng Phải tự tin vào bảnthân mình, không tự ti, không nản chí, đa số tất cả các VĐV đều mong đạt đượcmục đích là đạt thành tích cao, chiến thắng đối phương Do đó VĐV không chỉluôn cố gắng thể hiện trình độ của mình về kỹ thuật, thể lực mà còn phải nỗ lựcvề tâm lý Nếu VĐV ít được rèn luyện về tâm lý, kém tập trung chú ý sẽ làm ảnhhưởng nhiều đến thành tích, vì đó là nhân tố quyết định cho dù VĐV rất ổn địnhvề kỹ thuật và thể lực [57], [60], [89].

1.2.3 Đặc điểm tâm lý trong môn bắn súng.

Bắn súng là môn thể thao cá nhân, là một trong những môn thể thao màyếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả bắn của VĐV.Thực tiễn đã cho thấy sự ảnh hưởng của tâm lý còn phụ thuộc vào tuổi đời, tuổinghề, vào tính chất cấp độ của từng giải đấu Điều này đã cho thấy VĐV khi bắntập, bắn kiểm tra và thi đấu nội bộ thì đạt điểm rất cao nhưng đến khi tham giacác cuộc thi đấu lớn, nhất là thi đấu quốc tế quan trọng như ở Đông Nam Á vàOlympic thế giới thì thành tích bắn lại sút kém đi rất nhiều Điều này xảy rakhông những ở các xạ thủ trẻ ít được thi đấu mà ngay cả các xạ thủ lớn tuổi đãtập luyện lâu năm như: Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Tiến Trung, NguyễnMạnh Tường, Hoàng Xuân Vinh… [33],[63].

Đối với các xạ thủ thì cấu trúc tâm lý bên trong bao gồm những quá trìnhtâm lý như: Tập trung chú ý tối đa, định hướng trước khi bắn, các thủ pháp tựđiều chỉnh, điều khiển trạng thái cảm xúc và ổn định cơ thể, các phương pháptâm lý sẽ giúp các xạ thủ chống lại những tác động gây nhiễu từ ngoại cảnh.

Trong tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện, việc kiểm tra, đánh giá tâm lýVĐV nên được xem là một khâu quan trọng và nên thực hiện có hệ thống,thường xuyên Việc kiểm tra đánh giá tâm lý VĐV không chỉ giúp kịp thời dựbáo, phân loại để sàng lọc và điều chỉnh kịp thời theo yêu cầu và mục đích củatừng môn thể thao, mà còn là điều kiện cho VĐV hưởng quyền lợi được chăm

Trang 30

sóc sức khỏe, phát hiện và can thiệp kịp thời những rối loạn, bất ổn tâm lý ảnhhưởng không tích cực đến hiệu quả huấn luyện và thành tích thể thao [33], [63].

Liên đoàn bắn súng thế giới (ISSF) quy định rất rõ trong luật các bộ mônbắn súng: Các VĐV chỉ được bắn súng bằng 1 tay (với súng ngắn) và 2 tay (vớisúng trường), tư thế phải thẳng người và không được phép có bất kỳ điểm tựanào khác ngoài cơ thể mình.

Như vậy, các xạ thủ phải có đủ thể lực để giữ tư thế ngắm, bắn tối thiểutrong một khoảng thời gian quy định Đồng thời, yếu tố tâm lý quyết định rất lớnđến thành tích trong mỗi phát đạn.

Hãy thử tưởng tượng, xạ thủ thực hiện bài thi với tư thế đứng thẳng, nângkhẩu súng nặng 1,5 kg song song với mặt đất mà không hề có bất cứ một rungchấn nào, dù là nhỏ nhất xảy ra trước khi bắn Lúc này, yếu tố tâm lý của VĐVđóng vai trò tối quan trọng, chỉ cần tim đập nhanh hơn bình thường, rất có thểmọi thứ sẽ thay đổi 180 độ Ở nhiều môn thể thao vận động, nhịp tim của VĐVcàng đập nhanh càng tốt thì với môn bắn súng, điều này là tối kỵ.

Bắn súng là một trong những môn thể thao mà yếu tố tâm lý đóng vai tròhết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đấu của vận động viên Có thểnói: tài nghệ điều chỉnh trạng thái tâm lý là bí quyết thành công của các xạ thủtrong thi đấu

1.3 Trạng thái tâm lý trước thi đấu và nguyên nhân ảnh hưởng đến trạngthái trước thi đấu [17], [25], [26], [61], [71], [92]

1.3.1 Trạng thái tâm lý trước thi đấu.

Trạng thái tâm lý trước thi đấu là trạng thái các chức năng tâm lý củaVĐV xảy ra trước các cuộc thi đấu (từ hàng tuần lễ đến vài ngày, vài giờ thậmchí ngay trước lúc xuất phát).

Trạng thái tâm lý trước thi đấu biểu hiện ở một số điểm sau:

- Thái độ của VĐV đối với các nhiệm vụ trước mắt và các động cơ thi đấu.

Trang 31

- Đặc điểm hưng phấn cảm xúc, tích cực hay tiêu cực.

- Đặc điểm các quá trình nhận thức các tri giác và các biểu tượng (cảmgiác, tri giác, biểu tượng, tư duy và trí nhớ).

- Hoạt tính của ý chí.

Căn cứ vào các đặc điểm trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV đượccác nhà tâm lý học chia ra làm bốn loại cơ bản sau:

1.3.1.1 Đặc điểm của trạng thái sẵn sàng thi đấu.

- Mong muốn được thi đấu Có ý chí quyết tâm giành thắng lợi.- Tin tưởng vào năng lực của bản thân (tự tin).

- Các chức năng tâm lý, đặc biệt là quá trình cảm xúc hưng phấn đượctích cực hóa ở mức độ tối ưu.

- Có khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi của bản thân một cách có ýthức.

- Các chức năng tâm lý được động viên ở mức vừa phải.

- Trạng thái này được VĐV phát huy năng lực của bản thân và đạt thànhtích tốt nhất.

- Trạng thái này thường có ở những VĐV giàu kinh nghiệm, trình độ tậpluyện cao, được chuẩn bị tốt về các mặt và đặc biệt là các mặt về tâm lý [32],[45].

1.3.1.2 Đặc điểm của trạng thái sốt xuất phát.

- Cảm xúc căng thẳng, không ổn định và dễ bị kích động Các chức năngcủa cơ thể bị huy động quá mức cần thiết.

- Hồi hộp quá mức, băn khoăn, lo lắng, thậm chí sợ hãi trước cuộc thi đấusắp tới.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Không điều khiển được chú ý một cách có ý thức, không tập trung, hayquên, các quá trình nhận thức trở nên rời rạc.

Trang 32

- Động tác thường hấp tấp, sự phối hợp động tác bị rối loạn, mất tính nhịpđiệu.

- Các biểu hiện sinh lý như: Mồ hôi ra nhiều, tim đập mạnh, đi tiểu nhiều,thậm chí có Anbumin niệu, huyết áp, thân nhiệt tăng, chân tay run rẩy.

Điều đó dẫn đến tình trạng cơ thể đã hao tổn nhiều năng lượng ngay trướcthi đấu khiến khả năng thi đấu giảm sút

Khi bước vào thi đấu thường những VĐV này không tin tưởng vào các kỹthuật của bản thân cũng như không tin tưởng vào thắng lợi của trận đấu Do đó ýđồ chiến thuật và những kỹ thuật sở trường không phát huy được, phạm nhiềusai lầm Trạng thái này có thể được cải thiện theo chiều hướng thuận lợi trongtiến trình thi đấu nếu VĐV nhận thức được vấn đề và nắm được phương phápđiều chỉnh.

Nhìn chung, với trạng thái này các VĐV khó có thể đạt được thành tíchthi đấu tốt, trừ những VĐV có khí chất mạnh [32], [95].

1.3.1.3 Đặc điểm của trạng thái thờ ơ.

- Thờ ơ, lãnh đạm với cuộc thi đấu sắp tới Cảm xúc trầm buồn, ngại giaotiếp, sợ thi đấu.

- VĐV cảm thấy suy sụp tinh thần, suy nhược, buồn ngủ Trạng thái nàycó thể xuất hiện khoảng mấy ngày trước thi đấu hoặc có thể bất thình lình ngaytrước giờ thi đấu.

- Cảm thấy xuống sức, mệt mỏi, thiếu minh mẫn sáng suốt.

- Các chức năng tâm lý đều ở mức thấp (khối lượng cảm giác, tri giác thuhẹp, chú ý phân tán, các quá trình tư duy diễn ra chậm chạp…) đều ở mức thấp.

- Kèm theo các biểu hiện về sinh lý như: Có thể cảm thấy hơi nhức đầu,ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ, sau giấc ngủ không thấy sảng khoái, tươi tỉnh.Có triệu chứng suy nhược thần kinh, thời gian phản ứng kéo dài Đôi khi thấyaxit lactic trong máu, chứng tỏ hấp thụ oxy ở mức thấp Diễn biến của các chứcnăng vận động và dinh dưỡng đều thấp dưới mức cần thiết

Trang 33

Trạng thái thờ ơ thường là hậu quả của trạng thái căng thẳng quá mức sớmvà kéo dài Tuy nhiên, ở một số môn thể thao (như nhảy cao, cử tạ…) trạng tháithờ ơ có thể được tạo ra một cách có chủ định với mục đích tập trung sức, huyđộng các tiềm năng của cơ thể cho những lúc dùng sức mạnh bộc phát [32].

1.3.1.4 Đặc điểm của trạng thái tự yên tâm.

VĐV có cảm giác thờ ơ, không quan tâm đến trận đấu và kết quả thi đấu.Có thể ở 1 trong 2 trạng thái: [59], [60], [97].

Tin vào thắng lợi một cách dễ dàng.

Nghĩ rằng đối phương quá mạnh, không thể thắng được.

Các chức năng tâm - sinh lý không được động viên ở mức cần thiết, cảntrở việc huy động các năng lượng của cơ thể phục vụ cho hoạt động thi đấu ởcường độ cao

1.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng thái trước thi đấu.

- Tính chất của cuộc thi đấu, tầm quan trọng, ý nghĩa của cuộc thi đấu:Cuộc thi đấu càng quan trọng, nhiệm vụ đặt ra cho VĐV trong cuộc đấu càngnặng nề thì cảm xúc và mức độ căng thẳng tâm lý càng cao.

- Quy mô của cuộc thi đấu: Các cuộc thi đấu có quy mô lớn thường gây rasự căng thẳng tâm lý cho các VĐV

- Mức độ chuẩn bị, kinh nghiệm thi đấu của VĐV: Sự chuẩn bị tốt, kinhnghiệm thi đấu dày dạn sẽ làm giảm căng thẳng tâm lý cho VĐV.

- Trình độ của đối phương: Mức độ căng thẳng tâm lý cao nhất khi trìnhđộ của hai bên là tương đương hơn kém nhau không bao nhiêu, chuyện thắngthua tùy thuộc vào sự nỗ lực của hai phía Trong trường hợp khi đối phương quáyếu hoặc quá mạnh, chuyện thắng thua đã rõ ràng trước khi trận đấu diễn ra sẽlàm giảm căng thẳng tâm lý.

- Đặc điểm của môn thể thao: Mức độ căng thẳng tâm lý giảm dần theothứ tự sau: Những môn đối kháng cá nhân trực tiếp (Quyền anh, Võ, Bóng bàn,Tennis…), những môn đối kháng tập thể (Bóng đá, Bóng chuyền…) và những

Trang 34

môn cá nhân không đối kháng trực tiếp (Bắn súng, Thể dục dụng cụ, một sốmôn nhảy và ném đẩy trong Điền kinh…), các môn thiên về thể lực (Chạy, Bơi,Đua thuyền…)

- Điều kiện tổ chức, cách thức tiến hành thi đấu: Tổ chức khoa học, trọngtài khách quan, không khí thi đấu sôi nổi gây khí thế hào hứng phấn chấn chocác VĐV làm giảm nhẹ căng thẳng tâm lý

- Thái độ, hành động của nhiều người xung quanh trước và trong lúc thiđấu: Người hâm mộ, khán giả, phóng viên báo chí, bác sĩ, những người thân,trong số này phải đặc biệt kể đến ảnh hưởng của HLV.

- Khả năng nắm vững và sử dụng thành thạo các biện pháp điều chỉnh tâmlý: Các biện pháp điều chỉnh điều hòa tâm lý có tác dụng hạn chế loại bỏ đượcnhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến trạng thái tâm lý của VĐV.

- Không khí trong tập thể thể thao, tinh thần đoàn kết, tin tưởng, tương trợlẫn nhau giúp cá nhân VĐV vững tin, an tâm khi thi đấu [55].

1.4 Năng lực điều chỉnh tâm lý.

Các hoàn cảnh và mục tiêu hành động khác nhau đều đòi hỏi phải có nănglực điều chỉnh tâm lý chuyên môn kịp thời, sự xuất hiện xúc cảm đi kèm với ýchí mang tính quyết định Vì năng lực điều chỉnh tâm lý luôn luôn được xem xéttrong mối quan hệ giữa các điều kiện của động cơ và việc thực hiện mục đíchcủa VĐV, nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của biện pháp điều chỉnh tâm lý, điều đóthể hiện từng vấn đề [64], [69].

1.4.1 Ý chí.

Ý chí được coi như một năng lực chủ quan của cá nhân nhằm khắc phụcmột cách có ý thức những khó khăn và trở ngại, ý chí nó không thể trở thànhmột động cơ hay khả năng định vị biểu hiện tâm lý và thể chất Theo Puni đã môtả ý chí là một mặt hoạt động trí lực và tình cảm đạo đức, nó là chức năng hoạtđộng của não để giúp con người tự điều chỉnh được mình, nhằm khắc phụcnhững khó khăn trở ngại Sự rèn luyện và tăng cường sức mạnh ý chí cần phải

Trang 35

được tiến hành trong một quá trình tổ chức huấn luyện và thi đấu một cách cómục đích Điều chỉnh của tập luyện ý chí là sự khắc phục những khó khăn và trởngại mà theo cách nhìn nhận chủ quan của vận động viên thì điều đó sẽ gây khódễ hoặc tổn hại đến việc đạt được mục tiêu Trong quá trình xây dựng năng lực ýchí một cách có ý thức ta phải dựa vào việc lựa chọn những con đường vàphương tiện, dựa vào sự đánh giá khả năng vận dụng Việc bồi dưỡng ý chí cómối quan hệ mật thiết với động cơ lập thành tích Nó được hoàn thành thông quaviệc giải quyết tốt các nhiệm vụ khó khăn Động cơ lập thành tích cũng là mộtđiều kiện cơ bản cho việc tăng cường ý chí một cách tốt hơn Ngay cả hỗ trợ củaý thức khắc phục khó khăn cũng góp phần đắc lực vào sự phát triển ý chí [10],[80], [98].

1.4.2 Tính quả quyết.

Tính quả quyết là năng lực lựa chọn những quyết định và thực hiện thànhcông nó bằng những hành vi động tác Không thể kể hết những tình huống đòihỏi VĐV phải có quyết định, cái mà anh ta không thể thiếu khi thực hiện nhữngphản ứng thể thao Quyết định cuối cùng được hình thành nhờ vào ý nguyện từnội tâm và thực tiễn xảy ra hàng ngày Những người có tính quyết đoán cao sẽchuyển hóa được những quyết định nội tâm thành hành động, nhưng cũng cónhiều nhà lập kế hoạch với ý tưởng rất phong phú Họ lưỡng lự xem xét kỹ lạikhi lựa chọn quyết định, vì họ không thể quyết định thực hiện khi chưa xem xétlại Tính quyết đoán trong khi thực hiện quyết định cần phải được rèn luyện từkhi còn trẻ Nó nằm trong khuôn khổ của khoa học sư phạm và phát triển nhâncách con người Những VĐV có trạng thái cân bằng giữa yêu cầu cá nhân và xãhội sẽ có những quyết đoán hiệu quả hơn những VĐV luôn bị ảnh hưởng bởi sựức chế, sợ hãi khi thực hiện động tác Độc lập tự chủ, tự giác, những năng lực,những quyết định được chọn và sự cương nghị, quyết tâm… luôn là mục tiêucủa giáo dục tính quyết đoán cho cá nhân Những nhiệm vụ đó được đặt rakhông những trong lĩnh vực kỹ thuật, chiến thuật hoặc tổ chức tập luyện mà còn

Trang 36

cả trong hành vi cư xử với đồng đội trong tập luyện và thi đấu Tùy theo mỗihoàn cảnh thi đấu cụ thể mà phải luyện tập những yêu cầu nhiệm vụ chuyênmôn nhằm tăng cường khả năng quyết định và để biến suy nghĩ thành hànhđộng

Tính quyết đoán “là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoáttrên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ càng chắc chắn” [69], [79], [103].

1.4.3 Tự kiềm chế.

Những tình cảm không kiểm soát nổi, những phản ứng xúc động và nangiải trong cảm giác nói chung đều làm phương hại đến cuộc sống VĐV, nguyhại đến cả sự phát triển và ổn định nhân cách Nếu ta đòi hỏi VĐV phải kiểmsoát được cảm giác của mình, thì điều đó cũng không có nghĩa là có sự ép buộcvề những rung động tình cảm Sự phủ nhận, không để ý đến hay ép buộc đềukhông thể xóa bỏ được những phản ứng xúc cảm, mà thậm chí còn có thể tácđộng làm mức hưng phấn tăng cao Sự dồn ép tình cảm sẽ như một quả bongbóng căng hơi, đến một mức độ nào đó sức ép ngày càng tăng lên Thì nó làmcho những nội dung bị ứ đọng trong quá trình đó nổ tung ra Mặt khác sự kéodài những dồn nén về tình cảm, sẽ không bao giờ đưa đến một nhân cách trưởngthành có năng lực xã hội được Đặc biệt là kéo dài tình trạng không kiểm soátnổi những kích thích lấn át Sẽ làm những phản ứng với kích thích này luôn luôntái diễn, dẫn đến phá vở các mối liên kết xã hội và cấu trúc tình cảm Sự khốngchế được những trạng thái hưng phấn như sự tức giận, giận dỗi hay tính bốcđồng… giữ vai trò quan trọng ở những môn thể thao đối kháng tập thể Nó làmgiảm đi năng lực nhận thức, tức là gây cản trở quá trình tư duy và cảm giác.Làm rối loạn quá trình dự kiến và ra quyết định, các kết quả hành động chỉ đượcdự tính và nhìn nhận là hành động không hoàn chỉnh Sự bùng nổ đột ngộtnhững cảm xúc tiêu hao nhiều năng lượng, làm cho các VĐV mất đi khả năngđạt thành tích Những phản ứng xúc cảm thường xuyên dù nhiều hay ít cũng sẽdẫn đến tình trạng kiệt sức rất nhanh Cơ sở để tăng cường năng lực tự kiềm chế

Trang 37

và làm hạn chế sự bùng nổ đột ngột các cảm giác xấu là sự chín chắn ở mỗingười và nguyện vọng muốn sửa chữa được hành vi sai trái của mình.

1.4.4 Dũng cảm.

Có rất nhiều tình huống mà trong đó VĐV phải thể hiện lòng dũng cảmcủa mình Có thể là một tình huống mà trong đó VĐV thấy khó thực hiện, khôngan toàn hoặc chưa đủ khả năng để đạt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ… Các tìnhhuống ấy đều đòi hỏi phải có lòng dũng cảm để khắc phục sự sợ hãi ức chế, daođộng và để điều chỉnh hành động một cách hợp lý Lòng dũng cảm sẽ giúp choVĐV phấn đấu đạt mục đích hành động và tạo ra động cơ đúng đắn Sự sợ hãibiểu hiện ở tưởng tượng ra việc không hoàn thành mục tiêu đặt ra với những kếtquả xấu, có thể bị chấn thương Lòng dũng cảm luôn luôn có tác dụng tốt nếuVĐV luôn khách quan ở tư thế sẵn sàng để khắc phục khó khăn hoàn thànhnhiệm vụ, còn về chủ quan thì không được hoang mang dao động khi sự hiểubiết có ý thức, sẽ tạo điều kiện cho VĐV nhận thức được nỗi sợ hãi của mình vàsẽ khắc phục nó một cách có ý thức Những hành vi dũng cảm được hình thànhtrên cơ sở tìm hiểu kỹ về nguyên nhân Phương tiện và kết quả của hành động.Nó đòi hỏi người ta phải hiểu biết khả năng kiểm tra, sự tưởng tượng và kinhnghiệm Cho nên, sự giáo dục để có được những hành vi dũng cảm phải là mộtnhiệm vụ sư phạm tổng hợp Các VĐV trẻ phải học cách chuyển hóa những xúccảm yếu đuối của mình và phối hợp nó với những suy nghĩ tích cực cho phù hợpvới yêu cầu khách quan Cần phải làm cho VĐV có khả năng đánh giá một cáchđúng đắn từng bước đi và phương tiện riêng của mình trong những tình huốngnguy hiểm, có hại để họ khống chế được sợ hãi và điều chỉnh hành động của họmột cách chắc chắn, có ý thức Trong việc chuẩn bị điều chỉnh tâm lý thì hìnhdung về các hành vi dũng cảm có một vai trò quan trọng [78].

Trang 38

1.5 Chuẩn bị tâm lý vững vàng cho vận động viên thể thao.

Trong thi đấu thể thao hiện đại, cùng với sự chuẩn bị về kỹ - chiến thuậtvà thể lực thì sự chuẩn bị về tâm lý cho các VĐV trước khi thi đấu có ý nghĩa vôcùng quan trọng.

Hiện nay, khi mà sự chênh lệch trình độ kỹ - chiến thuật, thể lực giữa cácVĐV không lớn thì yếu tố tâm lý nhiều khi lại trở thành quyết định đến sự thànhbại trong thi đấu Yếu tố tâm lý đóng vai trò nền tảng và tham gia thực hiện cácyếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực của VĐV Các nghiên cứu khoa học chothấy, trạng thái tâm lý tích cực không chỉ làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự nhạycảm của thị giác, thính giác mà còn giúp giảm sai sót rất đáng kể [53], [60],[77].

Trong luyện tập và thi đấu thể thao đòi hỏi các VĐV luôn chịu đựng ởmức cao nhất cường độ, lượng vận động, phải huy động tối đa hoạt động của cácgiác quan, đòi hỏi sự tập trung chú ý cao độ Cùng với đó là áp lực về thành tíchtrong thi đấu, nỗi sợ hãi trước sức mạnh của đối thủ, sự bi quan về khả năng củabản thân; sự thay đổi về điều kiện thi đấu, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp lực từphía khán giả Những đặc điểm đó làm cơ thể mệt mỏi, tăng mức độ căng thẳngtâm lý, hoạt động các chức năng tâm lý bị suy giảm Các nhà nghiên cứu đã chỉra rằng các VĐV bị căng thẳng tâm lý thường có những phản ứng thần kinh đólà phản ứng chờ đợi bồn chồn, chán ngấy, phản kháng và phản ứng nghi bệnh.Hậu quả là, VĐV sẽ suy giảm hứng thú trong luyện tập và thi đấu, thể lực nhanhbị tiêu hao, chú ý kém, bị động, không phát huy được kỹ, chiến thuật, ý chí giảmsút, thiếu niềm tin dẫn tới nhanh chóng thất bại Sự vững vàng về tâm lý giúpcho VĐV làm chủ được hành động của mình, khắc phục được trạng thái căngthẳng về tâm lý, bảo đảm chức năng hoạt động bình thường của các quá trìnhtâm lý, trạng thái và thuộc tính tâm lý trong mọi điều kiện hoàn cảnh [61], [78].

Trang 39

Nhận thức sâu sắc về vai trò của yếu tố tâm lý trong thi đấu thể thao, ởcác nước có nền thể thao phát triển luôn coi trọng huấn luyện, rèn luyện tâm lýcho các VĐV Hiện nay, huấn luyện tâm lý cho VĐV ở các nước thể thao pháttriển theo hướng 4C (Concentration, confidence, control and commitment) nhằm

hình thành các phẩm chất “Tập trung, tự tin, kiểm soát và cam kết” thường được

coi là những phẩm chất tâm lý rất quan trọng để thực hiện thành công trong hầuhết các môn thể thao, trong đó: [64], [66], [76].

+ Tập trung - là khả năng duy trì tập trung trong thi đấu+ Tự tin - tin vào khả năng của mình

+ Kiểm soát - khả năng duy trì kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống+ Cam kết - khả năng tiếp tục làm việc với mục tiêu thống nhất

Như vậy, việc hình thành các phẩm chất tâm lý cho các VĐV các nước cónền thể thao phát triển hiện nay theo hướng bảo đảm cho họ có tâm lý vữngvàng, đạt được hiệu suất thi đấu cao nhất trong mọi tình huống.

Sự vững vàng tâm lý của VĐV là khả năng bảo đảm hoạt động chức năngbình thường của các quá trình tâm lý và sự biểu hiện hợp lý các thuộc tính khácnhau của nhân cách trong các điều kiện phức tạp, khó khăn trong thi đấu, trongđó sự vững vàng về trí tuệ, cảm xúc, ý chí là nội dung quan trọng nhất Đó làkhả năng chịu đựng được những sức ép về trí tuệ, tình cảm, ý chí và sức lực lớnmà không để lại hậu quả gì Khi VĐV vững vàng về tâm lý, họ sẽ dễ làm chủđược hành vi của mình, giữ được bình tĩnh, sáng suốt trong thi đấu, tự tin vàokhả năng đạt được thành tích của bản thân.

Tính vững vàng tâm lý của VĐV được biểu hiện ở sự tin tưởng vào khảnăng thắng lợi của bản thân, bình tĩnh, tự tin xử trí các tình huống trong thi đấu,kiềm chế được những cảm xúc tiêu cực, chủ động, tích cực, tự chủ, quyết đoán,linh hoạt, ý chí bền bỉ và tính kỷ luật cao.

Tính vững vàng về tâm lý có biểu hiện ở khả năng khắc phục được cáctrạng thái cảm xúc tiêu cực Trong thi đấu thể thao, các cảm xúc tiêu cực có thể

Trang 40

nảy sinh như “sốt xuất phát“ (biểu hiện là sự hối hả hoặc lơ đãng, tâm trạng

không ổn định, ra nhiều mồ hôi, tim đập mạnh, khô miệng, đi tiểu nhiều lần…),

“sự dửng dưng lúc xuất phát“ (biểu hiện ở mất hứng thú thi đấu, uể oải, buồn

ngủ, thụ động ), sợ hãi đối thủ, không tin vào khả năng của bản thân, áp lực vềthành tích, áp lực từ khán giả Vì vậy, sự bền vững tâm lý, khả năng chịu đựngcác căng thẳng tâm lý, khắc phục được các cảm xúc tiêu cực của VĐV là hết sứcquan trọng và cần thiết Sự vững vàng tâm lý chỉ có thể được hình thành tronghuấn luyện sát với điều kiện thi đấu.

1.6 Các liệu pháp tâm lý được sử dụng trong điều chỉnh tâm lý.

Trong lịch sử loài người đã biết áp dụng các phương pháp tâm lý để kiểmsoát các xúc cảm và hành vi của mình bằng các liệu pháp đã sử dụng như:Thiền, yoga, khí công… Ngày nay để phục vụ cho việc điều chỉnh tâm lý, ngànhtâm lý học lâm sàng đã phát triển trên 100 liệu pháp khác nhau dùng cho việcđiều chỉnh tâm lý và chủ yếu được sử dụng trong các việc điều trị các chứng rốiloạn tâm thần.

Hoạt động TDTT là một dạng hoạt động đặc biệt, con người tham gia cáchoạt động thể thao thường phải chịu đựng những áp lực rất lớn về tâm lý Vì vậyđòi hỏi con người phải biết cách nhận biết, điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc, kiểmsoát các trạng thái tâm lý không ổn và bảo vệ tâm lý của bản thân Chính vì vậycác liệu pháp tâm lý được sử dụng khá rộng rãi trong hoạt động thể dục thể thao.Sau đây là một số nhóm liệu pháp tâm lý cơ bản: [11], [13], [17], [28], [29],[63], [75].

1.6.1 Liệu pháp thư giãn.

Thư giãn là quá trình làm giãn mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm tríđược thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc tiêu cực, do các nhân tố Stressgây ra Các chuyên gia tâm lý, các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làmgiảm chuyển hóa cơ bản, tiết kiệm năng lượng, khiến máu về tim dễ hơn vànhiều hơn Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích

Ngày đăng: 09/04/2020, 10:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. John Kennedy (1990), “Làm thế nào để phát triển sức mạnh của ý chí”, NXB TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoàng An biên soạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để phát triển sức mạnh của ý chí”,NXB TP Hồ Chí Minh
Tác giả: John Kennedy
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh"
Năm: 1990
16. John Syre, Chirsttopher Connolly (1995), “Thư giãn và chú ý”, Nguyễn Thị Tuyết dịch từ Sporting Body, Sporting Mind, tr 4-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư giãn và chú ý
Tác giả: John Syre, Chirsttopher Connolly
Năm: 1995
27. Phan Hồng Minh (2000), “Huấn luyện tâm lý xuyên suốt trong toàn bộ quá trình huấn luyện và thi đấu”, Thông tin khoa học TDTT, chuyên đề, Viện khoa học TDTT, Hà Nội (5), tr 23-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện tâm lý xuyên suốt trong toàn bộquá trình huấn luyện và thi đấu”
Tác giả: Phan Hồng Minh
Năm: 2000
28. Phan Hồng Minh (2001), “Chương trình huấn luyện tâm lý để đạt được trạng thái thi đấu tốt”, Thông tin khoa học thể thao- tài liệu thường kỳ. Viện khoa học TDTT, Hà Nội (5), tr 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình huấn luyện tâm lý để đạt đượctrạng thái thi đấu tốt”
Tác giả: Phan Hồng Minh
Năm: 2001
29. Trương An Mỹ (1982), “Vấn đề tự điều chỉnh tâm lý của VĐV”, Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tự điều chỉnh tâm lý của VĐV
Tác giả: Trương An Mỹ
Năm: 1982
30. Đặng Thanh Nga, Bùi Kim Chi, Dương Thị Loan và cộng sự (2000), Giáo trình Tâm lý học, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học
Tác giả: Đặng Thanh Nga, Bùi Kim Chi, Dương Thị Loan và cộng sự
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2000
31. Lê Nguyệt Nga (2009), “Đặc điểm tâm lý vận động viên Taekwondo tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài khoa học cấp thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tâm lý vận động viên Taekwondo tạiThành phố Hồ Chí Minh”, "Đề tài khoa học cấp thành phố
Tác giả: Lê Nguyệt Nga
Năm: 2009
32. Lê Nguyệt Nga (2009), Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tâm lý cho vận động viên bóng bàn trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Lê Nguyệt Nga
Năm: 2009
33. Nguyễn Duy Phát (1999), “Bắn súng thể thao”, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bắn súng thể thao”
Tác giả: Nguyễn Duy Phát
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
34. Phong Diên Phong (1999), 130 câu hỏi, trả lời về huấn luyện thể thao hiện đại, NXBTDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 130 câu hỏi, trả lời về huấn luyện thể thaohiện đại
Tác giả: Phong Diên Phong
Nhà XB: NXBTDTT Hà Nội
Năm: 1999
35. Lê Quý Phượng, Trần Quốc Bảo, Lưu Quang Hiệp (2007), Bài giảng y học thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng yhọc thể dục thể thao
Tác giả: Lê Quý Phượng, Trần Quốc Bảo, Lưu Quang Hiệp
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2007
36. Lê Quý Phượng, Ngô Đức Nhuận (2009), Cẩm nang sử dung test kiểm tra thể lực cho vận động viên. NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sử dung test kiểm trathể lực cho vận động viên
Tác giả: Lê Quý Phượng, Ngô Đức Nhuận
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2009
37. Trần Hồng Quang (2004), “Những vấn đề huấn luyện tâm lý cho VĐV bóng bàn trẻ hiện nay”, Thông tin khoa học TDTT, Viện khoa học TDTT, Hà Nội (2), tr 74- 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề huấn luyện tâm lý cho VĐVbóng bàn trẻ hiện nay”
Tác giả: Trần Hồng Quang
Năm: 2004
39. P.A.Rudich (1986), “Tâm lý học”, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý học”
Tác giả: P.A.Rudich
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1986
40. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), “Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao ” NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
41. Smirnov B.N. (2002), “Cơ chế tâm lý tự điều chỉnh trạng thái tính cảm ý chí trong hoạt động thể thao”, Thông tin khoa học TDTT, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội (5), tr 64-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế tâm lý tự điều chỉnh trạng thái tính cảm ýchí trong hoạt động thể thao”
Tác giả: Smirnov B.N
Năm: 2002
42. Trần Trường Sơn (2008), Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý của vận động viên bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn Thạc sĩGiáo dục
Tác giả: Trần Trường Sơn
Năm: 2008
43. Đỗ Văn Thông (2007), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sưphạm
Tác giả: Đỗ Văn Thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
44. Nguyễn Tiên Tiến, Đỗ Trọng Thịnh (2017), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB Đại học quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp huấnluyện thể thao
Tác giả: Nguyễn Tiên Tiến, Đỗ Trọng Thịnh
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
Năm: 2017
46. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể dụcthể thao
Tác giả: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w