Trường THCS Ngô Quyền Ngày soạn: 6/9/2006 Tiết : 01 Bài: 01 Chương I. QUANG HỌC Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: + Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy : muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. + Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2. Kỹ năng : + Làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng. 3. Thái độ : + Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được. II. CHUẨN BỊ : + Mỗi nhóm học sinh : - Hộp kín bên trong có bóng đèn pin và một mảnh giấy trắng như hình 1.2a SGK. - Pin, dây nối, công tắc để thắp sáng bóng đèn trong hộp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Gọi một HS lên bảng cầm một đèn pin nằm ngang trước mắt như ở hình 1.1 SGK và đặt câu hỏi. Nếu bấm công tắc đèn pin thì có nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra không? GV: Yêu cầu HS lên bảng bấm đèn rồi tắt đèn, các HS khác biết đèn đang tắt hay đang bật. GV : Thông báo : Trong thí nghiệm trên , kể cả khi bật đèn và tắt đèn ta đều không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra. Vậy trong điều kiện nào ta mới nhận biết được có ánh sáng và nhìn thấy các vật? Đó là vấn đề ta sẽ xét trong ngày hôm nay. HS : Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV. + Nếu bấm công tắc đèn pin thì có nhìn thấy ánh sáng. + Nếu bấm công tắc đèn pin thì không nhìn thấy ánh sáng. HS: Lắng nghe thông báo của GV. Hoạt động 2: Tìm hiểu trong điều kiện nào ta nhận biết được ánh sáng ( 10 phút) GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK để nhớ lại bốn trường hợp thường gặp hàng ngày về ánh sáng. GV: Yêu cầu HS trả lời trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu trả lời câu C1. GV: Yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hoàn thành câu kết luận. Sau đó GV yêu cầu HS vận dụng kết luận này để kiểm tra lại xem có đúng cho bốn TH I. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG. 1. Thí nghiệm và quan sát: HS: Đọc bốn trường hợp được nêu trong SGK. Và đưa ra kết quả nghiên cứu của mình. + Trường hợp 2: Ban đêm đứng trong phòng đóng cửa kín , mở mắt, bật đèn. + Trường hợp 3: Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt. HS: Hoạt động theo nhóm trả lời câu C1: C1: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng đều có điều kiện giống nhau là : có ánh sáng truyền vào mắt. 2. Kết luận: GV : Hà Văn Vương Giáo án : Vật Lý 7 Trường THCS Ngô Quyền trên không. GV: Yêu cầu HS lấy một số ví dụ khác để chứng tỏ thiếu thiếu các điều kiện ấy thì không nhìn thấy ánh sáng. ( Trò chơi bòt mắt bắt dê, ban đêm chơi trò trốn tìm trong phòng tắt đèn). HS: Hoạt động cá nhân điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận: + Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta Hoạt động 3: Tìm hiểu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật. ( 10 phút) GV: Đặt vấn đề: Ở trên ta đã biết : Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Nhưng đối với chúng ta nhìn thấy sáng hay tối , không quan trọng bằng nhìn thấy, nhâïn biết bằng mắt các vật ở quanh ta. Vậy khi nào trong điều kiện nào thì ta nhìn thấy một vâït. GV: Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm TN theo hướng dẫn của GV. GV: Yêu cầu HS lắp TN như trong SGK, hướng dẫn để HS đặt mắt gần ống. GV: Yêu cầu HS nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín. GV: Đặt câu hỏi : Nếu ánh sáng không truyền đến mắt ta có nhìn thấy ánh sáng không? GV: Yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hoàn thành câu kết luận II. NHÌN THẤY MỘT VẬT: 1. Thí nghiệm: HS: Đọc câu C2 ở trong SGK. HS: Hoạt động theo nhóm tiến hành TN: Quan sát trong hộp qua lỗ nhỏ ở thành hộp trong hai trường hợp: + Bật đèn. + Tắt đèn. HS: Thảo luận theo nhóm tìm câu tả lời cho câu C2: C2: Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đèn bật sáng. Đó là vì đèn chiếu sáng mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng, cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta. + Nếu ánh sáng không truyền đến mắt ta không nhìn thấy ánh sáng. 2. Kết luận: + Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Hoạt động 4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng (9 phút) GV: Đặt vấn đề : Trong TN ở hình 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy hai vật: mảnh giấy trắng đặt trong hộp kín dây tóc bóng đèn. Hai vật đó có gì giống nhau và khác nhau về phương diện ánh sáng. GV: Thông báo : Vậy dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra ánh sáng → gọi là vật sáng. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận: III. NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG. HS: Hoạt động theo nhóm để tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau để trả lời câu C3. + Giống nhau : cả hai đều có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta. + khác nhau : bóng đèn pin tự nó phát ra ánh sáng, còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ đèn chiếu vào nó. Kết luận : + Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. + Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu tới gọi chung là vật sáng. Hoạt động 5: Vận dụng (7 phút) GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu C4, C5. IV. VẬN DỤNG. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4, C5: C4: Bạn Thanh đúng. Vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt nên mắt không nhìn thấy được. GV : Hà Văn Vương Giáo án : Vật Lý 7 Trường THCS Ngô Quyền + Tại sao lại nhìn thấy cả vệt sáng ? C5: Khói gồm các hạt li ti các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng và ánh sáng từ các hạt đó truyền đến mắt. Các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền của ánh sáng nên tạo thành vệt sáng mắt ta nhìn thấy. IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỜNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Củng Cố : (3 phút) + Khi nào thì ta nhìn thấy ánh sáng? Ta nhìn thấy một vật khi nào? + Như thế nào được gọi là nguồn sáng và vật sáng? Cho ví dụ minh họa. + GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 2. Dặn dò. (1 phút) + Trả lời lại các câu từ C1 đến C5 vào vở học. + Học thuộc phần ghi nhớ. + Làm bài tập từ 1.1 đến 1.5 trong SBT. + Chuẩn bò trước bài 2 cho tiết học sau. GV : Hà Văn Vương Giáo án : Vật Lý 7 . THCS Ngô Quyền trên không. GV: Yêu cầu HS lấy một số ví dụ khác để chứng tỏ thi u thi u các điều kiện ấy thì không nhìn thấy ánh sáng. ( Trò chơi bòt mắt bắt