Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 và từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa Ban của HĐND xã là Cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyế
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN TRINH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN TRINH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
TỪ THỰC TIỄN QUẬN SƠN TRÀ,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thư Các
số liệu, những kết luận của luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Trinh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quán trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính, tôi luôn trân trọng nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, tào điều kiện thuận lợi của quý Thầy, Cô của Học viên Khoa học xã hội đã tham gia quản lý, giảng dạy và dành thời gian quý báu của mình để truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại Học viện
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Thường trực HĐND, các Ban Pháp chế, các Ban Kinh tế - xã hội của HĐND 7 phường ở quận Sơn Trà
đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tư liệu và tào mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này, góp ý, tư vấn cho tôi về các nội dung chuyên môn trong công tác tổ chức và hoạt động của các Ban của HĐND các phường
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thư, thầy đã truyền đạt và hướng dẫn ngay từ khâu đầu xây dựng đề cương luận văn đến khâu hoàn thành đề tài luận văn, xin được trân trọng bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc đến thầy rất nhiều
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, cũng không không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để giúp tôi hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 6
1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã 6 1.2 Tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành 14 1.3 Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 25
2.1 Ban của Hội đồng nhân dân phường trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của quận Sơn Trà 25 2.2 Thực tiễn tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân phường ở quận Sơn Trà 27 2.3 Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân phường ở quận Sơn Trà 42
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 51
3.1 Nhu cầu và quan điểm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân phường quận Sơn Trà 51 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân phường Sơn Trà 59
KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 HĐND Hội đồng nhân dân
2 UBND Ủy ban nhân dân
3 CQĐP Chính quyền địa phương
4 UBHC Ủy ban hành chính
5 UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
6 UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
7 XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN CỦA BAN PHÁP CHẾ VÀ
2.2
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA CÁC
THÀNH VIÊN BAN PHÁP CHẾ VÀ BAN KINH TẾ -
XÃ HỘI HĐND 7 PHƯỜNG
PL
2.3
CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BAN PHÁP CHẾ HĐND 7
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân và cơ quan Nhà nươc cấp trên HĐND quyết định chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, tái lập HĐND ở quận, huyện, phường Theo quy định của luật, đây là lần đầu tiên HĐND cấp xã thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội, nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát của HĐND đồng thời giúp cho HĐND triển khai, thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của mình Chế định Ban của được thành lập ở cấp HĐND xã, đây là một trong những điểm mới, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu qủa hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng
Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ban HĐND cấp xã là vấn đề cần thiết Nhằm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban HĐND cấp xã Mặt khác, bản thân tôi là công chức công tác tại HĐND phường An Hải Bắc, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này là dịp để củng
cố, bổ sung kiến thức, hiểu biết nhằm nâng cao chất lượng công tác
Do đó, tôi chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của các Ban của HĐND
cấp xã từ thực tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc
sỹ ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Trang 92 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu, sách, bài viết đề cập đến tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các Ban của HĐND cấp xã với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau,
cụ thể:
- HĐND trong bộ máy Nhà nước Nxb Chính trị - hành chính, 2013
luận chứng vị trí, vai trò và tổ chức, nhiệm vụ của HĐND - Ban Công tác đại biểu - Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử
- Đề tài luận văn “Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh từ thực tiễn
tỉnh Tuyên Quang” của Lý Ngọc Thanh (năm 2013)
- Đề tài luận văn “Giám sát của HĐND cấp tỉnh từ thực tiễn thành phố
Hồ Chí Minh” của Đặng Ngọc Quế Hương (năm 2014)
- “Tổ chức và Hoạt động của CQĐP - thực trạng và giải pháp” của
PGS.TS Nguyễn Minh Phương, tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9/2005
- Đề tài luận văn “Tổ chức và hoạt động các Ban của HĐND thành phố
Hồ Chí Minh thực trạng và kiến nghị” của Nguyễn Hồng Sơn (năm 2008)
- Tổ chức và hoạt động của các Ban của HĐND của PGS.TS Trương Đắc Linh, nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 2/2003
- Đề tài luận văn “Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã từ thực tiễn
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (năm 2015)
- Đề tài luận văn “Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã từ thực tiễn
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (năm 2016)
- Đề tài luận văn “Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Đà Nẵng
hiện nay” của Trương Thị Hương Thu (năm 2018)
Những công trình nghiên cứu trên là tư liệu rất cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài luận văn này Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện, chuyên sâu về tổ chức và hoạt động các Ban HĐND cấp xã
Trang 10nói chung cũng như tổ chức và hoạt động các Ban HĐND cấp phường ở quận Sơn Trà nói riêng Vì vậy, luận văn sẽ được nghiên cứu sâu về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động các Ban của HĐND phường ở quận Sơn Trà, luận văn đề xuất những giải pháp đổi mới về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND phường ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
3.2 Các nhiệm vụ
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các Ban của HĐND, phân tích vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn các Ban của HĐND cấp xã; các yếu tố tác động đến tổ chức, hoạt động các Ban của HĐND cấp xã
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động các Ban của HĐND phường từ thực tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ khi thực hiện Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tổ chức và hoạt động các Ban của HĐND phường ở quận sơn trà, thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất những giải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND phường trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của các Ban HĐND phường tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức
Trang 11và hoạt động các Ban của HĐND 7 phường ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
- Phạm vi thời gian: Luận văn khảo sát, nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các Ban HĐND 7 phường ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2019
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn dựa trên nền tảng các văn bản Luật Tổ chức HĐND và UBHC; Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Tổ chức CQĐP; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Sắc Lệnh số 63; Sắc Lệnh
số 77; về tổ chức hoạt động của các Ban của HĐND cấp xã nói chung và về tổ chức, hoạt động của các Ban của HĐND phường ở quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng nói riêng
Phương pháp nghiên cứu gồm: thống kê; phỏng vấn trực tiếp; quan sát, tổng kết thực tiễn; phân tích, tổng hợp, diễn giải; so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Luận văn đã tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tri thức, quan điểm lý luận đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban HĐND cấp xã, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, tập huấn, làm tài liệu tham khảo cho hoạt động của HĐND, các Ban của HĐND
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
- Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Trang 12- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân phường quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã
1.1.1 Khái quát về Hội đồng nhân dân cấp xã
1.1.1.1 Khái niệm Hội đồng nhân dân cấp xã
Chính quyền cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, là nơi trực tiếp thi hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bảo đảm triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng và những quy định của Nhà nước tại cơ sở Việc thường xuyên củng cố và kiện toàn chính quyền
cơ sở vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân
Theo Điều 110 và Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định thì hệ thống đơn vị hành chính của Nhà nước ta được chia thành 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã Cấp chính quyền địa phương gồm: cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp Xã và được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCNVN, gồm có HĐND và UBND, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy định của pháp luật
Trong hệ thống CQĐP, HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực Nhà nước
ở địa phương, do Nhân dân trong xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, trực tiếp thực thi các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở Quyết định những vấn đề về phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh tại địa phương góp phần thực hiện chế độ dân chủ XHCN, đồng thời
Trang 14giám sát mọi hoạt động của UBND cùng cấp tại địa phương (Điều 113 Hiến pháp năm 2013)
Về cơ bản, căn cứ vào nhận thức chung về HĐND theo Luật Tổ chức
CQĐP năm 2015, khái niệm HĐND cấp xã có thể nêu như sau: HĐND cấp xã
gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra, là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và chính quyền Nhà nước cấptrên
1.1.1.2 Vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân cấp xã
a) Vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã
Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền cấp xã (gồm HĐND và UBND) là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, là nền tảng của chế độ chính trị - xã hội tại địa phương HĐND cấp xã là nơi phản ánh đời sống của Nhân dân trên địa bàn xã và tổ chức, quản lý các phong trào của địa phương để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ
HĐND là thiết chế đại diện cho quyền lực Nhân dân trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ, thay mặt Nhân dân địa phương quyết định những vấn
đề quan trọng của địa phương, Nhân dân sử dụng quyền lực thông qua HĐND
- cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình Điều này thể hiện như sau:
Thứ nhất, HĐND cấp xã là một thiết chế đảm bảo và phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân Nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình hay không là phụ thuộc vào tính đại diện của HĐND cấp xã, HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước đại diện cho quyền lực của Nhân dân được phát huy tối
đa, bởi vì HĐND cấp xã do Nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống Nhân dân
Trang 15Thứ hai, HĐND cấp xã là cầu nối giữa Nhà nước với Nhân dân, vừa thi
hành chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở vừa đại diện cho ý chí, nguyện vọng và đóng góp của Nhân dân lên chính quyền Nhà nước cấp trên HĐND cấp xã là cấp gần dân nhất, sát dân nhất, lắng nghe và tiếp thu mọi tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để xem xét chuyển lên chính quyền cấp trên, trên cơ sở đó UBND cấp xã và chính quyền Nhà nước cấp trên có những giải pháp giải quyết kịp thời, thỏa đáng những vấn đề Nhân dân phản ánh, đồng thời tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật và
ổn định cuộc sống
Thứ ba, HĐND cấp xã thực thi các quyết định của cơ quan Nhà nước
cấp trên; điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan Nhà nước tại địa phương cũng như cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn lãnh thổ HĐND cấp
xã căn cứ vào Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên để ra nghị quyết bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kinh tế - xã hội; về an ninh - quốc phòng; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của Nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao cho
Thứ tư, nghị quyết của HĐND cấp xã có hiệu lực pháp lý theo lãnh thổ,
mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc tại địa phương có trách nhiệm thi hành HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, tính quyết định của HĐND thông qua nghị quyết
b) Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp xã
HĐND cấp xã có những chức năng cơ bản sau đây:
Chức năng quyết định: Bằng hình thức thông qua nghị quyết Đây là chức
năng cơ bản nhất của HĐND là căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên để ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã (Điều 33 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015)
Trang 16Nghị quyết của HĐND cấp xã phải đảm bảo đúng thể thức, được trình bày mạch lạc, rõ ràng, đúng văn phạm tiếng việt, được hiểu theo một nghĩa, không sử dụng những từ đa nghĩa, khi cần thiết phải giải thích rõ ràng trong nghị quyết
Chức năng giám sát: Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Ban của HĐND cùng cấp; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùngcấp HĐND xã thực hiện quyền giám sát tại
kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của Ban HĐND và giám sát của đại biểu HĐND Nội dung giám sát do HĐND xã quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND trên cơ sở kiến nghị của Ban HĐND, đại biểu HĐND, UBMTTQVN cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương Các hoạt động giám sát của HĐND được quy định tại Điều 87 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015
1.1.2 Sự hình thành, khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trò của các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã
1.1.2.1 Sự hình thành các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
Trong tiến trình lịch sử phát triển của Nhà nước ta, các đơn vị hành chính lãnh thổ tuy có thay đổi qua từng thời kỳ, nhưng vẫn có 4 cấp đơn vị hành chính cơ bản đó là cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Cấp tỉnh, huyện, xã được xác định là cấp CQĐP HĐND và UBHC (UBND) được
tổ chức ở cấp địa phương theo quy định của pháp luật Trừ bản hiến pháp năm
1946, thì các bản Hiến pháp còn lại đều xác định HĐND các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương UBND (hay UBHC) các cấp được xác định là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp xuyên suốt trong quá trình xây dựng Nhà nước Để làm rõ sự hình thành và phát triển của các Ban của HĐND, cần phải chia thành các giai đoạn như sau:
Trang 17* Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1958
Theo Sắc Lệnh số 63/SL và Sắc lệnh số 77/SL năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa, chỉ tổ chức chính quyền Nhân dân địa phương, hai cơ quan là HĐND và UBHC (nay là UBND) Trong giai đoạn này, theo quy định không có tổ chức của các Ban của HĐND
* Giai đoạn từ từ năm 1958 đến năm 1983
Theo Luật Tổ chức CQĐP năm 1958 quy định thì tại mỗi kỳ hội nghị, HĐND bầu ra Chủ tịch đoàn để điều hành hội nghị, khi họp hội nghị, HĐND các cấp có thể lập những Tiểu ban cần thiết trong thời gian hội nghị Trong hội nghị, đại biểu HĐND, Chủ tịch đoàn và UBHC (UBND) cùng cấp đều có thể đề xuất vấn đề, kèm dự án nghị quyết Các dự án này do Chủ tịch đoàn đưa ra hội nghị thảo luận, hoặc giao cho một Tiểu ban xét trước rồi đưa ra hội nghị thảo luận, hoặc giao cho UBHC (UBND) nghiên cứu để trình bày trong phiên họp sau của HĐND
Luật Tổ chức HĐND và UBHC các cấp năm 1962 quy định về việc thành lập Ban của HĐND, nhưng phải tùy theo nhu cầu công tác, HĐND mới
có thể thành lập các Ban của HĐND Trong phạm vi công tác, các Ban của HĐND giúp HĐND tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, góp ý kiến với HĐND trong việc xây dựng và thực hiện những chủ trương công tác ở địa phương Thành viên của các Ban do HĐND cử trong HĐND và khi cần, có thể cử thêm người ngoài HĐND
* Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2015
Đây là giai đoạn thực hiện theo quy định của: Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983; Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989; Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Các Ban của HĐND được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, Ban của HĐND thực hiện nhiệm vụ giúp HĐND theo Luật định và được xác định rõ hơn về vị
Trang 18trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu, tổ chức
Mặc dù quy định về tổ chức và hoạt động của các Ban của HĐND chưa được hoàn thiện như hiện nay, nhưng cơ bản đã được hoàn thiện nhiều hơn so với Luật Tổ chức CQĐP năm 1958 và Luật Tổ chức HĐND và UBHC năm
1962 Các Ban của HĐND được thành lập là trong giai đoạn này là “cơ quan
chuyên trách” của HĐND, có cơ cấu tổ chức, tính chất, vị trí và vai trò, chức
năng và nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể, rõ ràng
* Giai đoạn từ từ năm 2016 đến nay
Theo quy định của Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 thì CQĐP được thành lập ở cấp tỉnh, huyện, xã Tổ chức và hoạt động của CQĐP cũng được quy định rõ ràng, cụ thể hơn, nhiều điểm mới được bổ sung cho phù hợp với chính quyền ở nông thôn và chính quyền ở đô thị, phù hợp với điều kiện kinh
tế, xã hội, vị trí địa lý và dân cư và yêu cầu quản lý từng địa phương HĐND cấp xã được thành lập Ban kinh tế - xã hội và Ban pháp chế, hoạt động thường xuyên, theo từng lĩnh vực cụ thể và chuyên sâu, mang tính ổn định của HĐND xã Các Ban của HĐND xã giúp cho HĐND xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ở từng lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể theo luật định Cơ cấu tổ chức các Ban của HĐND cấp xã được quy định rõ ràng, mỗi Ban có trưởng ban, một phó trưởng Ban và các thành viên, số lượng các thành viên của Ban là đại biểu HĐND do HĐND quyết định và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của HĐND cấp xã ở nông thôn và đô thị không có sự phân biệt
1.1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của Ban Hội đồng nhân dân cấp xã
Ban của HĐND xã là cơ quan của HĐND, theo Điều 4 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Ban HĐND xã có nhiệm vụ chung là: Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công
Trang 19tác trước HĐND, Thường trực HĐND
Ban của HĐND xã gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên; trưởng Ban, Phó trưởng Ban do HĐND bầu; Số lượng Ủy viên các Ban của HĐND xã do trưởng Ban HĐND xã trình Thường trực HĐND xã quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của Ban của HĐND xã là đại biểu HĐND cùng cấp, hoạt động kiêm nhiệm
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 và từ
những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa Ban của HĐND xã là Cơ quan
của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND, Thường trực HĐND cùng cấp theo quy định của pháp luật
Ban của HĐND cấp xã có những đặc điểm sau đây:
Ban của HĐND xã là cơ quan được lập ra để giúp HĐND hoạt động ở một số lĩnh vực cụ thể Do đó, cũng có những đặc điểm như HĐND cùng cấp, cũng có tính quyền lực Nhà nước và tính đại diện cử tri địa phương, ngoài ra
có những đặc điểm riêng như sau:
Một là, Ban của HĐND xã là cơ quan của HĐND xã, giúp HĐND xã
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, hoạt động theo chế độ tập thể
Hai là, Ban của HĐND xã là bộ phận cấu thành của HĐND cùng cấp,
theo khảo 4 Điều 104 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 quy định: “Thường trực HĐND chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND …”
Ba là, thể hiện tính chuyên môn của các Ban HĐND, từ chỗ không quy
định có Ban đến có Ban, là cơ quan chuyên môn của HĐND, thực hiện nhiệm
vụ theo quy định và ở những lĩnh vực được phân công phụ trách
Bốn là, thành viên của Ban HĐND xã là đại biểu HĐND cùng cấp Do
đó, thành viên của Ban của HĐND xã cũng phải thực hiện quy định về công
Trang 20tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật
1.1.2.3 Vị trí, vai trò của các Ban trong Hội đồng nhân dân cấp xã
Vị trí của Ban HĐND xã có thể xét trên các phương diện sau:
Thứ nhất, Ban của HĐND xã là bộ phận cấu thành, là cơ quan chuyên
môn của HĐND xã, bên cạnh Thường HĐND, đều do HĐND lập ra
Thứ hai, theo khoản 4 Điều 104 và khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Luật
Tổ chức CQĐP năm 2015 thì Thường trực HĐND chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND, nhưng không quy định các Ban HĐND là cơ quan thuộc Thường trực HĐND, mà cả Thường trực HĐND và các Ban của HĐND xã đều là cơ quan của HĐND
Thứ ba, Ban của HĐND xã có quyền giám sát hoạt động của UBND và
các cơ quan thuộc UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách (Điều 109 Luật Tổ chức CQĐP); giám sát quyết định của UBND cùng cấp (Khoản 2, Điều 76 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND) Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì các Ban của HĐNDxã có quyền yêu cầu UBND xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó … (Theo khoản 2 Điều 79 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND)
Căn cứ vào kế hoạch giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến, kiến nghị của cử tri phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được HĐND, Thường trực HĐND giao thì Ban của HĐND xã tổ chức Đoàn giám sát của Ban để thực hiện giám sát chuyên đề
Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp
Trang 21dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật
Giám sát các cơ quan thuộc UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật; thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công Báo cáo thẩm tra phải đánh giá sự phù hợp của dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình phát triển của địa phương; nêu rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau
Từ các quy định nêu trên cho thấy, Ban của HĐND xã có vị trí, vai trò
và quyền hạn rất quan trọng, có thể được nhìn nhận là đứng trên cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp, đứng trên các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp
1.2 Tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành
1.2.1 Tổ chức của các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã
1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã
Với vai trò là cơ quan của HĐND, các Ban của HĐND xã được thành lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng Ban Theo Điều 32 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, HĐND xã được thành lập Ban pháp chế và Ban kinh
tế - xã hội Mỗi Ban của HĐND gồm có Trưởng ban, một phó Trưởng ban và các ủy viên; Trưởng Ban, phó trưởng Ban do HĐND bầu, là đại biểu HĐND;
số lượng ủy viên của mỗi Ban do HĐND xã quyết định; thành viên của các
Trang 22Ban HĐND xã là đại biểu HĐND cùng cấp và hoạt động kiêm nhiệm
Theo Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13 của UBTVQH, số lượng ủy viên các Ban của HĐND có ít nhất là 05 thành viên, Thường trực HĐND dự kiến số lượng thành viên, cơ cấu thành phần các Ban của HĐND trình HĐND dân khóa mới xem xét, quyết định dưới hình thức nghị quyết Trưởng Ban lập danh sách cụ thể ủy viên của Ban mình và trình Thường trực HĐND ra nghị quyết phê chuẩn danh sách ủy viên của từng Ban; việc lập và phê chuẩn danh sách ủy viên các Ban của HĐND dựa trên sự phù hợp về chuyên môn, nghiệp
vụ, kinh nghiệm, vị trí công tác của mỗi đại biểu, yêu cầu về số lượng, cơ cấu của từng Ban và nguyện vọng của từng đại biểu HĐND Để thực hiện nhiệm
vụ của mình, các Ban của HĐND xã có những chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, tờ
trình trước khi trình HĐND thông qua Đây là chức năng rất quan trọng, giúp cho HĐND trong việc xem xét, quyết định những vấn đề mang tính chiến lược của địa phương, hằng hình thức ban hành các nghị quyết theo quy định của pháp luật
Thứ hai, chức năng giám sát Giám sát những vấn đề thuộc lĩnh vực
Ban phụ trách theo quy định của pháp luật; giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan thuộc UBND cùng cấp theo lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách
do HĐND dân hoặc Thường trực HĐND phân công; Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công; chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND
Ban Pháp chế của HĐND cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
Trang 23xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương; Ban kinh tế - xã hội của HĐND xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoahọc, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương (Điều 108 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015)
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban HĐND xã được quy định tại khoản 2 Điều 76 và khoản 2 Điều 79 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND và Điều 109 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, cụ thể:
Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực phụ trách; thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công; giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách; tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công; báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND; Ban của HĐND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND; trong thời gian HĐND không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực HĐND
Ban của HĐND xã có quyền giám sát quyết định của UBND cùng cấp, nếu phát hiện văn bản có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì các Ban của HĐND có quyền yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản đó xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn
bộ văn bản đó
1.2.1.2 Các mối quan hệ của Ban Hội đồng nhân dân cấp xã
Ban của HĐND cấp xã là cơ quan của HĐND cùng với Thường trực HĐND, do đó trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Trang 24mình, Ban của HĐND cấp xã có những mối quan hệ cơ bản sau:
Mối quan hệ giữa các Ban của HĐND: các Ban của HĐND chủ động
phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện chức năng, chiệm vụ và quyền hạn của mình và trao đổi kinh nghiệm hoạt động về những vấn đề có liên
quan trong quá trình công tác
Mối quan hệ với Thường trực HĐND: Ban của HĐND cử thành viên
tham gia hoạt động của Thường trực HĐND cùng cấp theo yêu cầu của Thường trực HĐND theo quy định của pháp luật và theo quy chế Ban là cơ quan của HĐND nhưng do Thường trực HĐND chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động trong quá trình thực hiện chức, năng nhiệm vụ
Mối quan hệ với UBND cùng cấp: Ban của HĐND là cơ quan của
HĐND nên cũng có chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước Do đó, UBND, các cơ quan thuộc UBND, cơ quan, tổ chức ở địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề mà Ban của HĐND yêu cầu
Mối quan hệ với HĐND: Ban của HĐND và Thường trực HĐND đều
là cơ quan thuộc HĐND, HĐND chỉ đạo hoạt động của các Ban HĐND Do
đó, Ban của HĐND chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả hoạt động với
HĐND, Thường trực HĐND theo luật định
1.2.2 Chế độ hoạt động của các Ban
1.2.2.1 Chế độ làm việc của Ban
Hình thức hoạt động của Ban là phiên họp do Trưởng Ban triệu tập Tại phiên họp, các thành viên thảo luận các tài liệu trình HĐND thông qua hoặc chuẩn bị các đề án trình HĐND, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, bàn công tác thời gian tới Ngoài ra, Ban còn tổ chức các cuộc khảo sát, giám sát
ở cơ sở, phát hiện những vấn đề để kiến nghị với cơ sở hoặc trình HĐND quyết định Các kiến nghị của Ban có giá trị bắt buộc các cơ quan xem xét và
Trang 25thực hiện Kết quả phải báo cáo lại cho Ban biết
Ban của HĐND xây dựng kế hoạch giám sát hằng năm căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và ý kiến các thành viên của Ban của HĐND
Kế hoạch giám sát hằng năm của Ban HĐND được Ban xem xét, quyết định vào cuối năm trước Trưởng Ban tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát; trường hợp cần thiết, kế hoạch giám sát có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương
Ban của HĐND cấp xã thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số Từ việc xây dựng kế hoạch giám sát trong năm, kế hoạch giám sát chuyên đề, việc thành lập đoàn giám sát đến việc thông qua báo cáo kết quả giám sát của các Ban HĐND đều được thảo luận dân chủ và biểu quyết thông qua theo đa số
1.2.2.2 Các hoạt động thực hiện chức năng của Ban
a) Hoạt động Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, tờ trình của Ban của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 143 Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 và Điều 111 Luật Tổ chức CQĐP năm
2015
Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Ban của HĐND cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó; khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị
quyết, báo cáo, đề án
Báo cáo thẩm tra cần đánh giá về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nêu rõ quan điểm và
đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau
Trang 26b) Hoạt động giám sát của Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp
và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý
Hoạt động giám sát của Ban của HĐND cấp xã là những hoạt động mang tính đặc thù của HĐND đối với các cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp, bao gồm: Thẩm tra các báo cáo do HĐND, Thường trực HĐND phân công; giám sát quyết định của UBND cùng cấp; giám sát chuyên đề; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Căn cứ vào kế hoạch giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến, kiến nghị của cử tri phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được HĐND, Thường trực HĐND giao thì Ban của HĐND tổ chức Đoàn giám sát của Ban để thực hiện giám sát chuyên đề Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát với Ban của HĐND (Khoản 2 Điều 80 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015)
Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Ban tổ chức phiên họp để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát, trình tự phiên họp được quy định tại khoản 1, Điều 81 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Báo cáo kết quả giám sát của Ban của HĐND phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết và gửi đến Thường trực HĐND, HĐND và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; Ban của HĐND có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát (được quy định tại Điều 76 và Điều 77 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND)
Trang 27c) Hoạt động khảo sát của Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ cấp xã, chương trình kế hoạch của HĐND, Thường trực HĐND cấp xã, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, những vẫn đề cử tri xã, đại biểu thành viên của Ban quan tâm
để thảo luận, bàn bạc và lựa chọn nội dung khảo sát cụ thể
Được thực hiện khá thường xuyên và rộng khắp trên các lĩnh vực các Ban phụ trách để xem xét, đối chiếu và tìm hiểu thông tin từ UBND và các ngành chuyên môn trong việc triển khai thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị quyết của HĐND xã ban hành trong lĩnh vực Ban phụ trách để tìm hiểu, đánh giá tính chấp hành của UBND, các ngành chuyên môn cùng cấp về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và kiến nghị những giải pháp để các cơ quan, đơn vị nghiên cứu và thực hiện nhằm đạt được kết quả tốt nhất (theo Điều 109 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015)
1.2.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân
- Trưởng ban bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ được Thường trực HĐND cấp xã phân công, có trách nhiệm: Chỉ đạo, điều hành công việc của Ban, thay mặt Ban ký các văn bản do Ban phát hành; chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và chủ trì cuộc họp của Ban, chỉ đạo công tác chuyên môn của Ban; Giữ mối liên hệ với các thành viên của Ban và thay mặt Ban giữ mối liên hệ với Thường trực HĐND, các Ban khác của HĐND xã, các cơ quan, tổ chức ở địa phương và trung ương đóng trên địa bàn; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban với HĐND, Thường trực HĐND xã; Tham dự các cuộc họp do Thường trực HĐND xã triệu tập; thay mặt Ban tham dự các cuộc họp bàn về lĩnh vực Ban phụ trách do UBND cấp xã, các cơ quan, tổ chức ở địa phương mời; tổ chức việc thẩm tra, giám sát, khảo sát của Ban; trình bày báo
Trang 28cáo thẩm tra, báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp HĐND
- Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban thực hiện chỉ đạo, điều hành một số công việc của Ban; khi Trưởng ban vắng mặt và ủy quyền, Phó Trưởng ban điều hành công việc của Ban
Trên cở sở quy định của pháp luật, nội dụng hoạt động của các Ban đã được cụ thể hóa trong quy chế hoạt động của từng Ban
Ban của HĐND cấp xã: hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ thể: Ban của HĐND do HĐND thành lập theo quy định của Luật Tổ chức CQĐP năm
2015, chịu trách nhiệm và định kỳ báo cáo trước HĐND và thường trực HĐND Hoạt động giám sát của Ban phải thực hiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số để biểu quyết các nội dung, vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách theo quy định của pháp luật.Chịu sự giám sát của Nhân dân địa phương thông qua hoạt động giám sát của HĐND
1.3 Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
1.3.1 Sự lãnh đạo của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”
Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện toàn diện trên mọi phương diện hoạt động của
bộ máy nhà nước và đời sống xã hội Do đó, tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung và các Ban của HĐND cấp xã nói riêng luôn chịu sự chi phối bởi chủ trương, đường lối của cấp ủy đảng cùng cấp Trong đó, công tác cán bộ là yếu tố bảo đảm cho chủ trương, đường lối của cấp ủy đảng được thực thi
Bên cạnh đó, cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy phải có quan điểm, nhận thức đúng về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của HĐND nói chung, các Ban của HĐND nói riêng, từ đó đề ra chủ trương, biện pháp, ban hành nghị quyết lãnh đạo sát đúng thì tổ chức và hoạt động của các Ban HĐND sẽ hoạt
Trang 29động hiệu quả, phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, góp phần vào việc củng cố niềm tin của cử tri đối với CQĐP Ngược lại nếu chủ trương chỉ dừng lại ở cuộc họp, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy chỉ nằm trong văn bản thì tổ chức và hoạt động của Ban của HĐND sẽ hoạt động hiệu quả không cao, không thực chất
1.3.2 Điều chỉnh pháp luật về Ban
Ban của HĐND cấp xã là cơ quan chuyên môn của HĐND cấp xã, là
bộ phận cấu thành HĐND xã cùng với Thường trực HĐND, tổ chức và hoạt động trên cơ sở Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, về cơ bản bước đầu đáp ứng được yêu cầu
và nhiệm vụ, giúp HĐND cấp xã thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND Đây là điểm mới của Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, đã hoàn thiện nên tổ chức và hoạt động của Ban của HĐND cấp xã được quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và không những tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ban HĐND mà cả hoạt động của HĐND cấp xã nói chung
Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban HĐND cấp
xã được pháp luật quy định cụ thể, đây là cơ sở pháp lý, là nền tảng để Ban của HĐND cấp xã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương và thể hiện trách nhiệm trước HĐND
và trước cử tri địa phương
Cơ sở pháp lý phù hợp sẽ tác động đến tổ chức và hoạt động của Ban HĐND một cách trực tiếp, vai trò của pháp luật cần phải được đề cao và hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh, phù hợp bao nhiêu thì mọi cơ quan, tổ chức
và công dân đều chấp hành, tuân thủ nghiêm bấy nhiêu Từ đó, tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung và các Ban của HĐND xã nói riêng sẽ phát
Trang 30huy tốt vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình trong hệ thống chính trị
Khi Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 được ban hành thì Ban của HĐND cấp xã mới được thành lập, điều đó cho thấy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã được nâng lên Tuy nhiên, do mới được thành lập nên việc
tổ chức và hoạt động còn có những hạn chế nhất định, cần phải được điều chỉnh, bổ sung để tổ chức và hoạt động của các Ban HĐND cấp xã được hoàn thiện, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hơn trong hoạt động của mình
1.3.3 Yếu tố con người
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy mọi hoạt động của Ban HĐND xã đều bị chi phối rất lớn bởi yêu tố này, nhất là vì Ban của HĐND là
cơ quan chuyên môn của HĐND, ngoài giúp cho HĐND thực hiện những nhiệm vụ theo pháp luật quy định thì còn được Thường trực HĐND phân công một số nhiệm vụ khác tùy theo điều kiện công tác Bên cạnh đó, theo quy định thì thành viên của Ban HĐND là đại biểu HĐND, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, từ đó có thể thấy rằng khối lượng công việc rất nhiều, vì vậy đòi hỏi thành viên của các Ban phải là người có tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình và phải nhận thức đầy đủ về pháp luật thì mới phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, mới tạo được lòng tin đối với Nhân dân
1.3.4 Nguồn lực vật chất
Đây là yếu tố góp phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để Ban của HĐND triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, việc quy định về bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban HĐND góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND cấp xã Theo đó, tại khoản 2 Điều 126 của Luật Tổ chức CQĐP và Điều 90 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cơ bản đã quy định rõ về kinh phí hoạt động của Ban HĐND cấp xã
Trang 31Tiểu kết chương 1
Như vậy, sau thành công của cuộc Cách mạng Tháng tám năm 1945, cùng với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân HĐND cũng được hình thành và phát triển, qua nhiều giai đoạn phát triển của Nhà nước, tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung, cấp xã nói riêng luôn gắn bó với tiến trình phát triển của đất nước
Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển về tổ chức
và hoạt động của các Ban HĐND, chế định Ban của HĐND xã được hình thành; vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của Ban của HĐND xã đã được Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định rõ; cùng với Thường trực HĐND xã, vị trí của Ban của HĐND cùng cấp được khẳng định là cơ quan của HĐND, với nhiệm vụ là thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND, Thường trực HĐND
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI QUẬN SƠN TRÀ,
Những khu đô thị cao cấp đã và đang hình thành, phát triển như: Phúc Lộc Viên; Làng Châu Âu (Europe Village); An Viên City; Ngô Quyền Shopping House,; The Sun City Riverside DaNang tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt khá, bình quân năm 2010-2015 đạt 12,39%/năm Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng30,67%, dịch vụ 44,5% Cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chất lượng
Trang 33cao, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch thể thao,
du lịch tâm linh…
Đến năm 2020, quận Sơn Trà hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm cho cả nhiệm
kỳ là 10% Trong đó, dịch vụ tăng 11,43%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,81%, nông nghiệp tăng 3,40%, giá trị sản xuất dịch vụ tăng 20,54%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 8,64%, giá trị sản xuất nông nghiệp - xây dựng tăng 6,36%
Như vậy, có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quận Sơn Trà rất thuận lợi, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các Ban HĐND ở phường nói riêng và hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước toàn quận nói chung Ban của HĐND các phường ở quận Sơn Trà được xác định là Ban HĐND ở đô thị có những điểm khác biệt so với Ban HĐND ở nông thôn Từ
đó Ban của HĐND phường đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn so với Ban HĐND xã
Ban HĐND phường cũng như Ban HĐND xã có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định như nhau Tuy nhiên, với tốc độ phát triển mạnh và đô thị hóa nhanh, chính quyền ở đô thị sẽ năng động hơn so với chính quyền ở nông thôn Bên cạnh đó, Sơn Trà là quận chủ lực trong phát triển du lịch biển, du lịch tâm linh của thành phố, với sự phát triển sôi nổi, đa dạng và phong phú, ngoài tập trung đề ra chủ trương, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh còn nhiều vấn đề dân sinh đặt ra phải giải quyết hằng ngày là khá lớn như: giải tỏa đền bù; an toàn vệ sinh thực phẩm;
vệ sinh môi trường; chống chèo kéo khách; an toàn giao thông; trật tự đô thị
… do đó công việc của Ban HĐND ở phường tại quận Sơn Trà cũng nặng nề hơn Đòi hỏi Ban HĐND ở phường của quận Sơn Trà phải năng động, sáng
Trang 34tạo, đề ra chương trình giám sát phù hợp, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của nhân dân, giúp UBND khắc phục những khâu yếu, mặt yếu góp phần xây dựng địa phương vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững
2.2 Thực tiễn tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân phường ở quận Sơn Trà
2.2.1 Tổ chức của các Ban của Hội đồng nhân dân các phường
Quận Sơn Trà có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, không có xã, chỉ có 7 phường
Như đã nêu ở mục 1.2 Theo Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định số lượng thành viên Ban của HĐND xã và Ban của HĐND phường cũng như chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động được quy định cụ thể, rõ ràng không có
gì khác biệt
Theo đó, Kỳ họp thứ nhất HĐND phường ở quận Sơn Trà nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu Trưởng ban, phó Trưởng ban các Ban HĐND Sau kỳ họp thứ nhất, Trưởng các Ban của HĐNDphường đã trình HĐND phường ban hànhcác nghị quyết phê chuẩn Trưởng Ban, phó trưởng Ban, ủy viên của các Ban của HĐND phường theo luật định Như vậy, Ban Pháp chế và Ban Kinh
tế - xã hội của HĐND 7 phường thành lập đúng quy định của pháp luật, mỗi Ban của HĐND có 5 thành viên Trong đó có Trưởng Ban, một Phó Trưởng Ban và ba ủy viên, các thành viên của các Ban là đại biểu HĐND của các phường và hoạt động kiêm nhiệm; Trưởng Ban, phó Trưởng Ban các Ban HĐND 7 phường không đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp [Bảng2.1]
Ban của HĐND các phường làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trên cơ
sở nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, trưởng Ban điều hành mọi hoạt động chung, ngoài ra Trưởng Ban phân công các thành viên trong Ban thực
Trang 35hiện một số nhiệm vụ theo quy chế của Ban Trên cơ sở đó, các Ban phát huy trí tuệ của tập thể trong các hoạt động giám sát, khảo sát, thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết của UBND trình HĐND, trình Thường trực HĐND phường, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban HĐND các phường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phường ở quận Sơn Trà
Việc hình thành chế định Ban của HĐND phường theo quy định của pháp luật là một trong những điểm mới, quy định khá chi tiết, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của các Ban HĐND phường, Tuy từng địa phương có đặc thù riêng, nhưng việc thành lập các Ban được HĐND 7 phường triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật và Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13, đơn cử mô hình của 2 địa phương khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:
Mô hình Ban của HĐND phường ở quận Hải Châu: Quận Hải Châu có
13 phường, HĐND mỗi phường thành lập 02 Ban, mỗi Ban của HĐND phường gồm có trưởng Ban, một phó trưởng Ban và 03 thành viên, hoạt động kiêm nhiệm, thành viên các Ban của HĐND là đại biểu HĐND phường
Mô hình Ban của HĐND các xã thuộc huyện Hòa Vang: huyện Hòa Vang có 11 xã, HĐND mỗi xã thành lập 02 Ban, mỗi Ban của HĐND gồm có trưởng Ban, một phó trưởng Ban và 03 thành viên, hoạt động kiêm nhiệm, thành viên các Ban của HĐND là đại biểu HĐND xã
Như vậy, các Ban của HĐND các phường, xã ở các địa phương nêu trên triển khai, thực hiện đúng quy định của pháp luật Từng địa phương có đặc thù riêng, nhưng HĐND các phường, xã trên địa bàn thành phố nói chung, quận Sơn Trà nói riêng đều thành lập Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, mỗi Ban của HĐND có 05 thành viên là đại biểu HĐND cùng cấp gồm Trưởng Ban, một phó trưởng Ban và 03 thành viên, Trưởng Ban, phó
Trang 36Trưởng Ban do đại biểu HĐND bầu, hoạt động trên cơ sở, chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức CQĐP và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thành viên các Ban HĐND 7 phường, theo số liệu của của Thường trực HĐND các phường cung cấp, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ các Ban của HĐND, điều này thể hiện có 14 đại biểu thành viên có trình độ Thạc sỹ chiếm 20%; 41 thành viên
có trình độ Cao đẳng, Đại học, chiếm 58,57% Trình độ lý luận chính trị: 5 đại biểu thành viên có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 60 thành viên có trình độ Trung cấp lý luận chính trị chiếm 85,71%, 04 thành viên có trình độ Sơ cấp chiếm 5,71%, 01 thành viên chưa qua đào tạo.[Bảng2.2]
Như vậy, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của thành viên các Ban HĐND các phường cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề
ra, trình độ Cao đẳng, Đại học và trình độ Trung cấp lý luận chính trị chiếm tỉ
lệ cao Tuy nhiên, còn 14 thành viên trình độ chuyên môn mới chỉ ở trình độ Trung cấp, 04 thành viên có trình độ Sơ cấp lý luận chính trị, 01 thành viên chưa qua đạo tạo Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức
và hoạt động của Ban HĐND các phường quận Sơn Trà Do đó, cần phải được đào tạo bổ sung để đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ
Cơ cấu độ tuổi thành viên các Ban HĐND 7 phường theo số liệu cho ta thấy: Độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi có 34 thành viên, chiếm tỉ lệ 48,57% chiếm gần một nửa tổng số thành viên của các ban; độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi có 10 thành viên, chiếm tỉ lệ 14, 28%; độ tuổi từ 56 đến 65 tuổi có 7 thành viên chiếm tỷ lệ 10% và có 01 thành viên trên 66 tuổi Như vậy, về cơ cấu độ tuổi thành viên các Ban của HĐND phường ở quận Sơn Trà là tương đối phù hợp,
cơ bản đảm bảo sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ của các Ban HĐND [Bảng2.3]
Công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND, thành viên
Trang 37của các Ban HĐND từ năm 2016 đến nay, ngoài hai đợt tham gia tập huấn ở quận và thành phố thì HĐND mỗi phường chỉ tổ chức tập huấn được một lần, mặc dù đã được trang bị, tiếp cận với phương pháp làm việc, kỹ năng hoạt động, kỹ năng giám sát và kỹ năng thẩm tra, khảo sát của Thường trực HĐND các Ban của HĐND và đại biểu HĐND Nhưng trong hoạt động chưa thật sự thuần thục, nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp và còn có sự lúng túng nhất định do mới đi vào hoạt động Do đó, phải thường xuyên tổ chức tập huấn để trang bị thêm kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND, thành viên các Ban của HĐND các phường để làm tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng các Ban HĐND các phường quận Sơn Trà được thành lập đảm bảo về số lượng thành viên của từng Ban, đại đa số thành viên của các Ban có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và trình độ Lý luận chính trị đảm bảo theo yêu cầu Về độ tuổi, có thể thấy rằng đây là điều đáng mừng vì phần lớn thành viên các Ban HĐND ở trong độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi, riêng độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi chiếm hơn một nửa tổng
số thành viên các Ban, có thể bảo đảm sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ của
và 61 cuộc khảo sát [Bảng2.6] Đối với hoạt động giám sát và khảo sát là 146 cuộc, chiếm tỷ lệ 148,97% so với tổng số các cuộc giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND 7 phường, cụ thể:
Trang 382.2.2.1 Hoạt động thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án
Hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết, các báo cáo, đề án, tờ trình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban, hoạt động này được các Ban tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định một cách chặt chẽ Từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2019, các Ban của HĐND phường đã tổ chức 84 cuộc thẩm tra [Bảng2.4] Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND các phường đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, phản biện mang tính khoa học và xã hội, giám sát việc thực thi hiến pháp, pháp luật để làm cơ sở giúp cho đại biểu HĐND phường nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất với các vấn đề quan trọng của từng địa phương
Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn quy định và ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND các phường; từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm
2019, Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế HĐND 7 phường đã thẩm tra tổng cộng trên 294 lượt báo cáo của UBND cùng cấp, 07 Đề án về các nội dung liên quan đến: Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc trả lời ý kiến cử tri sau mỗi kỳ họp; việc sắp xếp lại tổ dân phố … ; trên 175 lượt tờ trình, trên 161 lượt dự thảo Nghị quyết của HĐND, Thường trực HĐND, UBND các phường
Qua hoạt động giám sát, khảo sát thực tế, thu thập thông tin đầy
đủ từ nhiều nguồn khác nhau và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, cơ quan xây dựng báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết; trên cơ sở đó Ban tổng hợp tình hình, số liệu, nghiên cứu kỹ các tài liệu,
tổ chức họp Ban để thảo luận, đi đến thống nhất về các nội dung thẩm tra, do đó chất lượng thẩm tra ngày càng được nâng cao, đã thể hiện rõ chính kiến của các Ban trong việc đánh giá tình hình thực thi pháp luật
Trang 39ở từng kỳ họp, cũng như chỉ ra nhiều nội dung chưa phù hợp trong các
tờ trình, dự thảo nghị quyết do HĐND, UBND các phường trình, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp với thực tiễn của từng địa phương để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng chính quyền Các ý kiến thẩm tra của các Ban là
cơ sở cần thiết giúp HĐND các phường xem xét, quyết định những vấn
đề quan trọng của địa phương về lĩnh vực pháp chế, lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng các nghị quyết của HĐND các phường về nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các phường
Nhìn chung, các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND trình tại kỳ họp HĐND các phường luôn được dư luận đánh giá cao và đồng tình ủng hộ Có những vấn đề chưa phù hợp với tình hình phát triển của từng địa phương, có những nội dung đánh giá về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng - an ninh hay đánh giá về trật tự đô thị - xây dựng trái phép … chưa toàn diện, chưa thực chất, thiếu thông tin, số liệu chứng minh
… tất cả những nội dung này đều được các Ban của HĐND các phường phát hiện báo cáo Thường trực HĐND các phường yêu cầu UBND cùng cấp rút lại để điều chỉnh cho phù hợp Hầu hết ý kiến đề xuất, kiến nghị thể hiện trong báo cáo thẩm tra đều được ghi nhận đưa vào Nghị quyết 6 tháng, nghị quyết năm và được UBND phường tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời
Đơn cử như: Tại kỳ họp thứ 8 HĐND phường An Hải Bắc khóa XI: Qua thẩm tra, Ban kinh tế - xã hội HĐND phường đã kịpthời chỉ ra những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung và báo cáo với HĐND xem xét
đó là: cần phân tích số lượng tàu thuyền hiện có so với cùng kỳ năm 2017 để
Trang 40nhận định tăng hay giảm; nêu rõ số liệu tàu thuyền được đóng mới hoặc đầu
tư ngư lưới cụ theo Quyết định 48/QĐ-UBND của UBND thành phố cũng như số kinh phí hỗ trợ bảo hiểm, xăng dầu để thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với ngư dân trong kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo;
có biện pháp xử lý các hộ buôn bán nhỏ lẻ, thực phẩm tươi sống trong các khu dân cư không đảm bảo an toàn thực phẩm; tách nội dung chi Quốc phòng riêng, An ninh riêng để thấy được nguồn ngân sách chi cho từng lĩnh vực cụ thể …
Tại kỳ họp thứ 6 HĐND phường An Hải Tây khóa XI: Qua thẩm tra, Ban kinh tế - xã hội HĐND phường đã chỉ ra những nội dung yêu cầu UBND cần xem xét lại như: Tăng trưởng kinh tế năm 2017 chưa cao,
về giá trị khai thác thủy sản do liên quan đến diễn biến phức tạp trên Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến tình hình khai thác thủy sản; nợ đọng thuế vẫn tồn đọng và cao nhất là các hộ kinh doanh khu vực cầu Rồng; tình trạng quảng cáo rao vặt, bán hàng rong, các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán,xây dựng trái phép, không phép chưa giải quyết dứt điểm
Tại kỳ họp thứ 7 HĐND phường Mân Thái khóa XI, Ban Kinh tế - xã hội cũng chỉ ra những nội dung còn hạn chế, cần có những giải pháp khắc phục đó là: Tiềm năng kinh tế của địa phương còn thấp nên nguồn thu thiếu tính bền vững, lâu dài trong những năm tiếp theo; tình hình kinh doanh tại chợ Mân Thái không có hiệu quả dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế còn chậm, nhiều hộ nợ đọng thuế; một số tổ dân phố thu quỹ vẫn còn chậm so với Nghị quyết của Đảng uỷ; tình trạng gián quảng cáo rao vặt, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè chưa được giải quyết triệt để Tình trạng sử dụng trái phép chất gây nghiện trong thanh tiếu niên vẫn còn nhiều, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn gây nhiều lo ngại đối với nhân dân Do đó, UBND cần đề ra các giải