Chương trình ngày hội văn hóa các dân tộc

8 1.9K 4
Chương trình ngày hội văn hóa các dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương trình Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu Năm 2010 Sáng 28/4: Thay mặt cho BTC, tôi xin thông báo chương trình làm việc “ ngày hội …” như sau: (đọc chương trình kèm theo) Xin mời các đoàn: Thị trấn, Lục Hồn, Đồng Tâm, Tình Húc tập trung về phía sân khấu để chuẩn bị cho phần thi văn nghệ theo thứ tự đã bốc thăm: - Đội thi đầu tiên: Thị trấn. - 2: Lục Hồn - 3: Đồng Tâm - 4: Tình Húc. Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu BGK chấm phần thi văn nghệ của các đoàn: 1.Đ/c Phạm Hồng Hóa – P. đài TT – TH Huyện, trưởng BGK 2.Đ/c Hoàng Thị Mai – P. Phòng GD & ĐT huyện, phó BGK 3.Đ/c Đặng Văn Sàu – Cán bộ P VHTT huyện - ủy viên 4.Đ/c Hà Thị Ngọc - Cán bộ P VHTT huyện - ủy viên 5.Đ/c Mạc Ngọc Điệp – P Ban Tuyên giáo huyện ủy, ủy viên. Tổ tham vấn chuyên môn gồm: 1. Đ/c Sẻn Văn Quyền – P BQL chợ 2. Đ/c Đặng Văn Đức – Chủ tịch UBMTTQ xã Hoành Mô. 3.Đ/c Tằng Chi Sợi: P văn phòng H ĐND & UBND huyện. Thư kí tổng hợp: 1. Đ/c Ngô Thị Sằn – Cán bộ phòng VHTT 2. Đ/c Bùi Thúy Duyên – Cán bộ phòng VHTT Xin kính chúc BGK sức khỏe và làm việc hiệu quả, công minh. Còn bây giờ xin quý khán giả một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các tiết mục văn nghệ dự thi của đội Thị trấn, xin mời đội văn nghệ Thị trấn. (………… ) Lời ca, tiếng hát của các diễn viên đội văn nghệ Thị trấn đã mở đầu hội hát Tháng 3 năm nay – Hội hát được nâng tầm thành ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu. Xin cảm ơn và xin chúc mừng đoàn Thị trấn đã hoàn thành phần thi của mình. Chúng ta hãy chào đón các diễn viên của đội văn nghệ xã Lục Hồn với phần thi tiếp theo. Xin mời đội văn nghệ xã Lục Hồn. (……………….) Kính thưa quý khán giả. Có đến dự ngày hội, chúng ta mới ngỡ ngàng nhận ra một điều: Các cô, các chị, các bạn mới hôm qua còn chân lấm tay bùn trên ruộng đồng. Bước vào hội họ bỗng trở thành những diễn viên, những ca sĩ. Họ cất lên lời ca tiếng hát hồn nhiên, mộc mạc như cây lúa, cây khoai và giản dị như chính con người họ vậy. Xin chúc mừng đội văn nghệ xã Lục Hồn đã hoàn thành phần thi của mình. Tiếp theo chương trình, chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ và chào đón phần thi của đội văn nghệ xã Đồng Tâm, xin mời đội văn nghệ xã Đồng Tâm. (……………………) Nghe những ca từ của làn điệu Sáng Cố, tôi hình dung con đường đến với bản người Dao, con đường mùa này trắng ngần hoa trẩu: Hoa trẩu không thắm hoa trẩu trắng Trắng xóa đường đi trắng dưới thung Đường lên đất đỏ màu son thắm Vương gót chân ai chẳng thẹn thùng. Xin chúc mừng đội văn nghệ xã Đồng Tâm đã hoàn thành xong phần thi của mình. Còn bây giờ, xin mời quý vị hãy dành tặng cho đoàn xã Tình Húc một tràng pháo tay thật nồng nhiệt để chúc cho các diễn viên tự tin thể hiện phần thi của mình, xin mời đội văn nghệ của xã Tình Húc. (…………………) Chúc mừng đội văn nghệ xã Tình Húc đã hoàn thành phần thi của mình. Kính thưa quý khán giả, phần thi văn nghệ của đoàn Tình Húc đã kết thúc văn chương trình thi văn nghệ buổi sáng, xin mời BGK nghỉ giải lao. Ngay bây giờ, BTC xin mời các đôi dự thi phần trình diễn trang phục của cac sddoanf tập kết tại sân khấu để chúng tôi hướng dẫn màn chào hỏi. Xin mời Đ/c Ngọc giúp chúng tôi hướng dẫn các thí sinh. Hiện nay ở sân thi đấu thể thap đang diễn ra các phần thi thể thao rất sôi động, xin mời quý khán giả hãy đến xem và cổ vũ cho các đội thi. Chiều 28/4: Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý. Kính thưa toàn thể quý khán giả. Hội hát Tháng 3 trước đây là một lễ hội của riêng người Sán Chỉ ở Bình Liêu. Nhắc đến Bình Liêu là ta nhắc đến một vùng đất có bề dầy lịch sử oai hùng; người Bình Liêu chân thành, cởi mở với khách, sống hồn hậu như cái cây, con suối. Văn hóa Bình Liêu đa dạng: Có hát then dặt dìu, tha thiết; lời Soongs Cọ lảnh lót ngân xa, câu Sáng Cố đằm thắm, quyến luyến tình người… Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của các Ban ngành trong huyện, Hội hát tháng 3 đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm thành ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu – Ngày 16 / 3 âm lịch hàng năm. Ngày hội năm nay diễn ra vào dịp cả nước tưng bừng kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc: 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; 120 năm ngày sinh chủ tịch HCM vĩ đại; Chào mừng Đại hội đảng các cấp và Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngày hội văn hóangày hội tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần làm lớn mạnh khối Đại đoàn kết cộng đồng. Với những ý nghĩa to lớn đó, hôm nay Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu long trọng tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu năm 2010. Đến dự ngày hội tôi xin trân trọng giới thiệu các vị đại biểu, các vị khách quý: - Đ/c: ……………………………………………Sở VHTT & Du lịch Quảng Ninh. - Đ/c: Nguyễn Tuấn Bình – Bí thư huyện ủy huyện Bình Liêu. - Đ/c: La Tiến Dũng: Phó Bí thư huyện ủy Bình Liêu. - Đ/c: Nguyễn Văn Hưởng: Chủ tịch UBND Huyện BL. - Đ/c: Lô Văn Chắn: Phó chủ tịch UBND huyện BL. - Đ/c Trịnh Văn Duyệt: Phó chủ tịch UBND huyện, trưởng ban tổ chức ngày hội. - Các Đ/c thường trực HĐND huyện, các đ/c ủy viên BTV huyện ủy. - Các đ/c lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong huyện. - Các đ/c Bí thư, chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn - Các phóng viên báo, đài của địa phương, của tỉnh cùng đông đảo bà con đến tham dự ngày hội. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. Sau đây, xin trân trọng kính mời đ/c Trịnh Văn Duyệt – PCT UBND huyện, trưởng BTC lên phát biểu khai mạc. Trân trọngu kính mời đ/c. Xin cảm ơn đ/c.Tiếp theo chương trình, thay mặt cho BTC tôi xin trân trọng kính mời các đ/c trưởng đoàn của các xã, thị trấn tham dự ngày hội lên nhận hoa và cờ lưu niệm của BTC. Xin trân trọng kính mời các đ/c lãnh đạo huyện lên tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đoàn. Xin trân trọng cảm ơn các đ/c lãnh đạo . Sau đây, xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu, khách quý cùng quý khán giả thưởng thức một số tiết mục văn nghệ do diễn viên đội văn nghệ của các xã biểu diễn. 1. 2. 3. 4. 5. Xin cảm ơn các đội văn nghệ đã đem đến cho chương trình những tiết mục rất đặc sắc và ý nghĩa. Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý, và toàn thể quý khán giả. Trong cộng đồng các dân tộc huyện Bình Liêu, một phần làm phong phú, đặc sắc thêm nét văn hóa là trang phục của từng dân tộc. Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng sau đây vẻ đẹp của các bộ trang phục dân tộc do những người mẫu của bản làng trình diễn. Xin mời quý vị đại biểu , khách quý và quý khán giả đến với phần thi trình diễn trang phục. ( Nhạc nền… , dân tộc kinh xuất hiện). ……… ( Dân tộc Sán Chỉ…) ……. (Dân tộc Dao…) Người Dao ở Bình Liêu chiếm khoảng 25,6% dân số của huyện, chia ra làm hai nhóm: Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và ruộng nước. Ngoài lúa họ còn trồng màu. Nông cụ sản xuất thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác đã có nhiều tiến bộ. Một số nghề thủ công đã phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu . Mặc: Nam mặc quần, áo. Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn, màu đen là màu cơ bản của trang phục đàn ông. Ngày nay đã có sự cải tiến rất nhiều trong trang phục để phù hợp hơn với cuộc sông hiện đaị. Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần áo ngắn hoặc dài màu chàm và đầu đội khăn Y phục đan cài màu đỏ sặc sỡ. Phụ nữ Dao Thanh Y mặc áo tà dài rồi vắt chéo vạt áo lên, quần ngắn ngang đùi tạo nên nét đẹp khỏe khoắn của các cô gái người Dao, họ búi tóc rất khéo léo, trên đỉnh đầu có che một tấm thổ cẩm thêu cầu kì. Trang phục của họ phần cổ áo thêu hoa văn sặc sỡ, riêng chiếc yếm ngực còn gắn những bông hoa tám cánh chạm bằng bạc. Phụ nữ Dao Thanh Phán mặc áo dài quá hông, hai tà áo cài chéo, quần dài ngang mắt cá chân. Ống quần và ống tay áo, ngực áo thêu rất cầu kì. Hiện trang vẫn giữ được các nét trang trí hoa văn truyền thống. Họ không theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm. (Dân tộc Tày…) Đang xuất hiện trên sân khấu lúc này là những chàng trai, cô gái người Tày. Trong cách ăn mặc, họ có đặc trưng riêng về phong cách thẩm mỹ. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm. + Trang phục nam Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4 thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Aáo cánh 4 thân là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ nhân. +Trangphụcnữ Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Aáo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội trường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy người Tày còn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm. Aáo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới kích thước có phần hẹp hơn. Mái tóc được vấn gọn gàng. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu 'mỏ quạ' của người Kinh. Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bàng và rộng. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích bằng bạc. Có nơi còn đeo túi vải. Giới thiệu từng đôi dự thi theo danh sách của BTC: Phần thi ẩm thực: Trân trọng kính mời quý vị đại biểu, khách quý cùng quý vị khán giả đến với phần thi ẩm thực. Ở phần thi này các đội sẽ thể hiện hai món: đó là thổi xôi màu và làm gà, sau đó bày thành mâm lễ. Hiện nay các đội đã chuẩn bị sẵn các nguyên liệu để thực hiên. Xin mời các đội thi vào vị trí, các đội đã sẵn sàng để thi chưa ạ? Trong quá trình thi, DCT giới thiệu về Bình Liêu, giới thiệu những nét đặc trưng của từng dân tộc. Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 130km, cách thị trấn Tiên Yên 40km, phía bắc có 48,2 km, đường biên giới giáp Trung Quốc, phía đông giáp huyện Quảng Hà, phía tây giáp huyện Ðình Lập, tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Tiên Yên. Bình liêu có diện tích tự nhiên 47.138 ha, địa hình núi non trùng điệp. Phía đông có nhiều dãy núi cao, cao nhất là ngọn Cao Xiêm 1333m, Núi Cao Ba Lanh cao 1050m. Bình Liêu có rất nhiều suối, phần lớn suối đổ về sông Tiên Yên. Trên đất Bình Liêu, Sông Tiên Yên là đoạn thượng nguồn, lưu lượng bình quân 21m3/s, lòng sông dốc, nhiều ghềnh, mùa cạn có thể lội qua ở nhiều đoạn, mùa mưa lũ dâng rất nhanh, chảy dữ dội. Ðất nông nghiệp rất hẹp, hơn 7000ha, trong đó hơn 4000ha là đồi có thể chăn thả đại gia súc. Ðất cấy lúa trồng hoa màu chỉ có 1644ha chủ yếu là ruộng bậc thang và những thung lũng chân núi, những bãi bồi ven sông. Ðất rừng rất rộng 28.818ha, trong đó có hơn 8000 ha đất rừng tự nhiên nhưng lâm sản đã nghèo kiệt quệ. Bình liêu không xa biển lắm nhưng do lớp núi cao che chắn nên chịu nhiều hơn ảnh hưởng của lục địa. Mùa đông kéo dài, nhiều ngày dưới 40 và hay có sương mù, độ ẩm cao, lượng mưa hàng năm khoảng 2400mm. Về giao thông, đi lại vận chuyển chỉ có đường bộ. Ðường 331 từ Tiên Yên lên chạy dọc huyện men theo thung lũng sông Tiên Yên và tận cùng ở Cửa khẩu Hoành Mô. Nay đã trải nhựa dài 50 km, là trục giao thông chính của huyện. Từ trục này có lối rẽ vào các xã, song với những xã xa như Húc Ðộng, Ðồng Văn vẫn là "đường lâm nghiệp" đi lại rất khó khăn. Bình Liêu còn có nhiều tài nguyên chưa được khai thác. Sông Tiên Yên và nhiều chỉ lưu là nguồn thuỷ năng lớn. Hiện nay đã có đập lấy nước canh tác và làm thuỷ điện nhỏ, nhiều chỗ bà con chặn suối nuôi cá có hiệu quả. Trong lòng đất Bình Liêu có nhiều quặng quí hiếm như vàng ở Bản Ngải, quặng chì kẽm ở Ngàn Phe song hàm lượng thấp. Riêng nguyên liệu chịu lửa alumin có một trường quặng lớn gồm ba thân quặng chính tổng trữ lượng ước tính 35 triệu tấn.ở phía bắc huyện có mỏ đá grannit aplit chưa được khai thác. Bình Liêu có một thế mạnh là có cửa khẩu Hoành Mô. Từ năm 1990, cửa khẩu mở lại, hàng hoá từ nội địa đôi bên giao lưu ngày một tăng. Ngoài nguồn thu thuế, hoạt động của Cửa Khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ huyện. Từ những đặc điểm trên, Bình Liêu có khả năng phát triển Kinh tế đa dạng. Trước hết là đất đai, Bình Liêu đã sớm đổi mới giống lúa và mùa vụ, mỗi năm sản xuất gần 10.000 tấn lương thực quy thóc. Từ chỗ thiếu ăn, mấy năm qua Bình Liêu đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, bình quân lương thực đầu người vào loại cao nhất nhì tỉnh. Trồng rừng được đẩy mạnh, các giống cây rất thích hợp với đất đai, khí hậu ở Bình Liêu như hồi, quế, trẩu, đặc biệt là hồi quế đang được phục hồi và tăng nhanh diện tích trồng. Việc chăn nuôi đại gia súc, trước hết là Trâu, bò đã được chú ý nhưng số lượng còn ít. Bình Liêu có chợ ở thị trấn huyện lỵ họp hàng ngày, thường đông vào chủ nhật. Số người buôn bán và các nghề dịch vụ đã tăng, bộ mặt thị trấn đã thành phố xá, không buồn vắng như mấy năm trước. Về dân cư, Bình Liêu đa dân tộc, dân số trên 22.000 người gồm 5 dân tộc chính: đông nhất là người Tày: 58, 4%, Dao: 25,6%, Sán Chay: 15,4%, Kinh: 3,7%, Hoa: 0,3%. Bình Liêu là huyện đồng bào Tày đông nhất tỉnh. Xã nào trong huyện cũng gồm người nhiều dân tộc. Hiện nay, Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn Bình Liêu và 7 xã : Tình Húc, Vô Ngại, Ðồng Tâm, Húc Ðộng, Hoành Mô, Ðồng Văn, Lục Hồn. Xưa Bình Liêu thuộc châu Tiên Yên. Ngày 16/12/1919, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định tách hai tổng Bình Liêu và Vô Ngại của châu Tiên Yên lập thành châu Bình Liêu thuộc phủ Hải Ninh, trong đạo quan binh thứ nhất, sau là tỉnh Hải Ninh. Ðồng bào các dân tộc Bình Liêu có truyền thống đánh giặc, giữ nước từ lâu đời. Trên đỉnh núi Cao Ba Lanh giáp biên giới có những hòn đá rất kỳ lạ, gõ vào hòn đá này lại nghe tiếng vang ở các hòn đá khác. Có truyền thuyết về những "hòn đá thần" có tiếng vang làm quân giặc khiếp sợ. Lại có truyện người dũng sĩ cưỡi ngựa đánh giặc nay còn ghi dấu ấn ở nhiều địa danh như: Bãi Dáo, Mạ Trạt và truyện về giống tre mọc ngược do lời thề của người dũng sĩ khi chống gậy dừng chân. Sử sách còn ghi chép lại những trận đuổi giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang. Trong thời Pháp thuộc, từ đồn Bình Liêu, viên đội người Tày Thàm Cam Sláy, thường gọi là Ðội Sáng, đã tổ chức binh sỹ làm binh biến, được nhân dân hưởng ứng, nghĩa quân ra vùng rừng núi phía đông, căn cứ mở rộng đến các vùng núi phía bắc Hà Cối và vùng núi PanNai của Móng Cái. Lực lượng đông dần lên tới vài trăm người, đã nhiều lần tập kích cả đồn Hà Cối và uy hiếp Móng Cái. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 2 năm chấn động cả vùng đông bắc. Từ cuối năm 1917 đến cuối năm 1919 mới chịu thất bại. Ðến cách mạng Tháng Tám, nhân dân Bình Liêu và cả binh lính đồn Bình Liêu khi không còn sĩ quan Nhật chỉ huy, đã nô nức đón chào Việt Minh. Tháng 11/1945, Bình Liêu thành lập chính quyền cách mạng. Giữa năm 1946, bọn việt cách theo chân quân Tưởng tràn vào Bình Liêu và đầu năm 1947 quân Pháp quay lại chiếm đóng. Nhân dân Bình Liêu kiên cường kháng chiến . Bình Liêu hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Hải Ninh. Các cơ quan đầu não của tỉnh từ đây tiến về các huyện đẩy mạnh chiến tranh du kích. Về văn hoá, Bình Liêu có tập quán văn hoá và nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của nhiều dân tộc. Ðồng bào không theo tôn giáo nào, cả huyện không có chùa, nhà thờ, có mấy ngôi đình nhỏ thờ thành hoàng, các gia đình và các dòng họ chỉ thờ cúng tổ tiên. Những ngày hội, nam thanh nữ tú từ các bản kéo về thị trấn huyện lị, gặp gỡ tâm tình, hát đối đáp bằng các làn điệu dân ca. Người Tày có các điệu Sli, then, người Sán chỉ có hát Soóng cọ , hội hát chính thức là ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm . Trong ngày hội và những ngày đầu xuân ở bản làng còn có chơi đàn tính, ném còn, chơi gụ. Bình liêu có phong cảnh núi tươi đẹp, cánh đồng bậc thang, rừng hồi quế thơm ngát, hoa sở nở trắng, suối reo. Ðặc sắc nhất là thác Khe Vằn ở Húc Ðộng. Thác cao hàng trăm mét, theo ba tầng vách núi đổ xuống trắng xoá giữa cỏ cây chen đá Những phiến đá thần ở Cao BA Lanh vừa huyền bí vừa gợi vẻ thiêng liêng khi du khách ở tầm cao trên ngàn mét, mây bay la đà, nhìn bao quát cả một vùng biển với con sông biên giới uốn lượn giữa đôi bờ thanh bình. Bình Liêu đang vượt lên thoát khỏi ngèo đói và giữ gìn bản sắc dân tộc cùng với giữ vững từng tấc đất. Nay xã nào cũng có trường học, huyện có hai trường phổ thông trung học và một trường dân tộc nội trú. Người Tày chiếm số dân đông nhất huyện Bình Liêu: 58,4 %. Họ có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai . và rau quả mùa nào thức đó. Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, múa nhạc . Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới,rucon. Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói chuyện. Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi nhau như anh em ruột thịt, bà con thân thích của mình. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất, ở vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. . Chương trình Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu Năm 2010 Sáng 28/4: Thay mặt cho BTC, tôi xin thông báo chương trình làm việc “ ngày hội. long trọng tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu năm 2010. Đến dự ngày hội tôi xin trân trọng giới thiệu các vị đại biểu, các vị khách quý:

Ngày đăng: 26/09/2013, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan