PHÒNG GD&ĐTHỮU LŨNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC CAI KINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cai Kinh, ngày 15 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỔ KHỐI 4 NĂM HỌC 2010-2011 I. Căn cứ để xây dựng kế hoạch: Căn cứ công văn 659/PGD &ĐT - CM v/v tổ chức hội thảo “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010-2011 và giai đoạn 2010- 2015”. Căn cứ kếhoạch số 50 của trường Tiểu học Cai Kinh. Căn cứ kết quả khảo sát đầu năm học 2010 - 2011, kết quả đã đạt được của năm học 2009 – 2010 và tình hình thực tế của học sinh. Tổ khối 4 Trường Tiểu học Cai Kinh lập kếhoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2010-2011 như sau: II. Thực trạng chất lượng giáo dục: 1. Thuận lợi: - Học sinh: Các em đã có ý thức nề nếp trong học tập, có tương đối đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập. - Giáo viên: Các giáo viên trong tổ đều đạt chuẩn trở lên, có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, yêu nghề mến trẻ. - Nhà trường mở lớp học 2 buổi/ ngày. Các lớp ở trường chính đều học 2 buổi/ ngày nên các em có điều kiện thời gian , được giáo viên kèm cặp, giúp đỡ ngay trên lớp. 2. Khó khăn: 1 - Học sinh: Các em sinh ra trong gia đình nông thôn bố mẹ ít quan tâm đến con cái, một số em là dân tộc ít người, ít va chạm nên việc tiếp thu còn thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. - Giáo Viên: Một số giáo viên trong tổ chuyên môn còn hạn chế việc vận dụng phương pháp mới còn lúng túng. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy giúp đỡ học sinh khá giỏi. 3. Chất lượng giáo dục trong năm học trước: Chất lượng giáo dục trong năm học trước còn thấp, số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi chon học sinh giỏi cấp trường chưa nhiều, các giải thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đạt được chưa cao.Cụ thể: Học sinh giỏi: Học sinh tiên tiến: Học sinh giỏi cấp trường: Học sinh giỏi cấp huyện: đạt 4 giải khuyến khích. 4. Nguyên nhân của tình trạng chất lượng học sinh giỏi còn thấp : - Về phía học sinh: Đa số học sinh là người dân tộc, trình độ nhận thức của các em không đồng đều.Nhiều em còn ham chơi chưa ý thức tốt việc học tập. - Về phía giáo viên: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít, thời gian dành cho việc bồi dưỡng chưa nhiều. -Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh có trình độ văn hóa thấp nên không thể kèm thêm cho học sinh học tập ở nhà. Điều kiện kinh tế gia đình của nhiều học sinh còn khó khăn, việc mua sắm tài liệu tham khảo còn hạn chế dẫn đến chất lượng không cao III. NHỮNG MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 2 1. Những mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu: Tổng số học sinh trong tổ là 85 em.Tổ khối 4 đăng kí chỉ tiêu phấn đấu tổng số hs giỏi là 29 em. Cụ thể như sau: STT Lớp Tổng số hs Số hs giỏi đăng kí phấn đấu 1 4A1 23 9 2 4A2 23 8 3 4A3 22 8 4 4A4 17 4 Tổng 4 lớp 85 29 Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp trường đạt: 6 giải Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện đạt: 1 giải 2. Biện pháp thực hiện: -Thực hiện kếhoạch nhiệm vụ năm học 2010-2011 của nhà trường. Tổ khối 4 sinh hoạt chuyên môn trong tổ đưa ra kếhoạch “ bồi dưỡng học sinh giỏi” để lấy ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy đối tượng học sinh khá giỏi, qua đó cùng thống nhất, trao đổi kinh nghiệm tìm ra giải pháp cụ thể bồi dưỡng học sinh ngay từ đầu năm học. - Toàn thể giáo viên trong tổ đoàn kết, nhất trí cao và quyết tâm thực hiện kếhoạch đề ra để nâng cao chất lượng hs khá giỏi của tổ và của nhà trường. - Tăng cường công tác vận động nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên trong tổ. - Triển khai tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục. - Kết hợp tốt ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội. - Tổ chức họp phụ huynh đối tượng học sinh giỏi, đưa ra giải pháp cùng phối hợp với phụ huynh trong việc đầu tư thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình. Tuyên truyền đến gia đình học sinh chủ trương của ngành về thực hịên cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung. Yêu cầu phụ huynh phải trang bị cho học sinh 3 đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, tạo điều kiện cho các em thời gian học ở trường và ở nhà, quan tâm nhắc nhở các em, giám sát các em trong thời gian học tập. -Quan tâm và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn - Trao đổi với giáo viên trong tổ đi đến thống nhất, sử dụng các phương pháp giảng dạy sao cho phát huy được vốn hiểu biết của học sinh với phương châm:” Cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, linh hoạt” có như vậy mới phù hợp với khả năng của các em. - Tiến hành giúp đỡ học sinh mọi lúc, mọi nơi theo các hình thức “ Thầy dạy trò, trò học trò, đôi bạn cùng tiến”. - Động viên khích lệ sự tiến bộ của các em trong các giờ sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, cố gắng thu hút các em vào các hoạt động phong trào của lớp. - Học sinh thực hiện đi học đúng giờ, đúng lịch. Tự giác tham gia học tập và tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Căn cứ vào trình độ HS, dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu bồi dưỡng mà GV có kếhoạch soạn bài cho phù hợp trình độ HS . -Phải có sổ theo dõi học tập của học sinh để đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh. - Mỗi tuần ra ít nhất 1 đề kiểm tra để đánh giá HS và có biện pháp rèn thích hợp. - Quá trình ôn tập giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng cho học sinh một cách tỉ mỉ, chu đáo, phát hiện những lỗ hổng, phần kiến thức HS còn lúng túng để bồi dưỡng cho có hiệu quả, đảm bảo lượng kiến thức nâng chuẩn cho học sinh khá giỏi. - Đảm bảo đánh giá, xếp loại học sinh công bằng, thực chất, không chạy theo thành tích. Đánh giá xếp loại học sinh căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình từng môn học, đảm bảo toàn diện và thực chất. - Quan tâm kiểm tra các trang thiết bị dạy học, sách vở đồ dùng học tập của học sinh thường xuyên. III. THỜI GIAN THỰC HIỆN : -Đầu tháng 9 rà soát phân loại xác định học sinh khá giỏi 4 -Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt trong các tiết học chính khóa và các tiết học buổi 2/ngày. -Bắt đầu ôn bồi dưỡng thêm cho đối tượng học sinh khá giỏi từ 20/9/2010. Dựa vào thời khoá biểu, các lớp tự lên báo giảng dạy thêm vào cuối mỗi buổi học đảm bảo 2 tiết / tuần . -Tiến hành ôn đội tuyển học sinh giỏi theo sự phân công sắp xếp của nhà trường. -Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ 4. Rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo, giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH để tổ 4 thực hiện tốt kếhoạch đề ra. Cai Kinh, ngày 15 tháng 9 năm 2010 TỔ TRƯỞNG Phê duyệt của BGH . . . . Lăng Thị Mai Hường 5 6 . 4 đăng kí chỉ tiêu phấn đấu tổng số hs giỏi là 29 em. Cụ thể như sau: STT Lớp Tổng số hs Số hs giỏi đăng kí phấn đấu 1 4A1 23 9 2 4A2 23 8 3 4A3 22 8 4. số hs Số hs giỏi đăng kí phấn đấu 1 4A1 23 9 2 4A2 23 8 3 4A3 22 8 4 4A4 17 4 Tổng 4 lớp 85 29 Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp trường đạt: 6 giải