KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT N
Trang 1NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2020
Trang 2NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS ĐOÀN MINH PHỤNG
2 TS TRỊNH HỮU HẠNH
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan
Tác giả luận án
Nguyễn Ánh Nguyệt
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ viii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 8
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 8
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 16
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT 18
1.3.1 Về lý luận 19
1.3.2 Về thực tiễn 20
1.3.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 20
Kết luận chương 1 21
Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 22
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 22
2.1.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 22
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 31
Trang 52.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 54 2.2.1 Khái niệm và phân loại chính sách tài chính 54 2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính Nhà nước thúc đẩy
phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 58 2.2.3 Tiêu chí đánh giá tác động của chính sách tài chính Nhà nước đến
phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 61 2.2.4 Các chính sách tài chính đối với phát triển bền vững thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ 63 2.2.5 Vai trò của các chính sách tài chính đối với sự phát triển bền
vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 71 2.3 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC SỬ
DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN
THỌ VÀ BÀI HỌC (THAM KHẢO) ĐỐI VỚI VIỆT NAM 79 2.3.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về việc sử dụng chính
sách tài chính tác động đến sự phát triển bền vững của thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ 79 2.3.2 Bài học kinh nghiệm (tham khảo) cho Việt Nam 88 Kết luận chương 2 91
Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ VIỆT NAM 92
3.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ VIỆT NAM 92 3.1.1 Giai đoạn trước năm 2001 92 3.1.2 Từ năm 2001 đến năm 2018 95 3.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 99 3.2.1 Chính sách về vốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 100 3.2.2 Chính sách trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ 102
Trang 63.2.3 Chính sách về đầu tư vốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ 104
3.2.4 Chính sách về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 107
3.2.5 Chính sách thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 108
3.2.6 Chính sách Ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp 111
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 113
3.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được 113
3.3.2 Đánh giá những tồn tại, hạn chế 129
3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 157
Kết luận chương 3 162
Chương 4: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 163
4.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 163
4.1.1 Dự báo xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 163
4.1.2 Quan điểm, định hướng sử dụng chính sách tài chính trong phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 166
4.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 169
4.2.1 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 169
4.2.2 Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 175
4.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 178
4.3.1 Hoàn thiện chính sách về vốn 178
4.3.2 Hoàn thiện chính sách về trích lập dự phòng nghiệp vụ 181
Trang 74.3.3 Hoàn thiện chính sách về đầu tư vốn 183
4.3.4 Hoàn thiện chính sách về khả năng thanh toán 186
4.3.5 Hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 187
4.3.6 Hoàn hiện chính sách Ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp 191
4.4 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 192
4.4.1 Giai đoạn từ năm 2021-2025 192
4.4.2 Giai đoạn từ năm 2026-2030 195
4.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 195
4.5.1 Quy định việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả trong Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 195
4.5.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm 198
4.5.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trưởng bảo hiểm phi nhân thọ 199
4.5.4 Nâng cao hiệu quả giám sát của Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm 202
4.6 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 203
4.6.1 Kiến nghị với Chính phủ 203
4.6.2 Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan 204
Kết luận chương 4 206
KẾT LUẬN 207
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 209
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 210
PHỤ LỤC 216
Trang 8PTBV
: :
Phi nhân thọ Phát triển bền vững SXNN : Sản xuất nông nghiệp TTBH : Thị trường Bảo hiểm XNK : Xuất nhập khẩu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT Việt Nam trước
năm 2001 93 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT Việt Nam từ năm
2001 đến 2018 97 Bảng 3.3: Vốn chủ sở hữu của các DNBH trên TTBH PNT Việt Nam 114 Bảng 3.4: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dự phòng nghiệp vụ của
TTBHPNT Việt Nam từ 2014-2018 122 Bảng 3.5: Hệ số biên khả năng thanh toán của các DNBH PNT Việt
Nam từ 2014-2018 125 Bảng 3.6: Tình hình tái bảo hiểm TTBH PNT Việt Nam từ năm
2014-2018 131 Bảng 3.7: Tỷ lệ tái bảo hiểm một số nghiệp vụ chủ chốt TTBH PNT
Việt Nam từ năm 2014 - 2018 132 Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn của DNBH PNT Việt Nam từ 2014-2018 135 Bảng 3.9: Tình hình trích lập mới DPNV của các DNBH trên TTBH
PNT Việt Nam năm 2018 140 Bảng 3.10: Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất năm 2018 150
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Vốn chủ sở hữu của các DNBH trên TTBH PNT Việt
Nam từ năm 2014 - 2018 115 Biểu đồ 3.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của TTBH PNT Việt Nam
từ năm 2014-2018 118 Biểu đồ 3.3: Tổng hợp khảo sát về chính sách dự phòng phí 120 Biểu đồ 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát về chính sách dự phòng dao
động lớn 120 Biểu đồ 3.5: Tổng hợp khảo sát về chính sách dự phòng bồi thường 121 Biểu đồ 3.6: Số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của TTBH PNT Việt
Nam từ 2014-2018 123 Biểu đồ 3.7: Tổng hợp khảo sát về chính sách thuế GTGT 126 Biểu đồ 3.8: Tổng hợp khảo sát về chính sách thuế thu nhập cá nhân 127 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại và nhượng tái TTBH PNT Việt
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường bảo hiểm ngày càng trở thành nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện vai trò trong ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh an ninh kinh tế, an ninh chính trị; bảo vệ tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định; thúc đẩy
hợp tác kinh tế quốc tế
Ngày 15/01/1965 công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) chính
thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự hình thành của thị trường bảo hiểm Việt Nam Tuy nhiên sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực (01/4/2001), thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam mới thực sự khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, phát huy vai trò "lá chắn kinh tế" trong việc góp phần giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển và ổn định nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Để có được những thành quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, sự thuận lợi về bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước, một yếu tố quan trọng phải kể đến là việc Nhà nước xây dựng và ban hành kịp thời các chính sách trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là chính sách tài chính Các chính sách tài chính được ban hành
và liên tục có sự thay đổi chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Nhờ đó, trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ liên tục đạt mức tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã triển khai rất nhiều sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của cộng đồng; rất nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình lớn của Nhà nước đã được các doanh nghiệp bảo hiểm bảo vệ về mặt tài chính, mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách, góp phần thực hiện chính sách tài khóa Việc bồi thường và trả tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tiến hành nhanh chóng, kịp thời giúp doanh nghiệp và người
Trang 12dân khắc phục khó khăn tài chính, yên tâm sản xuất kinh doanh Hoạt động đầu
tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng được mở rộng về quy mô vốn đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư, góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ phát triển thị trường tài chính Các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng nâng cao tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh, vươn tầm phạm vi hoạt động qua biên giới
Tuy nhiên, chính sách tài chính ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, điều đó khiến hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như quy mô thị trường đã được mở rộng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng; cấu trúc nguồn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn chưa cân đối, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi bên ngoài; mức giữ lại thấp,
tỷ lệ nhượng tái cao; việc trích lập dự phòng nghiệp vụ chưa có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Hạn chế của chính sách tài chính có thể đe dọa đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường Phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mang lại nhiều lợi ích cho một quốc gia Phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ làm gia tăng giá trị tài sản trong tương lai cho các doanh nghiệp bảo hiểm; đảm bảo và coi trọng quyền lợi của các đối tượng khách hàng; tạo thuận lợi cho sự phát triển môi trường và hỗ trợ sự phát triển toàn bộ nền kinh tế Trong xu thế toàn cầu hóa, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phải hội nhập sâu và rộng, vì vậy phát triển bền vững nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và vị thế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là một xu hướng tất yếu phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế Để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững của ngành bảo hiểm được Chính phủ đặt ra tại Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp, trong đó giải pháp hoàn thiện chính sách tài
chính được coi là nhân tố trọng yếu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, chính sách tài chính đối với thị
Trang 13trường bảo hiểm phi nhân thọ, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đầy đủ về tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của thị trường
Bảo hiểm phi nhân thọ (TTBH PNT)
Xuất phát từ thực tế đó nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
"Hoàn thiện chính sách tài chính với mục tiêu phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của Luận án
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, chính sách tài chính tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ; luận án phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, từ đó luận án đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Về lý luận
Luận án sẽ tập trung làm rõ một số điểm cốt lõi đó là: quan điểm về phát triển bền vững, nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững TTBH PNT và chính sách tài chính có liên quan, tác động như thế nào đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT
- Về thực tiễn
Luận án sẽ tổng hợp, khái quát các chính sách tài chính đối với DNBH PNT ở Việt Nam hiện nay; phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, xem xét các mặt tích cực, cũng như những hạn chế tồn tại của các chính sách và nguyên nhân hạn chế; trong đó nhấn mạnh các hạn chế của các chính sách tác động như thế nào đến sự phát triển bền vững
Trang 14của TTBH PNT theo một số tiêu chí đã nghiên cứu trong phần lý luận, đó là tiêu chí về hoạt động, về năng lực tài chính, về việc thỏa mãn nhu cầu xã hội,
về sự tác động tới thị trường vốn
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính
sách tài chính nhằm phát triển bền vững thị trưởng Bảo hiểm (TTBH) phi nhân thọ Việt Nam
Trên cơ sở nội dung lý luận, thực tiễn, cùng với điểu kiện, lộ trình để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án xây dựng hệ thống giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển bền vững TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách tài chính gắn với việc phát triển bền vững TTBH PNT Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Chính sách tài chính của Nhà nước rất đa dạng tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm chính, đó là:
+ Nhóm chính sách liên quan đến vốn và khả năng thanh toán Nhóm chính sách này bao gồm: chính sách về vốn, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư vốn, khả năng thanh toán… Các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm khi bắt đầu hoạt động kinh doanh phải tuân thủ qui định
về vốn, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư vốn và khả năng thanh toán của nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn của các trung gian tài chính, bảo vệ quyền lợi của khách hàng
+ Chính sách tài chính khác Chính sách tài chính khác gồm có chính sách thuế; chính sách ngân sách Nhà nước; chính sách liên quan tài chính ngân hàng; chính sách tài chính trung gian, gián tiếp; chính sách đầu tư…
Có rất nhiều chính sách tài chính của Nhà nước tác động đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT, mỗi chính sách tác động trên những phương
Trang 15diện khác nhau Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả luận án xin giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 6 chính sách tài chính của Nhà nước, bao gồm chính sách về vốn, chính sách về trích lập dự phòng nghiệp vụ, chính sách đầu tư vốn, chính sách về khả năng thanh toán, chính sách thuế, chính sách NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (đây là những chính sách trụ cột, có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT, những chính sách này được quy định bằng những văn bản pháp luật cụ thể, riêng biệt cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm); tác giả cũng giới hạn nghiên cứu các chính sách này tác động đến một chủ thể của TTBH PNT là các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (DNBH PNT)
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các chính sách
tài chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam Bên cạnh
đó, luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính nhằm thúc đẩy phát triển bền vững TTBH PNT một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
+ Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam từ năm 2014 - 2018, lấy mốc từ thời điểm TTBH PNT chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, sau đó là Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KDBH Đồng thời, đây cũng là giai đoạn TTBH PNT Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, dễ bị tổn thương trước tác động xấu Vì vậy, tác giả cho rằng nghiên cứu chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam trong bối cảnh như vậy sẽ có những đánh giá toàn diện hơn
+ Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam đến năm 2025
Trang 164 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận án góp phần đưa ra các lý luận về phát triển bền vững TTBH PNT, bao gồm khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững cuả TTBH PNT Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đến tác động của các chính sách tài chính đối với sự phát triển bền vững của TTBH PNT Đây sẽ là một tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về TTBH PNT; chính sách tài chính và tác động của các chính sách đến sự phát triển của TTBH PNT
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của luận án về sự tác động tích cực của các
chính sách tài chính đối với sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam;
về hạn chế của các chính sách tài chính và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam là nguồn thông tin tin cậy để các nhà khoa học, những đối tượng quan tâm có thể đánh giá khách quan, toàn diện về hoạt động của TTBH PNT Việt Nam và thực trạng CSTC đối với TTBH PNT Việt Nam hiện nay
Những đánh giá, phân tích và những giải pháp mà luận án đề xuất sẽ góp phần thúc đẩy TTBH PNT Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; từng bước khẳng định vị trí trong khu vực và trên thế giới
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu về chính sách tài chính tác động đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT phải kế thừa các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
án sử dụng các phương pháp:
Trang 17- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các công trình, đề tài khoa học đã được công bố
Tác giả tiến hành thu thập các số liệu về TTBH PNT Việt Nam thông qua số liệu công bố của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm
- Phương pháp thống kê, so sánh: Thông qua thu thập thông tin, số liệu
thứ cấp, tiến hành xử lý, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để so sánh giữa các thời kỳ, giữa các năm và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này đòi hỏi phân chia đối tượng
nghiên cứu ra thành các bộ phận, các thành phần nhỏ để xem xét đánh giá
- Phương pháp tổng hợp: đòi hỏi luận án sau khi nghiên cứu về các
chính sách tài chính tác động đến các khía cạnh của TTBH PNT, phải khái quát hóa chính sách tài chính còn những điểm hạn chế gì, và điểm hạn chế ấy sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT
- Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu
thứ cấp từ các công trình khoa học có liên quan đến chính sách tài chính đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
6 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Lý luận cơ bản về chính sách tài chính đối với sự phát triển
bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính đối với sự phát triển bền
vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Chương 4: Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy phát triển bền
vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Bài viết "The Impact of Corporate Governance on the Efficiency Performance of the Thai Non-Life Insurance Industry", tác giả Wen-Yen Hsu
và Pongpitch Petchsakulwong trên tạp chí Geneva năm 2010 [71] Các tác giả
sử dụng mô hình phân tích bao số liệu DEA để xem xét về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp đối với hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững của DNBH PNT Thái Lan từ năm 2000-2007 Phương pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp Các tác giả nghiên cứu dữ liệu từ các DNBH PNT công ở Thái Lan và chỉ ra kết quả: tính độc lập của hội đồng quản trị, tần suất họp hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu cũng chỉ ra một ban giám đốc độc lập sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững
- Luận án tiến sĩ Deregulation and productivity of the Vietnam insurance
industry, tác giả Phạm Khắc Dũng tại trường đại học East Anglia, Vương quốc
Anh năm 2007 [68] Luận án đã đánh giá sự ảnh hưởng của những thay đổi về quản lý đối với sự phát triển của TTBH thương mại Việt Nam Bằng cách sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA và phương pháp phân tích ngẫu nhiên SFA để chỉ ra việc thay đổi của các chính sách về quản lý tài chính đã có tác động nhất định đến sự phát triển của TTBH thương mại Việt Nam Từ sự phân tích đó, luận án đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của TTBH PNT trong thời gian tới Các giải pháp bao gồm: đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong DNBH, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị trường, đẩy mạnh hoạt động quản lý Nhà nước bằng cách ban hành các quy định để tránh
Trang 19các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tăng cường việc quản trị rủi ro trong các DNBH và đề cao hơn nữa vai trò của người quản lý trong DNBH
- Nghiên cứu "Role of insurance company as institucional invertor" của Mladenka Balaban, năm 2013 Viện khoa học kinh tế thuộc đại học Banja Luka [70] Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các DNBH với tư cách nhà đầu tư Nghiên cứu khẳng định vai trò chính của bảo hiểm là bảo vệ người được bảo hiểm trước các rủi ro, vì vậy nguyên tắc an toàn là nguyên tắc cơ bản của hoạt động đầu tư Để hoạt động đầu tư đảm bảo tính an toàn cần phân chia tài sản đầu tư, đảm bảo rằng bất cứ tài sản đầu tư nào cũng dễ dàng bán trên thị trường tài chính Tuy nhiên để DNBH có điều kiện mở rộng hoạt động thì nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động đầu tư rất cần được quan tâm DNBH cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận đạt được và mức độ rủi ro Nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố quan trọng quyết định cơ cấu đầu tư của các DNBH trên thế giới là mức độ phát triển của thị trường tài chính, một yếu
tố nữa là loại hình DNBH nhân thọ hay phi nhân thọ sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn và thời hạn đầu tư, yếu tố thứ ba là mức độ lạm phát
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
- Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Mạnh Cừ, năm 2007, Các giải pháp
tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, Học viện
tài chính, Hà Nội [26] Luận án đã tập trung và đi sâu nghiên cứu lý luận về TTBH nói chung như: cơ sở khách quan cho sự ra đời TTBH, những yếu tố cơ bản của thị trường bảo hiểm, đặc điểm, vai trò của TTBH và các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm bao gồm chính sách về vốn, chính sách về dự phòng nghiệp vụ, chính sách về đầu tư vốn đối với các DNBH Tác giả luận án đã đánh giá những kết quả, một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của các chính sách tài chính đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam; từ đó đề ra một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
Luận án của tác giả Hoàng Mạnh Cừ nghiên cứu toàn thị trường bảo hiểm nói chung Tác giả luận án chưa đề cập đến lý luận về phát triển bền vững
Trang 20thị trường bao gồm khái niệm phát triển bền vững TTBH PNT, nội dung phát triển bền vững thị trường, các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của TTBH PNT, tác động của các chính sách tài chính như chính sách về vốn, chính sách về dự phòng nghiệp vụ, chính sách về khả năng thanh toán, chính sách về đầu tư vốn, chính sách thuế, chính sách NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp tác động đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm PNT Hơn thế nữa, luận án của tác giả Hoàng Mạnh Cừ bảo vệ cách đây hơn 10 năm, từ
đó đến nay, các chính sách tài chính đối với TTBH đã có rất nhiều thay đổi
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Thị Xuân Dung (2011), Đại học kinh
tế quốc dân, đề tài Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt
Nam [35] Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường bảo
hiểm PNT bao gồm đặc điểm, vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ; khái niệm, đặc điểm, chủ thể tham gia TTBH PNT và các nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của TTBH PNT Tác giả luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTBH PNT ở Mỹ, Pháp, Đài Loan, Thái Lan, Malaisia và rút ra một
số vấn đề cần giải quyết đối với TTBH PNT Việt Nam Tác giả luận án phân tích thực trạng TTBH PNT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, trong đó tác giả luận án phân tích về năng lực của TTBH (bao gồm: số lượng DNBH PNT, số lượng trung gian bảo hiểm, số lượng sản phẩm triển khai, quy mô vốn của thị trường); quy mô thị trường (bao gồm: doanh thu phí, tốc độ tăng trưởng của thị trường); đóng góp của thị trường vào các mục tiêu kinh tế xã hội (bao gồm: tạo công ăn việc làm, bù đắp thiệt hại, bảo vệ hoạt động bảo hiểm gốc và phát triển hợp tác quốc tế thông qua tái bảo hiểm, số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các DNBH PNT) Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTBH PNT thời gian tới
Luận án của tác giả Trịnh Thị Xuân Dung chưa nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững thị trường BHPNT như khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của TTBH phi nhân thọ , tác giả luận án cũng chưa nghiên cứu các chính sách tài chính như chính sách về vốn, chính sách về
dự phòng nghiệp vụ, chính sách đầu tư vốn, chính sách khả năng thanh toán,
Trang 21chính sách thuế, chính sách NSNN hõ trợ bảo hiểm nông nghiệp và sự tác động của các chính sách này đến sự phát triển mang tính bền vững của TTBH PNT
- Luận án Phương pháp đánh giá năng lực tài chính các doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay, tác giả Trịnh Hữu Hạnh, bảo vệ
năm 2012 Học viện Tài chính [38] Tác giả luận án đã làm rõ tổng quan về tài chính của DNBH PNT gồm: sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại, đặc trưng về tài chính của DNBH PNT; năng lực tài chính của DNBH PNT gồm sự cần thiết phải đánh giá, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của DNBH PNT Tác giả luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, các nước thuộc cộng đồng kinh tế chung châu Âu, Australia, Nhật Bản trong việc đánh giá năng lực tài chính của DNBH PNT và rút ra các bài học đối với Việt Nam Tác giả luận án đã phân tích những hạn chế trong các quy định pháp lý về tài chính của DNBH PNT ở Việt Nam giai đoạn (2007-2011) Tác giả luận án đã phân tích thực trạng khai thác
nợ phí, thực trạng về vốn và đầu tư của 10 DNBH PNT Việt Nam năm 2009, tác giả luận án khảo sát năng lực tài chính, khả năng thanh toán của các DNBH PNT, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá năng lực tài chính của các DNBH PNT
Tác giả luận án chưa đề cập đến lý luận về phát triển bền vững TTBH PNT như khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của TTBH PNT; tác giả luận án cũng chưa đề cập đến tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt nam
- Luận án Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả Đinh Công Hiệp, Học viện Tài
chính, năm 2014 [40] Tác giả luận án đã trình bày cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập, kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập Tác giả luận án nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giai
Trang 22đoạn 1994-2012, tác giả luận án phân tích sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam qua sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế trong KDBH, phát triển về doanh thu phí, thị phần theo khối doanh nghiệp; tác giả luận án đã chỉ ra các nguy cơ tiềm ẩn của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như các điều kiện điều khoản chưa được chuẩn hóa, trình độ quản trị đánh giá rủi ro còn hạn chế, thị phần tập trung ở một số ít doanh nghiệp bảo hiểm và nguy cơ tiềm ẩn rất lớn đối với các DNBH nhỏ đang chiếm đa số trên thị trường, cạnh tranh không lành mạnh còn nhiều; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ; năng lực tài chính của các DNBH còn hạn chế Tác giả luận án đã nêu một số hạn chế có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập, thực trạng về môi trường cạnh tranh, quy mô kết cấu của thị trường, sự phát triển của các thành viên tham gia thị trường Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, tác giả luận án đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 bao gồm nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực quản lý nhà nước về KDBH; nhóm giải pháp đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh; nhóm giải pháp cho các thành viên tham gia thị trường
Luận án của tác giả Đinh Công Hiệp chưa đề cập đến những vấn đề về phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như: khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ; tác giả luận án chưa đi sâu phân tích tác động của các chính sách tài chính đến phát triển bền vững TTBH PNT Việt Nam; các giải pháp của tác giả chưa tập trung vào giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính
- Luận án Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam của
tác giả Hồ Công Trung, Đại học kinh tế quốc dân, năm 2015 [66] Tác giả luận
án đã khái quát hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ, khái niệm phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ cũng như các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ Tác giả luận án đã phân tích thực trạng hoạt động của bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam qua một số phương
Trang 23diện như doanh thu phí, tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm chủ yếu, số lượng doanh nghiệp trên thị trường, số lượng đại lý, sự hài lòng đối với hoạt động bảo hiểm PNT giai đoạn 2007-2013, từ đó tác giả luận án đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm PNT trong thời gian tới
Tác giả luận án chỉ đề cập đến sự phát triển nói chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tác giả luận án chưa đề cập đến lý luận về sự phát triển bền vững của thị trường BHPNT, các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của TTBH PNT; tác giả luận án chưa đi sâu phân tích các chính sách tài chính bao gồm chính sách về vốn, chính sách về dự phòng nghiệp vụ, chính sách về đầu tư vốn, chính sách về khả năng thanh toán, chính sách thuế, chính sách NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp và sự tác động của các chính sách đó đến phát triển bền vững TTBH PNT
- Luận án Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, tác giả
Nguyễn Thanh Nga, năm 2015, Học viện Tài chính [51] Tác giả luận án đã khái quát những lý luận cơ bản về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như khái niệm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, quy luật hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, lý luận cơ bản về giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như: tổng quan giám sát, nguyên tắc giám sát, cơ quan giám sát, nội dung giám sát, phương thức và quy trình giám sát TTBH PNT; tác giả luận án nghiên cứu kinh nghiệm về giám sát TTBH PNT của một số nước trên thế giới và rút ra các bài học đối với Việt Nam Tác giả luận án đã phân tích thực trạng giám sát TTBH nhân thọ Việt Nam thông qua một số nội dung như: thể chế giám sát thị trường, cơ quan giám sát thị trường, hoạt động giám sát thị trường trong quá trình gia nhập thị trường, giám sát về vốn, biên khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ, đầu tư tài chính, doanh thu, chi phí, quy trình nghiệp vụ của các DNBH PNT Tác giả luận án đã phân tích rất kỹ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm PNT Việt Nam giai đoạn (2008-2013), từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát TTBH PNT Việt Nam thời gian tới
Trang 24Luận án của tác giả Nguyễn Thanh Nga chưa đề cập đến lý luận về phát triển bền vững TTBH PNT, các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của thị trường, cũng như chưa đề cập đến lý luận cơ bản về các chính sách tài chính như chính sách về vốn, về dự phòng nghiệp vụ, về đầu tư vốn, về khả năng thanh toán, về thuế, NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp và tác động của những chính sách đó đến sự phát triển bền vững TTBH PNT
- Luận án Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở
Việt nam, tác giả Trương Minh Tuệ, năm 2015 [61], Học viện Tài chính Tác
giả luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công nghiệp hỗ trợ; nguồn lực tài chính và tài chính công, phương thức tác động, nhân tố ảnh hưởng của các chính sách tài chính công đối với nền kinh tế nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng Về mặt thực tiễn, tác giả luận án phân tích thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ và tác động của mốt số chính sách tài chính công, bao gồm chính sách thuế, chính sách hỗ trợ trực tiếp từ nguồn NSNN, chính sách tín dụng Nhà nước và chính sách các quỹ tài chính Nhà nước ngoài NSNN đến phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam giai đoạn 2009-2014 Trên cơ sở
đó, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản về chính sách tài chính công để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời điểm công nghiệp hỗ trợ vẫn còn non trẻ như hiện nay Tuy luận án của tác giả Trương Minh Tuệ nghiên cứu về chính sách tài chính nhưng ở một lĩnh vực hoàn toàn khác, và tác giả Trương Minh Tuệ chưa đề cập đến lý luận về phát triển bền vững
- Luận án Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh
Vĩnh Phúc, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, năm 2017, Đại học Mỏ địa chất [65]
Tác giả luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ; lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa phương và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa phương Trên cơ sở lý luận, tác giả luận án phân tích thực trạng phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 trên góc độ kinh tế,
xã hội và môi trường Từ đó, tác giả luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm
Trang 25phát triển TTBH PNT Vĩnh Phúc, đó là: nhóm giải pháp tăng cường sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố đến sự phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc; nhóm giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đến
sự phát triển thị trường BHPNT; một số giải pháp quản lý khác nhằm phát triển thị TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc Tác giả luận án đã phân tích một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của TTBH PNT tỉnh Vĩnh Phúc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Tác giả luận án chưa đề cập đến khái niệm phát triển bền vững TTBH PNT, chưa đề cập đến lý luận về chính sách tài chính cũng như tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT Hơn thế nữa, luận án của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy nghiên cứu về phát triển TTBH PNT chỉ trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Chính sách tài chính nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), do PGS.TS Đoàn Minh Phụng và các cộng sự thực hiện năm
2017 [52] Nhóm tác giả đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNBH PNT trong bối cảnh hội nhập, vai trò của các chính sách tài chính đối với năng lực cạnh tranh của DNBH PNT Nhóm tác giả đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong KDBH PNT ở Singapore, Thái Lan, Indonesia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, nhóm tác giả đề tài phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT Việt Nam, thực trạng chính sách tài chính của các DNBH PNT Việt Nam và đánh giá tác động của các chính sách tài chính đến năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT Việt Nam từ năm 2012-2016 Từ đó nhóm tác giả đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP và cộng đồng kinh tế ASEAN Có thể thấy rằng, đề tài khoa học do PGS.TS Đoàn Minh Phụng và cộng sự đã nghiên cứu các chính sách tài chính
Trang 26đối với DNBH PNT, nhưng dưới góc độ chỉ nghiêm cứu về sự tác động của những chính sách này đến năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT Việt Nam Năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT được thể hiện qua các tiêu như về đối tác chiến lược, thương hiệu, chính sách khai thác, chất lượng dịch vụ, năng lực tái bảo hiêm, năng lực tài chính, doanh thu thị phần, hệ thống sản phẩm, nguồn nhân lực của các DNBH PNT Tuy nhiên sự phát triển của TTBH PNT không chỉ thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT, mà còn thể hiện qua
sự phát triển của tất cả các thành viên tham gia thị trường Đề tài của PGS TS Đoàn Minh Phụng chưa đi vào nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững TTBH PNT, cũng như phân tích sự tác động của các chính sách tài chính đối với sự phát triển bền vững của toàn TTBH PNT
CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
Trong số các công trình nghiên cứu nêu trên, theo tác giả có 3 công trình
có cách tiếp cận gần nhất với đề tài CSTC nhằm thúc đẩy PTBV TTBH PNT Việt Nam, đó là:
- Luận án tiến sĩ “Các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị
trường bảo hiểm ở Việt Nam” (2007), tác giả Hoàng Mạnh Cừ, Học viện tài
chính [26]
Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Mạnh Cừ đã tập trung nghiên cứu lý luận về TTBH nói chung như: cơ sở khách quan cho sự ra đời TTBH, những yếu tố cơ bản của thị trường bảo hiểm, đặc điểm, vai trò của TTBH và các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm bao gồm chính sách về vốn, chính sách về dự phòng nghiệp vụ, chính sách về đầu tư vốn đối với các DNBH Tác giả luận án đã đánh giá những kết quả, một số hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế của các chính sách tài chính đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam; từ đó tác giả luận án đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
Trang 27Tuy nhiên luận án của tác giả Hoàng Mạnh Cừ nghiên cứu toàn thị trường bảo hiểm nói chung và chưa đề cập đến lý luận về sự phát triển bền vững của thị trường; tác giả luận án chưa phân tích tác động tích cực và hạn chế của chính sách tài chính dựa trên những tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của TTBH PNT, tác giả chưa nghiên cứu chính sách khả năng thanh toán
và chính sách NSNN hỗ trự bảo hiểm nông nghiệp Hơn thế nữa, luận án của tác giả Hoàng Mạnh Cừ bảo vệ năm 2007, từ đó đến nay, các chính sách tài chính đối với TTBH đã có rất nhiều thay đổi
- Luận án “Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc”, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, năm 2017, Đại học Mỏ địa chất [65]
Tác giả luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa phương và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: khái niệm
về phát triển TTBHPNT địa phương; các hình thức phát triển thị trường; sự cần thiết phải phát triển thị trường BHPNT địa phương; mục tiêu phát triển thị trường BHPNT địa phương; tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa phương về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Trên cơ sở lý luận, tác giả luận án phân tích thực trạng phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 Từ đó, tác giả luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển TTBH PNT Vĩnh Phúc, đó là: nhóm giải pháp tăng cường sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố đến sự phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc; nhóm giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đến sự phát triển thị trường BHPNT; một số giải pháp quản lý khác nhằm phát triển thị TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc Tác giả luận án đã trình bày một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của TTBH PNT về mặt kinh tế, xã hội, môi trường nhưng tác giả luận án chưa đề cập đến khái niệm, nội dung phát triển bền vững TTBH PNT, các mặt trái của phát triển nóng, không bền vững TTBH PNT Tác giả luận án chưa đề cập đến lý luận về chính sách tài chính cũng như tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của TTBH PNT, hơn nữa phạm vi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ là trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 28- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Chính sách tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC)”, do PGS.TS Đoàn Minh Phụng và các cộng sự thực hiện, năm
2017 [53]
Tác giả đề tài đã nghiên cứu các chính sách tài chính đối với DNBH PNT, nhưng dưới góc độ chỉ nghiên cứu về sự tác động của những chính sách tài chính đến năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT Việt Nam Tác giả đề tài
đã đề cập các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT, đó là: đối tác chiến lược, thương hiệu, chính sách khai thác, chất lượng dịch vụ, năng lực tái bảo hiêm, năng lực tài chính, doanh thu thị phần, hệ thống sản phẩm, nguồn nhân lực của các DNBH PNT Tuy nhiên sự phát triển bền vững của TTBH PNT không chỉ thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT,
mà sự phát triển bền vững TTBH PNT còn thể hiện qua rất nhiều nhân tố Đề tài nghiên cứu do PGS.TS Đoàn Minh Phụng không đi vào nghiên cứu lý luận
về phát triển bền vững TTBH PNT, không phân tích sự tác động của các chính sách tài chính đối với sự phát triển mang tính bền vững của toàn TTBH PNT; các nhóm giải pháp tác giả luận án đưa ra cũng không tập trung đến hoàn thiện các chính sách tài chính
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, đã có nhiều vấn đề liên quan đến thị trường bảo hiểm PNT Việt Nam được các tác giả đi trước nghiên cứu như: (1) Lý luận về phát triển TTBH PNT, thực trạng phát triển TTBH PNT Việt Nam và các giải pháp phát triển TTBH PNT Việt Nam; (2) Lý luận về chính sách tài chính đối với phát triển thị trường bảo hiểm, đối với khả năng cạnh tranh của các DNBH PNT, phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với thị trường bảo hiểm Việt nam, đối với khả năng cạnh tranh của các DNBH PNT, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và năng lực cạnh tranh
Trang 29của các DNBH PNT Việt Nam; (3) Lý luận về TTBH PNT và giám sát thị trường BHPNT, đánh giá thực trạng giám sát TTBH PNT, qua đó đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát TTBH PNT Việt Nam Những nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn, là nguồn tài liệu rất hữu ích để tác giả luận
án có thể nghiên cứu về phát triển bền vững TTBH PNT, chính sách tài chính tác động đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT Một số tác giả đi trước đã nghiên cứu lý luận về chính sách tài chính đối với TTBH PNT bao gồm chính sách về vốn, về dự phòng nghiệp vụ, về đầu tư vốn, về khả năng thanh toán…;
có tác giả đã đề cập đến việc đánh giá sự phát triển của TTBH PNT trên 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường; tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập
rõ ràng về khái niệm, nội dung của phát triển bền vững TTBH PNT, hệ lụy của phát triển không bền vững TTBH PNT; tác giả luận án cũng chưa được tiếp cận
đề tài nào đề cập đến tác động của một số chính sách tài chính Nhà nước đến sự phát triển mang tính bền vững của TTBH PNT Việt Nam (không chỉ dừng lại ở
sự phát triển mà là phát triển bền vững) Chính vì vậy, tác giả luận án sẽ tập
trung nghiên cứu một số nội dung sau:
1.3.1 Về lý luận
Trong phần cơ sở lý luận, luận án tập trung nghiên cứu các lý luận về phát triển bền vững TTBH PNT và chính sách tài chính tác động đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT, đây là điểm mới của luận án
Để nghiên cứu và rút ra được quan niệm về phát triển bền vững TTBH PNT, nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững TTBH PNT, tác giả sẽ kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước nội dung lý luận cơ bản về TTBH PNT và phát triển TTBH PNT như: khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ và TTBH PNT, các yếu tố cấu thành thị trường, khái niệm và một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TTBH PNT
Để nghiên cứu vai trò, tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT, luận án kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước nội dung lý luận về chính sách tài chính đối với TTBH PNT, và giới hạn trong 6 chính sách, bao gồm: chính sách về vốn; về DPNV;
Trang 30về đầu tư vốn; về khả năng thanh toán và chính sách thuế, chính sách NSNN hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
1.3.2 Về thực tiễn
Luận án sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT Việt Nam từ năm 2014-2018 Nội dung này được tác giả luận án phân tích, đánh giá trên hai khía cạnh là tác động tích cực cũng như những hạn chế của chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT; luận án cũng sẽ phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại đó Đồng thời, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc sử dụng CSTC tác động đến sự phát triển của TTBH PNT và rút ra bài học cho Việt Nam
Để đánh giá chính xác tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT, luận án kế thừa kết quả khảo sát thực tế về chính sách tài chính tới hoạt động kinh doanh của các DNBH PNT trong đề tài
cấp Bộ: “Chính sách tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNBH PNT ở Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, do PGS.TS Đoàn
Minh Phụng và các cộng sự thực hiện năm 2017 (tác giả luận án là một trong những thành viên tham gia)
1.3.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận án sẽ đề xuất những định hướng, những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện CSTC nhằm thúc đẩy phát triển bền vững TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới Các giải pháp tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế của các CSTC, gây cản trở đến sự phát triển bền vững của TTBH PNT
Trang 31Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu các
đề tài liên quan đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và các chính sách tài chính tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở trong và ngoài nước Từ các công trình nghiên cứu tổng hợp được, tác giả đã tóm tắt những nội dung đã được các đề tài đi trước giải quyết cũng như chỉ ra các khoảng trống làm cơ sở định tìm ra định hướng nghiên cứu cho luận án
Ngoài ra tác giả cũng trình bày mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án; các phương pháp nghiên cứu mà luận án sẽ sử dụng để đạt được mục đích nghiên cứu Luận án được trình bày theo kết cầu truyền thống của một công trình nghiên cứu khoa học, đó là nghiên cứu cơ sở lý luận; phân tích thực trạng, rút ra các thành tựu và tồn tại cần khắc phuc; để từ đó đề ra giải pháp phù hợp
Trang 32
Chương 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
2.1.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
- Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện nay có một số tài liệu đưa ra khái niệm BH PNT như sau:
* Theo Luật KDBH năm 2000 và Luật sửa đổi bổ sung luật KDBH năm
2010, BHPNT là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ
* Theo Giáo trình Bảo hiểm phi nhân thọ, Nxb Tài Chính 2010 do TS Đoàn Minh Phụng chủ biên: Bảo hiểm phi nhân thọ được sử dụng như một khái niệm tổng hợp mang ý nghĩa hàm chứa tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và các nghiệp vụ bảo hiểm con người không thuộc bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bệnh tật, ốm đau…) [52]
- Khái niệm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Theo cách hiểu thông thường, thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua, bán các hàng hóa hay dịch vụ Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, các giao dịch mua bán hàng hóa có thể diễn ra qua điện thoại, fax hay thư điện tử
mà không cần gắn với một địa điểm địa lý cụ thể
Từ nghiên cứu về thị trường, tác giả đề xuất khái niệm: TTBH PNT là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại sản phẩm, dịch vụ BHPNT Đó chính là nơi gặp gỡ của cung và cầu SPBH phi nhân thọ, là nơi mà cả người bán và người mua bảo hiểm tìm kiếm các lợi ích của riêng mình
Trang 332.1.1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
- Chủ thể tham gia trao đổi trên TTBH PNT
Chủ thể tham gia trao đổi trên TTBH PNT chính là người mua và người bán bảo hiểm, ngoài ra còn có các trung gian bảo hiểm Hơn nữa, để đảm bảo TTBH PTN hoạt động an toàn, lành mạnh, còn có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm và tổ chức nghề nghiệp là hiệp hội bảo hiểm
* Người mua bảo hiểm: Người mua bảo hiểm là những tổ chức, cá nhân
có nguy cơ bị đe dọa bởi rủi ro, do vậy có nhu cầu, mong muốn được bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động của mình Họ có thể tham gia bảo hiểm trực tiếp hoặc thông qua các trung gian bảo hiểm Người mua bảo hiểm hay khách hàng, bao gồm khách hàng hiện tại, nghĩa là đang tham gia bảo hiểm và khách hàng tiềm năng Khách hàng tiềm năng là người có nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm, có khả năng về tài chính và thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm bảo hiểm
* Người bán bảo hiểm: Là các DNBH PNT, các doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động hợp pháp theo các quy định của pháp luật DNBH PNT
ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, thu phí bảo hiểm, và phải bồi thường khi khách hàng gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm DNBH PNT thông thường kinh doanh cả bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm (bao gồm nhận tái và nhượng tái)
* Doanh nghiệp tái bảo hiểm: Là những doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm Doanh nghiệp tái bảo hiểm cung cấp dịch
vụ tái bảo hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp bảo hiểm có nhu cầu nhượng tái bảo hiểm
* Trung gian bảo hiểm: Các trung gian bảo là cầu nối giữa người mua bảo hiểm và DNBH PNT; giữa cung và cầu trên TTBH PNT Trung gian bảo hiểm bao gồm hai loại: Môi giới bảo hiểm và Đại lý bảo hiểm
+ Môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Trang 34Môi giới bảo hiểm là người đại diện của bên mua bảo hiểm (đối với bảo hiểm gốc) hoặc doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm (đối với tái bảo hiểm) trong quan hệ bảo hiểm Hoạt động môi giới bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của TTBH PNT Đối với các DNBH PNT, việc đàm phán các dịch
vụ bảo hiểm qua môi giới thường dễ dàng, nhang chóng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí Về phía người mua bảo hiểm có thể nhận được sự tư vấn hữu ích từ người môi giới mà không phải trả phí trực tiếp cho họ
+ Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được DNBH uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật
Đại lý bảo hiểm đại diện cho DNBH PNT trong các hoạt động thuộc phạm vi uỷ quyền của hợp đồng đại lý bảo hiểm Việc giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu phí bảo hiểm xúc tiến quan hệ mua bán trên TTBH PNT cần một lực lượng đông đảo đại lý Mạng lưới đại lý bảo hiểm là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu của TTBH PNT
* Các tổ chức khác: Bên cạnh những tổ chức cơ bản trên còn có những
tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm như các tổ chưc giám định tổn thất hoặc có cả các tổ chức tài chính khác như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí…tham gia vào quá trình giao dịch các sản phẩm tài chính/bảo hiểm phức tạp như: trái phiếu thiên tai, vốn cam kết, hoán chuyển rủi ro tín dụng ở những thị trường bảo hiểm phát triển
* Hiệp hội bảo hiểm: Trong kinh tế thị trường và nhất là khi TTBH mở cửa và hội nhập, có nhiều DNBH dưới nhiều hình thức pháp lý thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động Trong quá trình kinh doanh, tất yếu phát sinh những mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa các chủ thể tham gia thị trường Từ đó phát sinh nhu cầu cần tạo nên một môi trường nghề nghiệp, một diễn đàn bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận giữa các DNBH; đồng thời cần có một tổ chức tập hợp tiếng nói chung của các DNBH trong các mối quan hệ với Chính
Trang 35phủ, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế, Xuất phát từ nhu cầu đó, các DNBH đã tập hợp nhau lại trong một tổ chức, đó là Hiệp hội bảo hiểm
* Cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động cơ bản của nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, tổ chức điều hành và điều chỉnh các quá trình xã hội nhằm thực hiện mục đích nhất định Quản lý nhà nước là tất yếu trong KDBH, bởi vì nó xuất phát từ chính nhu cầu của DNBH nhằm điều chỉnh, giải quyết những trở ngại mà bản thân các DNBH không tự giải quyết được; ngăn ngừa, hạn chế mặt trái của thị trường như cạnh tranh không lành mạnh, thông tin không đầy đủ, lạm phát thất nghiệp khủng hoảng, môi trường sinh thái, các tác động tiêu cực về xã hội; ban hành khuôn khổ pháp luật, thực hiện chính sách, khuyến khích, hỗ trợ, kiểm soát nhằm thực hiện mục tiêu KT-
XH của đất nước, của ngành bảo hiểm, bảo vệ lợi ích chính đáng của bên được bảo hiểm; đảm bảo sự phát triển bền vững của các DNBH PNT
- Sản phẩm BHPNT: Sản phẩm BHPNT xét trên khía cạnh pháp lý là sự
cam kết của DNBH với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm, là sự đảm bảo của DNBH về việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi khách hàng không may bị tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm
Xét trên khía cạnh nhóm nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; bảo hiểm hàng không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm; bảo hiểm tín dụng và rủi
ro tài chính; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp
Sản phẩm BHPNT có một số đặc điểm:
* Sản phẩm BHPNT là sản phẩm vô hình: Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm…nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm Khách hàng cũng không thể "dùng thử" ngay thứ hàng hoá mà họ vừa mua, khách hàng chỉ có thể hình dung ra sản phẩm thông qua sự mô tả và sự hiểu biết của nhân viên bảo hiểm hoặc đại lý,
Trang 36môi giới; họ chỉ cảm nhận được giá trị của sản phẩm khi họ gặp tổn thất và được DNBH bồi thường hoặc trả tiền Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi
ro, vì vậy có thể nói sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vô hình
* Sản phẩm BHPNT là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền: Mặc dù trước khi tung một sản phẩm nào đó ra thị trường, các DNBH đều phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về KDBH Tuy nhiên, việc phê chuẩn này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền Đặc điểm này dẫn đến hiện tượng sao chép các dạng sản phẩm của các nước, thậm chí của đối thủ cạnh tranh một cách máy móc Vì vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, các DNBH phải có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
* Sản phẩm BHPNT là sản phẩm không mong đợi: Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm BHPNT, mặc dù đã mua sản phẩm - nhưng khách hàng đều không muốn rủi ro xảy ra để được DNBH bồi thường hay trả tiền bảo hiểm, bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, số tiền mà DNBH bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được
* Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có chu trình kinh doanh ngược: Đối với các sản phẩm khác, căn cứ vào chi phí thực tế có thể tính được giá thành, giá bán của sản phẩm, qua đó thấy ngay được kết quả hoạt động Nhưng đối với sản phẩm bảo hiểm, việc xác định giá bán hoàn toàn dựa trên các số liệu giả định về các tổn thất xảy ra trong quá khứ, do đó tại thời điểm bán sản phẩm chưa thể xác định ngay được kết quả hoạt động do thực tế xảy ra có thể không như dự kiến, đặc biệt nếu thiệt hại xảy ra trầm trọng, tổn thất liên tục Hơn nữa khi bán sản phẩm BHPNT, DNBH thu phí của khách hàng trước và sau đó chỉ bồi thường hoặc trả tiền khi khách hàng gặp tổn thất
* Sản phẩm BHPNT là sản phẩm có hiệu quả xê dịch: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả Do vậy, với việc
Trang 37thu phí trước, nếu không có hoặc ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc quy mô lớn hơn dự kiến, DNBH có thể thua lỗ
Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính xê dịch - không xác định Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng "được nhận" số tiền bồi thường của DNBH, khách hàng chỉ thấy được "tác dụng" của sản phẩm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với họ
Sản phẩm bảo hiểm PNT chính là phương tiện, hàng hóa trao đổi trên thị trường bảo hiểm PNT Khách hàng muốn sở hữu sản phẩm bảo hiểm phải có khả năng trả phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm, là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho DNBH để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro của DNBH
Thông thường phí bảo hiểm thường bao gồm 2 phần:
Phí thuần: là khoản phí phải thu cho phép DNBH đảm bảo chi trả cho các rủi ro được bảo hiểm khi nó xảy ra Khoản phí này thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng phí và được tính dựa vào xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất,
số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm…
Phụ phí: là khoản phí cần thiết để DNBH đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm: chi hoa hồng; chi quản lý hành chính; chi thuế nhà nước
Phí bảo hiểm có thể được tính bằng một khoản tiền nhất định hoặc theo một tỷ lệ Nhìn chung phí bảo hiểm được nộp ngay khi hợp đồng bảo hiểm được
ký kết Trong trường hợp phí bảo hiểm là một khoản tiền lớn thì người tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận với công ty bảo hiểm để đóng làm nhiều lần Phí bảo hiểm có thể thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm nếu có sự thay đổi tăng hoặc giảm mức độ rủi ro được bảo hiểm
- Luật lệ trên TTBH PNT
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bảo hiểm, của các DNBH phi nhân thọ, thúc đẩy và ổn định hoạt động KDBH, TTBH phi nhân thọ
Trang 38chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động của TTBH PNT, từ việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản, qui phạm pháp luật về hoạt động KDBH; xây dựng chiến lược, định hướng, quy hoạch phát triển TTBH phi nhân thọ; xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh; nhằm đảm bảo TTBH phi nhân thọ phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả
Bên cạnh đó, TTBH PNT chịu sự chi phối bởi quy luật cạnh tranh và nguyên lý cung cầu
* Quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường Xét từ góc độ tổng thể toàn thị trường, cạnh tranh được hiểu là việc đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành giật các lợi ích kinh tế về mình Trên TTBH, các chủ thể kinh tế ở đây chính là khách hàng và DNBH, khách hàng muốn mua được sản phẩm bảo hiểm
có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà giá cả lại rẻ Ngược lại, DNBH bao giờ cũng hướng tới tối đa hoá lợi nhuận bằng cách bán được nhiều sản phẩm bảo hiểm với giá cao Vì vậy, các bên cạnh tranh với nhau để giành những phần
có lợi hơn về mình Xét ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các DNBH là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các DNBH bằng nhiều hình thức như: tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, tăng chi phí, giảm phí bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng… nhằm giành giật khách hàng hoặc thị trường mà kết quả cuối cùng là để tiêu thụ được ngày càng nhiều sản phẩm bảo hiểm với lợi nhuận cao Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trường và động lực phát triển của thị trường bảo hiểm Do thị trường luôn có sự cạnh tranh nên thị phần của các DNBH liên tục có sự thay đổi DNBH nào vừa giữ vững được khách hàng hiện có, vừa thu hút thêm khách hàng của các đối thủ cạnh tranh thì sẽ vươn lên chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường Ngược lại, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và kéo theo đó là sự sụt giảm về thương hiệu và uy tín
* Nguyên lý cung cầu
Cầu của TTBH PNT là sự cần thiết của khách hàng về một hoặc nhiều sản phẩm bảo hiểm, họ có mong muốn được mua sản phẩm và có khả năng
Trang 39thanh toán cho sản phẩm bảo hiểm đó Như vậy cầu về sản phẩm bảo hiểm bao gồm hai yếu tố, yếu tố đầu tiên là sự ưa thích, yếu tố thứ hai là khả năng tài chính Nếu khách hàng cần sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm đó có giá rẻ thì có thể họ sẽ mua; nếu sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng rất thích nhưng lại quá nhiều tiền thì họ sẽ tìm đến các DNBH khác có mức giá phải chăng hơn
Cung của TTBH PNT là tổng số hợp đồng hoặc tổng số sản phẩm mà các DNBH PNT có khả năng cung cấp cho thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Chỉ khi cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhau thì hợp đồng bảo hiểm mới được ký kết
Trên TTBH PNT cung cầu luôn luôn biến động Cung của TTBH PNT hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng Khi nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm tăng, nguồn cung cũng được điều chỉnh tăng để đáp ứng các nhu cầu
đó Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và khả năng thanh toán gia tăng, điều đó đồng nghĩa với việc tăng lên mạnh mẽ của những nhu cầu tiêu dùng SPBH phi nhân thọ và ngược lại Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, thu nhập của dân cư là cơ sở quan trọng, còn yếu tố quyết định về cầu của một SPBH phi nhân thọ nào đó còn phụ thuộc vào ý thức, cơ cấu sử dụng thu nhập, giá cả của SPBH phi nhân thọ, tác động marketing,
2.1.1.3 Vai trò của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
- Cung cấp sự đảm bảo về mặt tài chính cho tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm trước hậu quả của rủi ro, từ đó ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh
Khi các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xảy ra tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm, DNBH PNT sẽ bồi thường thiệt hại; số tiền bồi thường của bảo hiểm giúp các tổ chức, cá nhân khắc phục khó khăn về mặt tài chính, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh
Hơn nữa, nghề nghiệp bảo hiểm còn đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất; xác định nguyên nhân,
đề ra và phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp
Trang 40kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro Điều này góp phần mang lại an toàn chung cho xã hội
- Góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế
Do đặc điểm trong KDBH là phí bảo hiểm trả trước, việc bồi thường phát sinh sau đó một thời gian, nên quỹ tiền tệ hình thành từ các khoản phí bảo hiểm phần lớn là có thời gian tạm thời nhàn rỗi Vì thế, mọi DNBH phi nhân thọ phải tính toán, đầu tư linh hoạt số vốn đó Thực tế ở nhiều quốc gia, các DNBH phi nhân thọ hoạt động rất mạnh trên thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán Như một loại trung gian tài chính, các DNBH phi nhân thọ thu hút vốn, cung ứng vốn, góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy tăng nhanh
sự luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
Việc thực hiện các cam kết mở cửa sẽ làm cho số lượng các DNBH phi nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên trong thời gian tới Điều đó sẽ cho phép TTBH phi nhân thọ Việt Nam được tiếp cận với các công nghệ mới, người sử dụng dịch vụ bảo hiểm có cơ hội sử dụng nhiều loại hình dịch vụ có chất lượng Tuy nhiên, việc mở cửa TTBH theo lộ trình đã cam kết cũng sẽ đặt
ra những yêu cầu và thách thức rất lớn, buộc các DNBH phi nhân thọ phải nâng cao chất lượng phục vụ để vươn lên và nâng cao sức cạnh tranh Bên cạnh đó,
bộ máy và cơ chế quản lý bảo hiểm phải được hoàn thiện để quản lý có hiệu quả TTBH phi nhân thọ đa dạng và phức tạp
Như vậy, hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm, điều này đã tạo ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi TTBH phi nhân thọ phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Nhờ đó góp phần gia tăng qui mô trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế