1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)

159 117 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Thái Nguyên, tháng 5 – năm 2017 Lư

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

(Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)

Thái Nguyên, tháng 5 – năm 2017

Lưu ý:

- Tài liệu này là tài sản riêng của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục –ĐHQGHN cung cấp cho Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài chỉ đểphục vụ hoạt động đánh giá ngoài;

- Tài liệu này không được chia sẻ với bất cứ cá nhân, tổ chức nào nếu không được sự đồng ý của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục –ĐHQGHN;

- Không thực hiện các hành vi sao chụp, phát tán tài liệu dưới mọi hình thức Những cá nhân không liên quan đề nghị không đọc tài liệu này

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I Đặt vấn đề 01

PHẦN II: Tổng quan chung 03

PHẦN III: Tự đánh giá của Nhà trường 13

TIÊU CHUẨN 1: Sứ mạng và mục tiêu trường đại học 13

Tiêu chí 1.1 13

Tiêu chí 1.2 16

TIÊU CHUẨN 2: Tổ chức và quản lí 20

Tiêu chí 2.1 20

Tiêu chí 2.2 22

Tiêu chí 2.3 23

Tiêu chí 2.4 24

Tiêu chí 2.5 27

Tiêu chí 2.6 29

Tiêu chí 2.7 30

TIÊU CHUẨN 3: Chương trình đào tạo 33

Tiêu chí 3.1 33

Tiêu chí 3.2 36

Tiêu chí 3.3 38

Tiêu chí 3.4 41

Tiêu chí 3.5 43

Tiêu chí 3.6 44

TIÊU CHUẨN 4: Hoạt động đào tạo 47

Tiêu chí 4.1 47

Tiêu chí 4.2 49

Tiêu chí 4.3 51

Tiêu chí 4.4 54

Tiêu chí 4.5 56

Tiêu chí 4.6 58

Trang 3

Tiêu chí 4.7 59

TIÊU CHUẨN 5: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên 63

Tiêu chí 5.1 63

Tiêu chí 5.2 65

Tiêu chí 5.3 66

Tiêu chí 5.4 67

Tiêu chí 5.5 69

Tiêu chí 5.6 70

Tiêu chí 5.7 71

Tiêu chí 5.8 72

TIÊU CHUẨN 6: Người học 74

Tiêu chí 6.1 74

Tiêu chí 6.2 75

Tiêu chí 6.3 77

Tiêu chí 6.4 79

Tiêu chí 6.5 80

Tiêu chí 6.6 82

Tiêu chí 6.7 84

Tiêu chí 6.8 85

Tiêu chí 6.9 87

TIÊU CHUẨN 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 90

Tiêu chí 7.1 90

Tiêu chí 7.2 91

Tiêu chí 7.3 92

Tiêu chí 7.4 94

Tiêu chí 7.5 96

Tiêu chí 7.6 98

Tiêu chí 7.7 100

TIÊU CHUẨN 8: Hoạt động Hợp tác quốc tế 103

Trang 4

Tiêu chí 8.1 103

Tiêu chí 8.2 105

Tiêu chí 8.3 107

TIÊU CHUẨN 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 111

Tiêu chí 9.1 111

Tiêu chí 9.2 113

Tiêu chí 9.3 115

Tiêu chí 9.4 117

Tiêu chí 9.5 118

Tiêu chí 9.6 120

Tiêu chí 9.7 121

Tiêu chí 9.8 122

Tiêu chí 9.9 123

TIÊU CHUẨN 10: Tài chính và quản lí tài chính 126

Tiêu chí 10.1 126

Tiêu chí 10.2 128

Tiêu chí 10.3 130

PHẦN IV KẾT LUẬN: 133

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ 134

PHẦN V PHỤ LỤC: 135

1 Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng trường đại học 135

2 Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá 154

3 Quyết định thành lập Ban thư ký và nhóm chuyên trách 156

4 Kế hoạch tự đánh giá 160

5 Kế hoạch hoàn thiện báo cáo tự đánh giá trường 165

Trang 5

25 Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục KT&ĐBCLGD

Trang 6

34 Nghiên cứu sinh NCS

Trang 7

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Tự đánh giá chất lượng giáo dục là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong của nhà trường Từ năm 2007, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gồm 10 tiêu chuẩn, 53 tiêu chí Đến năm

2009, Trường được Bộ GD&ĐT thực hiện đánh giá ngoài với kết quả 39 tiêu chí đạt mức 2 và 14 tiêu chí đạt mức 1 Từ sau đánh giá ngoài tới nay, Trường đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục tồn tại ở mọi mặt hoạt động để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Để thực hiện đánh giá ngoài chu kỳ 2, tháng 4/2015, Trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký, các nhóm công tác chuyên trách và xây dựng

kế hoạch tự đánh giá (chi tiết được trình bày ở phần Phụ lục) Để triển khai công tác tự đánh giá, Trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho toàn thể các thành viên Hội đồng tự đánh giá Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ triển khai tự đánh giá Trường theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học do Bộ GD&ĐT

ban hành tại văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT gồm 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí Đối với mỗi tiêu chí, Trường

đã thực hiện: Mô tả, làm rõ thực trạng; Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu, đưa ra những nhận định và chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại; Lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo

Quy trình tự đánh giá của Trường được thực hiện theo các bước: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá; Thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký, các nhóm công tác; Lập kế hoạch tự đánh giá, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nhóm; Thu thập thông tin và minh chứng; Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được; Viết Báo cáo tự đánh giá; Hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá tổng thể; Công bố Báo cáo tự đánh giá trong toàn trường để đọc và góp ý kiến; Nghiên cứu thực hiện chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến đóng góp

Trang 8

Tháng 8/2016, Trường đã hoàn thành tự đánh giá và thực hiện các kế hoạch hành động để cải tiến chất lượng và hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá Tháng 3/2017, Trường đã gửi Báo cáo tự đánh giá đến Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội để thẩm định chuẩn bị cho đánh giá ngoài Thực hiện các yêu cầu trong Bản tổng hợp thẩm định Báo cáo tự đánh giá, Hội đồng tự đánh giá của Trường đã thực hiện chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá và Danh mục minh chứng Báo cáo tự đánh giá đã được Hội đồng tự đánh giá thông qua

Trong Báo cáo tự đánh giá, các mã minh chứng được ký hiệu bằng chuỗi

có ít nhất 8 ký tự; bao gồm 1 chữ cái, ba dấu chấm và 4 chữ số, theo công thức: Hn.a.b.c Trong đó: H: là viết tắt của “Hộp minh chứng” (minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được đặt ở trong 1 hộp hoặc một số hộp); n: số thứ tự của hộp minh chứng (có giá trị từ 1 đến 10); a: số thứ tự của tiêu chuẩn (từ 1 đến 10); b: số thứ tự của tiêu chí (từ 1 đến hết số tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn); c: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (có giá trị từ 1 đến hết) Ví dụ: [H2.2.2.6]: là minh chứng thứ 6 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 2, được đặt ở hộp 2; [H10.10.2.3]: là minh chứng thứ 3 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 10

Trang 9

PHẦN II TỔNG QUAN CHUNG

1 Bối cảnh chung của nhà trường

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được thành lập ngày 18/07/1966 theo Quyết định số 127/CP của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Năm 1994, Chính phủ ra quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc trở thành cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên, có tên mới là Trường Đại học

Sư phạm – Đại học Thái Nguyên (ĐHSP – ĐHTN)

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHSP – ĐHTN luôn kiên định với sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường Sứ mạng của Trường ĐHSP

– ĐHTN: là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo

dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du, miền núi phía Bắc

Tính đến 12/2016, tổng số cán bộ của Trường là 562 người, gồm 386 người là GV, trong đó có 2 GS, 32 PGS, 120 TS (chiếm tỉ lệ gần 40%); 206 ThS (75 người đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước) và 26 người có trình

độ đại học Tỉ lệ SV đại học chính quy/GV quy đổi của Trường là 15,97 (thấp hơn nhiều so với định mức theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với các trường đại học sư phạm là 25 SV/GV quy đổi)

Từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT cho con em đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc với 07 chuyên ngành đào tạo, đến nay, Trường đang thực hiện đào tạo 13 chuyên ngành TS; 23 chuyên ngành ThS; 27 chương trình đại học và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, GV, CBQL giáo dục Tính đến tháng 12/2016, tổng số người học các hệ đang học tập của Trường

là 13.852 người (trong đó 123 NCS, 721 học viên CH, 8.436 SV đại học chính quy, 4.572 SV đại học VLVH) Ngoài ra, Trường có gần 300 lưu học sinh quốc

Trang 10

tế đang theo học Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo gần 100.000 giáo

viên, cán bộ quản lý; gần 3.000 ThS, TS cho đất nước và hơn 700 SV quốc tế

Về NCKH và CGCN, Trường đã có nhiều đóng góp giải quyết những vấn

đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo CB, GV của Trường đã chủ trì nhiều đề tài độc lập, đề tài NCKH trọng điểm cấp Nhà nước; thực hiện hàng trăm đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học; công bố hơn 1.000 bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín Cùng với hoạt động NCKH của GV, hoạt động NCKH của SV luôn được Trường quan tâm đầu tư, hằng năm, SV của Trường đều giành thứ hạng cao trong giải thưởng SV NCKH toàn quốc

Về HTQT, Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức quốc tế trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kì, Đức, Úc, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia Trường đã kí nhiều biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác; đã tổ chức hơn 100 lượt cán bộ đi thực tập khoa học, trao đổi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài Đồng thời, Trường đã thu hút hàng trăm học viên, SV quốc tế đến học tập dài hạn và ngắn hạn tại Trường

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu

và CGCN trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý:

- 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1967, 1982);

- 02 Huân chương Lao động hạng Nhì (1989, 1991);

- 01 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996);

- 01 Huân chương Độc lập hạng Ba (2001);

- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì (2005);

- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất (2011);

- 01 Huân chương Hữu nghị của Nước CHDCND Lào (2016);

Đặc biệt, năm 2015, Trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý - Danh hiệu Anh hùng Lao động

Trong 10 năm gần đây, tập thể Trường đã được các cấp tặng thưởng 17

Cờ thi đua (04 Cờ của Chính phủ, 05 Cờ của Bộ GD&ĐT, 06 Cờ của tỉnh Thái

Trang 11

Nguyên và 02 Cờ của Bộ Công an); 43 Bằng khen Tỉnh, Bộ, Ngành; Liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong Đảng bộ ĐHTN; Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, đơn vị tiên tiến xuất sắc trong khối thi đua ĐHTN và Bộ GD&ĐT

2 Những phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá

Thông qua hoạt động tự đánh giá, Trường đã phát hiện những điểm mạnh, tồn tại trong mọi hoạt động và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, xây dựng văn hoá chất lượng bên trong Nhà trường

2.1 Điểm mạnh

2.1.1 Về sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

Sứ mạng của Trường được tuyên bố rõ ràng, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển của Trường; gắn kết với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và cả nước Mục tiêu của Trường được công bố trong KHCL giai đoạn 2010 - 2015 và được chỉnh sửa bổ sung trong KHCL giai đoạn 2016 - 2020; phù hợp với Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học và sứ mạng đã tuyên bố

2.1.2 Về tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổ chức của Trường được xây dựng theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu phát triển của Trường Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân được quy định rõ ràng bằng văn bản Hệ thống văn bản về công tác quản lý của Trường được xây dựng một cách đồng bộ, đầy đủ, theo đúng quy định là công

cụ để tổ chức quản lý hiệu quả mọi hoạt động của Trường

2.1.3 Về chương trình đào tạo

CTĐT của Trường được xây dựng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, của ĐHTN Khi xây dựng và phát triển chương trình, Trường đã bám sát mục tiêu, sứ mạng, tham khảo chương trình của các trường sư phạm trọng điểm và chương trình của một số nước trên thế giới CTĐT được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát thị trường lao động, ý kiến đóng góp của các bên liên quan

Trang 12

như người sử dụng lao động, chuyên gia, nhà khoa học, GV, SV cuối khóa và cựu SV CTĐT được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục, nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động

2.1.4 Về hoạt động đào tạo

Trường đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học Từ năm học 2008 – 2009, Trường đã thực hiện chuyển đổi 100% CTĐT đại học chính quy từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ Hoạt động đào tạo thường xuyên được đổi mới

về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và được quản lý bằng phần mềm IU Trường đã thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý người học Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV, khảo sát mức độ hài lòng của người học về CTĐT, các hoạt động hỗ trợ giảng dạy, học tập được triển khai thường xuyên 2.1.5 Về đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên

Đội ngũ CBQL được bổ nhiệm đúng quy trình, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác được phân công

Số lượng GV có trình độ TS của Trường chiếm tỉ lệ cao so với tỉ lệ trung bình của các trường đại học trong cả nước Tỉ lệ SV/GV quy đổi là 15,97 thấp hơn so với định mức của Bộ GD&ĐT là 25 SV/GV là cơ sở để Trường nâng cao chất lượng đào tạo Có nhiều GV được đào tạo ở nước ngoài có ngoại ngữ giỏi, kiến thức cập nhật và có khả năng hội nhập quốc tế tốt Trường thường xuyên tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về tài chính để GV, CB, nhân viên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước 2.1.6 Về người học

Thông tin về mục tiêu, CTĐT và các thông tin liên quan khác được cung cấp đầy đủ đến người học Các chế độ chính cho người học luôn được đảm bảo Trường tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT và hoạt động trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp Nhà trường

Trang 13

thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội SV nhằm tạo môi trường hoạt động và phát triển toàn diện nhân cách cho SV

2.1.7 Về hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và CGCN

Hoạt động NCKH của Trường trong 5 năm qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, số lượng đề tài NCKH các cấp ổn định, số lượng các bài báo khoa học được đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế tăng Nhiều đề tài NCKH

có kết quả chuyển giao trong đào tạo đại học, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, mầm non Nhà trường đã hình thành được các nhóm nghiên cứu theo các lĩnh vực chuyên ngành, nhóm ngành

2.1.8 Về hợp tác quốc tế

Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức quốc tế trên thế giới Trường đã tổ chức hàng chục đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, bồi dưỡng năng lực cán bộ, GV tại các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kì, Đức, Úc, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand, Hàn Quốc Trường đã triển khai nhiều chương trình hợp tác đào tạo với các nước trong khu vực và trên thế giới

2.1.9 Về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Trường đảm bảo đầy đủ các cơ sở vật chất và điều kiện cho 100% GV làm việc hiệu quả Hệ thống phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệmvà trang thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV và người học Trường có hệ thống học liệu đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV và người học

2.1.10 Về tài chính và quản lý tài chính

Công tác quản lý tài chính tài sản chặt chẽ, rõ ràng, công khai, minh bạch, đúng quy định của nhà nước Hoạt động tài chính của Trường tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Trường điều hành tập trung các nguồn vốn, điều tiết sử dụng hợp lý các nguồn thu đáp ứng yêu cầu

về công tác đào tạo, NCKH và tăng thu nhập cho cán bộ GV, nhân viên Hằng năm, quy chế chi tiêu nội bộ trường được điều chỉnh cho sát với thực tiễn và quy định của nhà nước

Trang 14

2.2 Những tồn tại

2.2.1 Về sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

Nhà trường chưa ban hành quy trình lấy ý kiến phản hồi và góp ý của các bên liên quan về sứ mạng của Trường Công tác phổ biến mục tiêu của Trường chưa rộng rãi tới các đối tượng liên quan bên ngoài Trường

2.2.2 Về tổ chức và quản lý

Việc mô tả vị trí việc làm của các nhân viên trong các phòng/ban chưa được rõ ràng Hoạt động giữ mối liên hệ giữa Nhà trường với Hội Cựu SV chưa được thường xuyên Số lượng lãnh đạo các phòng/ban/khoa tham gia khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục còn ít Hoạt động rà soát việc thực hiện KHCL hằng năm còn hạn chế

2.2.3 Về chương trình đào tạo

Việc tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong xây dựng CTĐT còn hạn chế Số lượng các môn học tự chọn trong CTĐT còn ít Tỉ

lệ các môn học liên thông thuộc khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp giữa các chương trình trong cùng nhóm ngành còn thấp Kế hoạch cải tiến chất lượng chương trình chưa có cơ chế giám sát

2.2.4 Về hoạt động đào tạo

Trường chưa tổ chức được các chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và chương trình liên kết với nước ngoài Chưa sử dụng phần mềm quản lý đào tạo IU đối với đào tạo hệ VLVH và sau đại học Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV đối với hệ đào tạo đại học VLVH và sau đại học còn hạn chế Trường chưa áp dụng phần mềm khảo sát dữ liệu về tình hình việc làm

và thu nhập của SV sau khi tốt nghiệp Số lượng nhà sử dụng lao động tham gia đánh giá chất lượng người học sau khi ra trường chưa nhiều

2.2.5 Về đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên

Số lượng cán bộ chủ chốt của Trường được bồi dưỡng kiến thức về quản trị đại học chưa nhiều Đội ngũ cán bộ GV ở trình độ chuyên gia, tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế còn ít Số lượng GV có thể làm việc trực tiếp với đối tác

Trang 15

nước ngoài chưa nhiều Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn sâu cho các kỹ thuật viên phục vụ tại phòng thí nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên

2.2.6 Về người học

Vẫn còn hiện tượng người học vi phạm nội quy, quy chế của Trường Công tác phát triển Đảng đối với học viên SĐH còn hạn chế Hoạt động của Trung tâm Tư vấn - Hỗ trợ SV chưa đạt hiệu quả cao Các hoạt động hỗ trợ SV khởi nghiệp còn hạn chế Do điều kiện khách quan người học sau tốt nghiệp thay đổi địa chỉ liên lạc nên việc khảo sát chưa thực hiện được 100% đối với người học sau 1 năm tốt nghiệp

2.2.7 Về hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và CGCN

Số lượng bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí quốc tế chưa tương xứng với tiềm lực, các công bố quốc tế tập trung ở các ngành khoa học tự nhiên, chưa có công bố thuộc ngành khoa học xã hội Tỉ lệ đề tài KHCN ứng dụng triển khai và CGCN đến các địa phương chưa nhiều Hoạt động phối hợp NCKH giữa nhà trường với các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non chưa thường xuyên, thiếu cơ chế phối hợp hoạt động cụ thể

2.2.8 Về hợp tác quốc tế

Việc phối hợp giữa các đơn vị trong Trường để triển khai, thực hiện các hoạt động HTQT còn hạn chế Trường chưa có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài Chưa có giáo sư, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, giảng dạy tại Trường từ 3 tháng trở lên Các chương trình nghiên cứu song phương, Nghị định thư chưa được triển khai

2.2.9 Về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Nguồn tài liệu bổ sung hằng năm còn hạn chế về số lượng và chất lượng Tài nguyên điện tử chưa phong phú, tra cứu chưa thuận tiện Một số hạng mục của các giảng đường, nhà thí nghiệm, KTX đang xuống cấp ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, sinh hoạt của người học Việc khai thác tiềm năng của một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho mục đích nghiên cứu đạt hiệu quả chưa cao Hoạt động khảo sát ý kiến phản hồi về mức độ đáp ứng của trang thiết bị dạy học tiến hành chưa được tiến hành thường xuyên

Trang 16

2.2.10 Về tài chính và quản lý tài chính

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ còn thấp Phần mềm IU đôi khi có lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Trường Nguồn kinh phí đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo và NCKH còn hạn chế

2.3 Kế hoạch hành động

2.3.1 Về sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

Ban hành quy trình lấy ý kiến phản hồi và góp ý của các bên liên quan về

sứ mạng Điều chỉnh lại sứ mạng và tầm nhìn Tổ chức phổ biến mục tiêu tới các đối tượng liên quan ngoài Trường thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, lấy ý kiến nhà tuyển dụng

2.3.2 Về tổ chức và quản lý

Thực hiện rà soát hệ thống văn bản tổ chức, quản lý hằng năm, định kì có báo cáo tổng kết Xây dựng kế hoạch và định kì rà soát, chỉnh sửa mô tả vị trí việc làm của nhân viên các phòng/ban cho phù hợp Xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện liên lạc thường xuyên với cựu SV; Cử cán bộ lãnh đạo phòng/ban/khoa tham gia khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục Triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện KHCL hằng năm

2.3.3 Về chương trình đào tạo

Tổ chức khảo sát lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm cơ sở điều chỉnh, xây dựng CTĐT Xây dựng kế hoạch bổ sung các môn học tự chọn Xây dựng quy định về biên chế lớp học tự chọn một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập của SV Thực hiện bổ sung các môn học liên thông trong cùng nhóm ngành đào tạo Triển khai thực hiện đánh giá ngoài các CTĐT theo kế hoạch Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động cải tiến chất lượng của các CTĐT

2.3.4 Về hoạt động đào tạo

Hoàn thành xây dựng 03 chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh (SP Sinh học, SP Toán, SP Vật lý) Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo quốc tế để nhập khẩu các chương trình tiên tiến Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm đào tạo theo tín chỉ Triển khai áp dụng phần mềm quản lý

Trang 17

đào tạo IU đối với hệ đào tạo VLVH và sau đại học Xây dựng phần mềm quản

lý cơ sở dữ liệu và các quy định về khảo sát tình hình việc làm, thu nhập của SV sau khi tốt nghiệp Mở rộng phạm vi và tăng số lượng lấy ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động đối với chất lượng đào tạo của SV tốt nghiệp

2.3.5 Về đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên

Xây dựng kế hoạch cử cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ trong diện quy hoạch đi học tập nâng cao kiến thức về quản trị đại học Xây dựng chính sách phát triển đội ngũ chuyên gia của Trường Tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho GV Cử GV đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn sâu cho các kỹ thuật viên phục vụ tại phòng thí nghiệm 2.3.6 Về người học

Tổ chức quán triệt và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của người học Đảng ủy chỉ đạo các Chi bộ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển Đảng cho học viên sau đại học Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tư vấn để thu hút người học Tổ chức hiệu quả các hoạt động hỗ trợ

SV khởi nghiệp Xây dựng kế hoạch giữ mối liên hệ thường xuyên với 100% SV sau khi tốt nghiệp Triển khai phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và khảo sát về việc làm và thu nhập của SV tốt nghiệp Thành lập Ban liên lạc cựu SV theo từng khóa học

2.3.7 Về hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và CGCN

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho tác giả có công bố quốc tế Xây dựng định hướng nghiên cứu quốc tế cho các chuyên ngành Khoa học xã hội nhân văn Khảo sát nhu cầu ở các địa phương về NCKH và CGCN để đề xuất những nhiệm vụ KHCN sát với thực tế Xây dựng chính sách khuyến khích tăng số lượng đề tài KHCN chuyển giao ứng dụng trong thực tế cho địa phương Xây dựng kế hoạch và cơ chế phối hợp về hợp tác NCKH và CGCN với các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non

2.3.8 Về hợp tác quốc tế

Xây dựng cơ chế giám sát việc phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động HTQT Xây dựng và triển khai chương trình liên kết đào tạo với Đại học Feng

Trang 18

Chia (Đài Loan) và Đại học Udon Thani Rajabhat (Thái Lan) Xây dựng kế hoạch

đề xuất các chương trình nghiên cứu Nghị định thư với nước CHDCND Lào 2.3.9 Về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Hằng năm, bổ sung nguồn học liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng Đầu tư cơ sở vật chất phát triển hệ thống e-learning và học liệu số Xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo, sửa chữa lớn các tòa nhà giảng đường B2, B3, B4, KTX và nâng cấp Nhà thí nghiệm Xây dựng các đề xuất định hướng khai thác các thiết

bị hiện đại nhằm mở rộng phạm vi ứng dụng Lập đề án xây dựng Trung tâm thực hành, thí nghiệm phục vụ CTĐT mới, NCKH và gắn với các trường phổ thông Định kỳ khảo sát ý kiến của cán bộ, GV, người học về mức độ đáp ứng về học liệu, trang thiết bị phục vụ dạy học, điều kiện sinh hoạt tại KTX

2.3.10 Về tài chính và quản lý tài chính

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu từ hoạt động dịch vụ Xây dựng phương án khắc phục các lỗi trong phần mềm IU Xây dựng đề án tìm kiếm nguồn kinh phí dự án để đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo

và NCKH

Trang 19

PHẦN III TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Các mục tiêu giáo dục của Trường đã được xây dựng cụ thể hóa từ sứ mạng

và được điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của đất nước nói chung và lĩnh vực GD&ĐT nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên, các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và cả nước

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của nhà trường được xác định phù hợp với chức

năng nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp

và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước

1 Mô tả

Sứ mạng của Trường luôn được xác định và tuyên bố trong KHCL phát triển Trường qua các giai đoạn Năm 2010, Sứ mạng của Trường được xác định

và trình bày trong KHCL phát triển Trường giai đoạn 2010 – 2015 Sứ mạng đó

là: “Trường ĐHSP - ĐHTN là trung tâm lớn đào tạo giáo viên và CB khoa học

có trình độ cao đẳng, đại học và SĐH; là cơ sở bồi dưỡng và NCKH có uy tín về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng miền núi Bắc Việt Nam” [H1.1.1.1]

Năm 2013, sứ mạng của Trường được điều chỉnh thành “Trường ĐHSP -

ĐHTN là trung tâm lớn đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học có trình độ đại học và SĐH; là cơ sở bồi dưỡng và NCKH có uy tín về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng miền núi Bắc Việt Nam” [H1.1.1.2] Sứ

Trang 20

mạng được điều chỉnh so với trước đây do Trường thực hiện dừng tuyển sinh trình độ cao đẳng theo quy định Thông tư số 14 /2010/TT-BGDĐT về ban hành Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV - trình độ cao đẳng, đại học [H1.1.1.3]

Năm 2016, Sứ mạng của Trường được xác định lại và được trình bày

trong KHCL phát triển trường giai đoạn 2016 – 2020 Sứ mạng đó là: “Trường

ĐHSP - ĐHTN là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục

có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KHCN, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển KT - XH của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du miền núi phía Bắc” [H1.1.1.4]

Sứ mạng của Trường trong giai đoạn 2016 – 2020 khi xây dựng, rà soát, điều chỉnh đều có sự đóng góp ý kiến của tập thể CB, GV, nhân viên trong trường và đóng góp của các bên liên quan [H1.1.1.5] So với các tuyên bố sứ mạng ở các giai đoạn trước, sứ mạng của Trường trong giai đoạn 2016 – 2020 được điều chỉnh cho phù hợp với Chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh Thái

Nguyên và cả nước ở nội dung: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất

lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Tuyên bố sứ mạng của Trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển Trường Trường có chức năng đào tạo giáo viên và CBQL giáo dục có trình độ đại học và SĐH; là cơ sở bồi dưỡng, NCKH và CGCN về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn và khoa học giáo dục khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước [H1.1.1.6], [H1.1.1.7]

Sứ mạng của Trường phù hợp với chiến lược phát triển KT – XH của cả

nước giai đoạn 2011 - 2020 đó là: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là đột phá chiến lược, là lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức” [H1.1.1.8] Sứ mạng này

phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Trang 21

được ban hành tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ [H1.1.1.9]

Sứ mạng của Trường phù hợp Chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đó là “Phấn đấu Thái Nguyên

thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với ĐHTN là trung tâm và một số cơ sở nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp” [H1.1.1.10]

Sứ mạng Trường cũng phù hợp với sứ mạng của ĐHTN giai đoạn 2016 –

2020 đó là: “ĐHTN là Đại học Vùng, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; NCKH và

CGCN chất lượng cao; đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước” [H1.1.1.11]

Trường có đầy đủ các nguồn lực để thực hiện sứ mạng, cụ thể:

(i) Về đội ngũ: Tính đến tháng 12/2016, tổng số CB của Trường là 562 người, trong đó có 386 GV (2 GS, 32 PGS, 120 TS, 206 ThS và 26 CN) [H1.1.1.12] Số GV cơ hữu của Trường đảm nhận 100% các học phần đào tạo đại học, bồi dưỡng và trên 80% học phần SĐH; thực hiện có hiệu quả các hoạt động NCKH và CGCN

(ii) Về CSVC: Tổng diện tích đất sử dụng của Trường là 15,8 ha [H1.1.1.13] Tổng diện tích sàn xây dựng các công trình là 101.799 m2, trong đó diện tích sàn xây dựng các giảng đường, thư viện, nhà thí nghiệm, trường thực hành là 26.856 m2 đạt bình quân 3,18 m2/1SV [H1.1.1.14], [H1.1.1.15] Trường

có tổng số 122 phòng học được trang bị nhiều thiết bị phục vụ các ngành đào tạo [H1.1.1.16], [H1.1.1.17]; hệ thống phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành được trang bị các thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu NCKH và dạy học [H1.1.1.18] Thư viện của Trường có hơn 270.000 cuốn sách với hơn 13.000 đầu sách cơ bản đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu NCKH, dạy học của GV và người học [H1.1.1.19]

(iii) Trường có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện sứ mạng giai đoạn

2010 – 2015, 2016 – 2020 [H1.1.1.20]

(iv) Hoạt động NCKH và CGCN của Trường được xây dựng và tổ chức thực hiện phù hợp với sứ mạng của Trường [H1.1.1.21]

Trang 22

Trường đã quan tâm, giới thiệu và quảng bá sứ mạng trên trang web của Trường http://dhsptn.edu.vn/index.php?language=vi&nv=gioi-thieu-chi-tiet

&op=Su-mang-va-tam-nhin, đặt tại khu giảng đường, KTX [H1.1.1.22] Đồng thời, Trường phổ biến sứ mạng đến CB, GV và người học trong Hội nghị CBVC hằng năm từ cấp Khoa, cấp Phòng đến cấp Trường, phổ biến trong các đợt sinh hoạt chính trị của Đoàn Thanh niên và sinh hoạt chính trị đầu năm Sứ mạng của Trường cũng được phổ biến rộng rãi đến các bên liên quan, ví dụ như xuất bản Kỷ yếu 50 năm thành lập trường, các tài liệu giới thiệu về trường [H1.1.1.23] Tuy nhiên, Trường chưa ban hành quy trình lấy ý kiến phản hồi và góp ý của các bên liên quan về sứ mạng

2 Điểm mạnh

Sứ mạng của Trường được tuyên bố rõ ràng, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển của Trường; gắn kết với sự phát triển KT – XH của tỉnh Thái Nguyên và cả nước

3 Tồn tại

Việc lấy ý kiến từ các nhà tuyển dụng, tổ chức, cơ quan, địa phương nhằm

bổ sung, hoàn chỉnh sứ mạng chưa được tiến hành một cách có bài bản và đạt hiệu quả chưa cao

4 Kế hoạch hành động

Năm 2017 - 2018, Trường sẽ ban hành quy trình lấy ý kiến phản hồi và góp

ý của các bên liên quan về sứ mạng; điều chỉnh lại sứ mạng và tầm nhìn

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với

mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện

Trang 23

bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông; NCKH phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển KT - XH của cả nước Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn giáo dục đặt ra; có năng lực ngoại ngữ, tin học đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế”

Mục tiêu của Trường phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định tại Điều 2 Luật Giáo dục [H1.1.2.1] ở chỗ Trường xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển KT - XH của cả nước và đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

Đồng thời, mục tiêu của Trường phù hợp với mục tiêu cụ thể đào tạo trình

độ đại học, ThS, TS quy định tại Điều 5 Luật giáo dục đại học [H1.1.2.2] thể hiện ở: người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp

vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn giáo dục đặt ra; có năng lực ngoại ngữ, tin học đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế Hằng năm, Trường xây dựng và công bố đề án, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các trình độ đại học, ThS, TS phù hợp với quy định [H1.1.2.3]

Mục tiêu của Trường phù hợp với sứ mạng đã tuyên bố Để thực hiện sứ mạng, Trường đã xây dựng nhóm mục tiêu cụ thể và chỉ số thực hiện theo các lĩnh vực: Xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; Công tác đào tạo, bồi dưỡng; Hoạt động NCKH và CGCN; Hoạt động HTQT; Công tác KT&ĐBCLGD; Công tác HSSV, cựu SV; CSVC và tài chính Đồng thời, Trường đã đưa ra các giải pháp

cụ thể cho từng lĩnh vực để đạt được các chỉ số thực hiện đã xác định [H1.1.1.1],

Trang 24

2010 – 2015 để đánh giá kết quả đã đạt và làm căn cứ điều chỉnh mục tiêu chiến lược cho 2 năm 2014, 2015 của giai đoạn 2010 – 2015 [H1.1.1.4] Năm 2015, Trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện KHCL phát triển giai đoạn 2010 – 2015 để xác định những mặt mạnh, những điểm tồn tại ở tất cả các mặt hoạt động của Trường làm cơ sở xây dựng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn 2016 – 2020 [H1.1.2.5]

Mục tiêu của Trường được công bố rộng rãi trên trang web của Trường [H1.1.2.6] Thông qua đó, toàn thể CB, GV và người học của Trường hiểu rõ để triển khai thực hiện Hằng năm, Trường đều tuyên truyền và phổ biến mục tiêu giáo dục của Trường đến SV thông qua tuần sinh hoạt công dân đầu khóa cho

SV mới nhập học [H1.1.2.7]

Hằng năm, Trường đã cụ thể hoá mục tiêu chung thành các kế hoạch năm học và được trình bày trong báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học [H1.1.2.8] và được thông qua thành Nghị quyết Hội nghị CBVC [H1.1.2.9];

Từ kế hoạch đó, Trường đã cụ thể hoá thành từng công việc cụ thể trong báo cáo giao ban hằng tháng [H1.1.2.10]

Mục tiêu đào tạo của Trường được hiện thực hóa bằng chuẩn đầu ra CTĐT các trình độ đào tạo, đây là cơ sở cho việc xây dựng CTĐT, xác định mục tiêu môn học, nội dung và PPDH để đạt được mục tiêu đã xác định

2 Điểm mạnh

Mục tiêu của Trường được công bố trong KHCL giai đoạn 2010 - 2015 và được chỉnh sửa bổ sung trong KHCL giai đoạn 2016 - 2020; phù hợp với Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học và sứ mạng đã tuyên bố

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Trang 25

Kết luận tiêu chuẩn 1:

Sứ mạng của Trường được xác định phù hợp với chức năng nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của Trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên và cả nước Mục tiêu của Trường được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện Tuy nhiên, còn một số điểm tồn tại cần khắc phục, việc lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng, tổ chức, cơ quan, địa phương nhằm bổ sung, hoàn chỉnh sứ mạng chưa được tiến hành một cách có bài bản và chưa hiệu quả chưa cao Công tác phổ biến mục tiêu của Trường chưa rộng rãi tới các đối tượng liên quan bên ngoài Trường

Tiêu chuẩn 1: có 2/2 tiêu chí đạt yêu cầu

Trang 26

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định

của Điều lệ trường đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan, được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường

1 Mô tả

Cơ cấu tổ chức của Trường được xây dựng theo đúng quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học [H1.1.2.1], [H1.1.2.2]; Điều lệ trường đại học [H2.2.1.1]; Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT [H2.2.1.2] và các văn bản khác [H2.2.1.3], [H2.2.1.4] Cơ cấu tổ chức của Trường được trình bày trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường [H1.1.1.7], [H2.2.1.5] và KHCL phát triển Trường giai đoạn 2010 - 2015, giai đoạn 2016 – 2020 [H1.1.1.1], [H1.1.1.4]

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trường gồm:

- Đảng ủy; Hội đồng trường; Ban Giám hiệu; các tổ chức đoàn thể (Hội cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội SV)

- Trường có 11 đơn vị chức năng [H2.2.1.6];

-14 khoa/bộ môn trực thuộc [H2.2.1.7] và 06 đơn vị nghiên cứu và dịch

vụ giáo dục [H2.2.1.8]

Hội đồng trường được Giám đốc ĐHTN ra quyết định thành lập ngày 31/03/2016 [H2.2.1.9] Hội đồng trường hoạt động theo quy chế được ban hành

Trang 27

tại Quyết định số 06/QĐ-HĐT-ĐHSP ngày 1/3/2017 [H2.2.1.10] Quy chế được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của các bên liên quan, nội dung của quy chế phù hợp với quy định của pháp luật [H2.2.1.11]

Để tư vấn cho Hiệu trưởng về tổ chức các hoạt động, Trường đã thành lập các hội đồng tư vấn như: Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng Khoa học liên ngành; Ban Tư vấn tài chính [H2.2.1.12] Các Hội đồng trên có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng [H2.2.1.13]

Để tăng cường công tác pháp chế, công tác KT&ĐBCLGD, tháng 6/2014, Phòng Thanh tra – Pháp chế và phòng KT&ĐBCLGD được thành lập trên cơ sở chia tách Phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục [H2.2.1.14]

Năm 2013, Trường đã xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động Để phù hợp với thực tiễn hoạt động của Trường trong bối cảnh mới, năm 2016, Trường điều chỉnh, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động Quy chế này quy định rõ cơ cấu tổ chức của Nhà trường và chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trong Trường [H1.1.1.7]

2 Điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học, các quy định khác của pháp luật và được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Trang 28

Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu

quả các hoạt động của nhà trường

(iii) Văn bản về khoa học công nghệ và HTQT như: Quy định công tác quản lý khoa học – công nghệ; Quy định về quản lý các hoạt động HTQT của Trường [H2.2.2.3]

(iv) Văn bản về công tác HSSV [H2.2.2.4]

(v) Văn bản về công tác Thanh tra - Pháp chế, KT&ĐBCLGD [H2.2.2.5], [H2.2.2.6]

(vi) Văn bản về công tác tài chính, tài sản [H2.2.2.7]

Ngoài hệ thống văn bản nêu trên, các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong Trường đều có hệ thống các văn bản quy định về quy chế, nội quy hoạt động [H2.2.2.8]

Các văn bản tổ chức, quản lý của Trường ban hành theo đúng quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học, Thông tư 08

và các quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHTN Hệ thống văn bản của Trường được rà soát tuy nhiên chưa được thực hiện thường xuyên [H2.2.2.9]

Việc triển khai hệ thống văn bản tổ chức, quản lý của Trường do Phòng Hành chính - Tổ chức làm đầu mối [H2.2.2.10] Hệ thống văn bản khi được áp dụng vào thực tế phù hợp với nội dung của công việc cần triển khai, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn, có tác dụng chỉ dẫn cho các đơn vị tổ chức triển khai

Trang 29

hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công Từ năm 2016, Trường thực hiện quản lý các hệ thống văn bản bằng phần mềm VNPT-iOffice [H2.2.2.11] Thông qua hệ thống quản lý văn bản trên, các văn bản của Trường được truyền đạt nhanh chóng, chính xác tới các đơn vị, cá nhân trong Trường

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận,

cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng

1 Mô tả

Trường có văn bản phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với các bộ phận, các tổ chức trong Trường từ Ban Giám hiệu đến các đơn vị khoa/bộ môn [H1.1.1.7], [H2.2.3.1], [H2.2.3.2] Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội SV, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh trong Trường hoạt động theo điều lệ của từng tổ chức [H2.2.3.3] Các tổ chức đoàn thể đã ban hành quy định phân công nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong Ban Chấp hành [H2.2.3.4] Trường đã xây dựng Đề án vị trí việc làm, quy định cụ thể đối với các vị trí công việc, chức danh trong Trường [H2.2.3.5]

Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ quản lý các cấp gồm: Ban Giám hiệu, Trưởng, phó phòng/ban, Ban Chủ nhiệm khoa/bộ môn được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động [H1.1.1.7] Trường đã ban hành văn bản phân công nhiệm vụ của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng [H2.2.3.6]

Trang 30

Đối với GV, nhân viên chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được xác định rõ trong Quy chế tổ chức hoạt động của Trường [H1.1.1.7] và bản mô tả vị trí việc làm [H2.2.3.7] Căn cứ vào Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học, Thông tư liên tịch số 36, Thông tư 08, Thông tư 47, Quy định của ĐHTN về hoạt động giảng dạy của GV, Trường đã ban hành Quy định về hoạt động chuyên môn của GV [H2.2.3.8] Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của GV, nhân viên còn được quy định trong môt số văn bản khác: Trợ lý khảo thí, trợ lý cấp khoa, cố vấn học tập, giáo viên thực hành và kỹ thuật viên [H2.2.3.9]

Từ năm học 2016 – 2017, để cụ thể hóa nhiệm vụ của GV và nhân viên, Trường đã kí biên bản giao nhận nhiệm vụ hằng năm tới từng đối tượng [H2.2.3.10], [H2.2.3.11]

Từ năm 2017, Trường xây dựng kế hoạch và định kì rà soát, chỉnh sửa mô tả

vị trí việc làm của nhân viên các phòng/ban cho phù hợp

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại

học hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật

Đảng bộ Trường trực thuộc Đảng bộ ĐHTN được thành lập theo đúng quy định [H.2.2.4.1] Đảng bộ Trường có 431 đảng viên được bố trí sinh hoạt tại

25 chi bộ, thực hiện hoạt động theo Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng ủy

Trang 31

ĐHTN và Nghị quyết Đảng ủy Trường qua các nhiệm kì Đại hội [H.2.2.4.2] Trong 5 năm qua, Đảng bộ Trường đã có 2155 quần chúng được lựa chọn và giới thiệu tham gia các lớp cảm tình Đảng và đã kết nạp được 712 đảng viên mới Số lượng SV được kết nạp vào Đảng tăng hằng năm và luôn dẫn đầu trong khối Đảng bộ ĐHTN [H.2.2.4.3] Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội SV, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu SV được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật và Điều lệ của các tổ chức đoàn thể [H.2.2.4.4]

Căn cứ Nghị quyết Đại hội của mỗi nhiệm kì, Đảng ủy xây dựng đề án công tác toàn khóa, chương trình hành động và các Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện [H.2.2.4.5]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Trường, các chi bộ đã triển khai và thực hiện Nghị quyết, các chương trình hành động của Đảng ủy tới cán bộ, đảng viên trong từng đơn vị Ban Giám hiệu, các đơn vị trong Trường triển khai thực hiện đổi mới CTĐT, PPGD, phát triển đội ngũ và đổi mới quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới [H.2.2.4.6] Các hoạt động đổi mới của Nhà trường được Chính phủ, Bộ GD&ĐT ghi nhận [H.2.2.4.7] Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” và “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”; 100% các Chi bộ thuộc Đảng bộ đều được đánh giá đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, trong đó có 07 chi bộ đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” [H2.2.4.8]

Công đoàn trường là một tổ chức công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ĐHTN, hiện nay có 25 công đoàn bộ phận, 552 công đoàn viên [H2.2.4.9] Hằng năm, Công đoàn trường xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai nhiệm vụ và báo cáo tổng kết [H.2.2.4.10] Các hoạt động nổi bật của Công đoàn như: Phối hợp với các Khoa/Bộ môn dự giờ của GV, tổ chức Hội thi GV giỏi cấp trường góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới PPGD [H.2.2.4.11]; hỗ trợ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức chương trình tặng hoa nhà giáo vùng cao, tặng quà cho trẻ em nghèo miền núi [H.2.2.4.12] Với các thành tích đạt được trong

Trang 32

5 năm qua, Công đoàn trường đã được tặng thưởng 2 cờ thi đua, 4 giấy khen và bằng khen của Công đoàn cấp trên, có 28 Công đoàn bộ phận được Công đoàn cấp trên tặng bằng khen, giấy khen Có 256 cán bộ, GV được Công đoàn cấp trên tặng bằng khen, giấy khen Có 16 cán bộ, GV được nhận Kỉ niệm chương về sự nghiệp giáo dục Có 2451 tập thể và cá nhân được Công đoàn trường tặng bằng khen, giấy khen [H2.2.4.13]

Đoàn trường có 15 Liên chi đoàn, 140 chi đoàn với 7322 đoàn viên Hằng năm, Đoàn trường xây dựng kế hoạch hành động, triển khai và thực hiện báo cáo đánh giá đầy đủ [H2.2.4.14], đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, làm tốtcông tác giáo dục tư tưởng chính trị góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Trường [H2.2.4.15]

Với những thành tích nổi bật, trong 5 năm qua Đoàn trường đã được tặng thưởng 2 cờ thi đua, 8 bằng khen, có 48 tập thể và 125 đoàn viên được tặng bằng khen của Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh [H2.2.4.16] Hội SV của Trường có 14 Liên chi hội, 126 chi hội với 6890 hội viên [H2.2.4.17] Hằng năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội SV phối hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động, triển khai thực hiện và tổng kết, đánh giá [H2.2.4.18] Một số hoạt động tiêu biểu của Hội SV: thành lập các CLB: Hiến máu tình nguyện, Võ thuật, Quà tặng âm nhạc, tổ chức các cuộc thi gắn với chuyên môn nghiệp vụ [H.2.2.4.19] Hội SV đã được tặng thưởng 4 cờ thi đua, 7 bằng khen, 9 giấy khen của Hội SV cấp trên, có 268 hội viên được tặng Bằng khen, Giấy khen của Hội SV cấp trên [H2.2.4.20] Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh của Trường được thành lập theo đúng quy định [H2.2.4.21], có kế hoạch hoạt động, tổng kết, đánh giá báo cáo hằng năm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Trường [H2.2.4.22]

Bên cạnh đó, Trường đã thành lập Ban liên lạc Cựu SV của Trường Đây là đầu mối kết nối các cựu SV của Trường trong một số hoạt động [H2.2.4.23] Tuy nhiên, việc giữ mối liên hệ giữa Nhà trường với Hội Cựu SV chưa được thường xuyên

Trang 33

Các tổ chức đoàn thể trong Trường hoạt động theo đúng quy định của Hiến pháp, Pháp luật; Điều lệ trường đại học và Điều lệ của tổ chức, đoàn thể và không xảy ra sai phạm, không vi phạm pháp luật

2 Điểm mạnh

Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội SV, Hội Cựu chiến binh được thành lập theo đúng quy định hiện hành, hoạt động theo quy định của pháp luật Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong Trường hoạt động hiệu quả, hằng năm được đánh giá tốt và được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.5: Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm

trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

1 Mô tả

Phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường được thành lập năm 2006 [H2.2.5.1] Theo Thông tư 08, quy định của ĐHTN và Nghị quyết của Đảng ủy Trường, tháng 6/2014, Phòng KT&ĐBCLGD của Trường được thành lập [H2.2.5.2] Phòng có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác KT&ĐBCLGD, xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động KT&ĐBCLGD của Trường nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo [H2.2.5.3]

Hiện tại, Phòng KT&ĐBCLGD có 09 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ đã hoàn thành CTĐT kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp [H2.2.5.4]; các cán bộ trong phòng đều được cử tham dự các

Trang 34

khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến công tác KT&ĐBCLGD [H2.2.5.5] Ngoài

ra, Trường có 01 cán bộ có thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục [H2.2.5.6] Theo quy định của Trường, mỗi khoa/bộ môn đều có cán bộ phụ trách ĐBCLGD [H2.2.5.7] Tuy nhiên, một số lãnh đạo của các phòng/ban/khoa chưa được tham gia khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

Trường có kế hoạch về công tác KT&ĐBCLGD được thể hiện trong KHCL phát triển Nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 [H1.1.1.1], [H1.1.1.4] Để thực hiện chiến lược về KT&ĐBCLGD, Trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động ĐBCLGD theo từng năm học [H.2.2.5.8], cụ thể như: Lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của của GV [H2.2.5.9]; Đánh giá chất lượng SV tốt nghiệp theo chuẩn đầu

ra [H2.2.5.10]; Tự đánh giá CTĐT [H2.2.5.11]; Khảo sát ý kiến của Cựu SV,

SV cuối khóa đến chất lượng CTĐT; ý kiến của người sử dụng lao động đến chất lượng Cựu SV, CTĐT; ý kiến của CB, GV về các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học [H2.2.5.12]; Khảo sát tình hình việc làm của cựu SV sau khi tốt nghiệp [H2.2.5.13]; Thực hiện Ba công khai [H2.2.5.14]; Lập kế hoạch và triển khai tự đánh giá Trường [H2.2.5.15] Tổ chức rà soát chuẩn đầu ra các CTĐT Các hoạt động về ĐBCLGD được triển khai tới từng đơn vị

Để hoạt động ĐBCLGD có hiệu quả, Trường đã triển khai sử dụng phần mềm khảo sát trực tuyến và phần mềm quản lý hồ sơ minh chứng [H2.2.5.16]

Từ kết quả của các hoạt động trên, Trường có những điều chỉnh trong việc

rà soát chuẩn đầu ra các CTĐT, phát triển CTĐT, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá [H2.2.5.17], [H2.2.5.18], [H2.2.5.19] Hằng năm, công tác ĐBCLGD được đánh giá đạt kết quả tốt Với thành tích đó, nhiều năm qua Phòng KT&ĐBCLGD đã đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc liên tục 3 năm (2013 - 2014; 2014 - 2015; 2015 - 2016) và được tặng 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (năm 2011 và 2016) [H2.2.5.21]

2 Điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ chuyên trách được chuẩn hóa kiến thức về kiểm định chất lượng giáo dục Trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch ĐBCLGD có hiệu quả

Trang 35

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.6 Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung

hạn, dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường

cơ sở vật chất, thông tin thư viện, các hoạt động phục vụ Trong mỗi kế hoạch đều nêu giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện [H2.2.6.3] Hằng năm, Trường tổ chức tổng kết và xây dựng phương hướng các năm, báo cáo tổng kết và phương hướng được thông qua Hội nghị CBVC của trường để toàn thể cán bộ, viên chức tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trước khi quyết định thực hiện [H2.2.6.4]

Năm 2015, Trường đã thực hiện tổng kết những thành tựu đạt được theo chiến lược phát triển giai đoạn 2010 – 2015 Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các mục tiêu cụ thể của Trường đều đạt đây là căn cứ để Trường xây dựng KHCL giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [H.2.2.6.5] Tuy nhiên, việc rà soát thực hiện KHCL hằng năm còn hạn chế

Trang 36

2 Điểm mạnh

Các chiến lược và kế hoạch phát triển của Trường phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của Trường, Nhà trường đã đánh giá việc thực hiện kế hoạch định kì

3 Tồn tại

Hoạt động rà soát việc thực hiện KHCL hằng năm còn hạn chế

4 Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, giao cho Phòng Hành chính – Tổ chức xây dựng kế hoạch

và triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện KHCL hằng năm

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.7: Thực hiện đầy đủ chế độ định kì báo cáo cơ quan chủ quản,

các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường

1 Mô tả

Trường thực hiện đầy đủ chế độ định kì báo cáo cơ quan chủ quản (Bộ GD&ĐT, ĐHTN) và các cơ quan quản lý có liên quan về các hoạt động của Trường như: Quy chế dân chủ cơ sở trong trường học, ba công khai, đào tạo, NCKH, HTQT, tài chính, tài sản, CSVC, công tác an ninh trật tự, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí [H2.2.7.1], [H2.2.7.2], [H2.2.7.3] Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội SV, Hội Cựu chiến binh thực hiện báo cáo định

kì, thường xuyên theo đúng quy định của từng tổ chức [H2.2.7.4]

Bên cạnh báo cáo thường xuyên, định kì, Trường còn thực hiện đầy đủ các báo cáo đột xuất, phúc đáp công văn của các cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu, như: Báo cáo công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, Báo cáo việc thực hiện luật giáo dục, Báo cáo triển khai Nghị quyết 29-NQQ/TW, Góp ý các văn bản luật [H2.2.7.5]

Trong 5 năm qua, Trường luôn thực hiện nghiệm túc chế độ báo cáo với

Bộ GD&ĐT và các cơ quan quản lý liên quan, không vi phạm bất kì chế độ báo cáo nào Tuy nhiên, việc kiểm tra công tác và quản lý và lưu trữ văn bản không được tiến hành thường xuyên

Trang 37

Công tác lưu trữ các báo cáo của Trường được thực hiện tốt, các văn bản được lưu trữ ít nhất ở 03 bộ phận bao gồm tại nơi viết báo cáo (phòng chức năng

và các đơn vị trực thuộc), tại phòng Hành chính – Tổ chức và trang web của Trường [H2.2.7.6] Trường lưu trữ văn bản tại phòng 102-A2 Cán bộ chuyên trách về công tác lưu trữ được tập huấn về chuyên môn [H2.2.7.7]

Từ tháng 10/2016, Trường đã triển khai quản lý văn bản, chỉ đạo, điều hành trên hệ thống phần mềm VNPT-iOffice [H2.2.7.8] Toàn bộ cán bộ quản lý

và các cá nhân thuộc đơn vị được phân công phụ trách công tác văn thư đều được tập huấn sử dụng phần mềm và được cấp tài khoản để truy cập sử dụng Việc triển khai áp dụng phần mềm làm cho công tác quản lý, điều hành được nhanh chóng, tiện lợi Công tác lưu trữ, tra cứu văn bản được nhanh chóng, thuận tiện [H2.2.7.9]

2 Điểm mạnh

Trường thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và định kì theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, ĐHTN và các cơ quan quản lý các cấp có liên quan Trong 5 năm qua, Trường luôn thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với Bộ GD&ĐT và các cơ quan quản lý liên quan, không vi phạm bất kì chế độ báo cáo nào Trường có phần mềm quản lý, lưu trữ văn bản

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận tiêu chuẩn 2

Cơ cấu tổ chức của Trường được xây dựng theo đúng quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; Điều lệ trường đại học; Thông tư số 08/2014/TT-

Trang 38

Bộ GD&ĐT và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước phù hợp với sứ mạng và chiến lược phát triển Nhà trường

Trường có hệ thống văn bản để tổ chức quản lý toàn diện, hiệu quả các hoạt động và được phổ biến bằng nhiều hình thức khác nhau tới từng cán bộ, viên chức, người lao động và người học Các chức năng nhiệm vụ của từng đơn

vị được xác định rõ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Các tổ chức đoàn thể trong Trường hoạt động hiệu quả, phát huy tốt tác dụng góp phần duy trì sự ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trường có mạng lưới cán bộ làm công tác ĐBCLGD từ cấp trường đến cấp khoa nhằm giúp cho hoạt động này đảm bảo đạt hiệu quả, thông suốt

Trường xây dựng KHCL phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với sứ mạng, định hướng phát triển của Nhà trường, xu thế phát triển giáo dục của quốc gia, định hướng phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước Trường thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo với Bộ GD&ĐT, ĐHTN và các cơ quan quản lý có liên quan

Tuy nhiên, còn một số điểm tồn tại cần khắc phục đó là Trường chưa thực hiện rà soát hệ thống văn bản thường xuyên và định kì, hoạt động rà soát việc thực hiện KHCL hằng năm còn hạn chế Vì vậy, từ năm 2017, Trường đã có kế hoạch khắc phục tất cả những tồn tại nêu trên

Tiêu chuẩn 2: có 7/7 tiêu chí đạt yêu cầu

Trang 39

TIÊU CHUẨN 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Mở đầu

CTĐT của Trường được xây dựng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, của ĐHTN Khi xây dựng và phát triển chương trình, Trường đã bám sát mục tiêu, sứ mạng, tham khảo chương trình của các trường sư phạm trọng điểm và chương trình của một số nước Ngoài ra, CTĐT được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát thị trường lao động, ý kiến đóng góp của các bên liên quan như người sử dụng lao động, chuyên gia, nhà khoa học, GV, SV cuối khóa và cựu SV

CTĐT được thiết kế khoa học, có cấu trúc hợp lý, đảm bảo tính liên thông ngang, liên thông dọc, có tính mở nhằm giúp người học đạt được mục tiêu theo chuẩn đầu ra và học tập suốt đời CTĐT được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung dựa trên kết quả đánh giá và ý kiến phản hồi của các bên liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục, nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động

Tiêu chí 3.1: Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng

theo các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp

1 Mô tả

CTĐT của Trường được xây dựng theo đúng các quy định hiện hành: Luật giáo dục đại học; các Thông tư của Bộ GD&ĐT (Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT, số 38/2010/TT-BGDĐT, số 07/2015/TT-BGDĐT) và các quy định của ĐHTN [H3.3.1.1] Các CTĐT của Trường được xây dựng theo đúng quy định

về tên ngành của Bộ GD&ĐT [H3.3.1.2]

Tính đến tháng 12/2016, Trường đang triển khai đào tạo các CTĐT sau:

- 13 CTĐT trình độ TS: Toán giải tích, Hóa vô cơ, Di truyền học, Sinh thái học, Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Địa lý

Trang 40

Việt Nam, LL&PPDH bộ môn Toán, LL&PPDH bộ môn Vật lý, LL&PPDH bộ môn Sinh học, Lý luận và lịch sử giáo dục, Quản lý giáo dục [H3.3.1.3]

- 23 CTĐT trình độ ThS: Toán giải tích, Đại số và lý thuyết số, Vật lý chất rắn, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa vô cơ, Địa lý tự nhiên, Di truyền học, Sinh học thực nghiệm, Sinh thái học, Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Địa lý học, LL&PPDH bộ môn Toán học, LL&PPDH bộ môn Vật lý, LL&PPDH bộ môn Sinh học, LL&PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt, LL&PPDH bộ môn Địa lý, LL&PPDH bộ môn Lý luận Chính trị, Giáo dục học, Giáo dục học (Chương trình Giáo dục Tiểu học), Quản lý giáo dục[H3.3.1.4]

- 27 CTĐT trình độ đại học hệ chính quy Trong đó, chỉ còn 19 CTĐT đang được vận hành theo kế hoạch đào tạo (SP Toán, SP Toán CLC, SP Tin học,

SP Vật lý, SP Hóa, SP Sinh học, SP Sinh học CLC, SP Ngữ văn, SP Ngữ văn CLC, SP Lịch sử, SP Địa lý, SP Tiếng Anh, Giáo dục học, GD Tiểu học, GD Tiểu học - Tiếng Anh, GD Mầm non, GD Thể chất, GD Chính trị, SP Âm nhạc) [H3.3.1.5] ; 08 CTĐT đã dừng tuyển sinh do thực hiện theo quy định tại Thông

tư số 14/2010/TT-BGDĐT về ban hành danh mục ngành giáo dục, đào tạo cấp

IV trình độ đại học, cao đẳng (SP Toán - Tin, SP Toán - Lý, SP Văn - Sử, SP Văn - Địa, SP Sinh - Hóa, SP Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, SP Mỹ thuật, GD Thể chất - Quốc phòng.) [H3.3.1.6]

- 07 CTĐT đại học hệ VLVH: SP Toán, SP Ngữ văn, SP Sinh học, GD Thể chất, GD Chính trị, GD Tiểu học, GD Mầm non [H3.3.1.7]

- 03 Chương trình bồi dưỡng: Bồi dưỡng NVSP cho GV các trường đại học, cao đẳng; Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; Bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài [H3.3.1.8]

Trường đã thực hiện tự chủ CTĐT theo Luật giáo dục đại học Từ 2012 đến 2016, Trường đã mở mới:

- 06 CTĐT trình độ TS (Hóa vô cơ, Ngôn ngữ Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Địa lý học, LL&PPDH bộ môn Toán, Quản lý giáo dục) [H3.3.1.9]

- 04 CTĐT trình độ ThS (Vật lý chất rắn, Địa lý tự nhiên, LL&PPDH bộ môn Lý luận chính trị, Giáo dục học tiểu học) [H3.3.1.10]

Ngày đăng: 24/03/2020, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w