PHÒNG GD & ĐT VĨNH CỪU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH VĨNH TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ___________ _________________________ Vĩnh Tân, ngày 11 tháng 5 năm 2009 BÁOCÁO Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Giáo viên tiểu học năm học 2008-2009 ( QĐ 14 / 2007 / QĐ – BGD & ĐT ngày 4 / 5 / 2007 của Bộ GD & ĐT) _________ I. Đặc điểm tình hình : Trường TH Vĩnh Tân được thành lập từ năm 1987, nằm ở địa bàn ấp 4 xã Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu , Đồng Nai phụ trách giáo dục cấp Tiểu học ở 4 / 6 ấp của xã Vĩnh Tân. Tổng số CB – GV – CNV là 48 người, gồm : + BGH : 03 ( 1 HT , 2 HP ) + Nhân viên : 06 ( BV , PV , KT , VT , TV , TB ) + Chuyên trách : 02 ( TPT , PCTH & XMC ) + Giáo viên : 37 ( Trong đó có 2 GV dạy môn Thể dục ) . Trình độ đào tạo chuyên môn như sau : * THSP hệ 9 + 3 : 08 * CĐSP : 26 ( Có 5 được đào tạo chính quy ) * ĐHSP : 03 ( có 2 được đào tạo chính quy ) THUẬN LỢI : - Độ tuổi giáo viên tương đối trẻ, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm và cầu tiến . - Tích cực học tập để nâng chuẩn đào tạo ( có 21 GV học xong CĐSP hệ tiểu học tại chức, 15 GV đang học ĐHSP từ xa ), khoảng 40% biết sử dụng vi tính . KHÓ KHĂN : - Trình độ đào tạo không đồng đều trước khi về trường : Hợp đồng ,THSP 9 + 3 , THSP 12 + 2 , CĐSP, ĐHSP… - Giáo viên dạy môn chuyên không được đào tạo chính quy ( TD, ÂN, MT ). Do đào tạo như trên phần lớn giáo viên còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng sư phạm. - Trong năm học có 5 GV nghỉ hộ sản II. Công tác tổ chức thực hiện QĐ 14 / 2007/QĐ . BGD & ĐT . Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng Nai, Phòng GD & ĐT Vĩnh Cửu ngay từ đầu năm học 2007 – 2008 trường Tiểu học Vĩnh Tân đã quán triện thống nhất cách thực hiện như sau : 1. Cách tổ chức quán triệt : - Hiệu trưởng nêu mục đích yêu cầu, trọng tâm việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học theo QĐ 14/2007/QĐ.BGD&ĐT trong phiên họp hội đồng giáo viên đầu năm và tiếp tục triển khai trong các kỳ họp hàng tháng - GV tự nghiên cứu quyết định 14/2007/QĐ . BGD – ĐT ( qua trang phụ lục sổ dự giờ của GV do Sở GD & ĐT Đồng Nai in ấn ) và CV số 10358/BGD-ĐT ( Trường phô tô gửi đến GV). - Tổ chức sinh hoạt tổ khối. Trao đổi quy trình thực hiện, các quy định về chuẩn nghề nghiệp, cách tích các chứng cứ, cách đánh giá xếp loại. Ghi nhận những thắc mắc cần giải đáp đến BGH. 2. Biện pháp thực hiện : a/ Xây dựng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về chuẩn nghề nghiệp : - Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm mà GV Tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục Tiểu học. - Mục đích của chuẩn là giúp GV Tiểu học biết cách nhìn nhận công việc mà mình đã làm được sau một năm học, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình , điều quan trọng là sau khi đánh giá xếp loại , GV biết mình cần phải làm gì cho tốt hơn ở một yêu cầu hoặc một lãnh vực của chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ hơn nửa…. nên việc đánh giá cần trung thực, nghiêm túc, khách quan khi tự cho điểm cần trả lời “tại sao phải đánh giá ở mức độ này”, “dựa vào cơ sở nào , minh chứng nào ?…. ” - Thông qua đánh giá chuẩn nghề nghiệp này làm cơ sở để đánh giá GV Tiểu học hằng năm theo QĐ 06/2006/QĐ . BNV và xét chọn GV dạy giỏi các cấp. b/ Xác định các minh chứng : Là chỉ ra được các dấu hiệu có thể nhận biết hoặc quan sát hoặc đo đếm được qua một nhận thức hay một hoạt động giáo dục, giảng dạy mà GV đã thực hiện để đạt tiêu chí của chuẩn. Các minh chứng có thể được xác định từ các nguồn sau : - Những nhận xét, ý kiến của nhân dân đoàn thể địa phương nơi cư trú ( giấy chứng nhận gia đình văn hóa, giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú …) - Những nhận xét thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân dân, PHHS, đồng nghiệp . - Thông qua những hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh như : dự giờ thăm lớp, hội giảng, hiệu quả đào tạo… - Hồ sơ giáo viên : Giáo án, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc PHHS . . . - Việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả tự bồi dưỡng, tinh thần thái độ làm việc, kiến thức hiểu biết . - Tinh thần phối hợp trong công tác . . . c/ Cách cho điểm : - Điểm 9 – 10 GV có nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao, tâm huyết vì công việc , tập thể và học sinh ( đối với điểm 10 phải chứng tỏ sự vượt trội về chất lượng và hiệu quả) - Điểm 7 – 8 GV tự thấy mình có cố gắng khắc phục khó khăn và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Có thể hiện sự đầu tư công sức, trí tuệ. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đạt được ở mức độ khá - Điểm 5 – 6 GV biết làm theo qui định nhưng chưa có sự đầu tư công sức và trí tuệ, kết quả đạt được ở mức trung bình - Điểm 3 – 4 GV có thực hiện nội dung tiêu chí nhưng chưa đầy đủ, hiệu quả còn thấp. - Điểm 1-2 GV chưa thực hiện tiêu chí hoặc thực hiện còn nhiều sai sót, không đạt hiệu quả. d/ Quy trình tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp . * GV tự đánh giá ( cuối Học kỳ I ) - GV nghiên cứu kỹ các tiêu chí, yêu cầu của chuẩn. - GV tự đánh giá và xếp loại vào phiếu đánh giá xếp loại ( theo mẫu ). - GV nêu minh chứng cho mỗi yêu cầu ( Ít nhất 2 tiêu chí / yêu cầu ). * Tổ chuyên môn ( Giữa Học kỳ II ) - Tổ trưởng góp ý làm rõ các minh chứng để mỗi cá nhân được góp ý có thể nhận ra cái đạt, cái chưa đạt, chưa tốt của mình. - Tổ trưởng kiểm tra điểm tự đánh giá của GV. Sau khi tổ chuyên môn tham gia nhận xét , góp ý; tổ trưởng ghi điểm vào phiếu tự đánh giá của GV ( nếu không thống nhất giữa Tổ trưởng và GV hai bên cần trực tiếp trao đổi và đưa ra minh chứng ). - Tổ trưởng lập báocáo đánh giá của tổ và gửi Hiệu trưởng . - Cần thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ tạo sự thống nhất trong việc đánh giá, xếp loại ( tránh xuề xòa, cả nể, qua loa). * Hiệu trưởng đánh giá xếp loại ( cuối năm học ) Cuối năm học Hiệu trưởng phối hợp Phó Hiệu trưởng, tổ khối trưởng tổng kết các báocáo và giải quyết các vấn đề còn chưa thống nhất ở Tổ để đưa ra quyết định đánh giá xếp loại giáo viên ( dựa vào ý kiến của tổ ) Trong quá trình đánh giá xếp loại có xem xét đến mức độ phấn đấu, công tác lao động của từng trường hợp cụ thể để ra quyết định xét nâng mức hay giữ nguyên đối với điểm số cận tốt, khá hoặc trung bình của mỗi GV. 3. Kết quả đánh giá giáo viên năm học 2008 - 2009 . Tổng số GV trực tiếp giảng dạy : 33/37 người ( Có 4 GV nghỉ hộ sản ). Quy trình Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 Xếp loại chung T KH TB K T KH TB K T KH TB K XS KH TB K GV tự XL 30 3 8 25 13 20 8 25 Tổ K XL 31 2 10 23 12 21 9 24 HT XL Nhận xét : - GV tự đánh giá xếp loại khá tốt có 8/33(24,2%) GV tự nhận xuất sắc, số còn lại nhận thấy được những thiếu sót của mình so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp cần phải phấn đấu hơn trong những năm học tới . - Tổ khối đánh giá xếp loại khá nghiêm túc phản ảnh đúng thực chất có 9/33( 27,3%) đạt xuất sắc, còn một số Tổ chấm khá chặt chẽ (không có GV đạt xuất sắc như tổ khối 1, khối 4 ), còn có Tổ chưa mạnh dạn chỉ ra những thiếu sót , chấm còn khá rộng rãi (như tổ khối 5 đạt xuất sắc 5 / 7 ). - BGH xếp loại có căn cứ trên các cơ sở : cố gắng, phấn đấu vươn lên thông qua hiệu quả công tác của một số GV tự đánh giá ở mức độ cận tốt hoặc GV có thành tích đạt hội giảng cấp huyện để nâng lên GV đạt loại xuất sắc (16/33 tỉ lệ 48,5%.) - So sánh với kết quả đánh giá xếp loại GV năm học 2007 – 2008 và 2008-2009 : Năm học Xếp loại Xuất sắc Khá TB Kém 2007 - 2008 7 (17,5%) 30 (75%) 3 (7,5%) / 2008 - 2009 16 (48,5%) 17 (51,5%) / / Năm học 2008-2009 loại xuất sắc tăng 31% , trung bình giảm 7,5% nhiều GV tích cực trong công tác, phấn đấu nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm ( đạt Hội giảng cấp Huyện 20/ 37 GV tỉ lệ 54%) , nhiều GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm ( 15 GV đang học ĐHSP từ xa , hơn 40% GV học tin học biết sử dụng máy vi tính ), nhiều phong trào dạy và học được GV quan tâm, chất lượng giáo dục đạt kết quả khá tốt . III.Đánh giá, nhận xét việc tổ chức thực hiện ở trường . a. Những việc đã thực hiện được : - Bản thân mỗi giáo viên tự nhìn lại mình sau một năm công tác tự đánh giá xếp loại theo các tiêu chí để thấy những ưu, khuyết, những mặt còn hạn chế để phấn đấu vươn lên. - Nhận thức của đội ngũ cũng chuyển biến tích cực, nhiệt tình năng nỗ trong công tác, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt công tác được giao. - Tinh thần tham gia học tập, cầu tiến của GV được nâng cao ( đạt và vượt chuẩn đào tạo trên 75 %, Hội giảng cấp huyện đạt trên 50%). - Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy – học tập của học sinh . b. Những việc chưa thực hiện được : - Về GV : Còn nhiều lúng túng, chưa nhận thức đúng đắn việc đánh giá, chưa mạnh dạn ghi rõ những điều mà bản thân còn hạn chế, thiếu tự tin, sợ ảnh hưởng thi đua. - Về tổ khối : Chưa có biện pháp để theo dõi động viên giáo viên, ghi nhận các minh chứng còn chung chung , chưa mạnh dạn góp ý chân thành, còn e dè, cả nể khi đánh giá xếp loại giáo viên , hoặc quá khe khắc, khó khăn trong việc đánh giá - Về BGH : Chưa sát sao trong quá trình đánh giá, thiếu biện pháp theo dõi, chưa ghi nhận đầy đủ các minh chứng , đánh giá còn theo định tính . c/ Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện : - Đánh giá Chuẩn 14/BGD&ĐT với 3 lĩnh vực - 15 yêu cầu - 60 tiêu chí / giáo viên : Khó khăn , mất nhiều về thời gian, đòi hỏi thu thập nhiều lĩnh vực, nhiều minh chứng. - Nội dung 1 số tiêu chí còn chung chung, khó lượng hóa, ghi nhận các minh chứng khó cụ thể ( gia đình, xã hội . . . ) - Một số chuẩn đòi hỏi cao như : Khả năng hệ thống hóa kiến thức, trình độ hiểu biết về tin học , ngoại ngữ , tiếng dân tộc, sử dụng thành thạo một số trang thiết bị nghe nhìn để hỗ trợ giảng dạy . . . - Việc đánh giá giáo viên giỏi phải đạt chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc là khá cao trong giai đoạn hiện nay ( Số lượng GV đạt ít / trường ) - Trường hợp đánh giá xếp loại GV mức trung bình, yếu thì nhà trường xử lý như thế nào, GV đó có được tiếp tục đứng lớp nửa hay không ? IV. Kiến nghị : - Việc đánh giá xếp loại giáo viên Tiểu học theo QĐ 14 / BGD & ĐT nếu là cơ sở để đánh giá xếp loại Công chức viên chức hàng năm theo QĐ số 06/BNV thì nên chăng chỉ đánh giá một lần ( Theo QĐ 14 / BGD & ĐT ) để đỡ mất thời gian , công việc trùng lặp ( chuẩn 06/BNV có 8 nội dung ). - Đánh giá giáo viên dạy giỏi cấp trường – cấp huyện phải đạt chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc là quá khó khăn , khó đạt ( mặc dù GV thi Hội giảng đạt loại Tốt) . - Việc đánh giá xếp loại GV theo chuẩn 14/BGD&ĐT khi thực hiện đa số chỉ đạt loại Khá ( tỉ lệ gần 100% , ít có GV trung bình và xuất sắc), chưa phản ảnh đúng thực chất thi đua của nhà trường . . ngày 11 tháng 5 năm 2009 BÁO CÁO Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Giáo viên tiểu học năm học 2008-2009 ( QĐ 14 / 2007 / QĐ – BGD &. cầu, trọng tâm việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học theo QĐ 14/ 2007/QĐ.BGD&ĐT trong phiên họp hội đồng giáo viên