1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL

12 856 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 99 KB

Nội dung

Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL I - LỜI DẪN HĐGDNGLLmột bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục trong trường THCS. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. HĐGDNGLLmột môn học quan trọng đối với sự phát triển tâm lực, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách của học sinh. Môn học này giúp cho các em có thêm được kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử và tham gia vào các hoạt động của tập thể. HĐGDNGLL nhằm củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hoá, khoa học. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường, tạo điều kiện cho các em hoà nhập vào đời sống cộng đồng, đồng thời phát huy tác dụng của nhà trường với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. Chính vì vậy mà môn HĐGDNGLL không thể thiếu được trong trường THCS. II - THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG Năm học 2008-2009 là năm học đầu tiên thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn như: cuộc vận đông hai không; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo. Là năm học có nhiều đổi mới trong vấn đề dạy học, năm ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề dạy học. Trước những vấn đề đổi mới trên, bộ GD-ĐT cũng đã thay đổi phân phối chương trình của các môn học, đặc biệt là đối với môn HĐGDNGLL và xem đây như là một môn học chính khoá mà bắt buộc học sinh nào cũng phải tham gia. Nghiên cứu sách giáo viên môn HĐGDNGLL thì chúng tôi thấy rằng: 1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH -cấu trúc của chương trình rõ ràng , nội dung cụ thể. - Trong một năm học có 18 tiết với 9 chủ đề ; trong thời gian hè 6 tiết dành cho chủ điểm : “ hè vui, khoẻ bổ ích” hoạt động này học sinh thực hiện ở địa phương. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL - Các chủ điểm hằng tháng rất xác thực, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, lịch sử của đất nước. - Và đặc biệt trong năm học này là năm đầu tiên thực hiện phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, thực hiện theo công văn chỉ đạo của phòng GD-ĐT đại Lộc, trong năm học này, thầy cô giáo chủ nhiệm của trường cũng đã lồng ghép một trong các nội dung sau vào chương trình hoạt động như: Xây dựng trường học thân thiện, phòng chống các tệ nạn xã hội. 2. VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG Hình thức hoạt động trong môn HĐ GDNGLL rất phong phú, tuỳ theo mỗi chủ điểm mà thầy cô giáo hướng dẫn cho các em có được hình thức hoạt động đa dạng, có thể là: - Thi kể chuyện, hát, đọc thơ, sáng tác thơ, vẽ… - Thảo luận: cả tập thể cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó. - Chất vấ - Tự bạch. Chính những yêu cầu trên mà bộ môn hoạt động GDNGLL đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm, chú ý tổ chức chỉ đạo, triển khai theo yêu cầu của ngành. Giáo viên chủ nhiệm có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng các hoạt động cho các chủ điểm.Thầy cô giáo chủ nhiệm có nhiều cố gắng trong giờ sinh hoạt. Vì thế, không khí sinh hoạt trong từng lớp sôi nổi và hấp dẫn hơn. Vậy qua hai chủ điểm trong năm học này bản thân tôi đã có nhận xét cụ thể như sau: a. Về mặt thuận lợi * Đối với giáo viên: - Mỗi tháng chỉ tổ chức 2 lần/ 2 tiết nên giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho việc soạn giáo án, cũng như giúp các em thực hiện. - Kế hoạch thực hiện tiết HĐGDNGLL đã được đưa vào thời khoá biểu chính khoá. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho học sinh tìm hiểu các trò chơi, các tranh ảnh có liên quan đến nội dung hoạt động. - Đối với giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, năng động. - Tất cả thầy cô giáo cũng đã nhận thức rõ ràng về bộ môn HĐGDNG LL và họ cũng đã xác định “ Giờ nào việc ấy”, có nghĩa là tiết hoạt động là tổ chức hoạt động chứ không liên quan gì đến công tác chủ nhiệm ( thi đua, hạnh kiểm…) * Đối với học sinh. - Qua tiết hoạt động, học sinh tích luỹ thêm những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL - Các em không chỉ được vui chơi các trò chơi dân gian trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào những ngày quy định mà các em còn được tham gia trong hoạt động này. b/ Về những khó khăn: * Đối với giáo viên: - Về tài liệu giảng dạy, bộ giáo dục chỉ ban hành một cuốn sách duy nhất cho giáo viên, còn học sinh không có tài liệu, nên hoàn toàn bị động trong việc chuẩn bị. - Chủ điểm của ba tháng hè cũng là nội dung sinh hoạt dành cho các em học sinh khi về địa phương sinh hoạt, thế nhưng ở địa phương chưa thực hiện được vấn đề này. Nếu có thì cũng chưa đi sâu vào chủ điểm. Chính vì vậy, mà chương trình chưa được khép kín, chưa nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Khi soạn một giáo án, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện bốn hoạt động trong hai tiết phải thể hiện được bốn nôị dung hoạt động và lồng ghép một trong các nội dung giáo dục thì đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, thu thập các tư liệu có liên quan. Chính vì vậy, phải tốn rất nhiều thời gian. - Theo yêu cầu chung, để thực hiện tốt bộ môn này thì phải đảm bảo phòng ốc, nơi sinh hoạt…Nhưng trường không có chổ để học sinh sinh hoạt, còn nếu sinh hoạt ngoài trời cả hai khối thì không đủ chổ hoạt động… - Hầu hết các thầy cô giáo chủ nhiệm chưa được bồi dưỡng kĩ năng trong việc tổ chức HĐGDNGLL nên đôi khi giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giáo án, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện. - Để động viên các em tham gia tốt các hoạt động, thì cần phải có kinh phí để phát thưởng. Chính vì vậy, giáo viên cần làm tốt công tác chủ nhiệm với phụ huynh học sinh để có sự thông hiểu và chia sẻ . - Một số tiết cần có những báo cáo viên hoặc đại biểu tham dự để giúp các em thực hiện tốt và động viên các em trong hoạt động thì vấn đề này rất khó khăn. Bởi giáo viên chưa mạnh dạn để làm được việc này. * Đối với học sinh: - Hầu hết các em không có sách tham khảo nên rất bị động trong việc tổ chức thực hiện tiết này. - Các em không có nhiều thời gian, chỉ tập trung lo học văn hoá. - Một số em còn rụt rè lúng túng trong việc tổ chức hoạt động. Nếu có chỉ tập trung ở một em trong ban cán sự lớp. Nhưng theo chỉ đạo của ban HĐNGLL là không phải trong tiết hoạt động nào cũng chỉ có một TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL em dẫn chương trình mà phải thay phiên nhau theo từng tổ trên tháng. III- BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN : Để thực hiện tốt một tiếthoạt động NGLL thì giáo viên thực hiện một số biện pháp sau : - Thường xuyên bám sát theo chủ điểm tháng, chủ đề hoạt động tuần. - Phân công những em trong ban cán sự lớp tìm hiểu về những nội dung và những tư liệu phục vụ cho nội dung tiết hoạt động, có sự hướng dẫn của thầy cô giáo chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm thường kiểm tra các bước chuẩn bị, những em được phân công trước khi tổ chức tiết hoạt động. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo đúng quy trình của tiết hoạt động. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở học sinh thực hiện và tham gia tích cực. - Tham mưu với ban hoạt động NGLL, các thầy cô giáo bộ môn, các ban ngành đoàn thể để tổ chức tốt tiết hoạt động. - Thầy cô chủ nhiệm động viên khuyến khích tất cả các em cùng tham gia. - Sau khi tổ chức xong tiết hoạt động thì giáo viên chủ nhiêm hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả hoạt động của các em ( xếp loại : tốt, khá, trung bình, yếu…) - Một vấn đề khá quan trọng trong biện pháp thực hiện đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, cần kết hợp các hình thức đánh giá như: + Học sinh tự đánh giá. + Tập thể học sinh đánh giá. +Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn để đánh giá. IV- KếT QUẢ THỰC HIỆN Có thể nói môn hoạt động GDNGLL đã được thực hiện trong nhiều năm nay và cách tổ chức sinh hoạt cũng thường xuyên thay đổi, nhưng gần đây nhất là năm học 2008-2009 theo tinh thần chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục đào tạo Đại Lộc, trường tổ chức hai tiết hoạt động trong một chủ điểm tháng với bốn chủ đề hoạt động. Qua hai chủ điểm tháng 9 vá tháng 10 năm học 2008-2009 chúng tôi đã nhận thấy rằng: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL Tất cả thầy cô giáo cũng đã nhận thức rõ ràng về bộ môn HĐGDNGLL và hiện cũng đã xác định “ giờ nào việc ấy” có nghĩa là tiết hoạt động tổ chức hoạt động chứ không liên quan gì đến công tác chủ nhiệm – thi đua, hạnh kiểm…. - Qua tiết hoạt động, học sinh tích luỹ thêm những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. - Các em không chỉ được vui chơi các trò chơi dân gian trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào những ngày qui định, mà các em còn được tham gia trong hoạt động này. - Học sinh tham gia tích cực tiết hoạt động. - Thầy cô giáo chủ nhiệm cũng có nhiều thời gian để nghiên cứu và đầu tư. Chính vì vậy, trong tiết HĐGDNGLL có nhiều nội dung thu hút học sinh. V- KẾT LUẬN HĐGDNGLL là bộ phận cấu thành trong hoạt động dạy học giáo dục, mà theo phân chia hiện nay hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia hai bộ phận: Hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ trên lớp, mỗi bộ phận đều có vị trí chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng chúng đều góp phần tích cực vào mục tiêu giáo dục. Như vậy HĐGDNGLL không phải là một hoạt động phụ khoá trong nhà trường, thật sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt đông giáo dục ở trường phổ thông, nó là mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Thông qua hoạt động GDNGLL nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống .Mặt khác, HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng nhằm tham gia vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL TIẾT HOẠT ĐỘNG MINH HOẠ Tháng 12: Chủ điểm UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Ng. soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu giáo dục: Giúp hoc sinh - Hiểu về truyền thống vẻ vang của quân đội ta, của ông cha và tổ tiên ta. - Biết ơn và tự hào với truyền thống vẻ vang đó - Biết giữ hìn và phát huy truyền thống cha anh bằng hành động: kỉ luật tốt, học tập tốt. 1/ Nội dung - Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. - Ca ngợi quê hương đất nước, Đảng Bác và quân đội anh hùng, ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, thương binh… - Hội vui học tập, chuẩn bi nội dung ôn tập học kì I. 2/ Hình thức hoạt động: - Thi “Theo dòng lịch sử” tìm hiểu truyền thống dân tộc. - Trao đổi, thảo luận, ôn tập HK1 qua Hội vui học tập. - Biểu diễn văn nghệ, kể chuyện về những ngưừi con anh hùng của quê hương đất nước. III Chuẩn bị hoạt động 1/ Phương tiện: - Bảng tóm tắt ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12 - Các tư liệu về anh hùng, liệt sĩ của quê hương đất nước, câu hỏi thảo luận “Theo dòng lịch sử”. - Các bài hát, bài thơ, chuyện kể…về các các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương, về Đảng và Bác Hồ. - Nội dung câu hỏi củng cố và mở rộng kiến thức các môn học. - Mời đại biểu. - Phần thưởng - Trang trí bảng lớp 2/ Tổ chức: - Nêu nội dung và yêu cầu của buổi sinh hoạt. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL - Trình bày ý nghĩa ngày 22/12. Trả lời các câu hỏi trong phần thi “theo dòng lịch sử” - Thảo luận trả lời các nội dung ôn tập thông qua phần thi giải ô chữ. - Dẫn chương trình nêu nội dung nội dung từng phần thi. - Cả lớp chia làm 4 đội: “Đoàn kết”, “Tiến bộ”, “Thân ái” và “Vươn lên” - Ban cố vấn: Mời một số thầy cô giáo dạy các bộ môn. - Cá nhân trong các đội thi có thể bổ sung cho các lượt thi của đội mình 1 lần/ lượt hoặc các đội khác có thể bổ sung nếu cảm thấy đội bạn trả lời sai thì được hưởng số điểm của câu hỏi đó. - Dẫn chương trình có thể mời ban cố vấn giúp đỡ nếu trong phần thi có tình huống không giải quyết được. - Ban Thư kí (bạn Trinh và bạn Hiếu) ghi điểm vào bảng điểm cho từng phần các nội dung thi IV. Tiến hành hoạt động. 1. Văn nghệ: - Hát tập thể: “Màu áo chú bộ đội” nhạc và lời của Nguyễn Văn Tý. - Tốp ca: 2. Tuyên bố lí do buổi sinh hoạt: Kính thưa quí thầy cô giáo! Thưa các bạn! Tất cả chúng ta, hôm nay được sống, học tập và làm việc trong bầu trời hòa bình tự do, trong thời đại phát triển nhất của dân tộc Việt Nam, có được như vậy là nhờ biết bao nhiêu xương máu của ông cha chúng ta đã đổ xuống, nhuộm thắm bao dòng lịch sử dân tộc Việt, để ngày hôm nay đem lại màu xanh bát ngát cho quê hương đất nước, cho những mái trường rộn vang tiếng học bài của chúng em. Chúng ta có thể nào quên được công ơn to lớn đó. Trong không khí thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tháng thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Nhằm ôn lại truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hôm nay, được sự cho phép của Ban giám hiệu và cô chủ nhiệm, lớp 71 chúng ta tiến hành tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là lí do của buổi sinh hoạt này” 3. Giới thiệu đại biểu: Về tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, em xin trân trọng kính giới thiệu sự hiện diện: - Ban giám hiệu của trường: Kính giới thiệu thầy …………………… Thầy Nhĩ- Phó hiệu trưởng TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL Thầy Phương Tổng phụ trách Đội - Hội đồng sư phạm nhà trường gồm tất cả các thầy cô giáo trong trường. - Cùng 36 đội viên lớp 7 1 Một lần nữa, lớp em xin nồng nhiệt chào đón quý thầy cô, các bạn cho một tràng pháo tay chào mừng. Để thầy cô và các bạn tiện theo dõi nội dung buổi sinh hoạt, em xin được phép: 4. Thông qua chương trình sinh hoạt: Chương trình sinh hoạt của chúng ta hôm nay gồm có những nội dung sau đây: 1/ Văn nghệ 1/ Văn nghệ 2/ Tuyên bố lý do 2/ Tuyên bố lý do 3/ Giới thiệu đại biểu 3/ Giới thiệu đại biểu 4/ Giới thiệu 4/ Giới thiệu chương trình sinh hoạt 5/ Tóm tắt ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 Tóm tắt ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 6/ Thi Theo dòng lịch sử. 6/ Thi Theo dòng lịch sử. 7/ Hội vui học tập- trò chơi ô chữ 7/ Hội vui học tập- trò chơi ô chữ 8/ Kết thúc hoạt động 8/ Kết thúc hoạt động 9/ Ý kiến, dặn dò của cô chủ nhiệm 9/ Ý kiến, dặn dò của cô chủ nhiệm 5. Các hoạt động: 5. Các hoạt động: Chương trình hoạt động của lớp chúng ta bắt đầu, trước hết mời quí Chương trình hoạt động của lớp chúng ta bắt đầu, trước hết mời quí thầy cô và các bạn nghe bạn My trình bày tóm tắt nội dung ý nghĩa ngày thành thầy cô và các bạn nghe bạn My trình bày tóm tắt nội dung ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12: lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12: Hoạt động 1: Tóm tắt ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12: Nam 22/12: Kính Kính thưa quí thầy cô và các bạn! Tháng 10/1944, trong không khí chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi của cả nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ cơ hội cho dân tộc ta giành chính quyền, giải phóng đất nước đã sắp đến. Do sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh cách mạng và sự trưởng thành nhanh chóng của các tổ chức vũ trang quần chúng, đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Sau đó, theo chỉ thị của Bác, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày 22/12/1944 tại rừng Sam Cao (còn gọi là rừng Trần Hưng Đạo) thuộc tổng Bình Nguyên – Cao Bằng. Gồm 34 đồng chí đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy, đồng chí Võ Hàng Sâm làm đội trưởng và chính trị viên đầu tiên là đồng chí Xích Thắng. Chỉ 2 ngày, sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp 2 trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (thuộc tỉnh Cao TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL Bằng) thể hiện sự gan dạ, mưu trí, chấp hành mệnh lệnh trong chiến đấu của Đội. Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự Bắc kì của Đảng quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Đội Việt Nam Giải phóng quân, cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân, đến năm 1946 đổi thành Quân Đội quốc gia Việt Nam và đến năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên các chặng đường lịch sử vẻ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đoàn kết với nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi từ 1945-4954, chống đế quốc Mỹ cứu nước từ 1954-1975, sau năm 1975 chống bọn bành trướng Bắc Kinh cũng như các thế lực thù địch phản động, bảo vệ Tổ quốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 17/10/1989, theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa VI quyết định lấy ngày 22/12 làm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời là ngày Hội Quốc phòng toàn dân. Hoạt động 2: “Theo dòng lịch sử” tìm hiểu truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta qua các thời đại. Các bạn than mến! Chúng ta có được ngày hôm nay, ông cha ta đã trãi qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ để dựng nước và giữ nước, trong mỗi chúng ta hẳn ai ai cũng một lòng khâm phục, kính trọng và nhớ ơn các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh, thương binh, công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ. Bây giờ, chúng ta cùng kể nhau nghe, cùng nhau theo dòng lịch sử nhằm ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cách thức cuộc thi: tôi sẽ đưa ra nội dung câu hỏi và các đáp án, thành viên của các đội giơ tay chọn đáp án đúng, mỗi lượt các đội được trả lời một lần, mỗi câu trả lời đúng đáp án các bạn được 10 điểm, số điểm của bạn nào ghi được sẽ được thư ký ghi điểm cho đội của bạn đó. Nếu đội bạn trả lời sai, đội khác sẽ có quyền trả lời, nếu đúng đội đó sẽ được cộng 10đ, nếu sai đội đó sẽ bị trừ 5đ. 1/ Người thiếu niên tự biến mình thành ngọn đuốc sống lao vào phá kho xăng, đạn của thực dân Pháp giữa Sài Gòn là ai? a. Võ Thị Sáu b. Nông Văn Dền c. Lê Văn Tám d. Kpa-kơ-lơng 2/ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, ở đâu? a/ 1911- Cảng Hải Phòng b/ 1911- Bến Nhà Rồng c/ 1914- Bến Nhà Rồng d/ Tất cả đều sai 3/ Kim Đồng (Nông Văn Dền), người thiếu niên dũng cảm của dân tộc Tày quê ở tỉnh nào? a. Cao Bằng b. Lạng Sơn c. Thanh Hóa d. Bắc Ninh TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL 4/ Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm nào? a. 1009 b. 1011 c. 1010 d. 1012 5/ Nước Đại Việt đã kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên vào những năm nào? a. 1286-1287 b. 1287-1288 c. 1288-1289 d. 1289-1290 6/ Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: a. Chủ động tiến công để tự vệ b. Rút lui để bảo toàn lực lượng c. Tổng tấn công c. Xây dựng phòng tuyến 7/ Ai là người có công dẹp "Loạn 12 Sứ Quân" thống nhất đất nước vào năm 967 ? a. Đinh Bộ Lĩnh b. Đinh Công Trứ c. Đinh Liễn d. Ngô Xương Ngập 8/ "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc" đó là câu nói của ai? a. Trần Quốc Tuấn b. Trần Thủ Độ c. Lý Thường Kiệt d. Lý công Uẩn 9/ Mỗi đội hãy cử đại diện của đội mình lên kể một câu chuyện về những người con anh hùng của quê hương đất nước mà các bạn đã tìm hiểu được. Em xin mời thầy Tỵ nhận xét và ghi điểm cho phần kể chuyện Lịch sử của các đội. Để thay đổi không khí em xin mời thầy cô và các bạn theo dõi phần song ca của 2 bạn: . Hoạt động 3: Trò chơi giải ô chữ: Tiếp tục chương trình mời các bạn tham gia trò chơi giải ô chữ. Thể lệ trò chơi như sau: Trên ô chữ chúng ta có 16 hàng ngang, mỗi hàng ngang là một đơn vị kiến thức mà mỗi đội phải tìm ra, khi mở được tất cả các hàng ngang chúng ta sữ có từ chìa khóa hàng dọc gồm có 16 chữ cái xếp không theo thứ tự nào, và các bạn đoán cụm từ chìa khóa. Mỗi đội có quyền lựa chọn 4 lượt từ hàng ngang, mỗi lượt 1 hàng, trả lời đúng đội đó sẽ được 20 điểm, nếu trả lời sai hàng ngang đó khóa lại, thời gian trả lời cho một câu hỏi là 10 giây Sau khi các đội lựa chọn qua hết 3 lượt, các bạn giành quyền đoán cụm từ chìa khóa, nếu trả lời đúng đội của bạn sẽ được 30 điểm, nếu trả lời sai đội của bạn mất quyền chơi tiếp lượt tiếp theo. Nếu qua hết 4 lượt mà các bạn vẫn chưa tìm ra được cụm từ chìa khóa thì các bạn sẽ được sự gợi ý của ban tổ chức. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO [...]...Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL Đầu tiên xin mời đội “Đoàn kết” lựa chọn câu hỏi Câu 1: Đáp án câu 1 là cụm từ gồm 15 chữ cái Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ gì?(THẤT NGÔN TỨ TUYỆT) Câu 2: Đáp án câu 2 là cụm từ gồm 12 chữ cái Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mênh danh là gì ? (BÀ CHÚA THƠ NÔM ) Câu 3: Đáp án câu 3 là cụm từ gồm 9 chữ cái Ảnh của một vật tạo bởi gương... dân số cao nhất thế giới hiện nay là (TÔ-KIÔ) Câu 13: Đáp án câu 13 là cụm từ gồm 8 chữ cái Điền vào chỗ trống : Hai góc đối đỉnh thì ……… (BẰNG NHAU) Câu 14: Đáp án câu 14 là cụm từ gồm 7chữ cái Đơn vị đo độ to của âm là gì? (ĐỀ-XI-BEN) Câu 15: Đáp án câu 15 là cụm từ gồm 6 chữ cái Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong. .. TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL My father never coffee (DRINKS) Câu 16: Đáp án câu 16 là cụm từ gồm 7 chữ cái Rừng ở đầu nguồn ven biển gọi là rừng gì? (PHÒNG HỘ) (Cụm từ chìa khóa: NHỚ ƠN CÁC CHÚ BỘ ĐỘI) - Phần thi giải ô chữ kết thúc, trong khi chờ đợi ban thư ký tổng kết điểm, xin mời thầy cô và các bạn thưởng thức tốp ca do các bạn... các bạn trong trường thực hiện tốt chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà nhà trường đã đề ra - Tiếp theo chương trình, em xin trân trọng kính mời cô giáo chủ nhiệm lên có ý kiến nhận xét buổi sinh hoạt hôm nay của chúng em và hướng dẫn cho chúng em những điều cần chuẩn bị cho tiết sinh hoạt sau theo chủ điểm tháng 1 và 2 Em xin mời cô - Em xin thay mặt cho các bạn trong lớp... một vật tạo bởi gương cầu lồi sẽ như thế nào so với vật? (LỚN HƠN VẬT) Câu 4: Đáp án câu 4 là cụm từ gồm 5 chữ cái Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: .novels are very interesting (THESE) Câu 5: Đáp án câu 5 là cụm từ gồm 9 chữ cái Đây là tên một con sông đã diễn ra trận chiến thắng lớn của quân dân ta chống quân xâm lược Tống (NHƯ NGUYỆT) Câu 6: Đáp án câu 6 là cụm từ gồm 7 chữ cái Bài... là cụm từ gồm 7 chữ cái Cây lương thực quan trọng nhất ở các vùng nhiệt đới gió mùa là cây gì? (LÚA NƯỚC) Câu 8: Đáp án câu 8 là cụm từ gồm 8 chữ cái Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích được gọi là gì? (LUÂN CANH) Câu 9: Đáp án câu 9 là cụm từ gồm 9 chữ cái Biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng là đức tính gì? (TRUNG THỰC) Câu 10: Đáp án câu 10 là cụm từ gồm 7 chữ... sinh hoạt sau theo chủ điểm tháng 1 và 2 Em xin mời cô - Em xin thay mặt cho các bạn trong lớp cám ơn ý kiến của cô Chúng em xin hứa phát huy những gì đã làm được và khắc phục những điểm còn sai sót để tiết hoạt động sau của lớp 71 đạt hiệu quả hơn - Buổi sinh hoạt của chúng ta đã khép lại, em xin cám ơn tất cả các thầy cô đã về tham dự cùng lớp chúng em, chúng em xin kính chúc quí thầy cô sức khỏe, . Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL I - LỜI DẪN HĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục trong trường THCS không phải trong tiết hoạt động nào cũng chỉ có một TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO Chuyên đề HĐNGLL Một số biện pháp trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL

Ngày đăng: 25/09/2013, 11:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w