1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

thu thập thông tin để định mức lao động

25 949 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 499,42 KB

Nội dung

định mức kinh tế kỹ thuật

- 29 - Chương 3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐỂ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 3.1. Khái niệm và phân loại thông tin để định mức lao động. Thông tin dùng để định mức lao động là tổng thể những kiến thức, thông báo cho phép nghiên cứu, định mức lao động bằng những phương pháp thích hợp. Với định nghĩa trên có thể xem thông tin giống như “nguyên vật liệu” để tạo ra mức lao động. Thu thập và xử lý thông tin là bước khởi đầu của định mức lao động, có nhiệm vụ là khảo sát, đo lường, ghi chép, tính toán … những thông tin cần thiết để định mức. Phân loại thông tin dùng để định mức là chia tổng thể thông tin thành các loại tương đối độc lập căn cứ theo những tiêu thức nhất định giúp ích cho việc đề ra kỹ thuật và phương pháp hợp lý thu thập xử lý thông tin. Những tiêu thức thường dùng để phân loại thông tin định mức lao động là: nội dung, công dụng, hình thức, nguồn, tính đại diện . Theo nội dung được chia ra thông tin phản ánh cấu trúc sản xuất, thông tin phản ánh cấu trúc hao phí, thông tin phản ánh nhân tố ảnh hưởng, thông tin phản ánh khối lượng sản phẩm; Theo công dụng được chia ra thông tin dùng lập mô hình mức, thông tin xác định mức, thông tin dùng phân tích chất lượng mức; Theo hình thức được chia ra thông tin số, thông tin văn, thông tin ký hi ệu, thông tin đồ thị, thông tin công thức…; Theo tính ổn định được chia ra thông tin không biến đổi và thông tin biến đổi ( liên tục, rời rạc); Theo nguồn được chia ra: thông tin điều tra quan sát, thông tin báo cáo thống kê, thông tin kế hoạch. Theo tính đại diện được chia ra: thông tin nơi làm việc, thông tin khu vực, thông tin vùng mỏ, thông tin ngành. Việc thu thập và xử lý thông tin phải đạt những yêu cầu sau: - Bảo đảm độ chính xác, tin cậy cần thiết của mô hình mức và mức; - Tiết kiệm chi phí thu thập và xử lý thông tin, đồng thời tạo thuận lợi trong áp dụng mức; - Tạo căn cứ cho việc xét duyệt, sửa đổi mức của người có thẩm quyền. Để đạt những yêu cầu nêu trên cần phải có một hệ thống các bảo đảm về kỹ thuật, về phương pháp và về tổ chức được mô tả trên sơ đồ hình 3.1. Đó là những nội dung chủ yếu được trình bày trong chương này: - 30 - 3.2. Bảo đảm kỹ thuật cho thu thập và xử lý thông tin Nội dung của đảm bảo kỹ thuật là lựa chọn và chuẩn bị sẵn sàng những phương tiện kỹ thuật như: phương tiện đo thời gian, phương tiện đo khối lượng sản phẩm (công việc), phương tiện đo tác động của những nhân tố ảnh hưởng, phương tiện ghi kết quả thu thập thông tin. 3.2.1. Phương tiện đo thời gian Đơn vị đo hao phí lao động chủ yếu sử dụng trong tính toán định mức lao động là người.ca; người.giờ; người.phút, người.giây. Vì vậy phương tiện đo thời gian cũng chính là phương tiện có quan hệ trực tiếp đến xác định hao phí lao động. Đồng hồ đo thời gian trong định mức có 2 loại: - Đồng hồ thông thường ( đeo tay, để bàn, bỏ túi); - Đồng hồ chuyên dùng: Đồng hồ có độ chính xác cao và có khả năng đo hao phí thời gian của những quá trình diễn ra rất ngắn, đồng thời, có thể lưu lại số liệu. Một trong những kiểu đồng hồ như thế là những đồng hồ dùng để đo thời gian chạy của các vận động viên, có độ chính xác tới 0,2 giây (hình 3.2). Những loại đồng hồ như vậy trong định mức ngành mỏ cũng ít khi cần thiết phải dùng. Các bảo đảm cho thu thập và xử lý thông tin định mức lao động Bảo đảm kỹ thuật Bảo đảm phương pháp Bảo đảm tổ chức Phương tiện đo hao phí thời gian lao động Phương tiện đo khối lượng sản phẩm công việc Phương tiện đo tác động nhân tố ảnh hưởng Phương tiện ghi, lưu giữ Chọn mẫu quan sát Xác định kích thước mẫu quan sát Thiết lập mô hình mức lao động Tổ chức đối tượng Tổ chức người quan sát Lập dự án quan sát Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống các bảo đảm cho thu thập và xử lý thông tin định mức lao động - 31 - Hình 3.2. Đồng hồ chuyên dụng có độ chính xác 0,2 giây 3.2.2 Phương tiện đo khối lượng sản phẩm, công việc. Trong doanh nghiệp mỏ, tùy từng loại sản phẩm, công tác mà có các loại phương tiện đo khác nhau như: thước dài, máy trắc địa, cân. Độ chính xác tương đối của các phương tiện đo khối lượng sản phẩm, công việc cũng đòi hỏi bằng độ chính xác tương đối của phương tiện đo thời gian. Điều này hoàn toàn chứng minh được vì mức thời gian và mức sản lượng của cùng m ột công việc là đại lượng nghịch đảo của nhau (công thức 4.16). 3.2.3. Phương tiện đo tác động của nhân tố ảnh hưởng. Trong sản xuất công nghiệp mỏ, có nhiều nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đánh giá chính xác tác động của những nhân tố đó để định mức cũng như giao mức phân biệt cho người lao động là điều kiện cần bảo đảm đồng đều độ căng mức. Những nhân tố ảnh hưởng thường được chia thành các nhóm: địa chất tự nhiên, kỹ thu ật-công nghệ và tổ chức. Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có thể đánh giá thông qua xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng áp dụng cho từng công việc cụ thể. Ví dụ đối với công việc bốc xúc đất đá ở mỏ lộ thiên bằng máy EKG- 4,6 có các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng như sau: - Nhân t ố địa chất tự nhiên: độ kiên cố đất đá f (theo M.M. Prô-tô-đia- cô- nôv); thể trọng đất đá. - Nhân tố kỹ thuật-công nghệ: dung tích gầu; dung tích thùng xe vận tải; chiều cao tầng; - 32 - - Nhân tố tổ chức: cấp loại hao mòn thiết bị (A, B, C,…) Ví dụ đối với công tác khoan lỗ bằng máy khoan xoay-cầu có các những chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng như sau: - Nhân tố địa chất tự nhiên: độ kiên cố đất đá (theo M.M.Prô-tô-đia- cô-nốp); - Nhân tố kỹ thuật-công nghệ: tốc độ vòng quay mũi khoan; đường kính lỗ khoan; lực nén dọc trục mũi khoan; - Nhân tố tổ chức: cấp loại hao mòn của thiết bị (A, B, C, …). Các phương tiện đo chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng căn cứ vào phương pháp đo được chia làm 2 loại: phương tiện đo trực tiếp, phương tiện đo gián tiếp. Phương tiện đo trực tiếp: là phương tiện trực tiếp hiển thị số đo chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng. Ví dụ: đồng hồ đo tốc độ vòng quay, đồng hồ đo lực nén dọc trục, đồng hồ áp suất khí nén, đồng hồ đo tốc độ chạy của ô tô, máy đo ứng suất kháng nén của đất đá (đo độ kiên cố f)… Ph ương tiện đo trực tiếp (trừ máy đo ứng suất kháng nén của đất đá có cấu trúc nặng nề phức tạp) thường được chế tạo gắn liền với thiết bị sản xuất để bảo đảm phát ra những tín hiệu cần thiết cho người vận hành, do đó nói chung không cần có sự chuẩn bị. Phương tiện đo gián tiếp: là phương tiện không trực tiếp hiển thị số đo chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, nhưng sẽ hiển thị số đo của chỉ tiêu khác và từ đó tính toán ra chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng cần xác định, thông qua một công thức gần đúng. Ví dụ: có thể dùng thước dài như là phương tiện đo gián tiếp của trọng lượng ty choòng máy khoan đập cáp theo công thức: ;615,0 2 ldQ = (3.1) Trong đó: Q – Trọng lượng ty choòng khoan, kg; d – Đường kính của ty choòng khoan, cm; l – Chiều dài của ty choòng khoan, m. Tương tự, cũng có thể dùng thước dài, thước góc như là phương tiện đo gián tiếp dung tích thùng xe ô tô hoặc va gông theo công thức: () () 1,0 12 3 2 −+ − = hactg cac V α ; (3.2) Trong đó: V - Dung tích đất đá của thùng xe ô tô (hay va gông), m 3 ; c – Kích thước bề rộng đáy thùng xe, m; a – Kích thước bề dài đáy thùng xe, m; h – Kích thước cao thùng xe ( từ đáy lên miệng thùng xe), m. - 33 - α - Góc dốc tự nhiên của đống đá trong thùng xe, độ. Chú ý rằng: nơi làm việc của công nhân mỏ thường thay đổi, do đó nhân tố địa chất tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc phải được xét đến khi định mức cũng như giao mức. Chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của nhân tố địa chất tự nhiên và phương pháp đo lường chúng cũng không hoàn Hình 3.2. Sơ đồ thiết bị đo độ kiên cố của đất đá khi khoan OB-2M 1- Cột gá lắp khoan; 2- Ống truyền động; 3- Bộ cảm biến tự động; 4- Ống rỗng; 5- Ống vít; 6- Ốc chốt; 7- Mặt chịu lực trên của cột gá lắp khoan; 8- Ống đai giữ cơ cấu nâng hạ khoan; 9- Cơ cấu nâng hạ khoan; 10- Ống nối dài. - 34 - toàn chỉ căn cứ vào hệ số kiên cố f ( theo M.M. Prô-tô-đia-cô-nôp ) mà còn phải căn cứ vào nhiều chỉ tiêu khác như độ ẩm, độ tơi , thể trọng, độ dính … của đất đá tùy theo loại công việc. Các chỉ tiêu đó phải được xác định khách quan, chính xác thông qua những khí cụ nhất định, không được xác định bằng mắt thường hay phỏng đoán. Ở những nước có nền công nghiệp mỏ tiên tiến, từ lâu việc nghiên cứu chế tạo những thiết bị dụng cụ chuyên dùng cho việc đo trực tiếp tác động của nhân tố địa chất tự nhiên đến năng suất lao động của công nhân đã được đặt ra. Ví dụ cho một trong những kết quả nghiên cứu đó là thiết bị đo độ kiên cố của đất đá dùng cho định mức công việc khoan trong lò mang ký hiệu OB-2M có sơ đồ cấ u trúc như hình 3.2, được đề xuất năm 1960 bởi các nhà khoa học Nga A.N. Bakh-chi-xa-rai-sev, E.V. Pa-pa- zian và G.A. A-lek-xan [6]. Nhờ OB-2M người ta có thể đo lường trực tiếp tốc độ khoan thuần túy của máy khoan ngay tại gương khoan để đánh giá tác động của độ kiên cố đất đá đối với năng suất lao động của công nhân khoan, thay vì đo ứng suất kháng nén mẫu đá trong phòng thí nghiệm hay đánh giá gián tiếp bằng quan sát mắt thường. Tuy nhiên các thiết b ị như thế hiện nay chỉ có ý nghĩa lịch sử do nó chưa đạt được tính tiện dụng cần thiết cho nên đến nay ở nước ta vẫn sử dụng các phương pháp xác định các chỉ tiêu nhân tố địa chất tự nhiên bằng mắt thường . 3.2.4. Phương tiện ghi kết quả thu thập thông tin. Kết quả thu thập thông tin là những thông tin dưới dạng số, ký tự, hình ảnh v.v… nhờ đó có thể phân tích và xác định mức lao động của đối tượng nhất định nào đó. Phương tiện ghi kết quả thu thập thông tin trong định mức lao động được chia thành 2 loại chính: phiếu quan sát và camera. Phiếu quan sát là phương tiện có tính truyền thống, nhưng không kém phần quan trọng vì thuận tiện và rẻ. Camera chỉ cần thiết trong những trườ ng hợp ghi lại với yêu cầu chính xác cao và sinh động những quá trình sản xuất. Dưới đây chỉ trình bày về phiếu quan sát. Phiếu quan sát có nhiều loại, nhưng căn cứ vào hình thức thông tin được ghi lại trên phiếu quan sát thì được chia thành 3 loại: Phiếu ghi bằng số (bảng 3.2); Phiếu ghi bằng biểu đồ (bảng 3.3); Phiếu ghi bằng ký hiệu (bảng 3.4). Thông tin quan trọng nhất cần được rút ra trong mỗi loại phiếu quan sát là th ời lượng của từng bước công việc hay từng thao tác. Đối với phiếu ghi bằng số (bảng 3.2), thời lượng của bước công việc được xác định bằng hiệu số thời điểm kết thúc của nó với thời điểm kết thúc bước công việc liền kề trước đó. Đối với phiếu ghi bằng biểu đồ (bảng 3.3), thời lượng c ủa thao tác được xác định bằng độ dài của các đoạn thẳng, tỷ lệ với thước thời gian của biểu đồ. Hình thức biểu đồ có ưu điểm khi cần phản ánh những thao - 35 - Phiếu quan sát quá trình khoan lỗ mìn trong lò Bảng 3.2 N o Tên các bước công việc và hao phí thời gian Ký hiệu Thời điểm kết thúc Thời lượng, người.phút Ghi chú 1 2 3 4 … Bắt đầu quan sát Đi đến nơi làm việc Kiểm tra gương lò Chuẩn bị máy khoan …………………… 8 h 00 8-30 8-40 8-55 … 30 10 15 … Phiếu quan sát các thao tác trong chu kỳ xúc của máy xúc EKG-4,6 Bảng 3.3 N o Tên thao tác Thời lượng, giây 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 Nâng gầu Ruỗi tay gầu Quay đổ Hãm quay Mở đáy gầu Co tay gầu Quay xúc Hạ gầu Phiếu quan sát công nhân làm việc tại gương lò chuẩn bị Bảng 3.4 Thời điểm quan sát Ký hiệu loại bước công việc và hao phí thời gian Công nhân A Công nhân B Công nhân C Công nhân D 8-00 8-02 8-04 8-06 8-08 8-10 …… CK-1 CK-1 CK-2 C-1 C-1 ……. KH KH KH CK-1 CK-2 ……. NC NC CK-1 CK-1 P-2 …… CK-1 CK-1 CK-1 C-1 C-2 ……. - 36 - tác diễn ra kiểu “gối tiếp” với nhau, nhưng đòi hỏi kỹ năng quan sát và ghi chép rất cao. Phiếu ghi bằng ký hiệu (bảng 3.4), hao phí thời gian của mỗi nhóm bước công việc (ký hiệu) được xác định theo công thức: H j = K j .t ; (3.3) Trong đó: H j – Hao phí thời gian của nhóm bước công việc thứ j, phút K j – Số lượng ký hiệu của nhóm bước công việc thứ j ; t – Khoảng thời gian giữa hai thời điểm liền kề (khoảng thời điểm), phút. Ví dụ: Công nhân A trên phiếu quan sát có 15 ký hiệu CK (chuẩn bị- kết thúc) thì với các mốc thời điểm đã ghi trên cột “Thời điểm quan sát” ta có khoảng thời điểm bằng 2 phút và thời lượng thực hiện bước công việc chuẩn bị- kết thúc của công nhân A sẽ là : 15x2= 30 phút. Hình thức phiếu quan sát ghi bằng ký hiệu cho phép quan sát đồng thời nhiều công nhân cùng làm việc trên cùng một nơi, với những công việc độc lậ p, miễn là nằm trong tầm có thể quan sát và việc phân chia các loại bước công việc không quá chi tiết. 3.3. Phương pháp thành lập mẫu quan sát 3.3.1. Khái niệm và nhiệm vụ thành lập mẫu quan sát. Mẫu quan sát là tập hợp hữu hạn các số đo của một đại lượng ngẫu nhiên thuộc các thông tin dùng định mức lao động. Những đại lượng ngẫu nhiên đó được ví dụ như: thời lượng của một thao tác (hay bước công việc); số lượng sản phẩm tạo ra trên đơn vị hao phí lao động; độ kiên cố của đất đá ở một khu vực…Nhờ mẫ u quan sát mà một đại lượng nào đó thực tế biến động ngẫu nhiên, vẫn có thể đưa về một con số đại diện khá tin cậy cho tổng thể bằng số trung bình. Ví dụ ta có mẫu quan sát về thời lượng của thao tác “nâng gầu” trong bước công việc “ xúc” của máy xúc EKG-4,6 như sau: 17, 17, 17, 18, 17, 25*, 17, 17, 18, 17 , 18, 18 . giây. Sử dụng phương pháp trung bình cộng trong thống kê, ta xác định được con số “ đại diện” cho thao tác “nâng gầu” là: (17 + 17 + 17 + 18 + 17 + 25 +17 + 17 + 18 + 17 + 18 +18) :12 = = 216 :12 = 18 giây. Gọi số trung bình cộng (18 giây) là con số đại diện tin cậy, vì kết quả tính có thể không sai lệch đáng kể nếu như tăng thêm số lượng các quan sát trong mẫu. Các thông tin cần thu thập phần lớn là đại lượng ngẫu nhiên, do đó thành lập mẫu quan sát là nội dung quan trọng của bảo đảm phương pháp khi thu thập thông tin định mức lao động. Những nhiệm vụ phải giải quyết khi thành lập các mẫu quan sát là: - 37 - - Lựa chọn kiểu mẫu quan sát phù hợp với mục đích, đối tượng nghiên cứu và độ chính xác cần thiết; - Xác định kích thước mẫu quan sát hợp lý để tiết kiệm chi phí trong quan sát. 3.3.2. Lựa chọn các kiểu mẫu quan sát. a. Kiểu liên tục: Trong kiểu này, các số đo được thu đầy đủ theo đúng trình tự phát sinh của chúng khi quan sát (bảng 3.2; 3.3). Kiểu liên tục có ưu điểm là mẫu đại diện sát thực cho tổng thể quá trình, đối tượng quan sát, nhưng có nhược điểm là khi số liệu phát sinh nhanh thì không kịp ghi, đồng thời phải ghi cả những số liệu “thô” trong mẫu. Số liệu thô là những số liệu quá lớn hoặc quá bé so với số trung bình c ộng, biểu hiện tác động ảnh hưởng của những nhân tố hiếm có. Trong thống kê số đó được gọi là lượng biến của đơn vị ngoài tổng thể. b. Kiểu chọn lọc: Trong kiểu này, các số đo thu được không theo đúng trình tự phát sinh của chúng khi quan sát (bảng 3.5). Phiếu quan sát các thao tác trong chu kỳ xúc của máy xúc EKG-4,6 Bảng 3.5 Tên thao tác Thời lượng thao tác qua các lần đo, giây Cộng, giây Trung bình, giây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nâng gầu Ruỗi tay gầu ……… 17 6 …. 17 6 …. 17 5 …. 18 5 … 17 7 … 25 5 … 17 8 …. 17 6 …. 18 5 …. 17 6 …. 18 6 …. 18 6 …. 216 72 … 18 6 … Cộng, 35 Kiểu chọn lọc có ưu điểm là cho phép loại trừ số liệu thô, ghi chép chỉnh lý dễ dàng, nhưng có nhược điểm là tốn thời gian quan sát nhiều hơn, không phản ánh chính xác trình tự cấu trúc hao phí thời gian. Kiểu chọn lọc được áp dụng khi đo những bước công việc, thao tác xảy ra theo chu kỳ với thời lượng ngắn (cấu trúc tương đối giản đơn). c. Kiểu gộp nhóm: Kiểu gộp nhóm là trường hợp riêng của phương pháp chọn lọc, trong đó mỗi số đo là tổng số thời lượng của một số thao tác cần xác định (bảng - 38 - 3.6). Kiểu gộp nhóm có ưu điểm kế thừa ưu điểm của tất cả các phương pháp chọn lọc, đồng thời quan sát được những thao tác, động tác rất ngắn, Phiếu quan sát kiểu gộp nhóm Bảng 3.6 Nhóm thao tác Thành phần thao tác Thời lượng nhóm thao tác qua các lân đo, giây Cộng, giây Trung bình nhóm thaotác, giây Trung bình thao tác,giây 1 2 3 4 5 6 7 A B C D b + c + d a + c + d a + b + d a + b + c 1,3 1 0,9 1,4 1,2 1 1 1,6 1,4 1 1 1,5 1,2 1 1,1 1,5 1,3 1 1 1,4 1,3 0,9 1 1,6 1,4 1,1 1 1,5 9,1 7,0 7,0 10,5 A=1,3 B=1,0 C=1,0 D=1,5 a=S-A=0,3 b=S-B=0,6 c=S-C=0,6 d= S-D=0,1 3S S 3(a+b+c+d) a+b+c+d 33,6 4,8 - - - - kế tiếp nhau và lắp đi lắp lại kiểu chu kỳ. Tuy nhiên kiểu quan sát gộp ít khi cần thiết áp dụng trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ. d. Kiểu định kỳ: Cũng là trường hợp riêng của kiểu tạo mẫu chọn lọc, trong đó mỗi số đo đại lượng ngẫu nhiên được ghi lại gián tiếp bằng các ký hiệu sau những định kỳ (bảng 3.4). Kiểu định kỳ có ưu điểm là quan sát đồng thời được nhiều đối tượng, ít tốn công sức, nhưng nhược điểm là kém chính xác, tỷ mỉ, đòi hỏi người quan sát ph ải nắm vững ký hiệu. Kiểu định kỳ thường được áp dụng nghiên cứu nhanh tình hình sử dụng thời gian của nhiều người có nơi làm việc tương đối tập trung, thuận lợi cho quan sát. e. Kiểu ngẫu nhiên: Kiểu ngẫu nhiên là trường hợp riêng của kiểu định kỳ, trong đó ký hiệu không được ghi lại sau những định kỳ cố định mà được ghi lại theo những hành trình ngẫu nhiên. Hao phí thời gian của một bước công việc nào đó được xác định theo công thức gần đúng sau: ∑ = = n i i i i K K H 1 .480 ; (3.4) Trong đó: H i - Hao phí thời gian của bước công việc thứ i, phút; . Chương 3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐỂ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 3.1. Khái niệm và phân loại thông tin để định mức lao động. Thông tin dùng để định mức lao động là. ra thông tin dùng lập mô hình mức, thông tin xác định mức, thông tin dùng phân tích chất lượng mức; Theo hình thức được chia ra thông tin số, thông tin

Ngày đăng: 21/09/2013, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w