1. Những câu chuyện thú vị về nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart Wolfgang Amadeus Mozart ngay từ nhỏ đã bộc lộ thiên bẩm âm nhạc xuất chúng. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Wolfgang đã sáng tác một bản nhạc dành cho đàn klavier, phức tạp đến mức không một danh cầm nào ở châu Âu khi ấy có thể chơi nổi. Khi người cha rất mực yêu con trai cầm lên tờ bản thảo đang viết dở của Mozart, ông đã phải kinh ngạc: - Con làm khó quá con ạ, làm gì có ai chơi được nó! Mozart cự lại: - Sao lại thế cha, bé như con còn chơi được nữa là! Nguyện vọng của viện sĩ Lên bảy, cậu bé Wolfgang đã viết được một bản giao hưởng. 12 tuổi, hoàn thành vở opera đầu tay. Viện Hàn lâm Bolonho vốn có thông lệ không kết nạp ai ở độ tuổi dưới 26. Tuy nhiên, với một thiên tài như Mozart, họ đã có ngoại lệ. Năm 14 tuổi, Mozart trở thành viện sĩ hàn lâm. Khi người cha chúc mừng con trai, Mozart nói: - Thưa cha, bây giờ con đã là viện sĩ rồi, liệu con có thể đi dạo chơi một lúc mà không phải nghĩ tới việc sáng tác được không? Cụ thể hóa thu nhập Có lần phải kê khai các khoản thu nhập của mình, Mozart nêu rõ là, với tư cách một nhạc sĩ cung đình, ông nhận được mức lương 400 gulden một tháng. Và ông viết thêm: "Thế là quá nhiều đối với những việc mà tôi đã làm, nhưng là quá ít đối với những việc mà tôi có thể làm". Lý do Một thanh niên trẻ, muốn trở thành nhạc sĩ, hỏi Mozart: - Làm cách nào để viết một bản giao hưởng khi mới 14 tuổi? Mozart: - Theo tôi, bạn còn quá trẻ, tốt nhất nên bắt đầu bằng những tác phẩm đơn giản hơn, như ballade chẳng hạn . Anh thanh niên: - Sao lại thế? Chính ông đã hoàn thành bản giao hưởng đầu tay khi mới 14 tuổi cơ mà? - Nhưng khi ấy, tôi không đi hỏi người khác xem viết giao hưởng như thế nào - Mozart nói. 2. Chào người quen Một nhà soạn nhạc mang tác phẩm mới của mình tới Rốt-xi-ni (1792-1868), nhạc sĩ nổi tiếng người Ý, nằn nì bắt ông nghe. Rốt-xi-ni đànhnhận lời. Khi tác giả trình bày, Rốt-xi-ni cứ liên tiếp nhấc mũ lên rồi lại đội xuống đầu. Tác giả bản nhạc ngạc nhiên hỏi: - Ông thấy trời quá nóng ư? Rốt-xi-ni đáp: - Không phải. Tôi bao giờ cũng nhấc mũ chào khi gặp người quen. Trong bản nhạc của ông, tôi gặp quá nhiều người quen. 3. Xin đến maumau cho Có một vị độc giả tỉnh lẻ gởi cho Vôn-te, nhà văn Pháp thế kỷ XVIII, một bức thư tràng giang đại hải bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Vôn-te viết thư trả lời, lịch sự cám ơn tấm thịnh tình của vị độc giả nọ. Từ đấy cứ mười hôm, Vôn-te lại nhận được một bức thư của anh ta. Vôn-te trả lời ngắn dần, và đến một ngày kia, lòng kiên nhẫn của ông đã cạn. Ông bèn viết vắn tắt mấy chữ: "Thưa ngài độc giả, tôi đã chết rồi". Chẳng ngờ mấy hôm sau, Vôn-te lại nhận được thư của anh ta, ngoài phong bì đề một cách hóm hỉnh: - Gửi ngài Vôn-te vĩ đại, ở thế giới bên kia . Thú vị vì sự hóm hỉnh của người đó, Vôn-te vội viết trả lời: - Tôi đang nóng lòng chờ ngài ở đây. Xin đến maumau cho! 4. Rơn-ghen Khi tia X (tia Rơn-ghen) bắt đầu được dùng vào việc chẩn đoán bệnh, nhiều người Âu Mỹ hồi ấy đua nhau đi chụp lồng ngực, coi như một "mốt" chơi của giới thượng lưu. Một lần, Rơn-ghen nhận được thư của một nhà quý tộc yêu cầu ông gửi cho hắn một ít tia X để hắn sử dụng. Nhà bác học trả lời: - Rất tiếc tôi không có cách gì gửi tia X qua đường bưu điện. Tiện nhất là xin ông cho đóng hòm cẩn thận bộ ngực của ông và gửi nó đến cho tôi! 5. Bỏ thuốc dễ hay khó Có một số thanh niên hỏi Bécnasô coi "bỏ thuốc" dễ hay khó. Nhà văn đáp: - Dễ ợt. - Ngài bảo dễ, sao ngài không bỏ được thuốc ạ? - Việc khó là việc không làm nổi hoặc chỉ làm được một lần. Đằng này tôi đã bỏ hút thuốc hàng chục lần! 6. Tương đối Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi: - Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy. Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời: - Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh. 7. Đặt tên con Napoleon là vị hoàng đế rất kiêu ngạo, ngay cả với mọi người trong gia đình. Khi được tin vợ ông là Desiree mới sinh hoàng tử và yêu cầu ông đặt tên cho đứa bé. Napoleon bèn bảo: - Nó bằng cái đuôi của ta cũng khá lắm rồi. Đặt tên cho nó là… Leon. 8. Những mẩuchuyệnvuivề nhà văn Victor Hugo Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng . Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp: - Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu - chợt cụ sực nhớ ra - À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là . Một lần đại văn hào Pháp Victor Hugo đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp-Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi: - Xin ông cho biết ông làm nghề gì? - Tôi viết. - Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì? Lần này Hugo đáp gọn: - Bằng ngòi bút. Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: "Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút".:a: 9. Không nhận ra . Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này. Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó. Ônôrê Đơ Ban-dăc chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét: - Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng. Khi Ônôrê Đơ Ban-dăc ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói: - Ông Ban- dăc ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông? 10. Ampe đi vắng . Một hôm, ông có việc phải ra khỏi nhà vào buổi sáng. Lúc đi, ông khoá cửa và viết mấy chữ hẹn ở cánh cửa: "Ampe đi vắng, 16 giờ mới có mặt ở nhà." Ông đi công chuyện, 14 giờ đã xong, ông trở về nhà mình. Đến nơi thấy dòng chữ nói trên, đang mãi suy nghĩ, ông quên khuấy mình chính la Ampe, ông thở dài, xem đồng hồ và lẩm bẩm: -Vậy là mất đứt gần hai giờ chờ đợi. . cái đuôi của ta cũng khá lắm rồi. Đặt tên cho nó là… Leon. 8. Những mẩu chuyện vui về nhà văn Victor Hugo Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một. được không? Cụ thể hóa thu nhập Có lần phải kê khai các khoản thu nhập của mình, Mozart nêu rõ là, với tư cách một nhạc sĩ cung đình, ông nhận được mức lương