6. Bố cục của luận văn
2.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp
thực dân Pháp xâm lƣợc.
Với dã tâm quyết xâm lược nước ta một lần nữa, sau nhiều lần khiêu khích trắng trợn, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được quân Anh hậu thuẫn đã nổ súng đánh chiếm một số cơ quan chính quyền nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai: “Kẻ thù không đội trời chung của đồng bào ta 80 năm nay lại
hiện ra trước mắt” [9, tr.1].
Để bảo vệ nền độc lập, tự do mới giành lại được, nhân dân Nam Bộ với vũ khí thô sơ đã anh dũng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo lời kêu gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ, hướng về Nam Bộ kháng chiến,
lớp lớp thanh niên Thái Nguyên trong đó có thanh niên Phú Bình đã hăng hái đến các “ Phòng Nam Bộ” ghi tên tình nguyện tòng quân. Các đội quân Nam tiến được xây dựng và lên đường vào Nam tham gia chiến đấu. Tiêu biểu tại Kha Sơn, nhiều thanh niên đã lần lượt có mặt tại chiến trường miền Nam ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Văn Tảo tức Tề, Nguyễn Văn Bài tức Bình ở Kha Sơn Hạ (nay là xóm Ca), Nguyễn Công Phiến, Nguyễn Tiến Ngãi ở Mai Sơn… là những thanh niên hăng hái tham gia trong đoàn quân Nam tiến, góp phần cùng đồng bào miền Nam làm thất bại âm mưu chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Tuy nhiên, do tương quan lực lượng, đến đầu năm 1946, thực dân Pháp đã chiếm được Nam Bộ và một số tỉnh miền Nam Trung Bộ. Chúng âm mưu tiến quân ra miền Bắc để hoàn thành thôn tính cả nước ta. Nhưng lúc này thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện ý đồ chiếm đóng miền Bắc Việt Nam bằng hành động quân sự. Do vậy, Pháp buộc phải kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau ngày kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thực dân Pháp liên tiếp gây ra các hoạt động khiêu khích và xâm lược ở nhiều nơi trên đất nước ta, nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 20/11/1946, chúng giành quyền thu thuế quan với ta ở cảng Hải Phòng, rồi gây xung đột vũ trang với bộ đội ta. Tại Hà Nội, hành động xâm lược của thực dân Pháp còn nghiêm trọng hơn. Ngày 17/12/1946, chúng gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở khu phố Hàng Bún, Yên Ninh và chiếm một số trụ sở của Chính phủ ta. Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải tước vũ khí của tự vệ và trao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
Những hành động trên đây của thực dân Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của dân tộc ta; khả năng giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng phương pháp hòa bình không còn nữa. Toàn dân, toàn quân nóng lòng chờ đợi mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không khí kháng chiến tràn ngập khắp nơi. Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 -19/12/1946, Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động cả nước kháng chiến và đề ra đường lối kháng chiến chống Pháp. Khoảng 20h ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội ) phá máy, đèn điện phụt tắt. Đó là tín hiệu tiến công của quân ta; cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
Song song với cuộc chiến đấu của nhân dân cả nước, công tác di chuyển được thực hiện khẩn trương. Nhằm bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài, ngay sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, quân đội cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lần lượt chuyển dần lên chiến khu Việt Bắc. Núi rừng Việt Bắc trước đây đã từng là cái nôi của cách mạng, đến nay lại trở thành căn cứ chủ yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được chọn làm An Toàn Khu của Trung ương.
Kề sát thị xã Thái Nguyên, huyện Phú Bình nằm ở vị trí án ngữ cửa ngõ phía đông nam của An Toàn Khu Trung ương. Vì vậy, bất cứ cuộc tấn công nào của thực dân Pháp vào vùng đất này đều trở thành mối đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của cơ quan đầu não kháng chiến tại An Toàn Khu. Hiểu rõ
điều đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Phú Bình luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng và tích cực chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu và hành động của kẻ thù.
Trên địa bàn huyện Phú Bình, từ ngày Toàn quốc kháng chiến bùng nổ đến thượng tuần tháng 9/1950, chiến sự vẫn chưa lan tới. Tranh thủ thời gian hòa bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Phú Bình khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang vững mạnh, có khả năng độc lập tác chiến. Trong thời kì Cách mạng tháng Tám, đội tự vệ đã tham gia chiến đấu góp phần quyết định giành chính quyền về tay nhân dân. Tuy nhiên, sau ngày cách mạng thành công, nhất là sau khi Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945), do yêu cầu mới của tình hình cách mạng, một số cán bộ, chiến sĩ ưu tú đã rời quê hương đi tham gia xây dựng các đơn vị chủ lực của tỉnh và của Bộ Quốc phòng; một số chuyển sang làm nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác. Trước tình hình đó, lực lượng vũ trang nói riêng và phong trào quần chúng nói chung của huyện gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy Phú Bình đã lãnh đạo xây dựng và phát triển lực lượng tự vệ rộng rãi, tự vệ chiến đấu; đồng thời phát động phong trào toàn dân luyện tập quân sự. Từ cuối năm 1946, lực lượng tự vệ địa phương được đặc biệt chú trọng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh niên nam, nữ trong huyện hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ, du kích được bổ sung lực lượng, có chỉ huy chặt chẽ, được huấn luyện cách đánh giáp lá cà, cách gài mìn, cắm chông, phá hoại giao thông và sử dụng những vũ khí thông thường.
Tuy nhiên, công tác xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang thời kì này gặp khó khăn về mặt cung cấp lương thực, thực phẩm, quân nhu. Để trợ giúp
về hậu cần cho tự vệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng, quán triệt đường
lối “Toàn dân kháng chiến”, “Toàn diện kháng chiến” của Đảng ta, Đảng bộ
Phú Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân dân các xã tình nguyện đóng góp sức người, sức của để xây dựng lực lượng, mua sắm vũ khí, trang bị cho tự vệ, du kích. Nhờ đó, huyện Phú Bình đã xây dựng được lực lượng tự vệ đông đảo, đủ sức làm tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an trên địa bàn, đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản cách mạng và sẵn sàng tham gia chiến đấu nếu chiến sự xảy ra.
Thực hiện Thông tư ngày 19/2/1947 của Bộ Quốc phòng quy định về tổ chức và nhiệm vụ của dân quân, tự vệ, du kích, ngày 15/4/1947, Ban Chỉ huy Tỉnh đội bộ dân quân được thành lập. Sau đó ngày 10/7/1947, Huyện đội bộ dân quân huyện Phú Bình ra đời, do các đồng chí Nguyễn Hữu Tài làm Huyện đội trưởng, Nguyễn Thế Đạt làm Chính trị viên [3, tr.75]. Tiếp theo, các xã đội bộ dân quân trong huyện cũng lần lượt thành lập và đi vào hoạt động. Với sự ra đời của Huyện đội bộ dân quân, việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang trong huyện được đẩy mạnh. Hoạt động của lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện ngày càng đi vào nền nếp. Ngoài công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, huyện Phú Bình còn đóng góp xây dựng bộ đội chủ lực của tỉnh - Trung đoàn 72.
Trong khi đó, về phía thực dân Pháp, trước những khó khăn mới nảy sinh ngày càng lớn, chúng âm mưu kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị và biện pháp quân sự. Tháng 3/1947, Bolae được cử sang Đông Dương làm Cao ủy thay cho Đacgiăngliơ, Bolae đã cùng với tướng Xalăng vạch ra kế hoạch tấn công lên Việt Bắc. Tháng 7/1947, Chính phủ Pháp phê chuẩn kế hoạch tiến công Căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch này nhằm bao vây, tiêu diệt toàn bộ cơ quan đầu não của kháng chiến để nhanh chóng kết thúc chiến tranh; dùng thắng lợi quân sự để xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc. Thực
dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Thực hiện kế hoạch này, từ ngày 7/10/1947, cuộc hành quân mang mật danh “LEA” được triển khai. Thực hiện Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” (ngày 15/10/1947) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, quân dân ta ở Việt Bắc nói riêng và cả nước nói chung đã chiến đấu anh dũng trên các mặt trận, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của thực dân Pháp.
Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc không đạt được mục tiêu tấn công, lại bị tổn thất nặng nề, Bộ Chỉ huy quân sự Pháp quyết định: Kết hợp với việc rút lui, sử dụng các lực lượng đã tham gia kế hoạch “LEA” cùng Trung đoàn bộ binh Marốc số 5, tổ chức bao vây càn quét khu tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên - Việt Trì - Phủ Lạng Thương, trọng điểm là Thái Nguyên - nơi chúng nghi có cơ quan đầu não và các đơn vị bộ đội chủ lực của Việt Minh. Kế hoạch này được mang tên “Xanhtuya” (Xiết chặt), bắt đầu thực hiện từ ngày 20/11/1947.
Tại Phú Bình, dù chiến sự không lan tới, nhưng điều đó không làm mất đi tính chất gay go, quyết liệt của nơi được coi là cửa ngõ phía đông nam căn cứ địa - An Toàn Khu Trung ương, lại nằm kề sát vùng địch tạm chiếm. Từ những tháng đầu năm 1947, tổ chức Việt Dũng do bọn phản động đội lốt tôn giáo cầm đầu đã nổi dậy gây rối ở một số nơi thuộc xã Quyết Tiến, thôn Na Đao (xã Tân Kim), làng Tu (xã Tân Khánh). Chúng tuyên truyền lừa bịp, nói xấu cách mạng, chia rẽ quần chúng… Trước âm mưu, hành động chống phá của bọn phản cách mạng, Đảng bộ huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lấy chi bộ các xã làm nòng cốt, giải thích cho nhân dân thấy rõ thủ đoạn lừa bịp của chúng; đồng thời kiên quyết trừng trị những phần tử cầm đầu.
Là địa bàn quan trọng và có nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực đóng quân, nên huyện Phú Bình đặc biệt là tại Kha Sơn, nhiều lần máy bay của
địch đã bắn phá. Tại Kha Sơn, nhiều lần thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom xuống làng Ca, làng Xi, Xóm Trại, Mai Sơn, Kha Nhi…phá sập và thiêu hủy nhiều nhà cửa, tài sản của nhân dân. Nhiều người dân vô tội phải bỏ mình hoặc mang thương tật suốt đời. Tại Mai Sơn, máy bay địch ném bom làm chết một lúc 13 người dân. Đập Thác Huống cũng bị bom đạn địch phá hủy nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho việc tăng gia sản xuất. Trong hoàn cảnh ấy, việc phòng tránh máy bay địch bắn phá, khắc phục hậu quả của chiến tranh được đặt thành nhiệm vụ thường xuyên của các chi bộ và chính quyền. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nên quần chúng nhân dân đã tự giác đào hầm, hào trú ẩn, cất giấu lương thực, tổ chức lực lượng phòng, chữa cháy và sơ tán hàng hóa ở các kho tàng nếu bị địch bắn phá. Các đội tự vệ, cứu thương, liên lạc, tải đạn…đã được thành lập và huấn luyện những động tác cơ bản.
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ huyện nên trong suốt thời gian địch tấn công lên Việt Bắc, mọi hoạt động trên địa bàn huyện vẫn diễn ra thường xuyên, tình hình trật tự trị an được giữ vững. Thực dân Pháp đã không đạt được kết quả nào đáng kể trong âm mưu tung biệt kích, gián điệp, móc nối với các phần tử phản động, làm rối loạn địa bàn huyện Phú Bình.
Do bị quân, dân ta chặn đánh ở nhiều nơi, bị thiệt hại rất nặng nề, ngày 19/12/1947, thực dân Pháp đã phải rút khỏi Việt Bắc; đến ngày 21/12/1947, toàn bộ quân Pháp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã rút hết về Hà Nội. Mặc dù thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc Thu - Đông 1947 và buộc phải từ bỏ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh chuyển sang chiến lược đánh lâu dài, nhưng quân Pháp vẫn còn chốt giữ 5 cứ điểm trên trục Đường số 3, từ thị xã Bắc Cạn lên Cao Bằng để chờ khi có cơ hội sẽ tiếp tục đánh vào Căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai, hòng nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh.
Xuất phát từ tình hình đó, quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy Thái Nguyên, tại Đại hội đại biểu lần thứ III (năm 1948), Đảng bộ huyện Phú Bình ra Nghị quyết nhấn mạnh tiếp tục tập trung lãnh đạo công tác phát triển lực lượng vũ trang, sẵn sàng tác chiến khi có chiến sự lan tới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, các cơ quan quân sự từ huyện xuống đến xã được kiện toàn từng bước. Ban Chỉ huy Huyện đội có 4 ban giúp việc: Quân sự, Chính trị, Văn thư, Kiểm tra. Cán bộ Ban Chỉ huy Huyện đội gồm có: 1 Huyện đội trưởng, 1 Huyện đội phó và 1 Chính trị viên. Mỗi Ban Chỉ huy xã đội có 3 cán bộ: 1 Xã đội trưởng, 1 Xã đội phó và 1 Chính trị viên. Giúp việc cho Ban Chỉ huy xã đội có Ban Công tác chính trị, Tổ Quân báo, Tổ Văn thư. Tại các thôn, xóm trong toàn huyện, mỗi xóm có 2 cán bộ phụ trách công tác quân sự: 1 Thôn đội trưởng và 1 Thôn đội phó.
Nhờ có bộ máy chuyên trách quân sự hoạt động tích cực và hiệu quả, nên lực lượng dân quân, du kích của huyện tăng lên nhanh chóng. Đầu năm 1948, toàn huyện có 4428 dân quân, du kích; đến cuối năm 1949, đã tăng lên 6224 người, được trang bị thêm một số súng máy, súng lục [34, tr.88]. Để nâng cao trình độ tác chiến, xây dựng những cá nhân và đơn vị điển hình, Huyện đội Phú Bình đã thành lập ở mỗi thôn một đội gương mẫu chiến đấu, số lượng biên chế của Đội nhiều hay ít tùy thuộc vào tổng số dân quân, du kích ở thôn đó. Phong trào học tập, huấn luyện kĩ thuật đánh địa lôi, trinh sát cá nhân và tiểu đội được đẩy mạnh.
Song song với nhiệm vụ xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, du kích; thực hiện Sắc lệnh ngày 7/4/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị định 103/NĐ, Thông tư số 46/TT ngày 7/7/1949 của Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh, Nghị quyết ngày 28/9/1949 của Bộ Tư lệnh Liên khu I về việc thành lập bộ đội địa phương, từ cuối năm 1949, Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng bộ đội địa phương. Trên cơ sở trung đội du kích tập
trung của huyện (gồm 35 cán bộ, chiến sĩ), dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Ban Chỉ huy Tỉnh đội, Đại đội bộ đội địa phương của huyện Phú Bình được