Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

Một phần của tài liệu Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

TÍCH CỰC CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950)

2.1. Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. chủ nhân dân.

Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là giành được chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Tuy nhiên, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, trở ngại cả về đối nội và đối ngoại. Sau ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cùng một lúc đối phó với ba loại giặc nguy hiểm: Giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt và nhiều tệ nạn trong xã hội do chế độ cũ để lại. Nền độc lập của Tổ quốc sau gần một thế kỉ đấu tranh mới giành được đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đất nước lâm vào tình thế

Ngàn cân cheo sợi tóc”.

Cùng với những khó khăn chung của nhân dân cả nước, khi cách mạng thành công, nhân dân huyện Phú Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, văn hóa. Kinh tế của huyện vốn là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại kiệt quệ nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp - phát xít Nhật. Thêm vào đó, trận lụt xảy ra trong tháng 8/1945 và sau đó hạn hán kéo dài đã khiến cho phần lớn diện tích canh tác trong huyện bị bỏ hoang. Hậu quả của nạn đói khủng khiếp do Nhật - Pháp gây nên hồi cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa khắc phục được thì nguy cơ nạn đói mới lại xuất hiện. Mặt khác, bệnh tật, ốm đau thường xuyên xảy ra, nạn thất học và bao tệ nạn xã hội do chế độ thực

dân phong kiến để lại tồn tại rất phổ biến. Đời sống nhân dân huyện Phú Bình bị đe dọa nghiêm trọng.

Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, khoảng 5000 quân Trung Hoa Dân quốc trong Quân đoàn 93 thuộc Phương diện quân thứ nhất, sau khi tràn qua một số tỉnh biên giới phía Bắc, đã kéo vào địa phận tỉnh Thái Nguyên. Tại Phú Bình, lợi dụng tâm lí nhẹ dạ của một số đồng bào người Hoa sinh sống tại các xã Tân Hòa, Tân Kim, bọn phản động trong người Hoa đã lôi kéo họ vào “Nam Dương Hoa kiều hiệp hội”. Một số phần tử phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa ở xứ Nhã Lộng, đứng ra tổ chức “ Liên đoàn thanh niên chống cộng”. Chúng bí mật liên hệ với thực dân Pháp xin cung cấp vũ khí để chống lại cách mạng. Tại các xã Tân Hòa, Tân Khánh, bọn lưu manh, trộm cắp, thổ phỉ xuất hiện, đe dọa cuộc sống của nhân dân và ảnh hướng đến trật tự xã hội [3, tr. 63].

Quán triệt bản Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc ngày 25/11/1945 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chính trị trước mắt. Điều quan trọng hàng đầu là phải làm tốt công tác phát triển Đảng, bảo vệ và xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Giữa tháng 9/1945, Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được tổ chức tại Trường Xô (xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương), đã công bố Nghị quyết của Xứ ủy Bắc Kì chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị còn thảo luận và thông qua một số chủ trương, biện pháp đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng. Hội nghị Trường Xô là mốc quan trọng đánh dấu sự thống nhất lãnh đạo của Đảng bộ trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đây, Đảng bộ Phú Bình đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ Thái Nguyên [34, tr. 68].

Tại Phú Bình, công tác phát triển Đảng có nhiều thuận lợi hơn so với các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn của huyện, các tổ chức cơ sở đảng đã được hình thành từ rất sớm (tháng 7/1943). Sau ngày giành chính quyền, số lượng đảng viên của Đảng bộ tăng lên gần 20 người, phần lớn đã được rèn luyện, trưởng thành trong phong trào cách mạng ở cơ sở. Tuy nhiên, trình độ và năng lực của đảng viên còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ văn hóa và lí luận chính trị. Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách và nặng nề cho Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Bình. Căn cứ vào thực tế tình hình và thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội nghị Ban Cán sự Đảng huyện Phú Bình họp vào cuối mùa đông năm 1945 đã khẳng định: Trận chiến đấu mới bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ vững an ninh chính trị ở địa phương và cải cách đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện…muốn giành được thắng lợi, điều có ý nghĩa quyết định là phải xây dựng Đảng bộ trưởng thành cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó việc mở rộng đội ngũ đảng viên có một tầm quan trọng lớn [34, tr.68, 69]. Các chi bộ trong huyện tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, tích cực xây dựng cơ sở ở khắp các thôn, xóm. Nhiều đảng viên được phân công đi vào quần chúng làm công tác tuyên truyền, vận động, kết nạp thêm đảng viên mới.

Cuối năm 1945, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng bộ huyện Phú Bình chuyển vào hoạt động bí mật. Đảng bộ tích cực vận động, hướng dẫn cán bộ cơ sở, nhất là thanh niên tham gia sinh hoạt, học tập trong Ủy ban Tuyên truyền chủ nghĩa Mác. Thông qua hoạt động của tổ chức này, một số tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin và tờ báo Sự thật - cơ quan ngôn luận của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương được phổ biến trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Từ đó đến tháng 8/1946, cuộc vận động xây dựng

Đảng bắt đầu được đẩy mạnh. Những cán bộ và quần chúng trung kiên, trong đó một số cán bộ, chiến sĩ tự vệ đã từng tham gia hoạt động trong thời kì đấu tranh giành chính quyền đều lần lượt được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Từ chỗ chỉ có gần 20 đảng viên tập trung ở 3 xã Kha Sơn Hạ, Kha Sơn Thượng, Mai Sơn và một chi bộ công sở các cơ quan huyện, đến năm 1946, toàn Đảng bộ đã có hơn 100 đảng viên có mặt ở hầu hết các xã trong huyện [3, tr.68]. Tháng 8/1946, Ban Cán sự Đảng huyện Phú Bình họp Hội nghị toàn thể đảng viên tại ấp Vân Đình, xã Đức Liên (nay là xã Thanh Ninh). Trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của địa phương, Hội nghị nhất trí thông qua nhiệm vụ của Đảng bộ phải tập trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc ở địa phương, trong đó việc có ý nghĩa quan trọng quyết định là củng cố tổ chức Đảng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng bộ. Hội nghị quyết định thành lập Huyện ủy thay cho Ban Cán sự Đảng, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 9 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Bình Sơn làm Bí thư Huyện ủy. Hội nghị đảng viên toàn huyện Phú Bình (tháng 8/1946) được coi như Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II và đây cũng là mốc đánh dấu bước trưởng thành Đảng bộ huyện Phú Bình.

Cùng với việc phát triển đảng viên, Đảng bộ huyện rất quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, quan điểm giai cấp cho cán bộ, đảng viên. Đảng bộ đã cử những đảng viên đang đảm nhiệm trọng trách tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn do Đảng bộ tỉnh tổ chức. Chương trình huấn luyện bồi dưỡng bao gồm lí luận sơ giản về chủ nghĩa cộng sản, lịch sử Đảng Cộng sản Đông Dương, lí luận về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và tình hình cách mạng trong giai đoạn mới. Thông qua các lớp bồi dưỡng, huấn luyện, trình độ nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ huyện được nâng lên.

Song song với công tác củng cố tổ chức Đảng, nhân dân huyện Phú Bình tích cực tham gia xây dựng bộ máy chính quyền. Ngày 17/10/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 51 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử và ấn định đến ngày 23/12/1945 sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho việc chuẩn bị Tổng tuyển cử chu đáo hơn và để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 76 hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946, theo đó hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến hết ngày 27/12/1945. Thái Nguyên không nhận được Sắc lệnh của Trung ương lùi ngày Tổng tuyển cử, nên ngày 23/12/1945, với niềm phấn khởi, tự hào vì được sống trong độc lập, tự do, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và huyện Phú Bình hăng hái đi bỏ phiếu, bầu những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tỉnh Thái Nguyên có 3 đại biểu (ông Lê Trung Đình - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, ông Đặng Đức Thái - đại biểu trí thức, ông Nguyễn Trung Thành - đại biểu dân tộc) đã trúng cử vào Quốc hội khóa đầu tiên của nước ta [2, tr. 183].

Sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp bộ đảng thực hiện Sắc lệnh số 63 của Chính phủ Lâm thời (ngày 22/11/1945) quy định chế độ tổ chức chính quyền nhân dân xã, tỉnh trong phạm vi cả nước, nhân dân trong huyện nô nức tham gia bầu cử Hội đồng Nhân dân hai cấp tỉnh và xã. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và bầu cử Hội đồng Nhân dân đã đập tan âm mưu chia rẽ, phá hoại và lật đổ của các thế lực phản động; đồng thời có tác dụng nâng cao lòng yêu nước, phát huy ý thức làm chủ trong mọi tầng lớp nhân dân. Ủy ban Hành chính các cấp được thành lập thay thế cho Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời. Các ban chuyên môn của chính quyền dần dần được hình thành và đi vào hoạt động. Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân từ xã đến huyện

từng bước được củng cố và kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén trong việc chống thù trong giặc ngoài, xây dựng chế độ xã hội mới.

Cùng với việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, công tác xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân được Đảng ta rất coi trọng. Để tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập. Hội Liên Việt là một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi trong thời kì mới, nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường: “Bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh đảng phái, bao nhiêu đố kị về tôn giáo và nòi giống phải hất ra khỏi con đường tiến triển của dân tộc Việt Nam. Từ nay quốc dân Việt Nam đã liên hiệp không phải ở trong chính phủ, mà còn liên hiệp ở quảng đại quần chúng nhân dân…Thống nhất dân tộc là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của dân tộc. Vũ khí ấy ta phải giữ như một của báu… Lúc này bí quyết của sự thành công chính là tinh thần

đoàn kết” [17, tr.1].

Tại Thái Nguyên, vào nửa sau năm 1946, Hội Liên Việt được thành lập. Tham gia Ban lãnh đạo Hội Liên Việt gồm đại biểu trí thức, tư sản dân tộc, tiểu thương, viên chức… Tại Phú Bình, các đoàn thể quần chúng trong tổ chức Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh tiếp tục được củng cố và đẩy mạnh trong toàn huyện. Cuối năm 1946, Hội Liên Việt được thành lập, tập hợp đông đảo mọi người yêu nước, nhất là giáo viên tiểu học, hương sư, viên chức và các nhà phú hào. Hội còn gây ảnh hưởng trong nhà thờ Nhã Lộng.

Những kết quả trên có ý nghĩa quan trọng, là nhân tố cơ bản có tính quyết định cho việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì mới, trước mắt là chống “giặc đói” và “ giặc dốt”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm. Trong phiên họp ngày 3/9/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đã quyết định phải chống “giặc đói”. Ngày 28/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Sẻ cơm nhường áo, trong thư có đoạn viết: “Lúc chúng ta nâng bát cơm lên ăn nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3

bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [29, tr.37].

Tại Phú Bình, các cấp ủy đảng và nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ trong cuộc vận động diệt “giặc đói”. Công việc trước mắt là giải quyết nạn đói đang đe dọa tới đời sống của nhân dân. Toàn bộ số thóc còn lại trong đồn điền Cầu Mây được tịch thu để chia cho dân nghèo. Ban cứu đói được thành lập tại các xã, cùng với các đoàn thể Cứu quốc các cấp trong huyện tích cực vận động nhân dân tham gia phong trào lạc quyên cứu đói. Các phong trào Nhường cơm sẻ áo, lậpHũ gạo

tiết kiệm được nhân dân trong huyện hưởng ứng. Hầu hết các gia đình trong

huyện đều có hũ gạo tiết kiệm, nhân dân quyên góp thóc gạo, dành dụm từng nắm gạo để giúp đỡ những gia đình đang bị nạn đói đe dọa.

Cùng với phong trào tiết kiệm, dành gạo cứu đói, nhân dân, cán bộ và chiến sĩ lực lượng tự vệ huyện Phú Bình tích cực thực hiện các khẩu hiệu :

Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”, “Không

một tấc đất bỏ hoang”,“ Tấc đất, tấc vàng”, tiến hành khai hoang, phục hóa,

trồng các loại cây lương thực, hoa màu ngắn ngày. Cán bộ, đảng viên là những người đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc trước đây, nay lại đi đầu trên mặt trận tăng gia sản xuất. Cán bộ, đảng viên đi vào các thôn, xóm vận động nhân dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau về giống, vốn, biện pháp kĩ thuật, nhân công… để đảm bảo gieo trồng hết diện tích đất. Tại Kha Sơn,

chính quyền cách mạng còn vận động nhà giàu chia ruộng đất cho người nghèo đồng thời đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. Kết quả là nạn đói trên địa bàn huyện đã được đẩy lùi. Trong huyện không có gia đình nào lâm vào cảnh chết đói. Đời sống nhân dân trong huyện bước đầu được ổn định. Chiến thắng được “giặc đói” thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phần nâng cao uy tín của chính quyền trong quần chúng nhân dân.

Vào những ngày đầu sau khi thành lập, Nhà nước cách mạng gặp nhiều khó khăn về tài chính. Để khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nước kêu gọi toàn dân tham gia quyên góp xây dựng Quỹ Độc lập và phát động Tuần lễ vàng (17 - 24/9/1945). Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Bình, chính quyền và các đoàn thể đã đứng ra vận động, tổ chức nhân dân tích cực hưởng ứng

Tuần lễ vàng. Các xã trong huyện đều tổ chức sinh hoạt văn nghệ để tuyên

truyền cho Tuần lễ vàng. Các bài thơ, bài vè do nhân dân tự sáng tác được trình bày trong các đêm văn nghệ để cổ vũ nhân dân góp vàng cho cách mạng:

Một phần của tài liệu Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)