1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Do vui

46 162 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Khí hậu Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm². Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Hà Nội Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm trồi nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão. Trong tháng 8, 9, 10, Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và chóng hoà nhập vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa hạ: 29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm. Hải Phòng Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC, lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây trái xanh tươi. Quảng Ninh Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Quảng Ninh có rừng có biển, nhiều hải sản quý. Thừa Thiên-Huế Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đà Nẵng Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm. Khánh Hòa Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 26,5ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm. Lâm Đồng Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng mùa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm. Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng. Thành phố Hồ Chí Minh Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng. Tài nguyên Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. Tài nguyên rừng Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu . Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong . Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ . còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ . Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên thuỷ hải sản Tài Nguyên Rừng Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá . trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển . Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực . Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc . Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Tài nguyên nước Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển . chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống . Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U 3 O 8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì .); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit .). Tài nguyên du lịch Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Côn Đảo Thác Bản Giốc Cảng Than Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh) .; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) .; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) . Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) . Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu . Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) . Địa hình Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài. ♦Phần đất liền Ngọ Môn Bốn vùng núi chính: Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc) Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Bó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long - di sản thế giới (Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) với 2.431m, cao nhất vùng Đông Bắc. Vùng núi Tây Bắc Kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng núi cao hùng vĩ có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500m so với mặt biển - nơi nghỉ mát lý tưởng, tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó . Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan Si Păng, cao 3.143m, cao nhất Đông Dương. Vùng núi Trường Sơn Bắc Từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới (Quảng Bình) và những đường đèo nổi tiếng như: đèo Ngang, đèo Hải Vân . Đặc biệt, có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai. Vùng núi Trường Sơn Nam Nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt - nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19. Hai đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ) Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Sông ngòi: Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là sông Cửu Long) ở miền Nam. ♦Vùng biển Việt Nam có 3.260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam du khách sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như; Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên . Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn, . Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Giới thiệu các dân tộc Việt Nam Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường . Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam. * 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau: - Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Kinh (Việt), Chứt, Mường, Thổ. - Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. - Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng. - Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn. - Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo. - Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai. - Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu. - Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La. Nghiên cứu cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung hay văn hoá các dân tộc nói riêng là những công việc không có giới hạn. Càng nghiên cứu, tìm hiểu ta càng thấy say mê, cuốn hút và ta càng thấy thêm yêu đất nước Việt Nam hơn. Khai thác những nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống các dân tộc là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Tôn giáo và Tín ngưỡng Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo . Ðạo Phật Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, đến đời Lý (thế kỷ thứ 11) Phật giáo ở Hát quan họ người Kinh Một nghi lễ tại chùa của người Khmer vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ này. Cuối thế kỷ thứ 14, Phật giáo phần nào bị lu mờ, nhưng những tư tưởng của Phật giáo còn ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội và sinh hoạt của Việt Nam. Hiện nay số người theo Ðạo Phật và chịu ảnh hưởng của Ðạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước. Công giáo Được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, nơi tập trung nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là vùng Bùi Chu - Phát Diệm (tỉnh Ninh Bình) và vùng Hố Nai - Biên Hoà (tỉnh Ðồng Nai). Số lượng tín đồ theo Ðạo Kitô chiếm khoảng 10% dân số. Ðạo Tin Lành Được du nhập vào Việt Nam vào năm 1911 nhưng ít được phổ biến. Hiện nay các tín đồ theo Ðạo Tin Lành sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. [...]... đủ Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình Tết của người Mông (H'Mông) Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn, chẳng... lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết NenBươn-Tiền (tết Nguyên đán) Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn Tết Cơm mới của người Ê... nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đình gia chủ trong suốt cuộc lễ Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường... Họ giết lợn, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung Ngoài hai lễ lớn trên, người Chăm còn có các lễ khác trong năm như: Lễ cúng thần nông... dân tộc độc đáo của Việt Nam Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm" Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông... âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui thì mới có dịp để "thể hiện mình" Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay... hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết... chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch" Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa * Sửa lễ giao thừa Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia... cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó Tết Nhô Lir Bông của người Cơ Ho Người Cơ Ho hay... ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng Sau lễ cúng cót thóc trong gia đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn Lễ tết cổ truyền của người Chăm Ðồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại một số tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận và một số ít tại Châu Giang (tỉnh . các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam. hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:25

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thố - Do vui
i hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thố (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w