Những khủng hoảng gần đây đều do đạo đức. Lòng tham đã tạo ra những hành động phi đạo đức, dẫn đến khủng hoảng
Thị trường và con người (Phần 1) Những khủng hoảng gần đây đều do đạo đức. Lòng tham đã tạo ra những hành động phi đạo đức, dẫn đến khủng hoảng. Xét lại luận điểm thị trường không hoàn hảo Gần đây, trong giới học thuật tài chính và giới kinh doanh thực tiễn, người ta đã nghiêm túc xem xét lại luận điểm về thị trường không hoàn hảo trong các vấn đề định giá. Hiểu một cách nào đó, thị trường hoàn hảo là thị trường trong đó người ta có thể bắt chước (replicate) bất kỳ một chiến lược mua bán nào, sản phẩm nào (quyền chọn, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán từ nợ dưới chuẩn .) từ những sản phẩm cơ bản khác. Bỏ qua các yếu tố kỹ thuật, điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa người ta có thể phòng ngừa bất kỳ loại rủi ro nào trong tương lai. Ít nhất, trong nhiều mô hình tài chính và bảo hiểm, đây là ý tưởng căn bản về một mô hình của thị trường hoàn hảo. Đây là luận điểm không mới và cũng không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những mô hình tài chính được ứng dụng, vốn tưởng chừng cách xa các mô hình trong sách giáo khoa, cũng bằng cách này hay cách khác, vô tình hay cố ý, dựa trên những giải pháp trong đó giả định rằng tồn tại một thế giới mà trong đó người ta trung lập với rủi ro (risk neutral world), một thế giới mà các rủi ro có thể phòng ngừa được (hedgable). Với việc giả định những điều trên, người ta chấp thuận một phần nào khái niệm thị trường là hoàn hảo (complete market), nói nôm na, là có đủ “đồ chơi” để phòng ngừa rủi ro. Trong một hội thảo gần đây ở London, người ta đã tranh cãi khá nhiều về chuyện một số mô hình tưởng chừng không giả thiết rằng thị trường là hoàn hảo, cuối cùng lại dùng những kỹ thuật tài chính để giải quyết vấn đề mà cuối cùng kỹ thuật đó lại thừa nhận thị trường là hoàn hảo ở một khía cạnh nào đó. Cụ thể, các giải pháp này giả định rằng tất cả rủi ro có thể được phòng ngừa và nếu xuất hiện một cơ hội kiếm tiền mà không có rủi ro, thì cơ hội đó sẽ nhanh chóng mất đi (người ta thường gọi đây là giả định no arbitrage trong một thị trường hiệu quả). Nói cách khác, nhiều người làm tài chính đang giả định thị trường là hoàn hảo ở một khía cạnh nào đó trong cách tác nghiệp của mình, cho dù họ không thực sự tin thị trường là hoàn hảo. Điều này có ý nghĩa gì? Câu trả lời là nó làm trầm trọng tình hình khủng hoảng. Nói cách khác, thị trường không có khả năng tự sửa chữa sai lầm hay tự bảo vệ mình khi nó phát hiện ra đã có điều gì đó không ổn diễn ra. Có những rủi ro không thể (hay đúng ra là chưa thể) phòng ngừa được một cách thích hợp nhưng được giả định đã được phòng ngừa tốt. Ví dụ, rủi ro đối tác nhận phòng ngừa rủi ro phá sản, rủi ro của những sản phẩm phái sinh từ các khoản nợ dưới chuẩn, và rủi ro thị trường mất thanh khoản đột ngột . Bình thường, các rủi ro này xuất hiện thì mọi chuyện sóng yên, biển lặng, các chuyên gia về kỹ thuật tài chính (financial engineering) kiếm các khoản lương và thưởng 5, 6 con số; những chuyên gia về chứng khoán phát sinh từ nợ dưới chuẩn thì tha hồ kiếm hoa hồng từ việc bán các sản phẩm này. Đến khi xuất hiện một yếu tố gây sụp đổ một phần trong hệ thống tài chính, người ta mới giật mình nhận ra những cái gọi là phòng ngừa rủi ro hoàn toàn thất bại, và góp phần vào việc tạo ra khủng hoảng dây chuyền. Những ý tưởng này phần nào được Stiglitz, Taleb và nhiều học giả khác thừa nhận hay cảnh báo từ lâu. Nhưng ngành bảo hiểm và các sản phẩm phái sinh mới ra đời đã phớt lờ cảnh báo đó. Thị trường không hoàn hảo và yếu tố con người: thị trường sẽ mắc sai lầm Tuy nhiên, nếu các rủi ro thị trường không thể phòng ngừa được ở trên chỉ là yếu tố làm trầm trọng khủng hoảng, chứng tỏ là thị trường không thể tự sửa chữa sai lầm của mình, thì nó cũng không nhất định gây ra khủng hoảng. Nếu thị trường không mắc sai lầm thì sẽ không cần phải sửa chữa. Vấn đề là thị trường đã thực sự sai lầm. Khủng hoảng đến từ một yếu tố khác: yếu tố con người. Có nhiều luận điểm khác nhau để chỉ ra vì sao thị trường là sai lầm, nói cách khác, giá sản phẩm tài chính (giá cổ phiếu, trái phiếu, giá bất động sản, giá sản phẩm phát sinh từ nợ dưới chuẩn .) đều không đúng nữa vào thời điểm trước khủng hoảng. Những cơn sốt giá, và những đợt sụp đổ, là do những chủ thể tham gia thị trường đã đẩy thị trường đến những mức giá “không đúng”. Điều này phá vỡ luận điểm của trường phái tin rằng thị trường sẽ luôn tự điều chỉnh về mức giá cân bằng và mức giá này “đúng”. Con người mắc sai lầm, và do đó thị trường mắc sai lầm. Và sau đó các định chế thị trường, các cơ chế phòng ngừa rủi ro, những thiết kế không hoàn hảo như người ta tưởng, đã không đủ sức sửa chữa một vài sai lầm ban đầu. Kết quả, chúng ta đối diện khủng hoảng tài chính. . của trường phái tin rằng thị trường sẽ luôn tự điều chỉnh về mức giá cân bằng và mức giá này “đúng”. Con người mắc sai lầm, và do đó thị trường. cảnh báo đó. Thị trường không hoàn hảo và yếu tố con người: thị trường sẽ mắc sai lầm Tuy nhiên, nếu các rủi ro thị trường không thể phòng ngừa được ở trên