1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

t58.doc

19 364 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn Ngày soạn: 10 / 12 /2007 Tiết: 58 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN A.Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí, hào hùng. Củng cố, nâng cao hiểu biết về thể thơ TNBC. Giáo dục lòng biết ơn, lòng tự hào về truyền thống yêu nước. B.Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp. C.Chuẩn bị: T: sgk, tài liệu tham khảo, ảnh chân dung cụ Phan Châu Trinh, bảng phụ. H: Như hướng dẫn ở tiết 57. D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định: (1p) II.Bài cũ: (15p) I.Trắc nghiệm:(2.5điểm)Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. 1.Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể loại nào? a.Thất ngôn tứ tuyệt. c.Thất ngôn bát cú. b.Tự do. d.Ngũ ngôn. 2.Từ Hào kiệt trong câu Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu có nghĩa? a.Là người bình dân ít chữ. c.Là người có tài võ nghệ. b.Là người giỏi văn chương. d.Là người có tài năng và chí khí. 3.Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ này là? a.Thể hiện lòng yêu nước thiết tha. b.Thể hiện khát vọng độc lập, dân chủ. c.Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường. d.Cả ba nội dung trên. 4.Cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu được thể hiện trong câu thơ 3, 4 đó là? a.Một cuộc đời đấu tranh có nhiều thắng lợi. b.Một cuộc đời đấu tranh đầy thăng trầm và sóng gió. c.Một cuộc đời phẳng lặng không có những biến động lớn. d.Cả a, b, c đều sai. 5.Hai câu thơ 3 và 4 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? a.Điệp từ. c.Tăng cấp. b.Liệt kê. d.Đối. II.Tự luận:(7điểm) Viết đoạn văn ngắn(5 – 6 câu) giới thiệu về cây bút bi. 129 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng: 0,5điểm. III.Bài mới: (35p) 1.Giới thiệu bài: (1p) HS quan sát ảnh chân dung cụ Phan Châu Trinh. 2.Triển khai bài học: (34p) Hoạt động của T & H Nội dung cần đạt H: Đọc chú thích* và chú thích 1. T: Nêu những nét chính về con người và sự nghiệp của Phan Châu Trinh? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Thuyết minh ngắn gọn về đặc điểm hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú từ bài Đập đá ở Côn Lôn? T: Đọc giọng phấn chấn, tự tin, nhịp 4/3 câu 5, 6, 7, 8. H: 2em đọc toàn bài, T nhận xét cách đọc của từng em. H đọc từ khó. - Đập đá:Lao động nặng nhọc, vất vả, các tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá học thành những viên đá nhỏ để làm đường. T: Theo dõi văn bản ta nhận thấy nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai nội dung thơ:Công việc đập đá và cảm nghĩ từ việc đập đá.Hãy phân chia các lời thơ tương ứng với những nội dung trên? T: Đập đá là công việc bình thường nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có bình thường không? Vì sao? - Chú ý câu thơ đầu;Cách dùng từ ngữ . H: Ngạo nghễ, lẫm liệt. Dùng các từ chỉ hành động mạnh mẽ . Giọng thơ sôi nổi. T: Bốn câu thơ đầu có ý nghĩa gì? T: Từ việc lao động khổ sai đã gợi lên ở người tù yêu nước những cảm nghĩ về bản I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả, tác phẩm: - Nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn đầu thế kỷ XX. - Năm 1908, bị bắt và đầy đi Côn Đảo. - Bài thơ viết bằng chữ Nôm, trong thời gian ông bị đày lao động khổ sai đập đá. 2.Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó: 3.Bố cục: 2 phần. II.Phân tích: 1.Bốn câu thơ đầu: -Miêu tả bối cảnh không gian, tạo dựng tư thế của con người đứng giữa đất trời Côn Đảo. -Làm trai(Lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định bản thân mình của người đàn ông). - Đứng giữa:Tư thế hiên ngang, sừng sững, đàng hoàng. Hình ảnh người tù vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến công việc lao động cưỡng bức thành cuộc chinh phục của con người có sức mạnh thần kỳ. 2.Bốn câu thơ cuối: - Tự thấy mình có tấm thân dày 130 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn thân. Từ chú thích 4 và 5 ở sgk, em hiểu cảm nghĩ nào của con người được biểu hiện qua hai câu thơ 5 và 6? - Tháng ngày - Thân sành sỏi. - Mưa nắng - Dạ sắt son. T: Phép đối trong cặp câu này có tác dụng gì? Từ đó, toát lên phẩm chất cao quí nào của người tù yêu nước? H: Đọc lại hai câu kết. T: Hai câu kết của bài thơ nói về việc gì? - Kẻ vá trời ><Khi lỡ bước. Tự cho mình là kẻ vá trời lỡ bước, điều đó cho thấy con người ở đây suy nghĩ gì về bản thân mình? **Thảo luận nhóm: Qua hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, hãy rút ra vài điểm chung, riêng về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật? Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. T: Bảng phụ ghi nội dung thảo luận, H quan sát, đọc to chậm. T: Khí phách hiên ngang, chấp nhận mọi gian lao thử thách trên con đường cứu nước được thể hiện trong nhiều bài thơ của những người yêu nước Việt Nam. Em biết bài thơ nào về đề tài này? - Lưu biệt khi xuất dương, Chiêu hồn nước . dạn, phong trần qua nhiều thử thách. - Có tinh thần cứng cỏi, kiên trung. Sức chịu đựng mãnh liệt cả thể xác lẫn tinh thần trước thử thách. Tự hào về công việc to lớn mà mình đang theo đuổi và xem thường việc tù đày. **Ghi nhớ:sgk. III.Luyện tập: - Chung: Đều là thơ tù, tác giả là những nhà nho yêu nước. Tư thế hào hùng, hiên ngang, coi thường hiểm nguy, trung thành với lý tưởng yêu nước. Giọng thơ hào sảng, thể thơ thất ngôn bát cú. - Riêng: PBC từ một việc hệ trọng việc bình thường, giọng điệu vừa vui vừa hào hùng; PCT từ việc tầm thường nặng nhọc Một tư thế, một tầm cao của người anh hùng cứu nước, giọng điệu hùng tráng. IV.Củng cố: (2p) Đọc diễn cảm cả hai bài thơ. V.Hướng dẫn: (2p) Nắm nội dung, nghệ thuật. Soạn Muốn làm thằng Cuội - Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó, trả lời các câu hỏi ở sgk tr.156. Sưu tầm thêm một số bài thơ khác của Tản Đà. 131 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn Ngày soạn: 13 / 12 / 2007 Tiết: 59 ÔN LUYỆN DẤU CÂU A.Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống. Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. Tích hợp với các văn bản đã học. B.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, luyện tập, tổng hợp. C.Chuẩn bị: T: Sgk, tài liệu tham khảo, bảng phụ. H: Như hướng dẫn ở tiết 53. D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định: (1p) II.Bài cũ: (5p) Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập của HS. III.Bài mới: (35p) 1.Giới thiệu bài: (1p) Ở các lớp 6, 7 và 8,chúng ta đã học rất nhiều loại dấu câu Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống về tác dụng và các lỗi thường gặp về các loại dấu câu. 2.Triển khai bài học: (34p) I.Tổng kết về dấu câu: H: Dựa vào bảng tổng kết về các loại dấu câu đã chuẩn bị ở nhà để trả lời các vấn đề. Các loại dấu câu đã học? Tác dụng của các dấu câu đó? - Lớp 6: Bốn loại dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy và dấu chấm lửng. - Lớp 7: Bốn loại dấu câu: Dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng và dấu gạch nối. - Lớp 8: Ba loại dấu câu: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. **Thảo luận nhóm: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để có được những nhận định đúng về tác dụng của các dấu câu mà em đã học. A B 1.Dấu chấm a.được đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc mỉa mai đối với ý đó hay nội dung của từ đó. 132 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn 2.Dấu chấm hỏi b.được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: Giữa các TPP với CN & VN, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó, giữa các vế của một câu ghép. 3.Dấu chấm than c.được đặt ở cuối câu trần thuật, miêu tả, kể chuyện, cầu khiến để đánh dấu sự kết thúc câu. 4.Dấu phẩy d.được đặt ở cuối câu nghi vấn hoặc trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ đó. 5.Dấu chấm lửng e.được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết; thể hiện lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng; làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 6.Dấu chấm phẩy g.được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. 7.Dấu gạch ngang h.được dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm . 8.Dấu ngoặc đơn i.được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp hay đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 9.Dấu hai chấm k.được dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích, giải thích, bổ sung .cho một từ ngữ, một vế câu, một câu, chuỗi câu trong đoạn văn. 10.Dấu ngoặc kép l.được dùng để báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; báo trước lời dẫn trực tiếp(Dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại(Dùng với dấu gạch ngang) Đáp án: 1c, 2d, 3a, 4b, 5e, 6i, 7g, 8k, 9l, 10h. II.Các lỗi thường gặp về dấu câu: 1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc: H: Đọc ví dụ ở mục I. T: Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để ngắt câu? H: Thiếu dấu ngắt câu sau “Xúc động”. Dùng dấu chấm để tách thành hai câu. 2.Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc: T: Dùng dấu chấm sau từ “ này” là đúng hay sai?Vì sao? Nên dùng dấu gì? H: Sai, vì câu chưa kết thúc, dùng dấu phẩy. 3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết: T: Câu này thiếu dấu gì để phân biệt các thành phần đồng chức? 133 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn H: Dấu phẩy. 4.Lẫn lộn công dụng của các loại dấu câu: H: Quan sát ví dụ ở mục 4. T: Cách đặt dấu câu ở trong các ví dụ đó đã đúng chưa? H: Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 là sai vì đó không phải là câu nghi vấn. Dấu chấm ở cuối câu 2 là sai vì đó là câu nghi vấn. Nên dùng các dấu: Cuối câu 1: Dấu chấm; Cuối câu 2: Dấu chấm hỏi. T: Từ những quan sát trên, hãy cho biết các lỗi cần tránh về dấu câu? H: Đọc to mục ghi nhớ sgk. III.Luyện tập: Bài 1: Chép đoạn văn vào vở, điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn: H làm việc độc lập Trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Phát hiện lỗi về dấu câu và thay vào đó các dấu thích hợp. IV.Củng cố: (2p) Từ nội dung bài học, thấy mình thường mắc các lỗi nào về dấu câu? Biện pháp khắc phục? V.Hướng dẫn: (2p) Ôn lại kiến thức tiếng Việt - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn: 14 / 12 / 2007 Tiết: 60 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A.Mục tiêu: Kiểm tra những kiến thức tiếng Việt đã học từ lớp 6, 7, 8(Chủ yếu là học kỳ I - Lớp 8) Rèn các kỹ năng thực hành tiếng Việt. B.Phương pháp: T: Quản lý; H: Độc lập, sáng tạo làm bài. C.Chuẩn bị: T: Ra đề, đáp án, biểu điểm. H: Ôn tập tốt để làm bài. D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định: (1p) II.Bài cũ: (2p) T nhắc nội qui làm bài. III.Bài mới: (40p) Đề lẻ: I.Trắc nghiệm:(3điểm)Khoanh tròn và đáp án đúng nhất. 134 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn 1.Thế nào là trường từ vựng? a.Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. b.Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại. c.Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. d.Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc(Thuần Việt, Hán Việt .) 2.Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? a.Hoạt động kinh tế. c.Hoạt động văn hóa. b.Hoạt động chính trị. d.Hoạt động xã hội. 3.Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? a.Xôn xao. c.Xộc xệch. b.Rũ rượi. d.Xồng xộc. 4.Trong câu Anh bạn Xanchôpanxa ơi .từ nào là thán từ? a.Anh. c.Ơi. b.Bạn. d.Tất cả đều sai. 5.Trong câu Những tên khổng lồ nào cơ? Từ nào là tình thái từ? a.Những. c.Nào. b.Tên. d.Cơ. 6.Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá? a.Đồn rằng bác mẹ anh hiền - Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi. b.Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. c.Người ta là hoa của đất. d.Cưới nàng anh toan dẫn voi –Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn. II.Tự luận(7điểm) 1.Đặt hai câu ghép, một câu ghép có quan hệ điều kiện, một câu ghép có quan hệ tương phản.(2điểm) 2.Viết đoạn văn ngắn(5 – 6 câu) có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.(5điểm) Đề chẵn: I.Trắc nghiệm:(3điểm)Khoanh tròn và đáp án đúng nhất. 1.Thế nào là trường từ vựng? a.Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. b.Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại. c.Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. d.Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc(Thuần Việt, Hán Việt .) 2.Các từ tát, túm, xô, đẩy, nắm, đánh thuộc trường từ vựng nào? a.Bộ phận của tay. c.Hoạt động của tay. b.Đặc điểm của tay. d.Cảm giác của tay. 3.Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? a.Móm mém. c.Loay hoay. b.Hu hu. d.Chua chát. 4.Trong câu Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với!, từ nào là thán từ? a.Bà. c.Reo. b.ơi. d.Cháu. 135 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn 5.Nói giảm nói tránh là hai biện pháp tu từ, đúng hay sai? a.Đúng. b.Sai. 6.Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép? a.Là câu chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt câu. b.Là câu có hai cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau. c.Là câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau. d.Là câu có ba cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau. II.Tự luận:(7điểm) 1.Đặt hai câu ghép, một câu ghép có quan hệ mục đích, một câu ghép có quan hệ nguyên nhân.(2điểm) 2.Viết đoạn văn ngắn(5- 6 câu) có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.(5điểm) Yêu cầu: Bài viết trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Đoạn văn ngắn nhưng nội dung chặt chẽ, mạch lạc, sử dụng hợp lý các dấu câu. V.Hướng dẫn: (2p) Thu bài. Chuẩn bị bài Ôn tập tiếngViệt – Làm theo các yêu cầu ở mục I,II sgk tr.157, 158. Ngày soạn: 14 / 12 / 2007 Tiết: 61 THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC A.Mục tiêu: Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh. Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu. Tích hợp với hai văn bản đã học. B.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp. C.Chuẩn bị: T: Sgk, tài liệu tham khảo về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bảng phụ. H: Như hướng dẫn ở tiết 56. Xem lại kiến thức về thơ TNBC đã học ở lớp 7. D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định: (1p) II.Bài cũ: (5p) Để làm bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng sinh hoạt, chúng ta phải tiến hành như thế nào? 136 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn III.Bài mới: (35p) 1.Giới thiệu bài: (1p) Để làm một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng, có rất nhiều thao tác khác nhau.Trong đó, quan trọng nhất là phải biết quan sát, tìm hiểu để nắm được đặc điểm, cấu tạo của đối tượng .Vậy muốn thuyết minh về một thể loại văn học thì chúng ta phải làm gì? 2.Triển khai bài học: (34p) Hoạt động của T & H Nội dung cần đạt T: Kể tên những bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú mà em đã học ở lớp 7, 8? Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. T: Các em quan sát bài thơ và cho biết : Bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng? Số dòng, số tiếng ấy có bắt buộc không? Có thể thêm bớt tùy ý được không? Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B. Tiếng có thanh sắc, hỏi ngã, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. Hãy lên bảng kí hiệu từng tiếng cho bài thơ? T: Quan sát vào các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 và các thứ tiếng 2, 4, 6 em thấy quy luật bằng trắc của thể thơ có gì đáng chú ý? T: Chỉ xét niêm, đối với các tiếng thứ 2, 4, 6. nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng → Niêm. Theo luật, tiếng thứ 2, 4, 6 của câu 1 niêm với tiếng thứ 2, 4, 6 của câu 8. Dựa vào kết quả quan sát, hãy xác định quan hệ bằng trắc giữa các câu còn lại? T: Theo luật, mỗi bài thơ thất ngôn bát cú có phép đối giữa câu 3 – câu 4; Câu 5 – câu 6. Quan sát các tiếng 2, 4, 6 của cặp câu 3 – 4; 5 – 6 và cho biết nhận xét? (Đối thanh, cùng từ loại) → Bài thơ tuân theo luật đối. T: Hiểu thế nào là vần? Thế nào là vần I.Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh một thể loại văn học: Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1.Quan sát: - Số câu, số chữ: 7 tiếng/ câu. 8 câu/ bài. - Quy luật bằng trắc: + Các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 bằng trắc tùy ý. + Các tiếng thứ 2, 4, 6 bằng trắc có trình tự chặt chẽ. + Niêm: Câu 1 – Câu 8. Câu 2 – Câu 3. Câu 4 – Câu 5. Câu 6 – Câu 7. + Đối: Câu 3 – Câu 4. Câu 5 – Câu 6. - Vần: + Các tiếng cuối của câu 2, 4, 6, 8. Vần 137 Nguyễn Thị Hoa - Ngữ văn 8 - Trường THCS Vĩnh Sơn bằng, vần trắc? T: Quan sát các tiếng cuối cùng của các câu thơ và cho biết các tiếng nào hiệp vần với nhau? Đó là vần gì? H: Có thể là vần trắc, vần liền 1 – 2 – 4 – 6 – 8, vần cách 2 – 4 – 6 – 8 (Không bắt buộc) T: Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút, Một học sinh đọc toàn bài. T: Câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào? H: Dựa vào kết quả quan sát và gợi ý ở sgk tr. 153 để thảo luận nhóm: Nhóm 1: Lập dàn bài phần mở bài. Nhóm 2: Lập dàn bài phần thân bài: Số câu, số chữ, quy luật bằng trắc. Nhóm 3: Lập dàn bài phần: Cách gieo vần, ngắt nhịp. Nhóm 4: Lập dàn bài phần kết bài. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung cho điểm. T: Qua việc giải quyết bài tập, em hãy cho biết muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ta phải tiến hành như thế nào? Cần chú ý điều gì? Học sinh đọc ghi nhớ. H: Đọc yêu cầu của bài 1, xác định yêu cầu của đề. T: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn. - Để làm được bài tập này: Đọc tài liệu ở mục 2 tr. 154; Quan sát các truyện ngắn đã học. Một học sinh đọc tài liệu tham khảo ở sgk. T: Qua các truyện ngắn đã học và qua tài liệu tham khảo, em thấy truyện ngắn có những đặc điểm nào? Lấy các tác phẩm nêu trên làm ví dụ? chân, vần bằng. - Nhịp phổ biến: 4 / 3. Ngoài ra: Nhịp 3 / 4, 2 / 2 / 3. 2.Lập dàn bài: **Ghi nhớ: Sgk. II.Luyện tập: - Đặc điểm chính của truyện ngắn: + Hình thức: Tự sự loại nhỏ. + Dung lượng: Nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống. Ví dụ: Giôn xi: Ốm nặng, tuyệt vọng chờ chết. Lão Hạc: Giữ vườn cho con bằng mọi giá. Tôi: Tân trạn ngày đầu tiên đi học. + Cốt truyện diễn ra trong thời gian không hạn chế. 138

Ngày đăng: 20/09/2013, 21:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Có thể hình dung tâm sự “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà qua hai nội dung: - t58.doc
th ể hình dung tâm sự “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà qua hai nội dung: (Trang 12)
Quan sát bảng phụ, trả lời câu hỏi: - t58.doc
uan sát bảng phụ, trả lời câu hỏi: (Trang 13)
T: sgk, hướng giải các bài tập, bảng phụ.   H: Như hướng dẫn ở tiết 59. - t58.doc
sgk hướng giải các bài tập, bảng phụ. H: Như hướng dẫn ở tiết 59 (Trang 14)
T: Hình ảnh ông đồ viết chữ để bán trong những ngày tết ở phố phường Hà Nội trước  đây được tái hiện như thế nào? - t58.doc
nh ảnh ông đồ viết chữ để bán trong những ngày tết ở phố phường Hà Nội trước đây được tái hiện như thế nào? (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w