ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM ( Lớp Thú vần B- C)

10 783 0
ĐỘNG  VẬT QUÍ HIẾM ( Lớp Thú vần B- C)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM 1- BÁO LỬA Catopuma temmincki Vigors et Horsfield, 1827 Felis moormensis Hodgson, 1831 Họ: Mèo Felidae Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cỡ trung bình trong họ mèo. Dài thân: 840 - 920mm. Dài đuôi: 450 - 560mm, dài bàn chân sau: 165 - 180mm. Mặt có 2 vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ lông màu vàng da bò hoặc xám hung. Đuôi có 2 màu, trên tối, dưới sáng bạc. Sinh học: Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim . không có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian có bầu 95 ngày. Nơi sống và sinh thái: Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng như rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi, cạnh rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều lá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc làm tổ ở gốc cây, hốc đá. Phân bố: Việt Nam: Báo lửa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, sikkim), Mianma, nam Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan, Malaixia, Xumatơra Giá trị: Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc I. Giá trị kinh tế cho da lông và dược liệu Tình trạng: Trong thiên nhiên số lượng ít. Hiện nay số lượng ngày càng hiếm do săn bắn bừa bãi và nạn phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 73. 2-BÁO GẤM Padofelis nebulosa (Griffth, 1821) Leopardus brachyurus Swinhoe, 1862 Họ: Mèo Felidae Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cỡ lớn trong họ mèo, Dài thân 960 - 1150mm, dài đuôI 660 - 860mm, dài bàn chân sau: 160 - 190mm. Mắt viền đen má có 2 sọc đen song song. Bộ lông nền xám xanh, nhiều vân mây lớn ở lưng, sườn. Mỗi vân mây lớn đều có đường viền màu xám đen ở phía sau, phía trước xám nhạt. Bụng trắng vàng có các đốm đen nhỏ. Chân có đốm đen nhỏ, đuôi có các khoanh đen. Sinh học: Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai non và hoẵn. mùa sinh sản thường vào mùa hè. Thời gian có chửa 90 - 95 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Nơi sống và sinh thái: Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng, trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban ngày thường ngủ trên cành cây. Phân bố:Việt Nam: Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Lài Châu (Mường Tè), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Liên), Sơn La (Thuận Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Gia Lai, Kontum (Xa Thầy, Kom Hà Nừng) Thế giới: Nêpan, Ấn Độ (Assam, Sikkim), Mianma, nam Trung Quốc (Hải Nam), Đài Loan, Đông Dưong, Thái Lan, Malaixia, Bocnêo, Xumatơra. Giá trị: Loài thú hiếm cho da và lông, dược liệu. Tình trạng: Hiện nay báo gấm đã trở nên hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 75. 3-BÁO HOA MAI Panthera pardus Linnaeus, 1758 Họ: Mèo Felidae Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cỡ lớn thân dài 970 - 1430mm, dài đuôI 750mm, dài bàn chân sau: 210 - 280mm. Bộ lông màu vàng nhạt. Đầu có các đốm màu đen nhỏ. Toàn thân có đốm hoa mai màu nâu đen. Chân có đốm nhỏ hơn thân. Nửa cuối đuối có đốm vòng ở mặt trên. Sinh học: Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu . mùa sinh sản không rõ rệt. Thời gian có chửa 94 - 98 ngày, mỗi lứa đẻ 1 con. Mỗi năm hoặc 3 năm đẻ 1 lứa. Nơi sống và sinh thái: Sống trong nhiều kiểu rừng, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và cây bụi kề rừng. Chỗ ở không cố định. Vùng hoạt động rộng ở nhiều độ cao khác nhau. Có thể leo trèo cây lớn, cao 2 - 3m. sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong tjời kỳ động dục và hợp đàn tạm thời lúc săn mồi. Phân bố: Việt Nam: Các tỉnh miền núi từ Bắc tới Nam. Thế giới: Châu Á, Châu Phi (trừ xa mạc Xahara) Giá trị: Có giá trị kinh tế cho da lông và dược liệu Tình trạng: Loài thú hiếm, sách đỏ Thế giới xếp bậc V. số lượng ít, ngày càng trở nên rất hiếm do sức ép của nạn săn bắn bừa bãi và chặt phá rừng. Mức độ đe dọa: bậc E Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 76. 4- BÒ TÓT Bos gaurus Smith, 1827.Bos gour Hardwicke, 1827 Họ: Trâu bò Bovidae Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla Mô tả: Thú cỡ lớn, to khoẻ. Dài thân 2, 5 - 3m, dài đuôi 0, 7 - 1m, cao vai 1, 3 - 1, 8m, trọng lượng 900 - 1000kg. Trán dẹt, hơi lõm, có đốm trắng, trên trán giữa 2 sừng nhô cao. Sừng to khoẻ uốn hình cong bán nguyệt. Bộ lông ở lưng màu đen xám hơi phớt xanh, bụng màu nhạt Sinh học: Thực ăn của bò tót là cỏ và lá cây, măng tre, nứa. Sinh sản vào tháng 6 - 7. Thời gian có chửa 270 - 280 ngày. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 1 con. Nơi sống và sinh thái: Nơi sống của bò tót là rừng giá thường xanh, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh, rừng khộp, địa hình tương đối bằng phẳng ở độ cao 500 - 1500m so với mặt biển. Hoạt động ban ngày ở rừng thưa, trảng cỏ cây bụi, sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn 20 - 30con), đôi khi cũng gặp những cá thể sống đơn độc. Trong thiên nhiên các loài thú ăn thịt như hổ, báo, chó sói có thể tấn công đàn bò tót. Khi bị tấn công cả đàn quây thành vòng tròn vây lấy con non, con già ở giữa. Phân bố Việt Nam: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng (Bảo Lộc) Đồng Nai (La Ngà, Vĩnh An, Nam Cát Tiên) Sông Bé, Tây Ninh Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia. Giá trị: Nguồn gen quí dự trữ trong thiên nhiên. Để có thể lai tạo với các giống bò khác. Giá trị kinh tế mỗi con có thể cung cấp 500 - 600kg thịt, 400kg xương, 2 - 3m2 da và cặp sừng đẹp. Tình trạng Tại Việt Nam số lượng bò tót đã giảm nhiều. Trước đây vùng Tây bắc có khoảng 350 - 500 con. Nhưng hiện nay còn 30 - 50 con ở Sơn La (Xuân Nha, Sốp Cộp), Lai Châu (Mường Tè, Mường Lay), vùng Tây Nguyên còn khoảng 3. 000 con. Sách đỏ thế giới xếp bậc V. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hớp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên như Vườn quốc gia Cát Tiên, Yok Đôn, Xuân Nha, Sốp Cộp, (Mường Tè, Mường Lay). Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 90. 5- BÒ XÁM Bos sauveli Urbain, 1937.Novibos sauveli Coolidge, 1940 Họ: Trâu bò Bovidae Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla Mô tả: Cỡ lớn. Dài thân 2100 - 2225mm, dài đuôi 1000 - 1100mm. Sừng to từng gốc sừng nghiêng về phía sau, mút sừng nhọn uốn cong về phía trước. Yếm cổ khá rộng kéo dài xuống ngang queo. Toàn thân màu xám. Mông không trắng. bốn chân từ kheo trở xuống có màu trắng. Sinh học: Bò xám kiếm thức ăn ở ven rừng, thức ăn là cỏ, lá cây rừng, măng tre, nứa. Người ta nhận thấy bò con thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1. Thời gian có chửa 9 tháng. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 1 con. Nơi sống và sinh thái Bò xám sống ở rừng già, rừng thưa, rừng khộp. Sống thành từng nhóm 3 - 4 con lẫn với các đàn bò rừng, bò tót hoặc sống thành từng đàn từ 4 - 20 con. Phân bố:Việt Nam: Gia Lai, Kontum (Sa Thấy), Đắc Lắc (Yokđôn), Sống Bé(Bù gia Mập). Thế giới: đông Nam Thái Lan, Nam Lào và đông bắc Campuchia. Giá trị: Loài thú đặc hữu của một số nước Đông nam Á. Ngồn gen qúy, hiếm. Trong tương lai có thể dùng bò xám lai tạo với các giống bò khác để tạo giống bó có sức sống tốt, năng xuất cao Tình trạng: Số lượng ít. Sách đỏ thế giới xếp bậc E. người ta ước tính năm 1951 còn khoảng 500 con đền năm 1969 còn khoảng 100 con, đên nay chưa thống kê được Việt Nam còn có bao nhiêu con chưa biết chính xác. Nguyên nhân làm lượng bó xám giảm là trặt phá rừng làm mất nơi sinh sống. Mức độ đe dọa: bậc E. (Đây là loài thú có thể đã bị tuyệt chủng) Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt trong các vùng có bò xám. Cần ủng hộ tích tực chương trình tìm kiếm bò xám, bắt một số các thể để nuôi ở Đắc Lắc (Eacao). Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 92. 6- CÁO Vulpes vulpes (Linnaeus, 1758) Canis vulpes Linnaeus, 1758 Họ: Chó Canidae Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cỡ trung bình trong họ chó. Dài thân: 616mm, dài đuôi:387mm, dài bàn chân sau: 150mm. Mõm dài, tai to vểnh. Bộ lông mầu đỏ hạt dẻ xỉn, mặt vàng bóng điểm chỉ xanh ở háng. Chân trước có vạch đen ở mặt trước, hẹp và viền hoe đỏ dài đến vai. Đuôi, mặt trên màu hạt dẻ, mặt dưới trắng vàng da bò, lông dài có mút phớt trắng. Sinh học: Thức ăn của chúng là các loài: lợn rừng nhỏ, nai, hoẵng và các loài chim thú khác. Nơi sống và sinh thái: Sống trong nhiều kiểu rừng: rừng già, rừng tái sinh, rừng hỗn giao tre nứa. Sống thành từng đàn lớn hơn đàn sói đỏ, có thể tới 15 - 20 con. Hoạt động ban đêm nhưng tích cực vào sáng sớm và chiều tối. Có vùng hoạt động lớn và thay đổi bất thường. Phân bố: Việt Nam: Cao Bằng (Trùng Khánh), Lạng Sơn. Có thể chỉ phân bố ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Thế giới: Phân bố rộng vùng Cổ Bắc và Bắc Mỹ. Giá trị: Loài thú hiếm ở Việt Nam, nguồn gen quý cần bảo vệ. Da lông có giá trị kinh tế cao. Tình trạng: Trong thiên nhiên, số lượng ít, hiện nay số lượng ngày càng khan hiếm đến mức báo động. Mức độ đe dọa: bậc E. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn. Kết hợp bảo vệ rừng và xây dựng khu bảo vệ. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 53. 7- CẦY BAY Cynocephalus variegatus Audebert, 1799 Galeopithecus variegatus Audebert, 1799 Galeopterus peninsulea Thomas. 1909 Họ: Cầy bay Cynocephalidae .Bộ: Cánh da Dermoptera Mô tả: Đầu rộng, tai ngắn tròn hoặc tù. Mắt to, mầu nâu đỏ hay nâu lục nhạt. Màng cánh phủ tới đầu mút đuôi. Lông trên mặt cánh lốm đốm nâu xám, mặt dưới cánh nhạt hơn không có đốm. Con cái có màu xám sáng hơn chuyển dần sang màu nâu, thậm chí hơi đỏ. Chiều dài chi trước và chi sau gần như bằng nhau, có 5 ngón. Các ngón chân nối nhau bằng màng da tới tận gốc vuốt chân. Sinh học: Thức ăn là quả cây rừng. Mang thai khoảng 8 tuần. Đẻ mỗi lứa 1 con. Con chưa cai sữa, mẹ đã chửa lứa tiếp theo. Con sơ sinh yếu được nuôi trong túi màng da do màng da ở phần đuôi tạo thành. Túi da mềm và ấm, con non sống trong túi đến khi tự lập. Chồn bay nuôi ở trong chuồng bằng các quả mềm như: chuối, đu đủ, cam, xoài và rau diếp. Nơi sống và sinh thái: Sống trong rừng rừng nguyên sinh hay thứ sinh trên núi cao và vùng đất thấp. Làm tổ trong bọng cây to cao 20 - 50m. Hoàn toàn sống trên cây, trên cành cây, chậm chạp. Di chuyển từ cây này sang cây khác bằng cách dương màng cánh da lượn trong không trung. Hoạt động ban đêm. Phân bố: Việt Nam: Hà Tĩnh (Hương Khê), Gia Lai (Kon Hà Nùng), Kontum (Sa Thầy), Tây Ninh (Núi Bà Đen). Thế giới: Tennasserim, Thái Lan, Bocnêo, Xumatơra, Giava. Giá trị: Loài thú quý, hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới, đang được bảo vệ và tìm cách nuôi, nhân giống trong vườn thú. Tình trạng: Số lượng chồn bay không nhiều ngày càng trở nên hiếm do chặt phá rừng làm mất nơi sinh sống của chúng. Mức độ đe doạ: bậc R. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Tuyệt đối cấm săn bắn. Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên ở những vùng có chồn bay. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 25. 8- CẦY HƯƠNG Viverricula indica (Desmarest, 1817) Họ: Cầy Viverridae Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cầy hương nhỏ hơn cầy giông, nặng 2 - 4 kg, dài thân 540 - 630mm, dài đuôi 300 - 430mm. Lông màu xám bẩn. Dọc sống lưng có các vệt xám đen, hông có nhiều vệt đen mờ xếp thành hàng chạy từ vai đến mông, Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Sinh thái và tập tính: Cầy hương không sống trong rừng. Sinh cảnh thích hợp là trên nương rẫy, ven khe suối, trên các savan đồi cây bụi. Sống đơn độc, kiếm ăn đêm (thường từ chập tối đến nửa đêm). Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng và chuột. Ngoài ra chúng còn ăn chim và một số loài bò sát (rắn, nhông) một số loại quả và rễ cây. Cầy hương sinh sản tập trung vào tháng 4,5,6. Mỗi lứa 2 - 3 con. Tuổi thọ khoảng 8 - 9 năm. Phân bố: Trên toàn vùng Nam châu Á. Ở nước ta, cầy hương phân bố khắp các tỉnh miền núi và trung du. Giá trị sử dụng: Cầy hương cho xạ hương là một loại dược liệu quí. Tình trạng: Số lượng không còn đối phổ biến, cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài cầy hương. Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 176. 9- CẦY TAI TRẮNG Arctogalidia trivirgata Gray, 1832 Paradoxurus trivirgata Gray, 1832 Họ: Cầy Viverridae.Bộ: Ăn thịt Carnivora Mô tả: Cỡ trung bình trong họ cầy. Dài thân 550 - 560mm, dài đuôi 590 - 600mm, dài bàn chân sau: 60 - 90mm, trọng lượng 2, 4 - 3kg. Sống mũi có sọc trắng mờ. Tai to tròn mỏng phủ lớp lông ngắn màu trắng. Bộ lông màu vàng nhạt đến hung xám, có 3 sọc nâu đen dọc sống lưng, chân và cuối đuôi chuyển màu đen. Tuyến xạ chỉ có ở con cái. Sinh học: Thức ăn gồm các loạI quả: nhội, gắm, móc . côn trùng, ếch nhái, chim thú nhỏ. Sinh sản hầu như quanh năm. Thời gian có chửa 45 ngày. Mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Nơi sống và sinh thái: Cầy tai trắng sống trong rừng già, rừng cây cao xa khu dân cư, ở độ cao từ 500m trở lên so với mặt biển, làm tổ trong các hốc cây, bụi rậm cao. Hoạt động sống và kiếm ăn trên cây nhờ vào đuôi dài và bàn chân bám vào cây. Sống đàn 3 - 4 con trở lên, đôi khi trên 10 con Phân bố:Việt Nam: Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hoà Bình (Mai Châu), Gia Lai, Kontum (Hà Nừng). Thế giới: Ấn Độ (Assam), Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Bocnêo, Xumatơra, Giava. Giá trị: Loài thú hiếm, cho thịt và lông. Tình trạng: Phân bố của loài hẹp theo độ cao nhất định. Mức độ đe dọa: bậc R. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn, bẫy bắt. Bảo vệ rừng đầu nguồn và khu dự trữ thiên nhiên. Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 65. 10- CẦY VẰN NAM Hemigalus derbyanus Gray, 1830 Họ: Cầy Viverridae Bộ: Ăn thịt Carnivora Kích thước: Chiều dài đầu - thân: 450 - 500 mm. Chiều dài đuôi: 250 - 320 mm. Trọng lượng: 1 - 3 kg. Đặc điểm nhận dạng: Ngoại hình tương tự loại Cầy khác, nhưng mặt dài và thân hình thon hơn. Toàn thân phủ lông nâu nhạt. Điểm nổi bật là có 7 - 8 vệt chạy ngang thân hình tam giác và 3 vệt đen chạy dài trên mặt và trán. Lông phía dưới thân và chân nhạt hơn trên lưng trên lưng. Tai dài rất thính. Mắt to. Gốc đuôi có vệt đen thành từng khúc. Tuyến xạ nhỏ có thể co lại giống mèo. Phân bố: Nam Mianma, Đông và nam Thái Lan, Malaixia, đảo Xumatơra, đảo Bocnêo, Việt Nam. Đặc điểm sinh thái: Sống ở rừng ẩm ướt gần nguồn nước, thường sống đơn lẻ vào mùa động dục, hoặc lúc nuôi con, sống 2 - 3 con. Kiếm ăn đêm. Lưỡi thô ráp giống lưỡi mèo. Thức ăn gồm côn trùng, giun, kiến, nhện, những con vật nhỏ, ốc sên. Những ghi chép về loại Cầy này còn rất ít. Tài liệu dẫn: Thú đông dương và Thái Lan - trang 90, Danh lục thú Việt Nam. . Tè), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Liên), Sơn La (Thuận Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Hòa Bình ( à B c), Gia Lai, Kontum (Xa Thầy, Kom. trong không trung. Hoạt động ban đêm. Phân bố: Việt Nam: Hà Tĩnh (Hương Khê), Gia Lai (Kon Hà Nùng), Kontum (Sa Thầy), Tây Ninh (Núi Bà Đen). Thế giới:

Ngày đăng: 20/09/2013, 21:10

Hình ảnh liên quan

Ngoại hình tương tự loại Cầy khác, nhưng mặt dài và thân hình thon hơn. Toàn thân phủ lông nâu nhạt - ĐỘNG  VẬT QUÍ HIẾM ( Lớp Thú vần B- C)

go.

ại hình tương tự loại Cầy khác, nhưng mặt dài và thân hình thon hơn. Toàn thân phủ lông nâu nhạt Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan