1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án 12CB tiết 8 (2009-2010)

3 273 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN Dạy lớp: 12A2, 12C4, 12C5 Ngày soạn: 21/9/2009 Ngày dạy: 29/9/2009 Tiết 8: Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được một số nét khái quát về Biển Đông. - Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và các thiên tai. 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. - Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật… II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( có phần biển ). - Atlat Địa lí Việt Nam. - Một số hình ảnh về địa hình ven biển, rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt, ở những vùng ven biển III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất? Câu 2. Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển KT – XH? 3. Dạy bài mới: * Khởi động: GV: Những đặc điểm nào của Biển Đông có ảnh hưởng to lớn đối với thiên nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Thời lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động l: Cả lớp - Bước 1: HS dựa vào bản đồ, Atlat VN, hình 8.1, SGK, trả lời: + Chỉ trên bản đồ và nêu diện tích, phạm vi và đặc điểm của Biển Đông, tiếp giáp với vùng biển của những nước nào? + Nguyên nhân hình thành đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa? - Bước 2: HS trả lời. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 2: Nhóm ( 6 nhóm ) 1. Khái quát về Biển Đông: - Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km 2 ), lớn thứ 2 trong các Biển của TBD. - Là biển tương đối kín. - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Hai tính chất trên được thể hiện qua các yếu tố hải văn: nhiệt độ, độ muối, sóng, thuỷ triều, dòng biển, sinh vật biển…. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - 1 - GV: TRỊNH VŨ PHONG SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN - Bước 1: Các nhóm dựa vào Bản đồ, Atlat VN, hình 8.1, SGK, hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục ): + Nhóm 1: Khí hâu + Nhóm 2: Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển + Nhóm 3: Tài nguyên thiên nhiên vùng biển + Nhóm 4: Thiên tai + Nhóm 5: Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẳng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh, thuộc tỉnh nào? + Nhóm 6: Kể tên các bãi biển du lịch, nghỉ mát nổi? - Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày. - Bước 3: GV phản hồi thông tin. thiên nhiên Việt Nam: a. Khí hậu: b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: d. Thiên tai: IV. ĐÁNH GIÁ: 1. Nêu khái quát biển Đông? 2. Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta? 3. Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai vùng biển nước ta? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Làm bài tập trang 39 SGK. Sưu tầm tài liệu về các nguồn lợi từ biển Đông. - Chuẩn bị Ôn tập từ bài 1 đến bài 8. VI: PHỤ LỤC: Phiếu học tập: Các mặt ảnh hưởng Nội dung ảnh hưởng Khí hậu Địa hình và các Hệ sinh thái vùng ven biển Tài nguyên thiên nhiên vùng biển Thiên tai Phiếu phản hồi thông tin: GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - 2 - GV: TRỊNH VŨ PHONG SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN Các mặt ảnh hưởng Nội dung ảnh hưởng Khí hậu - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều. - Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Địa hình và các Hệ sinh thái vùng ven biển - Các địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. - Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng , các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn 450 nghìn ha ( Nam bộ: 300 nghìn ha ), hệ sinh thái đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo rất phong phú và đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển - Tài nguyên KS: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan . . . trữ lượng lớn. - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng ( 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn SV phù du và SV đáy khác, các rạn san hô ở các đảo… → Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH nước ta, Thiên tai - Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển. - Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung → Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - 3 - GV: TRỊNH VŨ PHONG . THUẬN Dạy lớp: 12A2, 12C4, 12C5 Ngày soạn: 21/9/2009 Ngày dạy: 29/9/2009 Tiết 8: Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau. Đông đến GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 - 1 - GV: TRỊNH VŨ PHONG SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN - Bước 1: Các nhóm dựa vào Bản đồ, Atlat VN, hình 8. 1,

Ngày đăng: 20/09/2013, 19:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền - Giáo Án 12CB tiết 8 (2009-2010)
c bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền (Trang 1)
+ Nhóm 2: Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển - Giáo Án 12CB tiết 8 (2009-2010)
h óm 2: Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển (Trang 2)
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:  - Giáo Án 12CB tiết 8 (2009-2010)
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: (Trang 2)
Địa hình và các Hệ sinh thái vùng ven biển - Giáo Án 12CB tiết 8 (2009-2010)
a hình và các Hệ sinh thái vùng ven biển (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w