1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an địa 9

36 175 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Ngày soạn: 5/9/06 Ngày giảng: 7/9/06 Địa Lí Việt Nam (Tiếp theo ) Địa Lí Dân Cư Tiết 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: - Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết nước ta có 54 dân tộc,dân tộc kinh có số dân đông nhất .các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc . - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta . 2. kĩ năng: - Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc . 3. thái độ: - Giáo dục tinh thần đoàn kết các dân tộc . II. phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ phân bố dân tộc việt nam . - Tập sách "Việt nam hình ảnh 54 dân tộc " _ NXB thông tấn . - Tài liệu lịch về một số dân tộc ở việt nam . III.Bài mới: 1 . Kiểm tra bài cũ: (không ) 2. Bài mới: - Việt nam tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ ,cùng mở mang, gây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc cùng sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ đất nước . Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước . Địa bàn cư trú của các dân tộc Việt nam đươc phân bố như thế nào ? Bài mới . - GV: Dùng tập ảnh "VN hình ảnh 54 dân tộc " Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. - Hoạt động nhóm / cặp ? Bằng hiểu biết của bản thân em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc ? kể tên các dân tộc mà em biết ? - HS : Trình bày theo nội dung bảng 1.1 SGK gồm 54 DT - GV: Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng , được thể hiện trong các hình thức quần cư, trang phục, phong tục tập quán . làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc. ? Bằng hiểu biết thực tế và thông qua các phương tiện I. Các dân tộc ở Việt Nam. 1 thông tin đại chúng em hãy lấy một số ví dụ cho nhận định trên ? - HS : DT thái ở nhà sàn . DT mông ở nhà đất . mỗi dân tộc có ngôn ngữ và tập quán sinh hoạt khác nhau .Nhưng các dân tộc cùng chung sống và gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. ? Em hãy lấy một số ví dụ cụ thể về sự đoàn kết các dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước? - HS : Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống. - GV: Dựa vào ngôn ngữ các dân tộc ở nước ta ngôn ngữ sau - Nhóm: +Tạng-Miến: Hà Nhì, La Hủ . + Mông-Dao: Mông, Dao, Tà Thẻn . + Hoa- Hán: Hoa, Ngái, Sán Dìu . + Tày-Thái: Ka Đai, Tày, Thái, Nùng, Sán chay, Giáy . + Ma Lay Ô- Pô Li Nê Diêng: Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ragrai . + Môn-Kme: Khơ Me, Ba Na, Xơ đăng, Cơ Ho, Hơ Rê . + Việt-Mường: Việt, Mường, Thổ, Chứt, - GV: hướng dẫn hs nghiên cứu nội dung SGK từ "Trong cộng đồng các dân tộc việt nam có sự tham gia của các dân tôc ít người " - GV: hướng dẫn hs quan sát bảng 1.1 SGK THẢO LUẬN NHÓM ? Dân tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở nước ta ? ? Nêu vai trò của những nhóm dân tộc đó trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước ? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm - GV: chuẩn hoá kiến thức + Người việt (kinh) chiếm đa số 86,2% là lực lượng lao động chính trong xây dựng và bảo vệ đất nước + Các dân tộc ít người chiếm tỉ lệ nhỏ 13,8% có trình độ phát triển khác nhau, nhưng đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước - Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét VH riêng . + Người việt chiếm đa số 86,2% + Các dân tộc ít người chiếm tỉ lệ 2 ? Bằng hiểu biết của mình hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ? - HS: Thổ cẩm, mây tre đan ? Ngoài các dân tộc ít người kể trên trong cộng đồng các dân tộc việt nam còn có thành phần nào khác? - HS: Bộ phậnngười việt định cư ở nước ngoài - GV: Các dân tộc ở nước ta phân bố như thế nào . ? Dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết dân tộc việt ( kinh )Phân bố chủ yếu ở đâu ? - GV: Treo bản đồ phân bố dân cư yêu cầu hs xác định các khu vực tập trung đông dân tộc Việt ? Dựa vào vốn hiểu biết và thực tê hãy cho biết các dân tộc ít người thường sinh sống ở đâu ? ? Với vị phân bố như vậy có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước ? - HS: Có vai trò hết sức quan trọng vì đó là nơi đầu nguồn của các dòng sông, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nằm trên các tuyến biên giới. - GV: Hướng dẫn hs nghiên cứu " Trung du và miền núi bắc bộ Thành Phố Hồ Chí Minh " THẢO LUẬN NHÓM ? Rút ra nhận xét chung về địa bàn cư trú của các dân tộc ít người và xác định vị trí trên bản đồ treo tường ? - HS: Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người không đồng nhất mỗi khu vực có các nhóm dân tộc đặc trưng sinh sống. - GV: Hiện nay sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi ? Em có nhận xét gì về điều kiện sống và sinh hoạt của nhỏ 13,8% II. Sự phân bố các dân tộc 1. Dân tộc việt ( Kinh ) - Dân tộc việt phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du, duyên hải 2. Các dân tộc ít người - Các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở vùng núi và trung du. - Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người - Trường Sơn-Tây Nguyên có trên 20 dân tộc it người - Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khoảng ba dân tộc ít người sinh sống. 3 các dân tộc ít người ? - HS: Cuộc sống sinh hoạt còn hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở hình thức sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu. - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H1.2 SGK. Hiện nay nhờ sự quan tâm của đảng và nhà nước đời sống sinh hoạt của các dân tộc ít người ngày càng dược nâng cao. IV. Đánh giá: PHIẾU HỌC TẬP - Hãy khoanh tròn vào ý đúng. 1. Việt Nam có a. 60 dân tộc b. 45 dân tộc c. 54 dân tộc d. 52 dân tộc 2. Dân tộc có số dân đông nhất là: a. Tày b. Việt (kinh ) c. Chăm d. Mường 3. Người Việt sống chủ yếu ở: a. Đồng bằng rộng lớn phì nhiêu. b. Vùng duyên hải c. vùng đồi trung du và đồng bằng c. Tất cả các đáp án trên 4. Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người: a. Trung du, miền núi bắc bộ b. Miền núi và cao nguyên c. khu vực trường sơn - nam trung bộ d. Tất cả các đáp án trên 5. Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc được thể hiện trong: a. Tập quán truyền thống sản xuất b. ngôn ngữ, trang phục c. Địa bàn cư trú, tổ chức xã hội c. Phong tục tập quán V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập 3 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ -Chuẩn bị trước bài mới " Dân số và gia tăng dân số " Ngày soạn: 10/9/06. 4 Ngày giảng: 12/9/06. Tiết 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. Mục tiêu bài học: -Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết số dân nước ta năm ( 2002 ) - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân vầ hậu quả - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và su hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng thống kê, Một số loại biểu đồ dân số. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cần có qui mô gia đình hợp lí II. Các phương tiện dạy học cần thiết. - Biểu đồ dân số SGK phóng to. - Tranh ảnh một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là cộng đồng các dân tộc Việt Nam? - Cộng đồng các dân tộc Việt Nam gồm toàn bộ các dân tộc sinh sống ở việt nam ( có quốc tịch Việt Nam ) và người việt định cư ở nước ngoài - Cộng đồng các dân tộc việt nam gôm 54 dân tộc trong đó có dân tộc việt (kinh ) chiếm đa số 86,2%. Các dân tộc ít người còn lại chỉ chiếm 13,8%. Và người việt định cư ở nước ngoài. 2. Bài mới: - Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ, nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. - GV: hướng dẫn hs đọc nội dung mục 1SGK và chú ý thứ hạng diện tích và dân số. ? Dựa vào vốn hiểu biết và kiến thức SGK hãy cho biết số dân nước ta năm 2002 ? - HS: Số dân Việt Nam năm 2002 là 79,7 tr người. ? Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và số dân. Từ đó hãy rút ra đánh giá ? - GV: vậy quá trình gia tăng dân số ở nước ta diễn ra như thế nào ? - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H2.1 SGK ? Em hãy rút ra nhân xét về sự thay đổi số dân qua từng giai I. Số dân - Năm 2002 số dân nước ta 79,7tr người (là nước đông dân ) II. Gia tăng dân số 5 đoạn ? - HS: Dân số nước ta tăng nhanh liên tục, mỗi năm tăng thêm khoảng 1tr người. ? Dựa vào biểu đồ hãy rút ra nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta qua từng giai đoạn ? - HS: Dân số nước ta tăng nhanh trong giai đoạn đầu, từ 1976 đến nay bắt đầu giảm và đi tới ổn định. ? Từ những yếu tố trênhãy nêu nhận xét về tình hình tăng dân số ơ nước ta? ? Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ? - HS: Đưa ra phép tính về số dân tăng nhanh trong từng giai đoạn THẢO LẬN NHÓM ? Xác định các vùng miền có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất. Cao hơn mức trung bình, thấp hơn mức trung bình. Rút ra nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các vùng miền trong nước ta? - HS: + Cao nhất: Tây bắc + Thấp nhất: Đồng bằng sông hồng + Cao hơn mức trung bình: Tây bắc, Bắc trung bộ, Tây nguyên, vùng nông thôn. + Thấp hơn mức trung bình: Những vùng còn lại . -GV: Cơ cấu dân số nước ta có gì thay đổi . - GV: Hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu 2.2 SGK. - GV: Trước hết chúng ta xét nhóm tuổi. ? Nhận xét tỉ các nhóm tuổi ở nước ta và rút ra kết luận? - HS: Nhóm tuổi trẻ chiếm tỉ lệ cao. ? Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn gì đối với nền kinh tế ? - HS: + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào + Khó khăn: Khó bố trí lao động, giải quyết công ăn việc làm. Tệ nạn xã hội dễ nảy sinh. - Nước ta có tốc độ gia tăng dân số cao, mỗi năm dân số nươc ta tăng thêm khoảng 1tr người. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng miền trong nước ta. III. Cơ cấu dân số - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. 6 - GV: chúng ta xét tiếp về giới tính. ? So sánh tỉ lệ nam nữ ở nước ta ? - Tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam - GV: Ngoài ra tỉ số giới tính còn thay đổi theo các luồng nhập cư và các luồng xuất cư - Tỉ lệ nữ ở nước ta thường cao hơn tỉ lệ nam. IV. Đánh giá: PHIẾU HỌC TẬP - Hãy khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu dưới đây: 1. Tính đến năm 2002 thì dân số nước đạt: a. 77,5 tr người. b. 79,7 tr người. c. 75,4 tr người. d. 80,9 tr người 2. So với dân số của hơn 220 quốc gia trên TG hiện nay dân số nước ta đứng hàng thứ: a. 13 b. 15 c. 14 d. 12 e. 16 3. Theo điều kiện phát triển hiện, dân số nước ta đông sẽ tạo nên: a. Một thị trường tiêu thụ mạnh. Rộng lớn. b. Nguồn cung cấp lao động lớn. c. Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng cao mức sống. d. Tất cả các ý trên đều đúng. 4. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả đối với: a. Tài nguyên môi trường. b. Chất lượng cuộc sống. c. Sự phát triển kinh tế. d. Tất cả các đap án trên. 5. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam thời kì 1979- 1999 có sự thay đổi. a. Tỉ lệ trẻ em giảm dần. b. Trẻ em chiếm tỉ lệ thấp c. Người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. d. Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên. 6. Từ 1954 - 2003 tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng nhanh vì: a. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân muốn có đông con. b. Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ. c. Số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao. d. Vùng nông thôn và miền núi đang cần nhiều lao động trẻ khoẻ. V. Hướng dẫn học sinh học và lằm bài ở nhà: - Làm bài tập 3 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ. - Học trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 3 " Sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư " Ngày soạn: 12/9/06. Ngày giảng: 14/9/06. 7 Tiết 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I. Mục tiêu bài học: - Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn. Quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta. 2. Kĩ năng: - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở VN năm 1999 và bảng số liệu về dân cư Nước ta. 3. Thái độ: - Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, Bảo vệ môi trường đang sống. - Chấp hành các chính sách của đảng và nhà nước về sự phân bố dân cư. II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Tư liệu về tranh ảnh nhà ở một số hình thức quần cư ở việt Nam. - Bảng thống kê mật độ dân sốmột số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam. III. Tiến trình dạy bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta? Với tình hình gia tăng dân số như vậy cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm gì? - Nước ta có tốc độ gia tăng dân số cao. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng 1 tr người. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta hiện nay đang có chiều hướng giảm. nhưng có sự trênh lệch giữa các vùng miền trong cả nước. - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam. 2. Bài Mới: - Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và đô thị, thưa thớt ở miền núi. Ở từng nơi người dân lựa chọn hình thức quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình. Tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta. ? Bằng kiến thức đã học hãy nhắc lại số dân ở nước ta và thứ hạng số dân diện tích của nước ta trên TG? - HS: Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 tr người. Số dân đứng thứ 14 và diện tích đứng thứ 58/TG. - GV: Hướng dẫn hs đọc từ " nước ta Mật độ dân số TG là 47ng/km 2 ? Em hãy đánh giá về mật độ dân số của nước ta? I. Mật độ dân số và phân bố dân cư. - Nước ta có mật độ dân số cao trên TG. Mật độ dân số trung bình 246ng/km 2 cao 8 - GV: hướng dẫn hs quan sát h3.1 SGK và đọc kĩ bảng chú giải. THẢO LUẬN NHÓM ? Em có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư và đô thị ở VN? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm - GV: Chuẩn hoá kiến thức Dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Tập trung đông ở đồng bằng đô thị thưa thớt ở vùng núi và nông thôn. - vậy ở nước ta có những hình thức quần cư nào ? - GV: hướng dẫn hs nghiên cứu nội dung mục 1 SGK ? Ở nông thôn VN các điểm dân cư có qui mô và tên gọi như thế nào? - HS: Có qui mô lớn nhỏ khác nhau tên gọi khác nhau ? Hoạt động kinh tế và mật độ dân số của hình thức quần cư nông thôn? - HS: Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. Mật độ dân số thấp. ? Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn trong thời gian gần đây? - HS: Thay đổi về số dân mật độ dân số hoạt động kinh tế. Đặc biệt là quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra ngày càng nhanh. - GV: Hướng dẫn hs tự nghiên cứu nội dung mục 2 SGK. ? Hình thức quần cư đô thị ở nước ta có những dặc điểm gì ? - Đô thị nước ta đặc trưng là kiểu nhà ống ngoài ra còn có các trung cư cao tầng, biệt thự nhà vườn. Mật độ dân số cao hoạt động kinh tế là công nghiệp và dịch vụ. các đô thị ở hơn khoảng 5 lần mật độ dân số TG. - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều tập trung đông ở đồng bằng đô thị thưa thớt ở vùng núi và nông thôn. II. Các loại hình quần cư. 1. Quần cư nông thôn. - Các điểm dân cư nông thôn có qui mô tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Mật độ dân số thấp. 2. Quần cư thành thị. 9 nước ta có nhiều chức năng khác nhau . ? Hãy quan sát H3.1 SGK nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta và giải thích ? - HS: Do đặc trưng của địa hình nên các đô thị ở nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. - GV: Hướng dẫn hs phân tích bảng số liệu 3.1 SGK. ? Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị? - HS: Số dân và tỉ lệ dân thành thị ít vì có ít đô thị . ? Quá trình thay đổi tỉ lệ dân thành thị phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra như thế nào? - HS: Tốc độ đô thị hoá ở nước ta còn chậm song đang có su hướng tăng trong tương lai. ? Em có nhận xét gì qui mô chất lượng các đô thị ở nước ta? - HS: Các đô thị ở nước ta đều có qui mô vừa và nhỏ. Chất lượng còn thấp so với TG. ? Hãy lấy ví dụ về việc mở rộng qui mô thành phố ở nước ta? - HS: Nhiều vùng nông thôn ven các đô thị lớn đã có sự thay đổi tên gọi từ thôn, xã . Đổi thành tổ dân phố, phường. Hoạt động kinh tế đã có sự thay đổi. - Đô thị nước ta phổ biến là kiểu nhà ống ngoài ra còn có các trung cư cao tầng, biệt thự nhà vườn. Mật độ dân số rất cao. III. Đô thị hoá. - Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra ngày càng nhanh. - Trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp. IV. Đánh giá: THẢO LUẬN NHÓM - Quan sát H3.1SGK nhận xét về sự phân bố các thành phố lớn? ? Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở thành thị? ? Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng qui mô các thành phố? - HS: Báo các kết quả thảo luận: + Vấn đề việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng cơ sở, chất lượng môi trường đô thị. + Qui mô mở rộng Thủ Đô Hà Nội: Lấy Sông Hồng làm trung tâm, đặc biệt sẽ mở về phía bắc PHIẾU HỌC TẬP A. Hãy điền vào trỗ trống trong câu sau những kiến thức đúng. - Mật độ dân số nước ta thuộc loại trên thế giới mật độ dân số thế giới B. Hãy khoanh tròn ý đúng trong những câu sau: 10 [...]... các nhóm tuổi Tỉ số phụ thuộc là tương quan giữa nhóm tuổi lao động với nhóm tuổi dưói lao động và ngoài lao động - Mốc năm 198 9 là 53,8%/ 47,2% = 1/ 1,16 % - Mốc năm 199 9 là 58,4%/ 41,6% = 1/ 1,4% - Tỉ số phụ thuộc còn cao nhưng đã có sự thay đổi giữa hai mốc năm Tỉ số phụ thuộc năm 199 9 đã giảm hơn so với năm 198 9 - Tỉ số phụ thuộc năm: + 198 9 là 1/ 1,16% + 199 9 là 1/ 1,4% - GV: Vậy từ nhũng phân tích... 199 9 đã thu hẹp hơn so với năm 198 9 Thân và đỉnh mở rộng hơn Trong đó thân mở rộng nhất + Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Độ tuổi dưới và trong lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 199 9 nhỏ hơn năm 198 9 Độ tuổi ngoài lao động và độ tuổi lao động cao hơn năm 198 9 Dân số đã có sự thay đổi theo hướng trưởng thành hơn - Hình dạng của tháp tuổi năm 199 9 so với năm 198 9 có đặc điểm: + Đáy thu hẹp +... triển kinh tế IV Đánh giá: PHIẾU HỌC TẬP - Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong những câu dưới đây: 1 tháp tuổi dân số nước ta năm 199 9 thuộc kiểu a Tháp tuổi mở rộng b Tháp tuổi bước đầu thu hẹp c Tháp tuổi ổn định d Tháp tuổi đang tiến tới ổn định 2 Thời kì 198 9 - 199 9 tốc độ gia tăng dân số nước ta: a Tăng nhanh hơn thời kì trước b Giảm mạnh rõ rệt c đang tiến dần đến ổn định ở mức cao d Vẫn không có... nghiệp nước ta 3 Từ 199 9 đến 2003 số lao động hoạt động trong nghành kinh tế tăng từ: a 35,1 tr đến 43,1tr b 30tr đến 41,3tr c 30,1tr đến 41,3tr d 30,5tr đến 40,3tr 4 Trong thời gian từ 198 9 đên 2003 lực lượng lao động nghành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta đã: a Tăng từ 59, 6% đến 71,5% b Giảm từ 71,5% đến 59, 6% c Tăng từ 68,8% đến 71,5% d Giảm từ 71,5% đến 68,8% 5 Nhìn chung từ 198 9 đến 2003, cơ cấu... trình địa lí dân cư đó là sự thay đổi kết cấu đó là sự thay đổi kết cấu dân số trong những năm 198 9 đến năm 199 9 1 Phân tích và so sánh tháp dân số - GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung phần 1 THẢO LUẬN NHÓM ? Hình dạng của tháp tuổi có gì thay đổi ? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm - GV: Chuẩn hoá kiến thức + Hình dạng: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm tuổi từ 0 đến 4 của năm 199 9 đã... cuộc sống? ? Tại saogiải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? V Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3SGK - Làm bài tập trong tập bản đồ - Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành vào vở bài tập Ngày soạn: 19/ 9/06 Ngày giảng: 21 /9/ 06 16 Tiết 5 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 198 9 VÀ NĂM 199 9 I Mục tiêu bài học: - Sau bài học học... - GV: Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ H6.1 SGK THẢO LUẬN NHÓM ? Đọc các trị số trên biểu đồ ở ba mốc năm 199 5, 199 7 và 2002 Từ đó rút ra nhận xét? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm - GV: chuẩn hoá kiến thức Nhóm ngành 199 5 199 7 2002 Nông, Lâm, Ngư nghiệp 28% 26% 22,5% Công nghiệp và Xây dựng 29% 32% 38,5% Dịch Vụ 44% 42% 38,5% - Nhận xét: Cơ cấu nghành kinh tế nước ta có sự thay đổi Giảm tỉ trọng... Nhận xét: từ những năm 198 9 đến 199 9 cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi + Lứa tuổi dưới tuổi lao động giảm từ 40% còn 33,5% + Lứa tuổi trong tuổi lao động tăng nhanh từ 53,8% đến 58,4% + Lứa tuổi ngoài tuổi lao động tăng chậm từ 7,2% đến 8,1% - Nguyên nhân: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm - Nguyên nhân: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm Năm 198 9 tỉ lệ gia tăng dân số... đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta - Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi giữa dân số và phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước 2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tháp dân số II Phương tiện dạy học cần thiết: - Tháp dân số Viẹt Nam năm 198 9 và năm 199 9 ( phóng to ) - Tài liệu về cơ cấu dân theo độ tuổi ở nước ta III Tiến trình... Cây công nghiệp tăng tỉ trọng + Cây lương thực giảm tỉ trọng Điều đó chứng tỏ nền nông nghiệp độc canh đang dần được xoá bỏ - Cơ cấu cây trồng đang có sự thay đổi xoá bỏ tính chất độc canh 1 Cây lương thực - Cây lương thực gồm lúa và hoa màu trong đó lúa là cây lương thực chính THẢO LUẬN NHÓM ? Từ năm 199 0 đến năm 2002 ngành sản xuất lúa của nước ta đã đạt được những thành tựu gì Trongcác tiêu chí trên . vở bài tập. Ngày soạn: 19/ 9/06. Ngày giảng: 21 /9/ 06. 15 Tiết 5. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 198 9 VÀ NĂM 199 9 I. Mục tiêu bài học: -. Tháp tuổi đang tiến tới ổn định 2. Thời kì 198 9 - 199 9 tốc độ gia tăng dân số nước ta: a. Tăng nhanh hơn thời kì trước b. Giảm mạnh rõ rệt c. đang tiến dần

Ngày đăng: 20/09/2013, 17:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

? Hình dạng của tháp tuổi có gì thay đổi? - Giao an địa 9
Hình d ạng của tháp tuổi có gì thay đổi? (Trang 16)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w