Tiết 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giao an địa 9 (Trang 28 - 36)

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học học sinh cần 1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm phát triển và sự phân bố một số cây trồng vật nuôi chủ yếu và một số su hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

2. Kĩ năng:

- Có kĩ năng phân tích bảng số liệu

- Rèn luện kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố cây công nghiệp theo vùng tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

- Đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nan II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Lược đồ nông nghiệp SGK phóng to

- Tranh ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp III. Tiến trình dạy bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Có những nhân tố tự nhiên nào ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp?

- HS: Có 4 nhân tố đó là

+ Tài nguyên đất rộng lớn. Gồm đất phù sa và đất feralít + Tài nguyên khí hậu. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều + Tài nguyên nước. Dồi dào nhưng phân bố không đều + Tài nguyên sinh vật. Đa dạng và phong phú

2. Bài mới:

- Nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vững trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Năng suất và sản lượng liên tục tăng, nhiều vùng chuyên canh cây công nghệp được mở rộng, Chăn nuôi tăng đáng kể.

- GV: Trong nghành trồng trọt cơ cấu cây trồng có sự thay đổi...

THẢO LUẬN NHÓM

? Dựa vào bảng 8.1 SGK nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong ngành trồng trọt ở nước ta. Sự thay đổi này nói nên đièu gì?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận - GV: Chuẩn hoá kiến thức

+ Cây công nghiệp tăng tỉ trọng + Cây lương thực giảm tỉ trọng

Điều đó chứng tỏ nền nông nghiệp độc canh đang dần được xoá bỏ.

- Cây lương thực gồm lúa và hoa màu trong đó lúa là cây lương thực chính

THẢO LUẬN NHÓM

? Từ năm 1990 đến năm 2002 ngành sản xuất lúa của nước ta đã đạt được những thành tựu gì. Trongcác tiêu chí trên tiêu chí nào tăng mạnh nhất tại sao?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Chuẩn hoá kiến thức

? Quan sát hình 8.1 SGK. Lúa được trồng chủ yếu ở đâu?

- Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long

- GV: Hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu 8.3 SGK

? Em hãy cho biết các loại cây công nghiệp được chia thành mấy nhóm chính?

- HS: Cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm

? Tìm ra những đặc điểm chung về sự phân bố của các loại cây công nghiệp?

- HS: Nhóm cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng. Nhóm cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi.

? Ở nước ta những vùng nào là vùng trồng cây công nghiệp trọng điểm?

I. Ngành trồng trọt.

- Cơ cấu cây trồng đang có sự thay đổi xoá bỏ tính chất độc canh. 1. Cây lương thực.

- Lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Ngoài ra còn có cây hoa màu. Trong những năm gần đây năng suất sản lượng lúa liên tục tăng 2. Cây công nghiệp.

- HS: Có hai vùng trồng cây công nghiệp trọng điểm đó là tây nguyên và đông nam bộ

? Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển cây công nghiệp. Nhất là cây công nghiệp lâu năm. Tại sao?

- HS: Vì nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi . Đặc biệt là có diện tích đất đỏ ba gian rộng lớn.

? Hãy kể tên một số loại cây ăn quả nổi tiếng ở nước ta?

- HS: Nhãn lồng, vải thiều,sầu riêng,măng cụt...

? Tại sao nam bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?

- HS: Do điều kiện khí hậu đát đai thuận lợi.

- GV: Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp. Ngày nay đang dược mở rộng ở nhiều địa phương.

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục 1 SGK

? Tình hình chăn nuôi trâu bò ở nước ta có những đặc điểm gì?

- HS: Tổng đàn trâu bò năm 2002 khoảng trên 7tr con trong đó bò chiếm trên 4tr con.

? Dựa vào lược đồ hình 8.2 trình bày sự phân bố đàn trâu bò ở nước ta?

- HS: Trình bày trên bản đồ

? Tại sao đàn bò sữa lại phát triển ven các thành phố lớn?

HS: Các thành phố lớn dân số đông, thị trường lớn

- Cây công nghiệp gồm:

+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu ở đồng bằng.

+ Cây công nghiệp lâu năm đựợc trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên và trung du.

- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp ở nước ta là đông nam bộ và tây nguyên.

3. Cây ăn quả.

- Nước ta có niều loại cây ăn quả ngon được thị trường ưa chuộng

II. Nghành chăn nuôi.

1. Chăn nuôi trâu bò.

- Năm 2002 tổng đàn trâu bò ở nước ta trên 7tr

+ Trâu 3tr con nuôi để lấy sức kéo + Bò trên 4tr con nuôi lấy thịt, sữa và sức kéo.

? Em có nhận xét gì về tốc độ gia tăng của đàn lợn ở nước ta. Hãy giải thích nguyên nhân?

- HS: Tăng khá nhanh vì ở nước ta có nguồn lương thực dồi dào là nguồn thức ăn cho lợn

? Quan sát hình 8.2 SGK trình bày sự phân bố đàn lợn ở nước ta?

- HS: Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và những nơi đông dân.

? Đặc điểm của ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta? ? Gia cầm được nuôi chủ yếu ở đâu. Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta gặp những khó khăn gì?

- HS: Gia cầm được nuôi chủ yếu ở đồng bằng. Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn vì có nhiều dịch bệnh phát sinh như H5 N1

2. Đàn lợn.

- Đàn lợn ở nước ta tăng khá nhanh. 2002 là 23tr con

- Vùng chăn nuôi tập trung ở đồng bằng và những nơi đông dân.

3. Chăn nuôi gia cầm.

- Năm 2002 nước ta có 230tr con gia cầm gấp hơn 2 lần năm 1990

IV. Đánh giá:

PHIẾU HỌC TẬP - Hãy khoanh tròn ý đúng trong những câu dưới đây. 1. Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng: a. Thâm canh tăng năng suất

b. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt

c. Phát triển đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế d. Trồng cây công nghiệp để xuất khẩu

2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 1999 - 2002 có sự thay đổi a. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây lương thực thực phẩm.

b. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm

c. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm d. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.

3. Các vùng trọng điểm lúa của nước ta là: a. Đồng bằng Sông Hồng

b. Duyên hải Bắc Trung Bộ c. Duyên hải Nam Trung Bộ d. Đồng bằng Sông Cửu Long.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

- GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 SGK ( Vẽ dạng biểu đồ cột trồng ) - Về nhà làm bài tập trong tậo bản đồ.

- Về nhà chuẩn bị trước bài 9 " Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản "

Ngày soạn: 23/9/08 Ngµy gi¶ng:29/9/08

Tiết: 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học học sinh cần 1. Kiến thức:

- Nắm được các loại rừng ở nước ta. Vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế

- xã hội và bảo vệ môi trường, các khu vực phân bố chủ yếu của ngành lâm nhiệp.

- Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, bao gồm thuỷ sản nước ngọt nước mặn và nước lợ. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

2. Kĩ năng:

- Có kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường lấy năm gốc bằng 100%

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam

- Lược đồ nông nghiệp và thuỷ sản SGK

- Một số hình ảnh về nông nghiệp thuỷ sản ở nước ta. III. Tiến trình dạy bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy trình bày những đặc điểm của ngành trồng trọt ở nước ta?

- Cơ cấu cây trồng có sự thay đổi, xoá bỏ tính chất độc canh cây lương thực (Cây lúa nước) - Cây lương thực: Lúa là cây lương thực quan trọng nhất. ngoài ra còn có cây hoa màu. Trong những năm gần đây sản lượng lượng lương thực liên tục tăng đặc biệt là sản lượng lúa - Cây công nghiệp: Gồm cây công nghhiệp hàng năm được trồng chủ yếu ở đồng bằng. Cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng trung du và miền núi, các vùng trồng cây công nghiệp trọng điểm ở nước ta là Đông Nam Bộ và Tây nguyên.

- Cây ăn quả: Nước ta có nhiều loại cây ăn quả ngon được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng

2. Bài mới:

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên. Đường bờ biển dài 3260 km đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản. Ngành lâm nhiệp và thuỷ sản đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế của đất nước.

- GV: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc " Trước đây hơn nửa thế kỉ ... tỉ lệ này vẫn còn thấp "

? Hãy cho biết diện tích rừng của nước ta năm 2000?

- Tài nguyên rừng ở nước ta đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.

THẢO LUẬN NHÓM

- GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng bảng 9.1 SGK

? Hãy cho biết cơ cấu những loại rừng ở nước ta. Ý nghĩa của nguồn tài nguyên rừng ?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận

+ Rừng sản xuất: Có diện tích 4733000 ha cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

+ Rừng phòng hộ: 5379500ha phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường

+ Rừng đặc dụng: 1442500ha là khu dự trữ nguồn gien quí hiếm của các loại sinh vật ở nước ta.

- Vậy sự phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta như thế nào

? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết sản lượng khai thác rừng hàng năm ở nước ta. Khu vực khai thác ở kiểu rừng nào?

? Hãy cho biết chính sách phát triển lâm nghiệp trong tương lai của nước ta?

? việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì. Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?

I. Lâm nghiệp:

1. Tài nguyên rừng:

- Năm 2000 đất nông nghiệp có rừng ở nước ta chỉ đạt gần 11,6tr ha độ che phủ đạt 35%

- Tài nguyênn rừng ở nước ta gồm + Rừng sản xuất

+ Rừng phòng hộ + Rừng đặc dụng

2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp:

- Sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 2,5tr m3 gỗ, được khai thác tronhg rừng sản xuất

- Phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5tr ha rừng nâng độ che phủ 45%

- HS: Đem lại thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường tranh sói mòn đất.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H9.1 SGK

? Em hiểu thế nào là mô hình nông lâm kết hợp. Mô hình này có lợi ích gì?

- Tiến hành trồng cây lâm nghiệp xen kẽ với cây nông nghiệp. Lấy ngăn nuôi dài.

- GV: Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế

- Bằng những kiến thức đã học về tự nhiên và tài nguyên

? Hãy cho biết nứoc ta có những điều kiện nào để phát triển ngành này?

- HS: Nước ta có đường bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H9.2 SGK

? Hãy xác định vị trí các ngư trường trọng điểm ở nước ta?

- HS: Xác định vị trí các ngư trường trên bản đồ

? Các đầm phá, rừng ngập mặn, sông, suối, ao, hồ là điều kiện để phát triển ngành kinh tế nào?

- HS: Để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản...

? Tuy nhiên việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản cũng gặp không ít những khó khăn vậy đó là nhưng khó khăn nào?

- HS: Thiên nhiên thường có mưa bão lũ lụt. Cần nguồn vốn đầu tư lớn, ngư dân còn ngèo, môi trường và nguồn lợi thuỷ sản bị suy thoái mạnh

- GV: Vậy sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản như thế nào

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát phân tích bảng số liệu 9.2 SGK

THẢO LUẬN NHÓM

? Hãy so sánh số liệu trong bảng từ đó rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản?

- HS: Từ năm 1990 đến năm 2003 ngành thuỷ sản có

II. Ngành thuỷ sản:

1. Nguồn lợi thuỷ sản.

- Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, khí hậu thuận lợi để phát triển ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Việc phát triển ngành thuỷ sản gặp không ít những khó khăn.

2. Sự phát triển và phân bố thuỷ sản.

sự phát triển mạnh mẽ trong đó nuôi trồng kém phát triển hơn khai thác.

? Hãy quan sát hình 9.2 và rút ra nhận xét về hoạt động thuỷ của các tỉnh ven biển nước ta?

- HS: Các tỉnh nam trung bộ và nam bộ phát triển mạnh hơn các tỉnh bắc bộ và bắc trung bộ.

? Giá trị xuất khẩu của ngành thuỷ sản đạt được như thế nào?

- GV: Kim ngạch thuỷ sản đứng hàng thứ ba sau dầu khí và may mặc. Xuất khẩu thuỷ sản là đòn bẩy tác động đến các khâu khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản

- Trong những nănm gần đây ngành thuỷ sản phát triển khá nhanh

- Năm 2002 Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 2014000000 USD trong đó khai thác đạt tỉ trọng lớn.

IV. Đánh giá:

PHIẾU HỌC TẬP - Hãy khoanh tròn ý đúng trong những câu sau:

1. điều kiện tự nhiên cơ bản thuận lợi để phát triển ngành lâm ngiệp nước ta là: a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

b. Có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi c. Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kĩ thuật

d. Đời sống nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện 2. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích

a. Bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn sinh vật quí giá b. Hạn chế lũ lụt, chống sói mòn đất và sa mạc hoá

c. cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân d. Tất cả các đáp án trên

3. nước ta có điều kiện để phát triển ngành thủy sản nhờ

a. Nhân dân có kinh ngiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản b. Mạng lưới sông ngòi ao hồ dày đặc

c. Đường bờ biển dài hơn 3000 km. Vùng biển rộng khoảng 1tr km2

d. Thị trường thế giới có nhu cầu tiêu thụ cao

4. Khu vực có tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thuỷ hải sản nước lợ là: a. Ven biển các đảo và quần đảo

b. Rừng ngập mặn, đầm phá bãi triều rộng c. Nhiều sông suối ao hồ

d. Tất cả các đáp án trên

5. Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh chủ yếu là do a. Nước ta có nhiều ngư trường lớn ven bờ b. Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt cá

c. Đầu tư vốn tăng số lượng tầu thuyền và tăng công suất tầu

d. Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc

Một phần của tài liệu Giao an địa 9 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w