Chuyên đề trình tự soạn giáo án

12 575 0
Chuyên đề trình tự soạn giáo án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm A/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việc thay đổi nội dung chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS là thay đổi hàng loạt các công việc trong công tác chuyên môn cũng như trong các công tác khác của một giáo viên. Trong đó có một công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp phải thực hiện đó là soạn giáo án. Soạn giáo án là chuẩn bị cho việc dạy và học của thầy và trò trong một đơn vị thời gian theo phân phối chương trình nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo. Đến nay công việc này nhiều giáo viên hiểu và quan niệm thực hiên rất khác nhau. Có giáo viên cho rằng soạn giáo án là tóm tắt nội dung SGK hay chép lại sách giáo khoa thậm chí có giáo viên sử dụng bài soạn có sẳn để lên lớp. Có một thời gian tôi cũng đã hiểu và quan niệm như thế. Nhưng qua quá trình công tác giảng dạy, tìm tòi và tham khảo tài liệu, tôi đã nhận ra được một “Trình tự để soạn giáo án cho một tiết dạy”. Xin trình bày để các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. B/. NỘI DUNG. Soạn giáo án cho một tiết dạy có thể theo trình tự sau: - Đọc kĩ bài học trong SGK và SGV - Giải các bài tập trong SGK - Hình dung phương tiện dạy học - Mường tượng, suy ngẫm theo 5 giai đoạn trước khi soạn giáo án - Tiến hành soạn giáo án I/. Đọc kĩ bài học trong SGK và SGV - Ở bước này, GV phải đọc kĩ SGK để nắm được cấu trúc của bài học, số lượng và trình tự của các đơn vị kiến thức mà SGK đã trình bày và các bài tập mà SGK đề nghị, đây là đối với tiết dạy bài mới. Còn đối với tiết luyện tập, GV đọc kĩ SGK để nắm được số lượng bài tập và các dạng bài tập, chọn lựa ra để luyện tập cho HS. - Sau khi đọc kĩ SGK, GV phải đọc kĩ SGV để nắm được mục tiêu của bài, trong bài dạy GV cần chú ý điểm nào? Nên đọc kĩ phần gợi ý dạy học, vì phần này giúp cho chúng ta hình dung các phương tiện dạy học, và suy ngẫm theo 5 giai đoạn trước khi soạn giáo án. Gv cũng cần đọc hướng dẫn giải bài tập của SGV để nắm được hướng giải và các kết quả, giúp cho việc giải các bài tập trong SGK nhanh hơn. II/. Giải các bài tập trong SGK. - Khi nắm được nội dung của bài học trong SGK cũng như mục tiêu và gợi ý dạy học trong SGV thì GV nên giải tất cả các bài tập trong SGK. - Giải các bài tập trong SGK giúp cho GV hiểu được những đơn vị kiến thức nào cần thiết cho việc giải bài tập và những kiến thức cũ nào cần cũng cố trong khi giải bài tập. Công việc giải bài tập này còn giúp cho GV phân loại các dạng bài tập, nhận ra mức độ của các bài tập để có thể chọn ra củng cố bài học cho HS hay hướng dẫn HS về nhà làm. - Bên cạnh đó việc giải bài tập trong SGK giúp cho GV trình bày bài giải trên lớp hay hướng dẫn HS về nhà không gặp phải sự lúng túng để thực hiện thành công tiết dạy. - Sau khi giải xong tất cả các bài tập trong SGK thì GV cần làm tiếp công việc gì để chuẩn bị soạn giáo án? III/. Hình dung phương tiện dạy học. - Trong tình hình đổi mới như hiện nay, thì GV chúng ta khi giảng dạy mà không có sử dụng đồ dùng dạy học là chưa có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Vì vậy trong trình tự soạn giáo án, bước hình dung phương tiện dạy học không thể bỏ qua. 1 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm - Ta đã đọc kĩ SGK cũng như SGV, đã nắm được cấu trúc bài học, mục tiêu của bài, đặc biệt là phần gợi ý dạy học. qua đó giúp ta hình dung được các phương tiện cần thiết, phương tiện nào cần cho hoạt động nảo trong tiến trình dạy học. - Ngoài các phương tiện có sẵn, Gv có thể sử dụng các đồ dùng dạy học mà thầy và trò tự làm lấy. IV/. Mường tượng suy ngẫm theo 5 giai đoạn trước khi soạn giáo án. Trước khi viết giáo án, GV nên suy ngẫm theo 5 giai đoạn sau: 1) Giai đoạn tổ chức các hoạt động nhằm: kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển tiếp giới thiệu bài mới. 2) Giai đoạn tổ chức các hoạt động nhằm: hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề. 3) Giai đoạn tổ chức các hoạt động nhằm: để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, qui nạp… để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề. 4) Giai đoạn tổ chức các hoạt động nhằm: rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả hoạt động của học sinh và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề. 5) Giai đoạn tổ chức các hoạt động nhằm: tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dụng linh hoạt vào giải bài tập. V/ Tiến hành soạn giáo án. Sau khi đã mường tượng, suy ngẫm các hoạt động cần thiết để tổ chức cho HS thì giáo viên có thể tiến hành viết giáo án theo cấu trúc sau: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: (theo ppct) Tên bài học A- Mục tiêu. - Kiến thức, kĩ năng và thái độ HS cần đạt được sau bài học. B- Chuẩn bị. - Chuẩn bị của GV và HS như là đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập, kiến thức cũ và các bài tập ở nhà. C- Tiến trình dạy học. Phần này phải thể hiện được 5 bước lên lớp sau đây: 1) Ổn định lớp. 2) Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới. 3) Dạy học bài mới. 4) Củng cố và luyện tập bài học. 5) Hướng dẫn học sinh học ở nhà. C/. ÁP DỤNG SOẠN MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ. Trong phần này, tôi xin minh hoạ trình tự trên để soạn một bài học cụ thể. tiết 63 trong phân phối chương trình, bài học: Phương trinh chứa dấu giá trị tuyệt đối. I/ Đọc kĩ bài học: “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối trong SGK và SGV. - Ở bước này ta nên đọc kĩ bài học trong SGK Toán 8 tập 2 (NXBGD_2004) từ trang 49 đến trang 51. Sau đó đọc bài hướng dẫn trong SGV Toán 8 tập 2 (NXBGD_2004) từ trang 57 đến trang 59. - Ở tiết này có hai mục tiêu HS cần đạt được đó là: + Biết bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng | ax | và | x + a |. + Biết giải một số PT dạng | ax | = cx + d và dạng | x + a | = cx + d. - Dạy tiết này cần chú ý một số điểm sau: 2 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm 1) Có hai mức độ thực hiện việc bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng | ax | và dạng | x + a |. Mức độ thứ nhất: Cho điều kiện của biến x, tuỳ theo điều kiện đó xác định xem giá trị của biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối là âm hay dương mà bỏ dấu giá trị tuyệt đối. Ví dụ 1, ?1 và bài tập 35 ở SGK thể hiện ở mức độ đó. Mức độ thứ hai: Phải tìm ra điều kiện làm cho biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối không âm hay âm, để từ đó bỏ dấu giá trị tuyệt đối tuỳ theo mỗi điều kiện. Các ví dụ 2, Ví dụ 3, ?2 và các bài tập 36, 37 vận dụng mức độ đó để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. 2) Khi vận dụng cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối vào giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, một khó khăn nảy sinh là yêu cầu phân loại các khả năng xảy ra để xét theo mỗi khả năng, sau đó tổng hợp kết quả theo các khả năng đó . Đây là nội dung thể hiện yêu cầu bồi dưỡng duy lôgic nhưng không ghi tường minh. SGK giới thiệu qua các Ví dụ để học sinh dần dần tiếp nhận ( cũng như một số bài tập có nêu cách giải thứ hai để chứng minh BĐT đã đưa ra ở chương này). Khi thực hành theo mức này, HS phải tự đặt ra bài toán về BPT (SGK giới hạn ở các BPT dạng 0 ≥ ax hoặc 0 ≥+ bx để khỏi nhoè nội dung chính là cách giải PT chứa dấu giá trị tuyệt đối). 3) Phần phát triển ở bài tập đối với HS khá giỏi nên giới thiệu cách giải PT dạng | ax + b | = cx + d cho HS theo trình tự: Đặt vấn đề, ví dụ mẫu, chẳng hạn | 2x – 5 | = 3x + 1, khái quát dạng bài tập có biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối dạng ax + b và cho HS giải một vài bài cụ thể thuộc dạng đó để cũng cố. Sau khi đọc kĩ SGV, GV có thể tiến hành bước thứ hai. II/ Giải các bài tập 35, 36, 37 trang 51 SGK Toán 8 tập 2. 35. Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọ các biểu thức: a) A = 3x + 2 + | 5x | trong hai trường hợp: 0 ≥ x và x < 0: b) B = | - 4x | - 2x + 12 trong hai trường hợp: 0 ≤ x v à x > 0; c) C = | x – 4 | - 2x + 12 khi x > 5; d) D = 3x + 2 + | x + 5 |. Giải. a) – Khi 0 ≥ x , ta có: 05 ≥ x nên | 5x | = 5x. Vậy A = 3x + 2 + 5x = 8x + 2 – Khi x < 0, ta có: 5x < 0 nên | 5x | = - 5x. Vậy A = 3x + 2 – 5x = 2 – 2x b) – Khi 0 ≤ x , ta có: 04 ≥− x nên | - 4x | = - 4x. Vậy B = - 4x – 2x + 12 = - 6x + 12 – Khi x > 0, ta có: - 4x < 0 nên | - 4x | = 4x. Vậy B = 4x – 2x + 12 = 2x + 12 c) – Khi x > 5, ta có: x – 5 > 0 ⇒ x – 4 > 0 nên | x - 4 | = x - 4. Vậy C = x - 4 – 2x + 12 = - x + 8 d) – Khi 05 ≥+ x hay 5 −≥ x , ta có: | x + 5 | = x + 5. Vậy D = 3x + 2 + x + 5 = 4x + 7 – Khi x + 5 < 0, hay x < - 5, ta có:| x + 5 | = - (x + 5). Vậy A = 3x + 2 – (x + 5) = 2x – 3 36. Giải các phương trình: a) | 2x | = x - 6; b) | - 3x | = x - 8; c) | 4x | = 2x + 12; d) | - 5x | - 16 = 3x. Giải. a) Ta có: | 2x | = 2x khi 02 ≥ x hay 0 ≥ x ; | 2x | = - 2x khi 2x < 0 hay x < 0. 3 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm ĐK: 0 ≥ x , ta có: | 2x | = x - 6 ⇒ 2x = x – 6 ⇔ 2x – x = - 6 ⇔ x = - 6 ( không TMĐK). ĐK: x < 0, ta có: | 2x | = x - 6 ⇒ - 2x = x – 6 ⇔ - 2x – x = - 6 ⇔ - 3x = - 6 ⇔ - 3x : (- 3) = - 6 : (- 3) ⇔ x = 2 ( không TMĐK). Vậy: S = φ. b) Ta có: | - 3x | = - 3x khi 03 ≥− x hay 0 ≤ x ; | - 3x | = - ( - 3x) khi - 3x < 0 hay x > 0. ĐK: 0 ≤ x , ta có: | - 3x | = x - 8 ⇒ - 3x = x – 8 ⇔ - 3x – x = - 8 ⇔ - 4x = - 8 ⇔ - 4x : (- 4) = - 8 : (- 4) ⇔ x = 2 ( không TMĐK). ĐK: x > 0, ta có: | - 3x | = x - 8 ⇒ - (- 3x) = x – 8 ⇔ 3x – x = - 8 ⇔ 2x = - 8 ⇔ 2x : 2 = - 8 : 2 ⇔ x = - 4 ( không TMĐK). Vậy: S = φ. c) Ta có: | 4x | = 4x khi 04 ≥ x hay 0 ≥ x ; | 4x | = - 4x khi 4x < 0 hay x < 0. ĐK: 0 ≥ x , ta có: | 4x | = 2x + 12 ⇒ 4x = 2x + 12 ⇔ 4x – 2x = 12 ⇔ 2x = 12 ⇔ 2x : 2 = 12 : 2 ⇔ x = 6 (TMĐK). ĐK: x < 0, ta có: | 4x | = 2x + 12 ⇒ - 4x = 2x + 12 ⇔ - 4x – 2x = 12 ⇔ - 6x = 12 ⇔ - 6x : (- 6) = 12 : (- 6) ⇔ x = - 2 (TMĐK). 4 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm Vậy: S = { 6; - 2 }. d) Ta có: | - 5x | = - 5x khi 05 ≥− x hay 0 ≤ x ; | - 5x | = - ( - 5x) khi - 5x < 0 hay x > 0. ĐK: 0 ≤ x , ta có: | - 5x | - 16 = 3x ⇒ - 5x – 16 = 3x ⇔ - 5x – 3x = 16 ⇔ - 8x = 16 ⇔ - 8x : (- 8) = 16 : (- 8) ⇔ x = - 2 (TMĐK). ĐK: x > 0, ta có: | - 5x | - 16 = 3x ⇒ - (- 5x) - 16= 3x ⇔ 5x – 3x = 16 ⇔ 2x = 16 ⇔ 2x : 2 = 16 : 2 ⇔ x = 8 (TMĐK). Vậy: S = {- 2 ; 8 }. 37. Giải các phương trình: a) | x – 7 | = 2x + 3; b) | x + 4 | = 2x – 5; c) | x + 3 | = 3x – 1; d) | x – 4 | + 3x = 5. Giải. a) Ta có: | x - 7 | = x - 7 khi 07 ≥− x hay 7 ≥ x ; | x - 7 | = - ( x - 7) khi x – 7 < 0 hay x < 7. ĐK: 7 ≥ x , ta có: | x - 7 | = 2x + 3 ⇒ x – 7 = 2x + 3 ⇔ x - 2x = 3 + 7 ⇔ - x = 10 ⇔ x = - 10 (không TMĐK). ĐK: x < 7, ta có: | x - 7 | = 2x + 3 ⇒ - (x – 7) = 2x + 3 ⇔ - x + 7 = 2x + 3 ⇔ - x - 2x = 3 - 7 ⇔ - 3x = - 4 ⇔ - 3x : (- 3) = - 4 : (- 3) ⇔ x = 3 4 (TMĐK). Vậy: S = { 3 4 }. b) Ta có: | x + 4 | = x + 4 khi 04 ≥+ x hay 4 −≥ x ; | x + 4 | = - (x + 4) khi x + 4 < 0 hay x < - 4. 5 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm ĐK: 4 −≥ x , ta có: | x + 4 | = 2x - 5 ⇒ x + 4 = 2x - 5 ⇔ x - 2x = - 5 - 4 ⇔ - x = - 9 ⇔ x = 9 (TMĐK). ĐK: x < - 4, ta có: | x + 4 | = 2x - 5 ⇒ - (x + 4) = 2x - 5 ⇔ - x - 4 = 2x - 5 ⇔ - x - 2x = - 5 + 4 ⇔ - 3x = - 1 ⇔ - 3x : (- 3) = - 1 : (- 3) ⇔ x = 3 1 (khôngTMĐK). Vậy: S = {9}. c) Ta có: | x + 3 | = x + 3 khi 03 ≥+ x hay 3 −≥ x ; | x + 3 | = - (x + 3) khi x + 3 < 0 hay x < - 3. ĐK: 3 −≥ x , ta có: | x + 3 | = 3x - 1 ⇒ x + 3 = 3x - 1 ⇔ x - 3x = - 1 - 3 ⇔ - 2x = - 4 ⇔ - 2x : (- 2) = - 4 : (- 2) ⇔ x = 2 (TMĐK). ĐK: x < - 3, ta có: | x + 3 | = 3x - 1 ⇒ - (x + 3) = 3x - 1 ⇔ - x - 3 = 3x - 1 ⇔ - x - 3x = - 1 + 3 ⇔ - 4x = 2 ⇔ - 4x : (- 4) = 2 : (- 4) ⇔ x = 2 1 − (khôngTMĐK). Vậy: S = {2}. d) Ta có: | x - 4 | = x - 4 khi 04 ≥− x hay 4 ≥ x ; | x - 4 | = - ( x - 4) khi x – 4 < 0 hay x < 4. ĐK: 4 ≥ x , ta có: | x - 4 | + 3x = 5 ⇒ x – 4 + 3x = 5 ⇔ x + 3x = 5 + 4 ⇔ 4x = 9 ⇔ 4x : 4 = 9 : 4 ⇔ x = 4 9 (không TMĐK). 6 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm ĐK: x < 4, ta có: | x - 4 | + 3x = 5 ⇒ - (x – 4) + 3x = 5 ⇔ - x + 4 + 3x = 5 ⇔ - x + 3x = 5 - 4 ⇔ 2x = 1 ⇔ 2x : 2 = 1 : 2 ⇔ x = 2 1 (TMĐK). Vậy: S = { 2 1 }. III/ Hình dung các phương tiện dạy học để sử dụng giảng dạy trong bài “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối”. Qua hai bước đã thực hiện như trên, đến đây ta có thể hình dung ra được phương tiện dạy học chủ yếu trong bài này là bảng phụ. GV sử dụng bảng phụ để giới thiệu các ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3 trong SGK với nội dung bài giải gọn và không có giải thích như SGK vì ở đây khi giới thiệu các ví dụ GV hướng dẫn và giải thích cho HS. GV còn có thể sử dụng bảng phụ để nêu các bài tập củng cố như ?1 và ?2 trong SGK. Bên cạnh đó ta nên sử dụng phấn màu để làm nổi bậc đề bài và các đầu mục. Sử dụng thước thẳng để chia bảng một cách hợp lý để tạo bố cục chặt chẽ cho bài dạy giúp HS hứng thú học tập. IV/ Mường tượng suy ngẫm theo 5 giai đoạn trước khi viết giáo án. 1) Giai đoạn tổ chức các hoạt động kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài mới: GV có thể cho HS giải 2 PT không có dấu giá trị tuyệt đối, có thể lấy 2 PT sau: a) 3x = x + 4 b) x – 3 = 9 – 2x Qua việc giải hai phương trình này, ngụ ý của GV là ôn lại các bước giải phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn và sử dụng kết quả đó trong việc giới thiệu ví dụ 2 và ví dụ 3 trong bài học. Sau khi kiểm tra bài cũ xong GV có thể đặt vấn đề như sau: Các PT trình sau giải như thế nào? a) | 3x | = x + 4 b) | x – 3 | = 9 – 2x 2) Giai đoạn tổ chức các hoạt động để học sinh nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối. GV gọi HS lên ghi kí hiệu giá trị tuyệt đối của số a và nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a. Tại sao phải nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối? Để giải quyết vấn đề đã nêu ra thì HS cần giải quyết vấn đề gì? Để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, trước tiên là phải giải quyết vấn đề là làm thế nào để bỏ dấu giá trị tuyệt đối của một biểu thức? 3) Giai đoạn tổ chức các hoạt động giúp HS tìm kiếm khám phá để giải quyết vấn đề bỏ dấu giá trị tuyệt đối của một biểu thức. Trong hoạt động này, ta giới thiệu ví dụ 1, hướng dẫn HS làm kĩ câu a), yêu cầu HS bỏ dấu giá trị tuyệt đối rồi rút gọn các biểu thức cho ở ?1. 4) Giai đoạn tổ chức các hoạt động để giúp HS nắm được cách giải PT chứa dấu giá trị tuyệt đối. 7 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm GV giới thiệu ví dụ 2 (trình bày theo trình tự SGK, dùng phấn máu để HS nắm được từng bước giải). Sau đó hướng dẫn học sinh hoạt động để trình bày lại ví dụ 3 của SGK. 5) Giai đoạn tổ chức các hoạt động củng cố, rèn luyện kĩ năng giải PT chứa dấu giá trị tuyết đối. Ở giai đoạn này, GV cho HS hoạt động nhóm để giải 2 PT cho ở ?2 SGK. Đây là hai dạng PT mà mục tiêu đề ra là HS phải giải được. đến khi kết thúc hoạt động này, Gv có thể soạn giáo án cho bài dạy theo cấu trúc đề nghị ở phần B-V. V/ Giáo án cụ thể của bài “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối” Soạn ngày: Dạy ngày: Tiết 63. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. A-Mục tiêu. - Bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng | ax | và dạng | x + a |. - Biết giải một số phương trình dạng | ax | = cx + d và | x + a | = cx + d. B-Chuẩn bị. GV: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng. HS: Định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a, các bài tập 29, 30, 31 SGK. C-Tiến trình dạy học. I-Ổn định. GV: Quan sát vệ sinh, ánh sáng phòng học, điểm danh. HS: Báo cáo. II-Kiểm tra bài cũ. GV: Nêu bài tập. Giải các PT. a) 3x = x +4; b) x – 3 = 9 – 2x. GV: Gọi 2HS. HS1: a) Ta có: 3x = x +4 3x - x = 4 2x = 4 2x : 2 = 4 : 2 x = 2 Vậy: S = {2}. HS2: a) Ta có: x – 3 = 9 – 2x x + 2x = 9 + 3 8 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm 3x = 12 3x : 3 = 12 : 3 x = 4 Vậy: S = {4}. GV: Gọi HS nhận xét. GV: Các PT sau giải như thế nào? a) | 3x | = x +4; b) | x – 3 | = 9 – 2x. III/ Bài mới. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 0 ≥ a 3 ≥ x 3 ≥ x 03 ≥− x 03 ≥ x 0 ≥ x 0 ≥ x ⇒ ⇔ ⇔ ⇔ ⇔ ⇒ ⇔ ⇔ ⇔ ⇔ 03 ≥− x 3 ≥ x 3 ≥ x ⇒ ⇔ ⇔ ⇔ ⇔ ⇒ ⇔ ⇔ ⇔ 0 ≥ x 3 ≥ x 3 ≥ x 0 ≤ x 03 ≥− x 1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối. Giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu | a |. Định nghĩa: | a | = a khi | a | = - a khi a < 0 Ví dụ. | 5 | = 5; | 0 | = 0; | - 3,5 | =3,5 Ví dụ1. Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn biểu thức. a) A = |x – 3| + x –2 khi ; b) B = 4x + 5 | - 2x | khi x>0. Giải. a) Khi , ta có: nên | x – 3 | = x – 3 . Vậy A = x – 3 + x – 2 = 2x – 5. b) Khi x > 0, ta có: - 2x < 0 nên | - 2x | = - ( - 2x) = 2x. Vậy B = 4x + 5 + 2x = 6x + 5. 2. Giải một số PT chứa dấu GTTĐ. Ví dụ2. Giải PT | 3x | = x + 4. (1) - Giới thiệu lại Đ/n GTTĐ - Gọi HS lên viết kí hiệu GTTĐ của số a. - Gọi HS nhắc lại Đ/n GTTĐ của số a. - Cho ví dụ, Y/c HS cho biết kết quả. - Giới thiệu ví dụ1 SGK. - Làm kĩ và chậm câu a) (Chuyển vế 3 và đổi thành -3) - HD HS làm câu b) - Nêu ?1, Y/c HS làm bài theo nhóm. - Gọi 2HS lên bảng - Gọi HS nhận xét. - Ta sẽ giải 2PT đã nêu ở đầu bài. - Nêu ví dụ 2. - HD HS dùng kĩ thuật bỏ dấu GTTĐ để giải PT. - PT 3x = x + 4 đã giải ở phần KTBC. - Viết kí hiệu - Nhắc lại Đ/n - Đọc kết quả - Đọc ví dụ1 - Quan sát - Làm câu b) - Đọc ?1 và làm bài theo nhóm. HS1: a) Khi , ta có: nên | - 3x | = - 3x. Vậy C = - 3x + 7x – 4 = 4x – 4 HS2: b) Khi x < 6, ta có: x – 6 < 0 nên | x – 6 | = - (x – 6) = -x +6 Vậy D = 5 – 4x – x + 6=11–5x - Đọc ví dụ2. 9 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện Trư ờng THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm Giải. Ta có: | 3x |= 3x khi hay |- 3x|= - 3x Khi 3x<0 hay x<0. ĐK: , ta có: (1) 3x = x + 4 3x – x = 4 2x = 4 2x : 2 = 4 : 2 x = 2 (TMĐK) ĐK: x < 0, ta có: (1) - 3x = x + 4 - 3x – x = 4 - 4x = 4 - 4x : (- 4) = 4 : (- 4) x = - 1 (TMĐK) Vậy: S= { - 1; 2} Ví dụ 3. Giải PT. | x – 3 | = 9 – 2x. (2) Giải. Ta có: | x – 3 | = x – 3 khi hay ; | x – 3 | = - ( x – 3) khi x –3 <0 hay x < 3. ĐK: , ta có: (2) x – 3 = 9 – 2x x + 2x = 9 + 3 3x = 12 3x : 3 = 12 : 3 x = 4 (TMĐK) ĐK: x < 3, ta có: (2) - (x – 3) = 9 – 2x - x + 3 = 9 – 2x - x + 2x = 9 - 3 x = 6 ( không TMĐK) Vậy: S= {4} x = 2 có thoả mãn ĐK ? - Từ ĐK x < 0, PT (1) suy ra PT nào? ( gọi 1HS) x = - 1 có thoả mãn ĐK x < 0? - HD HS kết luận tập nghiệm. - Giới thiệu ví dụ3. - Y/c HS tìm Đ K của x, GV ghi bảng - Với ĐK PT (2) suy ra PT nào? PT này đã được giải ở phần KTBC. x = 4 có TMĐK ? - Với ĐK x < 3, PT (2) suy ra PT nào? x = 6 có TMĐK x < 3 ? - Y/c HS kết luận. - Trả lời - Trả lời - Lên giải PT - Trả lời - Chú ý - Đọc đề ví dụ 3. - Tìm ĐK của x, đọc kết quả. - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Kết luận IV/ Củng cố. GV: Nêu ?2 Giải các PT. a) | x + 5 | = 3x + 1; b) | - 5x | = 2x + 21. GV: Y/c HS làm theo nhóm. HS: Làm theo nhóm. GV: Gọi 2HS lên bảng trình bày lời giải. HS: Lên bảng trình bày lời giải. GV: Gọi HS nhận xét. V/ Dặn dò. GV: Dặn HS về làm các bài tập 35, 36, 37 SGK và soạn trước các câu hỏi ở phần ôn tập chương. 10 Thái Nguyễn Chí Nguyện Thái Nguyễn Chí Nguyện [...]...Trường THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm D_KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau khi áp dụng trình tự trên để soạn giáo án phục vụ cho công tác giảng dạy, tôi thấy kết quả rất khả quan Nó hình thành cho tôi một thói quen soạn giáo ántrình tự Do đó đã giúp cho nội dung bài soạn của tôi ngày càng hoàn thiện, hổ trợ trực tiếp cho những tiết dạy Bên cạnh đó sau khi áp dụng đề tài này, tôi còn nhận ra chất... đổi mới trong công việc soạn giáo án theo hướng chỉ ra một hệ thống các hoạt động của GV và HS nhằm giúp HS tự tìm kiếm, khám phá, giải quyết vấn đề đi đến mục tiêu bài học Hy vọng việc áp dụng đề tài này sẽ giúp được quí thầy cô một phần nào trong công việc soạn giáo án của mình Rất mong được sự góp ý chân thành của quí thầy cô! 11 Thái Nguyễn Chí Nguyện Trường THCS TT Trà Cú Sáng kiến kinh nghiệm Mục... môn Toán từ 5.0 trở lên là 55,7% - Năm học 2004 – 2005, tỉ lệ HS đạt điểm TB môn Toán từ 5.0 trở lên là 82,1% Giỏi: 1,3% Khá: 20,5%TB: 60,3% Yếu: 17,9% - Năm học 2005 – 2006, tỉ lệ HS đạt điểm TB môn Toán từ 5.0 trở lên là 93,0% Giỏi: 12,7% Khá: 25,4%TB: 54,9% Yếu: 7,0% E/ KẾT LUẬN Soạn giáo án không phải là tóm tắt nội dung SGK và càng không phải là chép lại nội dung SGK, mà đây là một qúa trình chuẩn . được một Trình tự để soạn giáo án cho một tiết dạy”. Xin trình bày để các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. B/. NỘI DUNG. Soạn giáo án cho một. thực hiện đó là soạn giáo án. Soạn giáo án là chuẩn bị cho việc dạy và học của thầy và trò trong một đơn vị thời gian theo phân phối chương trình nhằm thực

Ngày đăng: 20/09/2013, 16:10

Hình ảnh liên quan

GV: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng. - Chuyên đề trình tự soạn giáo án

Bảng ph.

ụ, phấn màu, thước thẳng Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Gọi 2HS lên bảng - Chuyên đề trình tự soạn giáo án

i.

2HS lên bảng Xem tại trang 9 của tài liệu.
GV: Gọi 2HS lên bảng trình bày lời giải. HS: Lên bảng trình bày lời giải. - Chuyên đề trình tự soạn giáo án

i.

2HS lên bảng trình bày lời giải. HS: Lên bảng trình bày lời giải Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan